Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và ứng dụng trò chơi vào dạy học Lịch sử 7, bộ sách Kết nối tri thức

- Môn học áp dụng sáng kiến: Phương pháp “Sưu tầm và ứng dụng trò chơi vào dạy học Lịch sử 7” không chỉ áp dụng cho hầu hết cho các tiết dạy trong phân môn Lịch sử lớp 7 nói riêng mà còn có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các môn học cấp THCS nói chung.

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 01/10/2022

- Mô tả bản chất của sáng kiến:

* Tình trạng của giải pháp: Trong thực tế, nhiều người cho rằng môn Lịch sử là bộ môn học thuộc, nặng về ghi nhớ với nhiều sự kiện dài lê thê và xếp vào môn phụ. Các em thường học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Do đó, học sinh sợ học Lịch sử. Chính vì vậy mà kết quả học tập không cao, tỉ lệ học sinh đạt Giỏi, Khá còn thấp; tỉ lệ học sinh Trung bình, Yếu còn khá cao.

* Những nội dụng đã cải tiến, sáng tạo:

Bước 1: Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ cần nghiên cứu.

Bước 2: Xác định phương pháp nghiên cứu và giới hạn thực hiện.

Bước 3: Điều tra thực trạng khi chưa áp dụng giải pháp.

Bước 4: Áp dụng các giải pháp thử nghiệm.

+ Thứ nhất: Nguyên tắc thiết kế trò chơi dạy học.

+ Thứ hai: Quy trình thực hiện khi tổ chức trò chơi dạy học.

+ Thứ ba: Phân loại trò chơi.

Bước 5: Thống kê kết quả sau khi thực hiện giải pháp có so sánh đối chứng.

Bước 6: Rút ra kết luận và khuyến nghị.

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên và học sinh có thiết bị kết nối Internet.

- Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

+ Học sinh hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, phát triển năng lực và phẩm chất, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của học sinh.

+ Tỉ lệ điểm khá giỏi được nâng lên, không còn điểm yếu.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

docx 35 trang Thanh Ngân 04/03/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và ứng dụng trò chơi vào dạy học Lịch sử 7, bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và ứng dụng trò chơi vào dạy học Lịch sử 7, bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Sưu tầm và ứng dụng trò chơi vào dạy học Lịch sử 7, bộ sách Kết nối tri thức
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng khoa học chấm SKKN huyện Ba Vì
 Ngày Trình độ 
 Chức 
 Họ và tên tháng Nơi công tác chuyên Tên sáng kiến
 danh
 năm sinh môn
 Sưu tầm và ứng dụng trò 
 Phùng Thị THCS Vật 
 21/03/1997 Hạng III ĐH chơi vào dạy học Lịch 
 Ngọc Lại
 sử 7.
 - Môn học áp dụng sáng kiến: Phương pháp “Sưu tầm và ứng dụng trò chơi 
vào dạy học Lịch sử 7” không chỉ áp dụng cho hầu hết cho các tiết dạy trong phân 
môn Lịch sử lớp 7 nói riêng mà còn có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các môn 
học cấp THCS nói chung.
 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: ngày 01/10/2022
 - Mô tả bản chất của sáng kiến: 
 * Tình trạng của giải pháp: Trong thực tế, nhiều người cho rằng môn Lịch 
sử là bộ môn học thuộc, nặng về ghi nhớ với nhiều sự kiện dài lê thê và xếp vào 
môn phụ. Các em thường học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách 
thụ động. Do đó, học sinh sợ học Lịch sử. Chính vì vậy mà kết quả học tập không 
cao, tỉ lệ học sinh đạt Giỏi, Khá còn thấp; tỉ lệ học sinh Trung bình, Yếu còn khá 
cao. 
 * Những nội dụng đã cải tiến, sáng tạo:
 Bước 1: Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ cần nghiên cứu.
 Bước 2: Xác định phương pháp nghiên cứu và giới hạn thực hiện.
 Bước 3: Điều tra thực trạng khi chưa áp dụng giải pháp.
 Bước 4: Áp dụng các giải pháp thử nghiệm.
 + Thứ nhất: Nguyên tắc thiết kế trò chơi dạy học.
 + Thứ hai: Quy trình thực hiện khi tổ chức trò chơi dạy học.
 + Thứ ba: Phân loại trò chơi. 
 Bước 5: Thống kê kết quả sau khi thực hiện giải pháp có so sánh đối chứng.
 Bước 6: Rút ra kết luận và khuyến nghị.
 - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Giáo viên và học sinh có 
thiết bị kết nối Internet.
 - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: UBND HUYỆN BA VÌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS VẬT LẠI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2023
 BÁO CÁO TÓM TẮT
Sáng kiến kinh nghiệm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, giải 
 pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, giải pháp ứng dụng 
 tiến bộ kỹ thuật, đề tài nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới đạt tiêu chuẩn 
 để xét các danh hiệu thi đua cấp Thành phố và cấp Nhà nước
 I. Sơ lược lý lịch:
 - Họ và tên: Phùng Thị Ngọc Giới tính: Nữ
 - Ngày, tháng, năm sinh: 21/03/1997
 - Quê quán: Vật Lại – Ba Vì – Hà Nội
 - Nơi thường trú: Vật Lại – Ba Vì – Hà Nội
 - Đơn vị công tác: Trường THCS Vật Lại
 - Chức vụ hiện nay: Giáo viên
 - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học
 II. Sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài 
nghiên cứu khoa học hoặc áp dụng công nghệ mới
 1. Tên, lĩnh vực thực hiện sáng kiến đề nghị xem xét: Sưu tầm và ứng dụng 
trò chơi vào dạy học Lịch sử 7
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục – Đào tạo
 3. Các thành viên tham gia nghiên cứu sáng kiến: Phùng Thị Ngọc
 4. Thời gian thực hiện: 1/10/2022 – 06/4/2023 (dự kiến)
 5. Giấy chứng nhận hoặc Quyết định công nhận sáng kiến cơ sở: bản photo 
gửi kèm hồ sơ
 6. Mô tả sáng kiến:
 - Mục đích của giải pháp (nêu vấn đề cần giải quyết): 
 + Học sinh hứng thú với môn học, yêu thích môn học
 + Phát triển năng lực của học sinh.
 + Nâng cao chất lượng bộ môn 
 - Nội dung giải pháp (chỉ ra tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với 
giải pháp cũ; nêu cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới một 
cách cụ thể, rõ ràng; các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp): MỤC LỤC
NỘI DUNG ...............................................................................................Trang
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
II. Nhiệm vụ nghiên cứu. ....................................................................................2
III. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................2
IV. Phạm vi, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu. ................................2
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................3
1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................3
1.1. Cơ sở khoa học...............................................................................................3
1.2. Cơ sở thực tiễn. ..............................................................................................4
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu .......................................................................5
2.1. Thuận lợi và khó khăn....................................................................................5
2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.............................................................6
3. Giải pháp thực hiện.........................................................................................7
3.1. Mục tiêu của giải pháp. ..................................................................................7
3.2. Các giải pháp..................................................................................................7
3.3. Sưu tầm và ứng dụng một số trò chơi vào dạy học Lịch sử 7........................9
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.......................................................................13
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu....................13
3.6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.............................................................13
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................14
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................16
I. KẾT LUẬN......................................................................................................16
II. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 2
dụng chương trình dạy học theo sách mới nên phương pháp dạy cũng cần có nhiều 
sự đổi mới để phù hợp hơn với chương trình học của các em. Bản thân là giáo 
viên dạy môn Lịch sử tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh dễ 
hiểu nội dung bài học, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng lịch sử. 
Đồng thời làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh ham thích học hơn.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu. 
- Đề tài này nhằm nêu lên phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học lịch sử 7.
- Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học là một trong các phương pháp dạy 
học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Lịch sử 7 nhằm phát 
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Từ đó, giúp các 
em dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức lịch sử và góp phần hình thành, rèn luyện những 
kĩ năng cơ bản cho học sinh trong học tập, giao tiếp cũng như khẳng định vai trò 
cá nhân của các em, hướng tới việc đào tạo các em trở thành những con người 
năng động, hiểu biết, có ích cho tương lai, những con người “vừa hồng, vừa 
chuyên” như Bác Hồ mong muốn. Đồng thời với phương pháp đó làm cho tiết 
học sinh động, hấp dẫn.
III. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp sưu tầm: Đọc tài liệu sách báo, tạp chí, Internet có nội dung liên 
quan đến tổ chức và các trò chơi.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu lý thuyết về phương pháp trò 
chơi trong dạy học nói chung và sử dụng trò chơi trong dạy học Lịch sử nói riêng.
- Phương pháp điều tra, quan sát: Tìm hiểu thực trạng về sự hiểu biết và yêu 
thích của học sinh lớp với bộ môn.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy và đánh giá tại trường THCS 
nơi công tác.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm giảng dạy của bản 
thân khi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Hóa học.
- Phương pháp thống kê toán học: Để xử lí các kết quả thực nghiệm, các dữ liệu 
thống kê nhằm rút ra các kết luận khoa học và thực tiễn của đề tài.
IV. Phạm vi, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên về mặt không 
gian đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội.
 - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 7. Cụ thể, học sinh lớp 7A, 7B trường 
THCS Vật Lại - Ba Vì - Hà Nội.
 - Thời gian nghiên cứu: Từ 01/10/2022 đến 6/4/2023 (dự kiến). 4
 Loại trò Khởi động Kích thích học tập Khám phá tri thức
 chơi
 Mục tiêu Tạo hưng phấn Kích thích tính tích Khám phá tri thức
 trước khi học cực học tập
 Tác dụng Thư giãn, kích hoạt Học hào hứng, sôi Trải nghiệm, tạo tình 
 tâm thế học tập động huống có vấn đề
 Đặc điểm Chơi ra chơi, học ra Thao tác chơi là hình Thao tác chơi là nội 
 học thức học tập dung học tập
 Yêu cầu Trò chơi đa dạng Sử dụng kĩ thuật, Sáng tạo
 công nghệ
1.2. Cơ sở thực tiễn.
 Qua thực tiễn giảng dạy và học tập bộ môn Lịch sử, tôi nhận thấy rằng trong 
nhiều trường học từ phụ huynh đến học sinh đều xem nhẹ bộ môn này. Mọi người 
cho rằng lịch sử là môn phụ, chỉ cần học thuộc lòng để có đủ điểm trả bài cho cô 
giáo là xong. Vì sao mọi người lại có cách nhìn nhận như vậy? Theo tôi, chủ yếu 
là do việc giáo dục môn Lịch sử trong nhà trường vẫn chưa được chú ý đúng mức. 
Qúa trình giảng dạy còn nặng về phương pháp truyền thống, “cô đọc, trò chép”, 
giáo viên chưa thực sự tìm tòi, sáng tạo ra nhiều phương pháp, hình thức tổ chức 
mới để kích thích sự hứng thú, say mê học tập lịch sử ở học sinh.
 Sử dụng trò chơi trong các hoạt động dạy học giúp học sinh tiếp thu, lĩnh 
hội và khắc sâu được nhiều tri thức nhiều khái niệm trên cơ sở đó những phẩm 
chất trí tuệ của các em được hình thành như: Sự nhanh trí, tính linh hoạt, sáng tạo 
và kiên trì. Để thực hiện các yêu cầu của trò chơi, học sinh không chỉ ghi nhớ một 
cách máy móc, đơn thuần những điều đã biết mà phải vận dụng, tổng hợp toàn bộ 
kiến thức, suy nghĩ, lựa chọn phương án phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Đây 
chính là mục tiêu của các tiết học.
 “Học mà chơi – Chơi mà học” là một phương châm được đề cao trong hoạt 
động dạy học. Việc thiết kế trò chơi trong các hoạt động dạy học là phương pháp 
có tác dụng khơi dậy hứng thú học tập cho học sinh đồng thời tạo ấn tượng sâu 
sắc về hình ảnh giáo viên, giúp tiết học nhẹ nhàng mà hiệu quả. Trò chơi dạy học 
có nhiều cấp độ từ việc vui chơi trước khi học, đến việc học dưới hình thức trò 
chơi và mức độ cao hơn là học tập từ trò chơi. Nhưng nỗ lực đó không chỉ đòi hỏi 
tính khoa học và nghệ thuật mà cần đến tinh thần đam mê nghề nghiệp, trái tim 
đầy nhiệt huyết của người giáo viên. Sử dụng trò chơi để rèn luyện kĩ năng, vận 
dụng kiến thức cho học sinh đòi hỏi kĩ năng sư phạm thuần thục và khả năng sáng 
tạo cao từ khâu xây dựng, lựa chọn, tổ chức thực hiện đến việc hướng dẫn học 
sinh tư duy phát hiện tri thức từ trò chơi. 6
+ Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian để suy nghĩ, nghiên cứu bài dạy, thiết kế các 
hoạt động đa dạng, làm đồ dùng dạy học, truy cập mạng Internet để tìm thông tin 
cho bài dạy.
+ Phần mềm hỗ trợ soạn giảng cho môn Lịch sử đa dạng nhưng chỉ một số ít người 
biết sử dụng các phần mềm đó và chưa thường xuyên.
- Về phía học sinh:
Thứ nhất: Đa số ý thức học tập môn lịch sử của học sinh chưa cao, đa phần các 
em chưa xác định được rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong các 
tiết học, làm bài tập ở nhà, đang còn khép kín, đối phó, chưa dám mạnh dạn khi 
giáo viên yêu cầu trả lời câu hỏi, chỉ bản đồ, lược đồ... Đặc biệt do quan niệm ăn 
sâu trong tiềm thức của phụ huynh và học sinh môn lịch sử chỉ là một môn học 
phụ, không quan trọng, học sinh học môn lịch sử với thái độ thờ ơ, xem thường 
dẫn đến một thực trạng là đa số học sinh biết lịch sử thế giới nhiều hơn lịch sử 
Việt Nam, nhiều bài kiểm tra môn lịch sử của học sinh nhiều năm học vừa qua bị 
điểm thấp.
Thứ hai: Qua tìm hiều học sinh, cũng như các đồng nghiệp trên địa bàn huyện tôi 
nhận thấy một số nguyên nhân sau:
+ Môn sử có đặc thù riêng: nhiều sự kiện, nhiều thời gian nên khó học, khó nhớ.
+ Học sinh thì luôn có tâm niệm đây là môn phụ, phụ huynh thờ ơ với bộ môn 
lịch sử, thường hướng con em học vào các môn khoa học tự nhiên.
+ Đối tượng là học sinh nông thôn nên tiếp cận các trò chơi học tập còn nhiều hạn 
chế. 
+ Học sinh chưa mạnh dạn trong hoạt động nhóm, hoạt động tập thể, các hoạt 
động trò chơi học tập còn mới mẻ với các em,...
+ Một số học sinh còn bị ảnh hưởng bởi cách truyền thụ truyền thống trước đây 
nên ỷ lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học không tập trung, 
... làm giảm khả năng tư duy của học sinh.
2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
 Qua khảo sát học sinh lớp 7, cụ thể là học sinh lớp 7A, 7B trường THCS 
Vật Lại đầu năm học khi chưa thực hiện đề tài như sau: 
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài
 Kết quả đầu năm học 2022 – 2023
 Tốt Khá Đạt Chưa đạt
 Lớp Sĩ số
 SL % SL % SL % SL %
 7A 40 18 45 16 40 6 15 0 0
 7B 41 15 36,6 18 43,9 8 19,5 0 0

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_suu_tam_va_ung_dung_tro_choi_vao_day_h.docx