Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8

Hiện nay sự công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta đang bước vào giai đoạn mới, đặt ra yêu cầu giáo dục nước ta phải đổi mới để nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi đất nước có nguồn nhân lực có trình độ học vấn rộng, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả cao. Tuy nhiên trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, học sinh phải học online thường xuyên là một trở ngại rất lớn cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Vấn đề trên đặt ra cho ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh đặc biệt là khi học online là việc làm cần thiết và được đặt ra như một nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình .

Như chúng ta đã biết, năm học 2021 - 2022, với chủ đề “Tiếp tục tăng cường kỷ cương, nề nếp; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục và dạy học và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid- 19 ”, ngành GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong trường học …

Để giờ dạy Sinh học 8 đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, tự tin và tự nhiên của học sinh khi học online. Học sinh khi học online hầu như các em không được vui chơi, giao tiếp với bạn bè, người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu quả cao khi dạy học online là kết hợp tổ chức các trò chơi học tập trong giờ dạy Sinh học. Hiện nay theo tôi được biết khi dạy học trực tiếp, việc tổ chức các trò chơi trong giờ học Sinh học ở các trường THCS chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Nhiều giáo viên quan niệm rằng giờ học Sinh học không nên tổ chức trò chơi vì gây ồn ào dễ ảnh hưởng đến việc học tập của lớp khác. Giáo viên phải chuẩn bị vất vả mất nhiều thời gian, có thể gây cháy giáo án. Và đôi khi giáo viên còn cho rằng học sinh THCS đặc biệt là học sinh lớp 8 đã lớn không như học sinh mẫu giáo, tiểu học hay các em học sinh lớp 6 đầu cấp, mà còn tổ chức trò chơi.

Tuy nhiên với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay và việc học sinh phải học noline kéo dài đã gây ảnh hưởng tâm lí học sinh rất nhiều. Thêm vào đó đặc thù của bộ môn Sinh học 8, là bộ môn khoa học thực nghiệm. Việc xây dựng tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Sinh học cũng không phải là vấn đề quá khó, đặc biệt là đối với chương trình Sinh học 8 thì chỉ phải cần 5 - 7 phút là giáo viên có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, củng cố kiến thức đã học hoặc thực hiện trong những buổi ngoại khoá Sinh học. Ngoài ra, còn giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập Sinh học, gây được hứng thú học tập bộ môn từ đó đem lại thành công cho tiết dạy Sinh học dù là hoc trực tiếp hay học online.

Về đặc trưng tâm lý của lứa tuổi này là tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn khẳng định mình, các em tự cho mình là người lớn và cũng muốn mình được coi là người lớn, muốn được tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình, thích “Học mà chơi - Chơi mà học” nên việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Sinh học 8 chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp khái quát hoá kiến thức, khả năng suy luận phán đoán, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn của học sinh.

Mặt khác Sinh học 8 nghiên cứu về cơ thể người và vệ sinh, là các kiến thức về cấu tạo, sinh lý, vệ sinh đây là những kiến thức tuy gần gũi với các em nhưng tương đối khó đòi hỏi các em phải suy nghĩ, tư duy cao, dễ gây ra căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy cần có một hoạt động nào đó nhẹ nhàng vừa mang lại hiệu quả học tập vừa kích thích, khích lệ tinh thần học tập của các em là điều rất cần thiết.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và để góp phần hoàn thiện và nâng cao các phương pháp dạy học tích cực học tập trong dạy học Sinh học tôi đã mạnh dạn nghiên cứu hoàn thành biện pháp nâng cao chất lượng dạy học với chủ đề: “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”

doc 29 trang Thanh Ngân 05/04/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8
 “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài.
 Hiện nay sự công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta đang bước vào giai 
 đoạn mới, đặt ra yêu cầu giáo dục nước ta phải đổi mới để nhằm đáp ứng yêu 
 cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân 
 lực và bồi dưỡng nhân tài.
 Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước 
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi đất nước có nguồn nhân lực có trình độ 
học vấn rộng, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và chuyên môn hóa nhằm 
đảm bảo chất lượng công việc với hiệu quả cao. Tuy nhiên trong tình hình dịch 
bệnh Covid-19 bùng phát, học sinh phải học online thường xuyên là một trở 
ngại rất lớn cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. 
 Vấn đề trên đặt ra cho ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới trong đó 
đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học 
sinh đặc biệt là khi học online là việc làm cần thiết và được đặt ra như một 
nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong toàn bộ quá trình . 
 Như chúng ta đã biết, năm học 2021 - 2022, với chủ đề “Tiếp tục tăng 
cường kỷ cương, nề nếp; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục 
và dạy học và đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid- 19 ”, ngành 
GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, tăng 
cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, 
tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong trường học 
 Để giờ dạy Sinh học 8 đạt kết quả tốt hơn, gây được hứng thú học tập và 
phát huy được tính tích cực, tự tin và tự nhiên của học sinh khi học online. Học 
sinh khi học online hầu như các em không được vui chơi, giao tiếp với bạn bè, 
người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ 
chức các hoạt động dạy học. Một trong những hình thức dạy học đem lại hiệu 
quả cao khi dạy học online là kết hợp tổ chức các trò chơi học tập trong giờ dạy 
Sinh học. Hiện nay theo tôi được biết khi dạy học trực tiếp, việc tổ chức các trò 
 1 “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”
 hiệu quả học tập vừa kích thích, khích lệ tinh thần học tập của các em là điều 
 rất cần thiết.
 Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và để góp phần hoàn thiện và nâng cao 
 các phương pháp dạy học tích cực học tập trong dạy học Sinh học tôi đã mạnh 
 dạn nghiên cứu hoàn thành biện pháp nâng cao chất lượng dạy học với chủ đề: 
 “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”
2. Mục đích nghiên cứu
 Vận dụng các trò chơi vào dạy học Sinh học 8 nhằm tạo hứng thú cho người 
học, giúp người học phát triển được năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn và nâng cao 
chất lượng dạy học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
 Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa 
học về các trò chơi phù hợp cho học sinh lớp 8 và nội dụng dạy học sinh học 8, để 
làm rõ cơ sở lý luận của đề tài. 
 Đánh giá thực trạng việc dạy và học theo mô hình có sử dụng trò chơi ở trường 
THCS nơi tôi công tác- Thành phố Hà Nội.
 Phân tích nội dung chính của chương trình Sách giáo khoa Sinh học lớp 8.
 Xây dựng quy trình và nguyên tắc dạy học Sinh học 8 theo mô hình có sử dụng 
các trò chơi phù hợp khi dạy học.
 Thiết kế và tổ chức dạy học một số nội dung Sinh học 8 theo mô cơ sử dụng trò 
chơi trong liết học sao cho linh hoạt, hiệu quả
 Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học đề tài đặt ra.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu 
 Quá trình dạy học môn Sinh học lớp 8.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
 Vận dụng các trò chơi trong dạy học Sinh học 8 ở trường trung học cơ sở.
5. Câu hỏi nghiên cứu
 Vận dụng các trò chơi trong dạy học Sinh học 8, ở trường trung học cơ sở như 
 3 “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”
 - Đối tượng quan sát: Phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá của 
giáo viên, năng lực vận dụng, thái độ học tập của học sinh.
 - Nội dung quan sát: Phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá, những 
thuận lợi, khó khăn gặp phải trong quá trình dạy học của giáo viên và học sinh, giáo 
án, sổ điểm của giáo viên...
 - Cách thức quan sát: Quan sát trực tiếp và ghi chép vắn tắt lại tình hình.
 * Phương pháp chuyên gia
 - Tham khảo ý kiến các chuyên gia, cán bộ quản lý, các giảng viên và giáo viên 
có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục về việc tổ chức các trò chơi hay hoạt động ngoại 
khóa về thuận lợi, khó khăn khi vận dụng mô hình này trong giảng dạy Sinh học 8.
 * Thực nghiệm sư phạm
 - Lớp thực nghiệm là lớp được tiến hành giảng dạy có sử dụng các trò chơi 
trong tiết học.
 - Lớp đối chứng là lớp được tiến hành giảng dạy theo phương pháp truyền 
thống không sử dụng trò chơi trong tiết học.
 - Tổ chức giảng dạy thực nghiệm, phát phiếu điều tra; làm bài kiểm tra so sánh, 
đối chiếu kết quả trước và sau quá trình thực nghiệm ở từng lớp và giữa các lớp, chiều 
hướng biến đổi năng lực của học sinh giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm.
7.3. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
 - Sử dụng phần mềm Excel và phần mềm SPSS để phân tích, thống kê số liệu 
như tính phần trăm, tỉ lệ, tính tổng, điểm trung bình...
 5 “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua các trò chơi trong 
những tiết dạy học Sinh học 8 THCS
Biện pháp 1 : Đối với giáo viên
 Giáo viên bộ môn là người đóng vai trò hướng dẫn, là trung tâm thu hút 
học sinh tham gia, và là trọng tài của các trò chơi. Do vậy giáo viên cần lưu ý 
một số vấn đề sau:
 - Giáo viên phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại hết sức vui 
vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em.
 - Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp dẫn và pha trộn 
ít hài hước trong mỗi trò chơi. Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại 
niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
 - Biết phối hợp hài hòa giữa lời nói và các động tác cần thiết (Cơ mặt, tay, 
chân), để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung và hóa thân vào các trò chơi 
một cách tự nhiên.
 - Thường là sau mỗi trò chơi phải có thưởng phạt phân minh. Tuy nhiên, đây 
là những trò chơi chủ yếu để phục vụ các em nắm bắt kiến thức của tiết dạy, 
cho nên giáo viên tránh xử phạt đối với đội thua, người thua. Mà tập trung 
tuyên dương, khen thưởng (nếu có) đối với người thắng, đội thắng. Nhằm động 
viên, khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào 
hứng học tập cho học sinh.
 - Tránh việc tổ chức trò chơi quá ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt 
đến các lớp học lân cận.
 - Thời gian chơi trong mỗi tiết dạy nên không để quá 10 phút. 
Biện pháp 2 : Đối với học sinh
 - Học sinh cần tích cực tham gia hoạt động, có sự chuẩn bị bài trước.
 - Cần có thái độ tích cực trong giờ học
 - Phải yêu thích môn học, xác định được vị trí và tầm quan trọng của môn 
sinh học.
 - Học sinh phải chủ động kiến thức.
 7 “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”
 người chơi, đảm bảo an toàn, đoàn kết, không để xảy ra tranh cãi khi phân 
 thắng, thua, xếp vị thứ, không để xảy ra tai biến gì dù rất nhỏ.
 - Tính chất của mỗi trò chơi: trò chơi rất đông (đòi hỏi một sự nỗ lực hỗn 
 hợp, kéo dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải), trò chơi động 
 (đòi hỏi một sự nỗ lực liên tục nhưng có xen kẽ những lúc nghỉ ngơi ngắn), trò 
 chơi tĩnh (sự nỗ lực về mặt thể lực yếu nhưng sự nỗ lực về tinh thần, trí tuệ lại 
 cao, trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thư giãn trong niềm vui).
 - Một số trò chơi cần thêm người giám sát (thường là giáo viên hoặc người 
 do giáo viên bầu ra...) trong các cuộc tranh tài giữa các đội cũng phải chọn 
 người, sắp xếp trước.
 Vì vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức 
quan trọng, đảm bảo cho sự thành công của buổi chơi là chơi để mà học mà ghi 
nhớ, rèn luyện. Một thiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò 
chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụng giáo dục tốt như ý nghĩa của nó.
- Lựa chọn các trò chơi phù hợp cho tiết dạy online hay dạy trực tiếp
 ❖ Giai đoạn thực hiện:
 ✓ Trình bày trò chơi:
 - Chọn lối giải thích rõ ràng: ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm. Giải thích sao cho 
người chậm hiểu nhất cũng hiểu được, dẫn dắt người chơi từng bước để tạo sự 
hấp dẫn.
 - Nói và cử động làm mẫu thì dễ hiểu hơn, nều cần có thể chơi thử để giảng 
lại luật lệ trò chơi.
 - Giáo viên phải quán triệt về sự nghiêm túc với học sinh khi tham gia trò 
chơi .
 ✓ Điều khiển trò chơi:
 - Giáo viên hoặc học sinh do giáo viên cử ra điều khiển trò chơi từ chậm đến 
nhanh để tạo sự căng thẳng, hấp dẫn.
 - Khai thác sự dí dỏm của người chơi, hay chế biến trò chơi sao cho vui vẻ, 
thoải mái mà lại có tác dụng khắc sâu kiến thức.
 9 “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”
 Có thể làm cách nào đó để học sinh thấy được sự hấp dẫn và hứng thú của 
trò chơi tuy nhiên giáo viên cần trình bày ngắn gọn, xúc tích.
* Bước 3: Hướng dẫn phổ biến cách chơi, luật chơi:
 Tuỳ theo mỗi trò chơi mà giáo viên linh động hướng dẫn. Có những trò 
chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những 
trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thừ vừa giải thích, làm sao cho 
dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút được học sinh.
* Bước 4: Chơi thử (chơi nháp):
 Rất quan trọng nhưng cần lưu ý:
 - Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán.
 - Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm được 
cách chơi sẽ gây khó khăn cho người điều khiển khi hướng dẫn chơi.
* Bước 5: Chơi:
 - Học sinh tham gia trò chơi với sự giám sát, điều khiển của giáo viên hoặc 
học sinh do giáo viên hoặc lớp bầu ra.
 - Khi chơi người giáo viên phải quan sát học sinh chơi để biết được thái độ, 
cử chỉ, phong cách ... từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách của mình cho phù 
hợp.
 - Trong quá trình chơi, giáo viên có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban 
đầu một ít, giáo viên nên linh động khéo léo dẫn đắt. Đừng quá nguyên tắc, 
cứng nhắc quá làm mất vui, mất không khí lớp học.
 - Người giáo viên đóng vai trò là người quản trò phải công bằng xử lý tình 
huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi.
 - Tác phong người quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không 
thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm.
 - Trò chơi hình phạt (đảm bảo nhẹ nhàng): Hãy quan niệm hình phạt là một 
trò chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người 
bị phạt tham gia.
* Bước 6: Nhận xét, đánh giá:
 11 “Tạo hứng thú học tập qua các trò chơi trong dạy học Sinh học 8”
 dọc hay chùm chìa khoá.
 - Chọn các từ, các thuật ngữ, các nhân tố để lấy làm từ hàng ngang. Các từ 
 hàng ngang phải cô đọng, xúc tích, phải thể hiện được nội dung của bài trong 
 vòng từ 5- 7 phút, thường số hàng ngang bằng số nhóm để mỗi nhóm có thể 
 được trả lời ít nhất một lần hoặc có thể không chia nhóm và cho cả lớp cùng 
 tham gia.
 - Các ô chữ phải rõ ràng, chính xác, gợi ý phải đúng nội dung.
 - Các chữ cái trong các hàng ngang được sắp xếp theo một trật tự nhất 
định để làm xuất hiện từ hàng dọc hoặc lựa chọn các chữ cái trong từ hàng 
ngang, để tìm ra từ chủ đề (hay chùm chìa khoá).
 - Tiến hành:
 + Giáo viên là người nêu các gợi ý và tổ chức trò chơi.
 + Mỗi nhóm được trả lời một lần và lựa chọn từ hàng ngang, sau đó thảo 
luận 30 giây, nếu không có câu trả lời thì quyền trả lời dành cho nhóm khác, 
nếu trả lời đúng thì giáo viên bóc ô chữ đó ra (hoặc cho xuất hiện trên màn 
hình).
 + Mỗi từ hàng ngang giải đúng được tính 10 điểm, giải được từ hàng dọc 
hoặc từ chủ đề (hay chùm chìa khoá) thì được 20 điểm. Nếu giải từ chìa khoá 
khi chưa mở hết các ô chữ thì nhóm đó được cộng 40 điểm (nhóm nào đưa ra 
tín hiệu trả lời trước thì nhóm đó giành được quyền trả lời). Sau đó các nhóm lại 
tiếp tục chơi để mở các ô chữ còn lại nhưng lúc này mỗi từ hàng ngang đúng 
chỉ được 5 điểm (vì đã lộ chữ cái của từ chìa khoá). Còn nếu nhóm trả lời từ 
chìa khoá bị sai thì nhóm đó mất quyền chơi, các nhóm đó vẫn tiếp tục chơi.
 + Cuối giờ các nhóm tự đánh giá và cộng điểm và báo cáo lại giáo viên từ 
đó giáo viên sẽ tổng hợp điểm cho các nhóm.
 - Thảo luận chủ đề:
 + Đây chính là nội dung quan trọng để giáo dục ý thức thái độ của học 
sinh sau bài học hoặc giúp học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm nhất của bài, 
chủ đề.
 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_qua_cac_tro_choi.doc