Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tình huống thực tiễn theo hướng tích cực hóa để “Khởi động” một số bài học môn Vật lí 10 tại Trường THPT Diễn Châu 3 theo Bộ sách Kết nối tri thức
Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10. Cơ bản đây là chương trình giáo dục có sự thay đổi toàn diện, tiên tiến, hướng đến người học. Chương trình có mục tiêu rõ ràng cho từng cấp, bậc học. Đối với học sinh trung học phổ thông chương trình nhắm đến là phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Đối với riêng bộ môn Vật lí, ở chương trình trung học phổ thông là một môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng của học sinh. Đây là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, củng cố các phẩm chất, kĩ năng cốt lõi, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học.
Cùng với sự thay đổi về nội dung chương trình giáo dục là sự thay đổi cơ bản về phương pháp và kĩ thuật dạy học. Để đáp ứng chương trình giáo dục mới đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm phát huy khả năng tiếp thu, sáng tạo, phát triển năng lực và phẩm chất của người học.
Trong chuỗi các hoạt động dạy học của giáo viên thì hoạt động “khởi động” đóng vai trò quan trọng. Đây là hoạt động đầu tiên của người học, hoạt động này giúp người học huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của người học ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Trong các bộ sách viết cho học sinh các tác giả cũng đã rất chú trọng nội dung này, đây là minh chứng cho vị trí của hoạt động “khởi động” trong mỗi tiết học.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động “ khởi động” ở đầu tiết dạy nên tôi đã lựa chọn đề tài “ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA ĐỂ “KHỞI ĐỘNG” MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN VẬT LÍ 10 TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tình huống thực tiễn theo hướng tích cực hóa để “Khởi động” một số bài học môn Vật lí 10 tại Trường THPT Diễn Châu 3 theo Bộ sách Kết nối tri thức
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Năm học 2022 – 2023 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10. Cơ bản đây là chương trình giáo dục có sự thay đổi toàn diện, tiên tiến, hướng đến người học. Chương trình có mục tiêu rõ ràng cho từng cấp, bậc học. Đối với học sinh trung học phổ thông chương trình nhắm đến là phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Đối với riêng bộ môn Vật lí, ở chương trình trung học phổ thông là một môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng của học sinh. Đây là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn Vật lí giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, củng cố các phẩm chất, kĩ năng cốt lõi, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học. Cùng với sự thay đổi về nội dung chương trình giáo dục là sự thay đổi cơ bản về phương pháp và kĩ thuật dạy học. Để đáp ứng chương trình giáo dục mới đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, nhằm phát huy khả năng tiếp thu, sáng tạo, phát triển năng lực và phẩm chất của người học. Trong chuỗi các hoạt động dạy học của giáo viên thì hoạt động “khởi động” đóng vai trò quan trọng. Đây là hoạt động đầu tiên của người học, hoạt động này giúp người học huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của người học ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Trong các bộ sách viết cho học sinh các tác giả cũng đã rất chú trọng nội dung này, đây là minh chứng cho vị trí của hoạt động “khởi động” trong mỗi tiết học. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động “ khởi động” ở đầu tiết dạy nên tôi đã lựa chọn đề tài “ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA ĐỂ “KHỞI ĐỘNG” MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN VẬT LÍ 10 TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3” Hiện nay trong chương trình Vật lý phổ thông (chương trình giáo dục 2018) đang trang bị cho các em kiến thức cơ bản. Giáo viên khi dạy cũng bám sát nội dung mà sách giáo khoa cũng như mục tiêu dạy học cần đạt. Các nội dung vận dụng cũng chưa có nhiều thực tiễn gắn với đời sống, hoặc là các tình huống chung chung cho tất cả học sinh đại trà. Nhận định chung nội dung sách giáo khoa hiện nay là viết chung cho toàn thể học sinh, không phân biệt học sinh thành thị hay nông thôn, không phân biệt giới tínhNhưng qua thực tiễn dạy học tôi nhận thấy rằng một số tình huống giáo viên hay sách đưa ra thì phù hợp cho đối tượng này nhưng lại không phù hợp với học sinh khác. Hoặc là một số ví dụ mà thực tế học sinh chưa gặp bao giờ trong cuộc sống. Vì lẽ đó nên cần có nhiều tình huống mà giáo viên cần phải nghiên cứu để đưa vào nội dung dạy học, nhất là các tình huống để “khởi động” cho một tiết học. 2.1.2.2. Thực tiễn hoạt động dạy học tại trường. Tại trường THPT Diễn Châu 3 việc triển khai chương trình giáo dục 2018 diễn ra theo đúng kế hoạch và hướng dẫn của các Bộ, Ngành. Ngoài ra để chủ động và tiếp cận nhanh, đón đầu thì những năm học trước nhà trường đã có những bước đi sớm như: Tổ chức cho giáo viên soạn kế hoạch dạy học theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, ngày tháng 12 năm 2020. Các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện dạy học NCBH, STEM, DHDATổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới. Đầu năm học 2022-2023 nhà trường tổ chức hội thảo “Dạy – Học lớp 10 chương trình Giáo Dục Phổ Thông 2018 trong bối cảnh chuyển đổi số” từ cấp tổ đến cấp trường. Năm học 2022-2023 tại trường THPT Diễn Châu 3 đã lựa chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” cho Môn Vật lí 10. Nội dung bộ sách đã đáp ứng được công tác dạy và học tại trường. Bộ sách đã có thiết kế nhằm hướng cho giáo viên và học sinh dễ sử dụng, đặc biệt hoạt động “khởi động” được các tác giả rất chú ý, dùng nhiều hiện tượng, sự vật nhằm kích thích tính tò mò, khơi dậy ý thức tự học, sáng tạo cho học sinh. Nhưng cũng như các bộ sách khác, nội dung phần khởi động vẫn đang bó hẹp ở kiến thức chung cho tất cả học sinh, chưa có tính vùng miền, giới tínhchính vì vậy tôi có sáng kiến là tăng thêm các tình huống thực tiễn gắn với các hiện tượng gần gũi với cuộc sống hàng ngày nhằm tích cực hóa hoạt động này cho học sinh. 2.1.2.3. Kết quả khảo sát. Điều tra thực trạng dạy học và khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong Đề tài: “ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA ĐỂ “KHỞI ĐỘNG” MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN VẬT LÍ 10 TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3” Thông qua kết quả bảng kiểm khảo sát nhóm tác giả chúng tôi đã nhận thấy rằng đề tài của chúng tôi có tính cấp thiết cao, các giải pháp đưa ra cũng có tính khả thi rất cao, đây là điều động viên và giúp chúng tôi tự tin để thể hiện các tình huống mình đã thực hiện thông qua nội dung đề tài sau đây: 2.2. Các giải pháp tổ chức hoạt động “khởi động” trong bài học. 2.2.1. Xây dựng tình huống cho “Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được” a. Nội dung “khởi động” theo sách giáo khoa - Ưu điểm: + Đáp ứng được tiêu chí để hoạt động “khởi động” vào bài học. + Tạo được sự tò mò cho học sinh để tìm hiểu nội dung bài học. + Nội dung khởi động này cũng liền mạch nội dung với phần tiếp theo của bài học. Nếu bạn đi tiếp theo hướng Bắc thì sẽ đến Chợ Mới (Diễn Tháp) và độ dịch chuyển là: = 푆1+푆2=2,5 . Nếu bạn đi tiếp theo hướng Nam thì sẽ đến Chợ Chùa (Diễn Hạnh) và độ dịch chuyển là: = 푆1−푆2=−1,5 . Tính mới của nội dung: Ngoài các tiêu chí cần đạt theo yêu cầu thì cách làm này còn có ưu điểm: - Học sinh thấy được tình huống thực tế mà các em hàng ngày đi học vẫn thực hiện từ đó phát huy được tính tò mò tìm hiểu kiến thức và phát huy tính sáng tạo của học sinh. - Các địa điểm trong tình huống gần gũi, thân quen nên các em tiếp nhận và thấy ngay các kiến thức như: quãng đường, đi hướng Đông (sẽ đến Cầu Bùng), đi hướng Tây (sẽ đến Diễn Đồng), đi hướng Nam (sẽ đến Diễn Hạnh), đi hướng Bắc (sẽ đến Diễn Tháp), và độ dịch chuyển và hướng của chuyển động cũng khác nhau theo từng cách đi trong bài toán thực tế. Đặc biệt ví dụ đưa ra không gây lẫn lộn về hướng cho học sinh. 2.2.2. Xây dựng tình huống cho “Bài 5: Tốc độ và vận tốc” a. Nội dung “khởi động” theo sách giáo khoa - Ưu điểm: + Đáp ứng được tiêu chí để hoạt động “khởi động” vào bài học. + Tạo được sự tò mò cho học sinh để tìm hiểu nội dung bài học. + Nội dung khởi động này cũng liền mạch nội dung với phần tiếp theo của bài học. - Hạn chế: + Phương án này vẫn còn chung chung, chưa gắn với thực tế của cuộc sống để học sinh dễ liên tưởng, đa phần các em sử dụng lẫn lộn giữa hai đại lượng. + Trong một tiết dạy cụ thể giáo viên đã cho học sinh trả lời câu hỏi này và đa số các em vẫn chưa nắm rõ được hai khái niệm tốc độ và vận tốc. Đa số các em chỉ nắm được cách tính tốc độ bằng cách lấy quãng đường chia cho thời gian. + Phương án này chưa tận dụng được các ví dụ các em đã học được ở tiết trước, chưa tạo được mối liên kết kiến thức với kiến thức mà các em đã được học ở tiết trước. - Ưu điểm: + Đáp ứng được tiêu chí để hoạt động “khởi động” vào bài học. + Tạo được sự tò mò cho học sinh để tìm hiểu nội dung bài học. + Hình ảnh minh họa gần gũi với học sinh. - Hạn chế: + Phương án này đưa ra hình ảnh minh họa là một đồ chơi mà các em đều biết nhưng lại nói đến ảnh hoạt nghiệm là khái niệm nhiều học sinh không biết. + Ảnh chụp rất khó để các em hình dung, tưởng tượng và trả lời câu đặt vấn đề là sự biến đổi của vận tốc. + Trong tiết dạy trên lớp giáo viên đã hỏi và hầu như học sinh không phát hiện được vấn đề khi quan sát hình ảnh trên. b. Đề xuất nội dung “khởi động” theo hướng mới. Dựa vào thực tế dạy học như trên, tác giả đề xuất nội dung mục “khởi động “ như sau: Phương án 1: Hàng ngày khi các em đi xe đạp điện, xe máy điện đến trường thì em có nhận thấy sự thay đổi của vận tốc xe không. Nhất là khi xe bắt đầu đi, khi đi trên đoạn đường thẳng hoặc khi em muốn xe dừng lại. Tính mới của nội dung: Tình huống khởi động rất gần gũi với học sinh. Đây là hoạt động hàng ngày của các em và rất dễ để các em nhận ra sự thay đổi của vận tốc xe. Từ đó giáo viên sẽ đặt ra vấn đề về chuyển động biến đổi để tạo tình huống cho các em tìm hiểu. Tình huống này cũng phù hợp với hoạt động tìm hiểu kiến thức mới của học sinh thông qua bảng trong sách giáo khoa: - Ưu điểm: + Đáp ứng được tiêu chí để hoạt động “khởi động” vào bài học. + Tạo được sự tò mò cho học sinh để tìm hiểu nội dung bài học. + Hình ảnh minh họa sinh động, gần gũi với học sinh. - Hạn chế: + Phương án này khó để phát triển các kiến thức sau của bài học như tính: vận tốc tức thời, độ dịch chuyển, quãng đường đi được. + Một hạn chế của phương án này nữa là ta so sánh hai chuyển động của hai vật quá khác nhau về bản chất: xe ô tô và con người. Việc so sánh này có thể đánh lạc hướng của học sinh khỏi vấn đề mà chúng ta cần hướng tới để khởi động vào bài học. b. Đề xuất nội dung “khởi động” theo hướng mới. Dựa vào thực tế dạy học như trên, tác giả đề xuất nội dung mục “khởi động “ như sau: Một học sinh đã lấy được thông tin về vận tốc của đoàn tàu TN ( Thường gọi là tàu Thống Nhất) vào và ra khỏi Ga Chợ Sy trong những khoảng thời gian bằng nhau như sau: Thời gian (s) 0 1 2 3 4 5 Vận tốc Tàu rời ga (m/s) 0 0,5 1 1,5 2 2,5 Vận tốc Tàu vào ga (m/s) 4 3,2 2,4 1,6 0,8 0 Dựa vào bảng số liệu em hãy cho biết hai chuyển động này có gì giống và khác nhau. Tính mới của nội dung: - Phương án đưa ra phù hợp với yêu cầu khởi động vào bài học: Nhận ra độ biến thiên của vận tốc, tốc độ tăng giảm để tính gia tốc. - Tình huống đưa ra đã kế thừa được kiến thức và liên tục với bài học trước: Trong tiết học trước đã nhắc đến đoàn tàu vào và ra khỏi Ga Chợ Sy nên trong tiết này ta đưa ra bảng số liệu này để có tính liền mạch kiến thức. - Dữ liệu trong bảng còn dùng để “hình thành kiến thức” mới cho học sinh về: gia tốc, vận tốc tức thời, đồ thị vận tốc – thời gian. Việc này giúp học sinh có chuỗi hoạt động học liên tục, gắn kết với nhau, các nội dung xâu chuỗi từ đầu bài học đến cuối bài học. - Bảng số liệu đưa ra ngay từ đầu bài và thống nhất sử dụng đến cuối bài thông qua hệ thống phiếu học tập tạo ra chuỗi hoạt động học liên tiếp, từ kiến thức mới này đến kiến thức mới khác, tạo cho học sinh khí thế phấn khởi khi liên tiếp tìm ra cái mới. Tính mới của nội dung: - Phương án đưa ra phù hợp với yêu cầu khởi động vào bài học, gây hứng thú và tò mò cho học sinh. - Tình huống đưa ra là hoạt động thực tế của học sinh ngay tại trường, là hoạt động mà các em thường tham gia, nhìn thấy nên dễ hình dung và trả lời được câu hỏi của giáo viên, từ đó các em sẽ phát huy tính sáng tạo, trao đổi để tìm hiểu kiến thức. - Tình huống này cũng có thể mở rộng theo hướng nâng cao để phát triển năng lực cho học sinh như: phương trình quỹ đạo của quả bóng, vận tốc của quả bóng, tọa độ của rổ bóng trên đường đi của quả bóng. Phương án 2: Trong cuộc thi bóng chuyền hơi của nữ sinh Diễn Châu 3 dịp 20/11. Khi phát bóng thì quỹ đạo của bóng có dạng đường gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ cao và tầm xa của quả bóng? Tính mới của nội dung: - Phương án đưa ra gần gũi và quen thuộc với hoạt động hàng ngày của học sinh. Trong thí nghiệm thầy(cô) dùng hai lực tác dụng lên đoạn dây làm nó dãn ra hình vẽ. Liệu có thể thay thế hai lực đó bằng một lực mà có tác dụng lên đoạn dây như hai lực ban đầu không? Nếu có thì lực thay thế đó có những đạc điểm gì về giá, chiều, độ lớn? Tính mới của nội dung: - Phương án thí nghiệm dễ làm, có sẵn dụng cụ. - Tình huống đưa ra gần gũi, dễ tư duy, phát triển được năng lực tìm hiểu thế giới dưới góc độ vật lí. - Dễ dàng chuyển tiếp bài và khắc sâu được bài toán tìm hợp lực hai lực đồng quy. 2.2.7. Xây dựng tình huống cho “Bài 15: Định luật II Newton” a. Nội dung “khởi động” theo sách giáo khoa - Ưu điểm: - Nêu được vấn đề cần nghiên cứu của bài học. - Kích thích sự chú ý của học sinh vào nội dung của bài học. 2.2.8. Xây dựng tình huống cho “Bài 18: Lực ma sát” a. Nội dung “khởi động” theo sách giáo khoa - Ưu điểm: + Đáp ứng được tiêu chí để hoạt động “khởi động” vào bài học. + Tạo được sự tò mò cho học sinh để tìm hiểu nội dung bài học. + Hình ảnh minh họa sinh động. - Hạn chế: + Phương án này sử dụng hình ảnh minh họa tình huống thực tế nhưng học sinh không được thấy nhiều trong thực tiễn cuộc sống vì các em ít khi tham gia việc này. Thực tế dạy trên lớp giáo viên đã hỏi và nhận được nhiều câu trả lời của học sinh như: Do ma sát, do khối lượng nặng. b. Đề xuất nội dung “khởi động” theo hướng mới. Dựa vào thực tế dạy học như trên, tác giả đề xuất nội dung mục “khởi động " như sau: Mỗi buổi sáng trước khi vào học các em phải quét dọn phòng học, để quét được sạch sẽ các em phải di chuyển bàn ghế một chút. Nếu em dùng lực kéo nhỏ thì bàn ghế sẽ không dịch chuyển, phải tăng lực kéo đến một giá trị nào đó khá lớn thì mới di chuyển được. Em hãy cho biết nguyên nhân việc này là gì? Có cách nào để kéo bàn ghế dễ dàng hơn không? Tính mới của nội dung:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tinh_huong_thuc_tien_theo_huon.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng tình huống thực tiễn theo hướng tích cực hóa để “Khởi động” một số bài.pdf