Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh Lớp 9
Lịch sử là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với quá khứ - hiện tại - tương lai một cách phù hợp và đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Bài giảng lịch sử không chỉ là một bài học về kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng, về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài học về giáo dục nhân cách con người.
Đối với chương trình lịch sử thế giới của khối lớp 9 có rất nhiều nội dung mang tính thời sự như: chính trị, xã hội, văn hoá,… cần được cập nhật liên tục qua từng giai đoạn hoặc thời gian gần nhất nhằm tạo sự thuận lợi trong quá trình tiếp cận thông tin của học sinh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự thay đổi sao cho phù hợp hơn, cập nhật thông tin có liên quan đến nội dung trọng tâm của bài học giúp cho tiết học ngày càng phong phú về mặt thông tin, giúp các em tư duy logic, so sánh và hiểu vấn đề sẽ nhớ bài tốt hơn.
Hiện nay, chúng ta đang bước vào thời đại 4.0 khi công nghệ đang tác động vào các lĩnh vực đời sống của con người. Chính vì vậy, đòi hỏi con người phải nâng cao trình độ nhận thức để phù hợp với sự phát triển của công nghệ 4.0. Học sinh ngày nay cũng vậy, là một đối tượng rất nhạy bén trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và khả năng tự học rất tốt nhưng do lứa tuổi học sinh THCS chưa phát triển toàn diện về tâm sinh lý nên còn có những hạn chế về nhận thức các thông tin lịch sử chính thống. Vì vậy, trách nhiệm của giáo viên bộ môn lịch sử là người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và truyền cảm hứng được cho học sinh hứng thú, yêu thích lịch sử.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi đã quyết định chọn giải pháp “Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh lớp 9”. Trong thời gian tháng 9/2022 đến 12/2023 tôi đã mạnh dạn áp dụng việc tích hợp các tin tức thời sự vào giảng dạy đã góp phần giúp học sinh có kiến thức nền cơ bản và hứng thú, yêu thích môn lịch sử.
Đối với chương trình lịch sử thế giới của khối lớp 9 có rất nhiều nội dung mang tính thời sự như: chính trị, xã hội, văn hoá,… cần được cập nhật liên tục qua từng giai đoạn hoặc thời gian gần nhất nhằm tạo sự thuận lợi trong quá trình tiếp cận thông tin của học sinh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự thay đổi sao cho phù hợp hơn, cập nhật thông tin có liên quan đến nội dung trọng tâm của bài học giúp cho tiết học ngày càng phong phú về mặt thông tin, giúp các em tư duy logic, so sánh và hiểu vấn đề sẽ nhớ bài tốt hơn.
Hiện nay, chúng ta đang bước vào thời đại 4.0 khi công nghệ đang tác động vào các lĩnh vực đời sống của con người. Chính vì vậy, đòi hỏi con người phải nâng cao trình độ nhận thức để phù hợp với sự phát triển của công nghệ 4.0. Học sinh ngày nay cũng vậy, là một đối tượng rất nhạy bén trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và khả năng tự học rất tốt nhưng do lứa tuổi học sinh THCS chưa phát triển toàn diện về tâm sinh lý nên còn có những hạn chế về nhận thức các thông tin lịch sử chính thống. Vì vậy, trách nhiệm của giáo viên bộ môn lịch sử là người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và truyền cảm hứng được cho học sinh hứng thú, yêu thích lịch sử.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi đã quyết định chọn giải pháp “Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh lớp 9”. Trong thời gian tháng 9/2022 đến 12/2023 tôi đã mạnh dạn áp dụng việc tích hợp các tin tức thời sự vào giảng dạy đã góp phần giúp học sinh có kiến thức nền cơ bản và hứng thú, yêu thích môn lịch sử.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh Lớp 9

2 MỤC LỤC Trang 1. LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP ........................................................................... 4 2. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP ...................................................................... 5 3. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ........................................................ 5 4. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN ............................................................................ 5 5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN .............................................................................. 29 6. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ ............................................................................ 33 7. KẾT LUẬN GIẢI PHÁP .............................................................................. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 36 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... 37 4 1. LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP Lịch sử là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học lịch sử, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với quá khứ - hiện tại - tương lai một cách phù hợp và đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Bài giảng lịch sử không chỉ là một bài học về kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng, về giáo dục tư tưởng mà còn là một bài học về giáo dục nhân cách con người. Đối với chương trình lịch sử thế giới của khối lớp 9 có rất nhiều nội dung mang tính thời sự như: chính trị, xã hội, văn hoá, cần được cập nhật liên tục qua từng giai đoạn hoặc thời gian gần nhất nhằm tạo sự thuận lợi trong quá trình tiếp cận thông tin của học sinh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự thay đổi sao cho phù hợp hơn, cập nhật thông tin có liên quan đến nội dung trọng tâm của bài học giúp cho tiết học ngày càng phong phú về mặt thông tin, giúp các em tư duy logic, so sánh và hiểu vấn đề sẽ nhớ bài tốt hơn. Hiện nay, chúng ta đang bước vào thời đại 4.0 khi công nghệ đang tác động vào các lĩnh vực đời sống của con người. Chính vì vậy, đòi hỏi con người phải nâng cao trình độ nhận thức để phù hợp với sự phát triển của công nghệ 4.0. Học sinh ngày nay cũng vậy, là một đối tượng rất nhạy bén trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và khả năng tự học rất tốt nhưng do lứa tuổi học sinh THCS chưa phát triển toàn diện về tâm sinh lý nên còn có những hạn chế về nhận thức các thông tin lịch sử chính thống. Vì vậy, trách nhiệm của giáo viên bộ môn lịch sử là người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và truyền cảm hứng được cho học sinh hứng thú, yêu thích lịch sử. Xuất phát từ tình hình thực tế trên tôi đã quyết định chọn giải pháp “Tăng cường sự hứng thú khi tìm hiểu lịch sử thế giới thông qua việc tích hợp các thông tin thời sự cho học sinh lớp 9”. Trong thời gian tháng 9/2022 đến 12/2023 tôi đã mạnh dạn áp dụng việc tích hợp các tin tức thời sự vào giảng dạy đã góp phần giúp học sinh có kiến thức nền cơ bản và hứng thú, yêu thích môn lịch sử. 6 Tôi thường theo dõi các hoạt động của các tổ chức quốc tế như: WTO, UNICEF, FAO, ASEAN, EU, AFTA, G8, APECđể nắm bắt thông tin nhanh nhất có thể. Thứ hai, tôi tiến hành tích hợp các kiến thức mới, có tính thời sự vào trong bài học thông qua một hệ thống câu hỏi có vấn đề hay các bài tập tình huống hoặc các trò chơi để học sinh có thể rút ra những kết luận về các kiến thức cần thiết. Thứ ba, tôi tiến hành cho học sinh vận dụng kiến thức mới, có tính thời sự để giải quyết một số tình huống có vấn đề trong cuộc sống hay lí giải được các nguyên nhân liên quan đến kinh tế, văn hóa, xã hội hiện đại của thế giới hoặc đề xuất các giải pháp thay đổi qua đó các em hiểu bài sâu hơn và hứng thú hơn trong quá trình học tập. Thứ tư, tôi sẽ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng lịch sử đã học vào thực tiễn thông qua các bài kiểm tra đánh giá, xem các em đã có kiến thức gì quá khứ, đã biết gì về thế giới hiện tại đang sống. Bảng 1. Gợi ý một số thông tin thời sự STT TÊN BÀI MỤC TÊN THÔNG TIN THỜI SỰ Bài 1: Liên Xô và các nước - Việt Nam phóng thành công vệ 1 Đông Âu từ 1945 đến giữa I tinh Vinasat-1. những năm 70 của thế kỉ XX Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 2 I - Chiến tranh Ukraine – Nga. 70 đầu những năm 90 của thế kỉ XX - Việt Nam trở thành Chủ tịch 3 Bài 5: Các nước Đông Nam Á III ASEAN năm 2020 - Quang Linh người hùng châu I 4 Bài 6: Các nước châu Phi Phi. II - Nen-xơn Man-đê-la qua đời. - Phi-đen Cát-xtơ-rô người bạn 5 Bài 7: Các nước Mỹ La-tinh II vĩ đại của nhân dân Việt Nam 8 Bài 12: những thành tựu chủ - Đại dịch covid-19; Việt Nam yếu và ý nghĩa lịch sử của đoàn kết phòng chống dịch 10 cách mạng khoa học - kỹ II covid-19; Sarah Gilbert - mẹ đẻ thuật, vắc-xin AstraZeneca; Cha đẻ ATM gạo - Hoàng Anh Tuấn. Thực nghiệm sư phạm: Trường: THCS Mỹ Phước Họ và tên giáo viên: Tổ: Văn – Sử - Địa – GDCD - MT LÊ MINH QUÂN Tên bài dạy: Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KỸ THUẬT Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử ; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được những thành tựu chủ yếu, của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. - Đánh giá được ý nghĩa, tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 2. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau trên sách báo, các trang web chính thống. - Năng lực hợp tác và giao tiếp: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp khi thực hiện làm việc nhóm. 3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí hoài bão vươn lên, bởi ngày nay hơn bao giờ hết con người cần phải được đào tạo nhằm tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng thiết thực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. 10 Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Con người luôn đạt được các thành tựu mới để phục vụ cuộc sống đó là do sự phát triển không ngừng của khoa học - kĩ thuật và công nghệ. Các em cũng đã thấy và đã sử dụng những sản phẩm này và điều đó thể hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kỹ thuật a. Mục tiêu: Biết được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học - kỹ thuật và xét về sự phát triển khoa học - kỹ thuật. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS trả lời, chia nhóm cho HS thảo luận và nhận xét, mở rộng, chốt kiến thức cho HS. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, tài liệu và sản phẩm HS chuẩn bị. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập cá I. NHỮNG THÀNH TỰU nhân. CHỦ YẾU Nguồn gốc nào dẫn đến cách mạng khoa học - Niên biểu các thành tựu khoa - kỹ thuật? học - kỹ thuật: GV giảng: - Do nhu cầu càng cao của con người. (Bối cảnh ngày nay dân số càng tăng còn nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày cạn kiệt ➔ Yêu cầu bức thiết của sản xuất và đời sống con người phải tìm ra những nguồn năng lượng, vật liệu mới thay thế). - Cuộc sống con người gắn liền với những hiện tượng thiên nhiên: bão, động đất, sóng thần,... (Để lợi dụng những thuận lợi, khắc phục hoặc hạn chế tác hại của thiên nhiên, 12 Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo Phóng vệ tinh nhân Chinh luận tạo, con người bay phục vũ vào vũ trụ, đặt chân - Đại diện các nhóm trình bày, phản biện và trụ GV cung cấp thêm hình ảnh, nhận xét. lên Mặt trăng, - Nhóm 1: Trình chiếu video về Cừu Đô-li. Minh họa hình ảnh Bản đồ Gen. - Nhóm 2: Minh hoạ hình ảnh Máy tính năm 1946 và máy tính hiện nay, siêu máy tính nhanh nhất thế giới Fugaku. GV mở rộng: Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử ra đời đầu tiên ở Mĩ năm 1946 chạy bằng đèn điện tử chân không và làm được vài nghìn phép tính một giây. Máy tính có bước phát triển nhanh chóng, tốc độ vận hành của máy tính ngày càng được cải thiện, giá thành hạ thấp và thể tích ngày càng thu nhỏ....và nhiều công dụng hơn ❖ GV tích hợp tin tức thời sự: Siêu máy tính Fugaku nhanh nhất thế giới năm 2020. Sau đó, GV cho đại diện nhóm lên trình bày. Còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Tiếp đến GV nhận xét, chốt và tuyên dương (xem thêm ở phần phụ lục hình ảnh học sinh trình bày sản phẩm). Fugaku (Nhật Bản) - siêu máy tính nhanh nhất Thế giới năm 2020. Được phát triển bởi Fujitsu và viện nghiên cứu quốc gia Riken của Nhật Bản. Siêu máy tính Fugaku được xây dựng trên cấu trúc ARM thế hệ mới nhất, 14 phút. Tốc độ tối đa của tàu vào khoảng 320 km/h. Hoạt động vào năm 1964. - Chinh phục vũ trụ: + Năm 1957: phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Với vận tốc 18.000 dặm/ giờ. + Năm 1961: Phóng tàu Phương Đông bay vòng quay Trái đất mang theo nhà du hành vũ trụ Gagarin. Với vận tốc 28.000 km. Bay một vòng Trái đất 108 phút đáp xuống bờ sông Volga. + Năm 1980: Phạm Tuân là người châu Á duy nhất lần đầu tiên bay vào vũ trụ. Sau đó, ông được phong Anh hùng lao động Việt Nam, Anh hùng Liên xô. Hiện nay Việt Nam có mấy vệ tinh nhân tạo? Kể tên? GV tích hợp tin tức thời sự: Những dấu mốc đáng nhớ sau 10 năm phóng vệ tinh Vinasat-1. (xem thêm ở phần phụ lục hình ảnh học sinh trình bày sản phẩm). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 16 tại ông làm cố vấn cao cấp cho một số ngân hàng: Đông Á, Sài Gòn công thương, - ATM gạo do anh Hoàng Tuấn Anh – giám đốc Công ty PHGLock tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo. Máy hoạt động như cây ATM, chỉ cần nhấn nút, gạo sẽ tự động tuôn ra, mỗi lần được 1,5kg gạo, dành cho 2- 3 người ăn trong khoảng 1 tuần. Lần đầu tiên tại địa chỉ 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú (TP. Hồ Chí Minh). Vì mục đích hỗ trợ người lao động nghèo, khó khăn do dịch COVID-19, chỉ một thời gian ngắn sau khi “ATM gạo” đầu tiên ra đời, mô hình đã được nhanh chóng lan tỏa khắp thành phố. “ATM gạo” đã được người dân đồng lòng hưởng ứng, các mạnh thường quân khắp nơi đã tích cực chở gạo tới tới hỗ trợ người nghèo. Câu chuyện về những “ATM gạo” miễn phí vẫn tiếp tục lan tỏa khắp nơi vì ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mô hình được nhân rộng cả nước như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Bình Dương,và khu vực ASEAN. Với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nghĩa cử này sẽ tiếp tục nhận sự đóng góp của toàn xã hội, chia sẻ khó khăn với người dân trong mùa dịch. Ở nước ta có cuộc thi nào liên quan đến khoa học - kĩ thuật dành cho học sinh sinh viên mà em biết?
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_su_hung_thu_khi_tim_hieu_li.pdf