Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa để tạo xúc cảm cho học sinh trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại Lớp 8 ở trường THCS
Từ xa xưa giáo dục lịch sử luôn được xem là một nội dung quan trọng trong giáo dục.“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, “Là bó đuốc soi đường tới tương lai”. Học lịch sử không chỉ là tìm hiểu về quá khứ về cội rễ ông cha mà hơn cả là học để rút kinh nghiệm từ quá khứ, hiểu biết hiện tại và hướng tới tương lai. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho HS hệ thống tri thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới với các sự kiện cụ thể, nhằm dựng lại cho HS bức tranh quá khứ của xã hội loài người đã xảy ra. Đồng thời nó có tác dụng lớn trong việc phát triển tư duy của HS, đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Bản thân kiến thức lịch sử tự thân đã mang trong mình tính giáo dục cao cho HS về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm. Do vậy, bộ môn Lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần nhân văn – những giá trị dễ bị xói mòn trong cuộc sống hiện đại. Nhận thức được điều đó nhưng việc dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông thực sự “có vấn đề”, khiến ta buộc phải nhìn nhận từ chính cách dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Một vấn đề đặt ra là người thầy đã biết truyền cảm hứng cho HS hay chưa? Truyền cảm hứng bằng cách nào?
Bản thân tác giả nhận thấy việc tạo xúc cảm cho HS trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng là rất quan trọng. Nếu không có hứng thú việc lơi lỏng bài vở của HS như một điều hiển nhiên. Có những môn học được HS ưu tiên khám phá bởi sự thích thú vốn có của nó. HS thường thích thú tìm tòi và mong muốn tìm tòi những gì chưa được biết. Lịch sử rõ ràng có ưu thế hơn ở phương diện này? Vậy tại sao người GV không lấy đó làm điểm tựa để giúp môn học của mình trở nên hấp dẫn. Cái khó ở đây chính là việc người GV chưa biết cách tìm nguồn khơi xúc cảm cho HS.
Qua tìm hiểu và ứng dụng thực tiễn, tác giả nhận thấy tranh biếm họa, tuy không phải là một nguồn tư liệu dạy học mới, nhưng có tác dụng lớn trong việc khơi dậy xúc cảm lịch sử ở HS. Tranh biếm họa với tất cả sự phản ánh phong phú nội dung lịch sử, sự sinh động và hấp dẫn của nó đã mang đến những cảm hứng tìm hiểu lịch sử cho cả thầy và trò.
Trong đó, lịch sử thế giới thời cận đại là một trong những thời kì nở rộ nhất của dòng tranh này. Tranh biếm họa đã xuất hiện ít nhiều trong sách giáo khoa Lịch sử và đã tạo ra được những hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên với mong muốn có thể tìm thêm thật nhiều những nguồn tranh hơn nữa và “đắt” hơn nữa để sử dụng trong quá trình dạy và học Lịch sử, tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng tranh biếm họa để tạo xúc cảm cho học sinh trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại lớp 8 ở trường THCS” để nghiên cứu một phần của tài nguyên tranh biếm họa có thể lựa chọn và sử dụng được trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tranh biếm họa để tạo xúc cảm cho học sinh trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại Lớp 8 ở trường THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học, sáng kiến quận Thanh Xuân Số Họ và Ngày Nơi công Chức Trình độ Tên sáng kiến TT tên tháng năm tác (hoặc danh chuyên sinh nơi môn thường trú) Nguyễn 03/08/1995 Trường Giáo Thạc sĩ SỬ DỤNG Thị THCS viên TRANH BIẾM HỌA ĐỂ TẠO Thúy Việt Nam- XÚC CẢM CHO Nga Angieri HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 8 Ở TRƯỜNG THCS * Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Lịch sử * Mô tả bản chất của sáng kiến: Mục đích của giải pháp: Việc tạo xúc cảm cho HS trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng là rất quan trọng. Nếu không có hứng thú việc lơi lỏng bài vở của HS như một điều hiển nhiên. Có những môn học được HS ưu tiên khám phá bởi sự thích thú vốn có của nó. HS thường thích thú tìm tòi và mong muốn tìm tòi những gì chưa được biết. Lịch sử có ưu thế hơn ở phương diện này. Tranh biếm họa, tuy không phải là một nguồn tư liệu dạy học mới, nhưng có tác dụng lớn trong việc khơi dậy xúc cảm lịch sử ở HS. Tranh biếm họa với tất cả sự phản 1/36 là học sinh lớp 6,7,8,9 ở mọi địa bàn khác nhau và thực hiện phù hợp với sách giáo khoa mới lớp 6/7. * Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy tôi đã nhận được những kết quả khả quan: số học sinh có hứng thú với môn học, với chủ đề tăng rõ rệt như sau: Sau thực nghiệm, tôi tiến hành đánh giá mức độ học tập của học sinh bằng các phiếu điều tra để thăm dò tâm lý của học sinh trên Padlet, tham gia trò chơi trên Kahoot và thảo luận nhóm trên Linoit. Giáo viên và học sinh thực hiện thành thục trên các phần mềm dạy học. Tăng độ hứng thú học tập cho các em, các em cảm thấy tự do, chủ động trong việc học tập. Không khí lớp học vui hơn, khả năng tương tác của các em tốt hơn. - Kết quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể. Dùng phiếu điều tra khảo sát lại với các nội dung ban đầu đã cho kết quả rất khả thi. * Cam kết : Tôi xin cam đoan nội dung sáng kiến kinh nghiệm là do tôi tự nguyện nghiên cứu, triển khai tại trường THCS Việt Nam- Angieri, không sao chép, vi phạm bản quyền của tác giả nào. Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nôi ngày ... tháng .... năm 2022.. Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thúy Nga 3/36 Điểm Biểu được TT Nội dung Nhận xét điểm đánh giá Tên SKKN, tên các giải pháp phù 1 hợp với nội hàm Nêu rõ cách làm cũ, phân tích nhược điểm. Có số liệu khảo sát 3 trước khi thực hiện giải pháp Nêu cách làm mới thể hiện tính sáng tạo, hiệu quả. Có ví dụ và 7 minh chứng tường minh cho hiệu quả của các giải pháp mới Có tính mới, phù hợp với thực tiễn của đơn vị và đối tượng 1 nghiên cứu, áp dụng Có tính ứng dụng, có thể áp dụng 1 được ở nhiều đơn vị. Nội dung đảm bảo tính khoa học, 1 chính xác 3 Kết luận và khuyến nghị (2 điểm) Có bảng so sánh đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện các 1 giải pháp Khẳng định được hiệu quả mà 0.5 SKKN mang lại. Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên 0.5 quan đến việc áp dụng và phổ 5/36 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xa xưa giáo dục lịch sử luôn được xem là một nội dung quan trọng trong giáo dục.“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, “Là bó đuốc soi đường tới tương lai”. Học lịch sử không chỉ là tìm hiểu về quá khứ về cội rễ ông cha mà hơn cả là học để rút kinh nghiệm từ quá khứ, hiểu biết hiện tại và hướng tới tương lai. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho HS hệ thống tri thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới với các sự kiện cụ thể, nhằm dựng lại cho HS bức tranh quá khứ của xã hội loài người đã xảy ra. Đồng thời nó có tác dụng lớn trong việc phát triển tư duy của HS, đặc biệt là tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Bản thân kiến thức lịch sử tự thân đã mang trong mình tính giáo dục cao cho HS về phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm. Do vậy, bộ môn Lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục truyền thống dân tộc, tinh thần nhân văn – những giá trị dễ bị xói mòn trong cuộc sống hiện đại. Nhận thức được điều đó nhưng việc dạy học bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông thực sự “có vấn đề”, khiến ta buộc phải nhìn nhận từ chính cách dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. Một vấn đề đặt ra là người thầy đã biết truyền cảm hứng cho HS hay chưa? Truyền cảm hứng bằng cách nào? Bản thân tác giả nhận thấy việc tạo xúc cảm cho HS trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng là rất quan trọng. Nếu không có hứng thú việc lơi lỏng bài vở của HS như một điều hiển nhiên. Có những môn học được HS ưu tiên khám phá bởi sự thích thú vốn có của nó. HS thường thích thú tìm tòi và mong muốn tìm tòi những gì chưa được biết. Lịch sử rõ ràng có ưu thế hơn ở phương diện này? Vậy tại sao người GV không lấy đó làm điểm tựa để giúp môn học của mình trở nên hấp dẫn. Cái khó ở đây chính là việc người GV chưa biết cách tìm nguồn khơi xúc cảm cho HS. Qua tìm hiểu và ứng dụng thực tiễn, tác giả nhận thấy tranh biếm họa, tuy không phải là một nguồn tư liệu dạy học mới, nhưng có tác dụng lớn trong việc 7/36 - Phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào tình hình thực tiễn, chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này trong DHLS lớp 8 THCS, phần lịch sử thế giới cận đại. Các phân tích đánh giá chủ yếu dựa trên nội dung phần lịch sử thế giới cận đại trong SGK lịch sử lớp 8 và các đối tượng học sinh đang theo học những nội dung này. 4. Kế hoạch nghiên cứu - Bắt đầu: 1/1/2021 - Kết thúc: 31/3/2021 9/36 Tranh biếm họa lịch sử là một loại đồ dùng trực quan về tranh ảnh trong dạy học lịch sử. Nó được sử dụng đúng với khái niệm về tên gọi của mình nhằm phê phán nhân vật, sự vật, sự kiện hay một vấn đề lịch sử nào đó. 1.2. Quan niệm về xúc cảm lịch sử - Quan niệm về xúc cảm lịch sử Bấy lâu nay ta hay nghe thấy hai tiếng xúc cảm – cảm xúc và dừng lại hiểu đơn thuần nó là một trạng thái tình cảm của con người. Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Xúc cảm hay cảm xúc (là một) là rung động gây ra những tình cảm nhất định khi tiếp xúc với sự việc gì”, ở đây có thể hiểu xúc cảm sinh ra là do tác động bởi các yếu tố ngoại vi vào con người. Trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam nêu một định nghĩa rõ hơn khi nói: “Xúc cảm là một phản ánh tâm lí dưới dạng một trải nghiệm trực tiếp về ý nghĩa đời sống của các hiện tượng và tình huống được quy định bởi quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng đối với nhu cầu của chủ thể”. Tùy từng đối tượng nhận thức về trình độ, về cảm xúc (ở mỗi thời điểm), sự chi phối bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau mà mỗi người sẽ nhận thức khác nhau về đối tượng lịch sử nào đó. Do đặc thù của lịch sử, có nhiều loại xúc cảm lịch sử khác nhau như: tự hào, phẫn nộ, vui mừng... Như vậy, cùng là xúc cảm nhưng xúc cảm thông thường và xúc cảm lịch sử khác nhau cơ bản ở đối tượng hình thành nên chúng. Nếu như xúc cảm nói chung được mang lại bởi những tác động chung của các yếu tố ngoại vi, thì xúc cảm lịch sử cụ thể hơn bởi sự tạo thành của những tri thức lịch sử, nó hình thành trong quá trình HS được tiếp xúc với sự kiện, nhân vật lịch sử - Vai trò của tạo xúc cảm trong dạy học lịch sử Với HS trong học tập nói chung và học bộ môn Lịch sử nói riêng việc tạo xúc cảm là điều rất quan trọng. Tác giả khái quát một số tác dụng sau đây của việc tạo xúc cảm lịch sử trong dạy học bộ môn này ở trường phổ thông: + Về giáo dưỡng: 11/36 - Tính điển hình hóa: “Phạm trù điển hình là phạm trù quan trọng nhất của mĩ học hiện thực” (X.M.Pêtơrốp). Bản chất của điển hình hóa là một phương thức để tạo ra hình tượng nghệ thuật, để xây dựng nhân vật điển hình. Ở đây ta thấy, trong dòng tranh biếm họa để thành công phải khắc họa sự điển hình của các nhân vật trong dòng tranh của mình. Rõ ràng, trong tranh biếm họa các nhân vật điển hình không thể cụ thể chỉ mặt đặt tên như trong văn học, nhưng nhìn vào tranh ta vẫn có thể dễ dàng đoán định được họ thuộc tuýp người nào. Ví dụ, giới chủ tư bản được đặc trưng bởi hình ảnh những người giàu, “to xác”; quý tộc đặc trưng bởi cây kiếm... Tính điển hình hóa này giúp HS dễ đọc nội dung lịch sử của bức tranh, việc tạo xúc cảm cho các em vì thế cũng dễ dàng hơn. - Tính thẩm mĩ: Văn hóa – nghệ thuật nói chung, hội họa nói riêng có sức sống lâu bền trong lòng công chúng phần quan trọng nó phải đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người. Hơn cả sự súc tích, khái quát hóa cao, tính thẩm mĩ hiểu rộng ra ấy là xúc cảm thẩm mĩ, xúc cảm về cái hay, cái đẹp. Hội họa đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước cái đẹp của sự sống. Lẽ dĩ nhiên hội họa không chỉ hướng tới cái đẹp, phạm vi quan tâm của hội họa là toàn bộ những khía cạnh thẩm mĩ khác nhau và đời sống con người. Tác phẩm hội họa nói chung chỉ có ý nghĩa thẩm mĩ, chỉ chinh phục trái tim con người khi nó đụng chạm tới những vấn đề mà con người hằng quan tâm, trăn trở. Về mặt này, những bức tranh biếm họa đáp ứng được xuất sắc. Việc tạo xúc cảm cho HS nhờ tính thẩm mĩ của tranh sẽ được tăng lên phần nào. - Tính khơi gợi: Cái đẹp được phổ ra hiển lộ sạch trơn chưa chắc đã mang đến cho người ta sự hứng thú, đôi khi sự hứng thú nằm ở nơi vẻ đẹp khuất lấp. Tuy súc tích, ngắn gọn nhưng không phải bức tranh biếm họa nào cũng hiển thị một cách đầy đủ mà cũng cần có kiến thức thực tế hay cần đi vào tìm hiểu cụ thể mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Ở đây tranh biếm họa tuy dễ đọc nội dung nhưng vẫn giữ cho mình chút khơi gợi và ấn lấp đủ để tạo tò mò cho người xem. 2.CƠ SỞ THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA ĐỂ TẠO XÚC CẢM CHO HỌC SINH TRONG DHLS 13/36 Mức độ yêu thích Số lượng Thích học Lịch sử nhất trong các môn học 15 % Thích học Lịch sử nhưng không phải thích nhất 35 % Bình thường 45 % Không thích 5% - Hứng thú với việc học lịch sử cùng tranh biếm họa Để điều tra nội dung này, tác giả cũng tiến hành bằng biện pháp quan sát tiết học và sử dụng câu hỏi để khảo sát, kết quả thu được là: + Khi GV sử dụng tranh biếm họa trong học tập môn lịch sử: số lượng HS tham gia tích cực vào tiết học tăng lên, biểu hiện cụ thể ở việc xung phong phát biểu hay chia sẻ ý kiến cá nhân nhiều hơn trong việc làm việc nhóm. + Với câu hỏi: “nếu trong giờ lịch sử các thầy cô sử dụng nhiều tranh biếm họa thì em cảm thấy thế nào?”, phần lớn HS trả lời là thú vị, dễ hiểu. + Một cách nữa để khảo sát tính hiệu quả của việc này là tác giả đưa ra 1 nội dung lịch sử nhưng sử dụng 2 cách lí giải khác nhau, một cách sử dụng cách GV chỉ giảng dạy, thuyết trình; cách khác GV giải thích có kèm dẫn giải từ tranh biếm họa. Cho HS lựa chọn cách học các em thích thì 90% HS lựa chọn cách hai, 10% thì lựa chọn cho rằng cách thứ nhất cũng hiệu quả. Như vậy, thông qua đó tác giả nhận thấy, rõ ràng là việc sử dụng tranh biếm họa có mang lại xúc cảm cao, theo hướng tích cực trong việc học tập môn lịch sử. 3. GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH BIẾM HỌA ĐỂ TẠO XÚC CẢM CHO HS TRONG DHLS THẾ GIỚI CẬN ĐẠI, LỚP 8 THCS 3.1. Nguyên tắc khi tiến hành Việc sử dụng các bức tranh biếm họa nhằm tạo xúc cảm lịch sử cho HS cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây: 15/36
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tranh_biem_hoa_de_tao_xuc_cam.docx