Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí Lớp 7 (bộ sách Kết nối tri thức) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng theo hướng tích cực là rất cần thiết.
Địa lí là một môn khoa học liên ngành. Nó có mối quan hệ mật thiết với hầu hết các môn học. Vì vậy, để một tiết học Địa lí đạt hiệu quả cao, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học. Trong đó, việc sử dụng video là một trong những hình thức ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả cao. Video là sự kết hợp sống động giữa hình ảnh và âm thanh, giữa kênh hình và kênh chữ tạo nên tính trực quan, có sức cuốn hút cao làm cho HS thấy hứng thú trong học tập và dễ tiếp thu bài hơn.
Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học Địa lí đặc biệt tạo được hứng thú học tập cho các em học sinh, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng video có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến thì học sinh chán học, lười học, về nhà học bài không thuộc, khi kiểm tra thường đạt kết quả không cao, các em cảm thấy chán nản không hứng thú với tiết học. Giáo viên cũng không có tâm trạng tốt để tiếp tục dạy cho học sinh ở các tiết học sau khi mà học sinh không hợp tác, học sinh lười học, học sinh không hứng thú học bộ môn mình phụ trách.
Tổ chức UNESCO đã đưa ra số liệu: Học sinh chỉ nhớ 15% thông tin khi nghe, 25% khi nhìn, còn nếu kết hợp đa phương tiện thì lượng thông tin thu nhận được đạt tới 65%.
Trước thực tiễn trên, là giáo viên Địa lí THCS với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh niềm đam mê học tập môn Địa lí, tôi quyết định chọn giải pháp “Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí Lớp 7 (bộ sách Kết nối tri thức) nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh

Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh A ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng theo hướng tích cực là rất cần thiết. Địa lí là một môn khoa học liên ngành. Nó có mối quan hệ mật thiết với hầu hết các môn học. Vì vậy, để một tiết học Địa lí đạt hiệu quả cao, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học. Trong đó, việc sử dụng video là một trong những hình thức ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả cao. Video là sự kết hợp sống động giữa hình ảnh và âm thanh, giữa kênh hình và kênh chữ tạo nên tính trực quan, có sức cuốn hút cao làm cho HS thấy hứng thú trong học tập và dễ tiếp thu bài hơn. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học Địa lí đặc biệt tạo được hứng thú học tập cho các em học sinh, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng video có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến thì học sinh chán học, lười học, về nhà học bài không thuộc, khi kiểm tra thường đạt kết quả không cao, các em cảm thấy chán nản không hứng thú với tiết học. Giáo viên cũng không có tâm trạng tốt để tiếp tục dạy cho học sinh ở các tiết học sau khi mà học sinh không hợp tác, học sinh lười học, học sinh không hứng thú học bộ môn mình phụ trách. Tổ chức UNESCO đã đưa ra số liệu: Học sinh chỉ nhớ 15% thông tin khi nghe, 25% khi nhìn, còn nếu kết hợp đa phương tiện thì lượng thông tin thu nhận được đạt tới 65%. Trước thực tiễn trên, là giáo viên Địa lí THCS với mong muốn góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh niềm đam mê học tập môn Địa lí, tôi quyết định chọn giải pháp “Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh” 2/20 Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh tập, góp phần hình thành và nâng cao khả năng quan sát, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá cho học sinh. - Giúp học sinh thuận lợi trong việc khai thác tri thức, nắm vững và ghi nhớ kiến thức lâu bền. - Nâng cao hiệu suất dạy học và phát huy tác dụng của mọi hình thức dạy học. 3. Những nguyên tắc khi sử dụng video trong tiết học Là loại phương tiện dạy học ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin – video có nhiều đặc điểm khác biệt so với các phương tiện dạy học khác. Trong quá trình sử dụng cần tuân theo các nguyên tắc riêng sau: - Sử dụng theo quan điểm dạy học hiện đại Video không chỉ sử dụng như một phương tiện trực quan, minh hoạ cho bài giảng mà phải sử dụng ở mức độ cao hơn nhằm góp phần tạo hứng thú, say mê, phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trong quá trình học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. - Sử dụng video phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học Tuỳ từng bài học mà giáo viên nên chú ý đến việc có hay không sử dụng các video, nếu có thì phải sử dụng sao cho phù hợp. Đồng thời, cũng tuỳ từng đặc điểm của video mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. - Sử dụng video trong tất cả các khâu cơ bản của quá trình dạy học - Sử dụng phối hợp video với các phương tiện dạy học khác Video là một loại phương tiện nghe nhìn hiện đại với nhiều tính năng phong phú, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, giáo viên không nên chỉ sử dụng video bởi dễ gây nên nhàm chán và đôi khi mất nhiều thời gian để chiếu và xem phim. Vì vậy, chúng ta không thể và không nên lạm dụng quá mức video trong khi dạy học. Trước khi sử dụng, giáo viên cần lựa chọn kĩ lưỡng các phương tiện dạy học để sao cho phù hợp với mục tiêu sư phạm và nội dung kiến thức cần truyền đạt. 4/20 Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh + Với độ tuổi còn non nớt, ham chơi, hiếu động thì trò chơi trực tuyến (games online) thật sự đang là một thách thức không nhỏ đối với ngành giáo dục nói chung và việc học của các em nói riêng. Đầu năm khi nhận lớp, tôi có tiến hành khảo sát thực tế và thu được kết quả như sau: BẢNG KHẢO SÁT HỨNG THÚ HỌC TIẾT ĐỊA LÍ 7 STT Lớp Sĩ Hứng thú Bình thường Không hứng số thú SL TL% SL TL% SL TL% 1 7A2 44 16 36,3 20 45,5 8 18,2 2 7A3 44 13 29,5 22 50 9 20,5 BẢNG KẾT QUẢ HỌC TẬP PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 7 (qua bài khảo sát đầu năm) STT Lớp Sĩ Giỏi Khá TB Yếu Kém số SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL % % % % % 1 7A2 44 7 15,9 17 38.7 20 45,8 2 7A3 44 8 18,2 11 25 21 47,8 3 6.8 1 2.2 Nhìn vào kết quả trên, tôi nhận thấy việc tạo hứng thú học tập cho các em là rất quan trọng và cần thiết, việc này cần chú trọng thực hiện bằng cách đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học nhằm làm cho bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn đối với học sinh, từ đó hiệu quả giáo dục bộ môn cũng được nâng cao và sẽ khơi gợi nên tình yêu của các em đối với phân môn Địa lí trong nhà trường nói chung và bộ môn Lịch Sử và Địa Lí 7 nói riêng. 6/20 Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Tùy vào từng nội dung mà ta xác định có hay không sử dụng video. Nếu có sử dụng thì phải cân nhắc trong việc lựa chon các đoạn video sao cho vừa đảm bảo bám sát nội dung bài học vừa đảm bảo vấn đề thời gian. - Sưu tầm, tìm kiếm video phù hợp với nội dung bài học đã xác định. Sử dụng các công cụ tìm kiếm như: + Các trang web: + Đĩa CD – ROM Biển Việt Nam - Thiết kế, biên tập và chỉnh sửa video. 3. Xác định quy trình, cách thức sử dụng video trong dạy học một số bài Địa lí lớp 7 theo hướng dạy học tích cực - Các bước chuẩn bị bài học có sử dụng video được thể hiện trong sơ đồ sau. Xác định mục tiêu Xác định nội dung Xây dựng kịch bản Chuẩn bị bài giảng Nội dung các bước được cụ thể hoá như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu Bước 2: Xác định nội dung Xác định nội dung bài học là xác định các thành phần sau đây: 8/20 Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Mô tả các hoạt động theo không gian, thời gian có sử dụng video Bước 4: Chuẩn bị bài giảng Tiến hành soạn giáo án, xây dựng các phiếu học tập và xây dựng hệ thống câu hỏi để phục vụ cho việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức bài học từ video. Nội dung phiếu học tập và hệ thống câu hỏi phải được xây dựng một cách hợp lí, logic, khoa học phù hợp với nội dung bài học và trình độ nhận thức của học sinh. 4. Xác định các phương pháp và công nghệ hỗ trợ việc sử dụng video trong dạy học Địa lí. ❖ Các phương pháp kết hợp với việc sử dụng video trong dạy học Địa lí. - Phương pháp thuyết trình Sử dụng khi giáo viên vào bài, định hướng nội dung bài học để học sinh nắm được mục đích, yêu cầu và các nội dung chính của bài. Giới thiệu về các đoạn video sẽ sử dụng, khái quát qua nội dung chính của chúng. Nêu yêu cầu hoặc đặt câu hỏi cho học sinh trước khi cho các em xem video. Sau khi quan sát video, học sinh trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập xong giáo viên tổng kết, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận những nội dung chính mà đoạn video đã thể hiện. - Phương pháp đàm thoại gợi mở, dạy học nêu vấn đề Sử dụng trước khi giáo viên cho học sinh xem video để kích thích sự tò mò của các em, gợi mở trong quá trình các em xem video hoặc sau mỗi đoạn, mỗi lần xem để làm cơ sở cho các em trả lời các câu hỏi và giải quyết vấn đề. - Phương pháp thảo luận nhóm Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đảm nhận việc khai thác và hoàn thiện một nội dung được thể hiện trong đoạn video => phát huy tinh thần làm việc nhóm, hiệu quả của việc sử dụng video trong dạy học được nâng cao. 10/20 Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học. b. Nội dung - Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ: - Quan sát đoạn video dưới đây, em hãy cho biết nội dung chính của đoạn video? Nguyên nhân của thực trạng đó? Bước 2: Học sinh tiến hành hoạt động trong 2 phút. Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi: Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức và kết nối vào bài mới. Thực trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu đang diễn ra như thế nào? VÍ DỤ 2 - Bài 6: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU Á 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: - Gây hứng thú cho học sinh vào đầu tiết học bằng video về châu Á. b. Nội dung: 12/20 Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh b. Nội dung - Tạo kết nối giữa kiến thức của học sinh về đặc điểm tự nhiên, văn hoá của các khu vực Châu Á với bài học. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ - Quan sát đoạn video, kể tên các quốc gia Châu Á nằm trong top 10 quốc gia giàu nhất thế giới năm 2021? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức, và kết nối vào bài học. VÍ DỤ 4 - BÀI 16: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học, tạo hứng thú cho người học. 14/20 Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục 2 SGK và hiểu biết của mình, em hãy cho biết: Di cư ở châu Âu tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở châu lục này? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi và trả lời các câu hỏi. Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung 16/20 Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Học sinh trao đổi và trả lời các câu hỏi. Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung c. Sử dụng video để học sinh vận dụng và mở rộng kiến thức cho học sinh VÍ DỤ 1 - BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU Sau khi tìm hiểu xong Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CHÂU ÂU + Giáo viên chuẩn kiến thức, mở rộng cho học sinh xem video về các mùa ở Anh, yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ: 18/20 Sử dụng video trong dạy học môn Địa lí lớp 7 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh *GV mở rộng: EU, AFD hỗ trợ Việt Nam phòng chống biến đổi khí hậu Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thân học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: VÍ DỤ 3 - BÀI 11: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI 2.1. Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên các môi trường ở châu Phi d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm: Dựa vào thông tin SGK, hình 1,2,3,4,5 và kiến thức đã học, các em hãy trao đổi các nội dung sau để hoàn thành thông tin phiếu học tập. - Xác định phạm vi môi các môi trường tự nhiên ở châu Phi. - Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường tự nhiên Môi trường Xích đạo Nhiệt đới Hoang mạc Cận nhiệt tự nhiên N1,5 N2,6 N3,7 N4,8 Phương thức khai thác và sử dụng, bảo vệ thiên nhiên 20/20
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_video_trong_day_hoc_mon_dia_li.docx