Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức
Giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh trong thế kỷ 21 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai. Hoạt động STEM giúp học sinh liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để tạo ra sản phẩm Công nghệ giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua quy trình Kỹ thuật. Phương pháp giáo dục này biến những kiến thức tưởng chừng khô khan, khó hiểu thành cụ thể, dễ dàng ghi nhớ và thu hút khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Tại bậc Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về các sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ của con người. Do đó, môn học này rất phù hợp để xây dựng giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM, giúp học sinh vừa học kiến thức mới vừa phát huy tính sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi lựa chọn sáng kiến: “Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3” để nghiên cứu và thực hiện ở trường Tiểu học Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc trong năm học 2023 - 2024.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội Lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức
2 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN Nền giáo dục hiện đại ngày nay đề cao việc phát triển toàn diện năng lực của học sinh, chứ không chỉ tập trung vào kiến thức. Do đó, việc đổi mới và phối hợp các phương pháp dạy học đang là một xu thế tất yếu. Đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, thông qua các hoạt động trải nghiệm, thảo luận, làm việc nhóm, ... Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng giúp học sinh phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác. Môn Tự nhiên & xã hội là một môn học và cũng rất cần sự đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội là một việc làm cần thiết và cấp bách. Việc đổi mới sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập, phát triển năng lực của học sinh và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Sơ đồ tư duy là một công cụ học tập vô cùng hữu ích, giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ và tư duy logic. Với hình ảnh trực quan sinh động, sơ đồ tư duy giúp biến những thông tin phức tạp thành những cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, từ đó khơi gợi hứng thú và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh trong thế kỷ 21 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai. Hoạt động STEM giúp học sinh liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để tạo ra sản phẩm Công nghệ giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua quy trình Kỹ thuật. Phương pháp giáo dục này biến những kiến thức tưởng chừng khô khan, khó hiểu thành cụ thể, dễ dàng ghi nhớ và thu hút khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Tại bậc Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về các sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ của con người. Do đó, môn học này rất phù hợp để 4 trong lớp đông nên rất khó khăn khi tổ chức dạy học sơ đồ tư duy và giáo dục STEM. Sơ đồ tư duy và các hoạt động STEM là những công cụ hữu ích để học tập, nhưng không phải tất cả học sinh đều có thể dễ dàng sử dụng chúng. Nhiều học sinh có thể gặp khó khăn với các kỹ năng tư duy trừu tượng, sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề cần thiết cho việc sử dụng hiệu quả những công cụ này. 1.2.3. Về cơ sở vật chất: Nhà trường còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy STEM. Các phòng học STEM chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho các hoạt động trải nghiệm thực tế. Để có những đánh giá khách quan nhất về mức độ hiệu quả của sáng kiến, tôi tiến hành khảo sát về chất lượng cũng như mức độ hứng thú đối với môn Tự nhiên & Xã hội của 2 lớp 3 (lớp 3A2 làm lớp thực nghiệm và lớp 3A3 làm lớp đối chứng) và thu được kết quả như sau: Bảng khảo sát chất lượng môn Tự nhiên & Xã hội Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Lớp Sĩ số SL % SL % SL % 3A2 42 7 16,67 33 78,57 2 4,76 3A3 42 7 16,67 33 78,57 2 4,76 Bảng khảo sát mức độ hứng thú môn Tự nhiên & Xã hội Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 3A2 42 7 16,67 8 19,05 25 59,52 2 4,76 3A3 42 7 16,67 10 23,81 23 54,76 2 4,76 6 - Tiếp cận liên môn: Thay vì học các môn STEM riêng biệt, giáo dục STEM kết hợp chúng để tạo ra một bức tranh toàn cảnh về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. - Học thông qua thực hành: Học sinh được khuyến khích tham gia vào các hoạt động thực hành, trải nghiệm để ứng dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế. - Tư duy sáng tạo: Giáo dục STEM giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, dám nghĩ dám làm và đưa ra những giải pháp mới mẻ. 2.1.1.3. Lợi ích của Giáo dục STEM: - Nâng cao chất lượng giáo dục: Giúp học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, tăng hứng thú học tập và phát triển kỹ năng toàn diện. - Chuẩn bị cho tương lai: Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong các ngành nghề STEM tiềm năng trong tương lai. - Phát triển tư duy phản biện: Rèn luyện khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách logic. - Kỹ năng thế kỷ 21: Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo,... 2.1.1.4. Các phương pháp dạy học trong giáo dục STEM: * Phương pháp học tập dựa trên dự án: Học sinh thực hiện các dự án thực tế liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Dự án có thể được thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm. Học sinh cần vận dụng kiến thức và kỹ năng STEM để giải quyết vấn đề và hoàn thành dự án. * Học tập dựa trên vấn đề: Học sinh được trình bày với một vấn đề thực tế và được yêu cầu tìm ra giải pháp. 8 Ví dụ: Dự án Cây xanh (Môn Tự nhiên và xã hội lớp 3) trong dự án này tôi đã lồng ghép hoạt động STEM tìm hiểu các bộ phận của thực vật để giúp học sinh có những hiểu biết sâu sắc, toàn diện nhất về thực vật. Thứ hai. Tích hợp STEM vào các môn học khác: Tôi thường xuyên kết hợp các khái niệm STEM vào các môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, Nghệ thuật để tăng tính hấp dẫn và liên kết kiến thức. Ví dụ: Trong bài dạy STEM: Các bộ phận của thực vật tôi yêu cầu học sinh mô tả các bộ phận của thực vật bằng tranh vẽ. Như vậy trong bài học này ngoài vận dụng các kiến thức về Khoa học, Toán học, Công nghệ các em còn được vận dụng kiến thức về Mỹ thuật vào trong bài học để giải quyết các vấn đề học tập của mình. Thứ ba. Sử dụng công nghệ: Tôi tận dụng các công cụ và phần mềm STEM để tạo hứng thú, mô phỏng và trực quan hóa các kiến thức cho các em một cách tường minh như video, phần mềm mô phỏng, trò chơi tương tác, Ví dụ: Khi dạy bài Bề mặt trái đất theo STEM, để học sinh có thể hình dung được bề mặt trái đất thật khó nếu không có công cụ hỗ trợ. Chính vì thế tôi đã sử dụng video mô tả bề mặt trái đất để học sinh trực tiếp quan sát, trải nghiệm để các em có thể hình dung một cách sống động bằng hình ảnh. 10 kẽm, màu vẽ,...Bên cạnh đó tôi còn dành riêng khu vực trưng bày các sản phẩm STEM nhằm kích thích tư duy sáng tạo và khả năng hợp tác của học sinh. 2.1.3. Nâng cao nhận thức về giáo dục STEM cho phụ huynh học sinh. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành tổ chức các buổi tuyên truyền, thông tin về giáo dục STEM để phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích của giáo dục STEM. Bên cạnh đó cung cấp tài liệu, hướng dẫn về cách hỗ trợ con em học tập STEM tại nhà giúp phụ huynh có thể đồng hành cùng con trong quá trình học tập STEM. Trong quá trình dạy học, tôi luôn khuyến khích phụ huynh tham gia các hoạt động STEM cùng con để tạo môi trường học tập STEM tích cực cho học sinh. Kết nối phụ huynh với các nguồn tài nguyên STEM trong cộng đồng giúp phụ huynh tìm kiếm các cơ hội học tập STEM cho con em mình. Giáo viên tập huấn STEM cho phụ huynh 2.1.4. Tự bồi dưỡng kĩ thuật dạy học sơ đồ tư duy. 12 tên của các khái niệm này bằng chữ in hoa trên các nhánh chính, đồng thời tô màu cho cả nhánh và chữ viết để tạo sự liên kết. Nên sử dụng các thuật ngữ ngắn gọn, súc tích để đảm bảo tính dễ hiểu. Bước 3. Vẽ các nhánh phụ: Tiếp tục vẽ các nhánh phụ từ mỗi nhánh chính để bổ sung thêm thông tin chi tiết cho từng khái niệm. Viết tên các nội dung chi tiết này bằng chữ in thường trên các nhánh phụ. Bước 4. Phát triển các tầng phụ: Lặp lại bước 3 để phát triển thêm các tầng phụ nếu cần thiết, nhằm đi sâu vào chi tiết của từng nội dung. Một số lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy: - Để tăng thêm tính hấp dẫn và dễ nhớ cho sơ đồ tư duy thì có thể sử dụng hình ảnh, biểu tượng và màu sắc một cách hợp lý. - Bố trí các nhánh và nội dung một cách khoa học, cân đối để đảm bảo tính logic và dễ nhìn. - Sử dụng từ khóa ngắn gọn, súc tích. - Viết chữ rõ ràng, dễ đọc. - Sử dụng màu sắc hợp lý để phân biệt các cấp bậc và nội dung. - Vẽ sơ đồ tư duy một cách sáng tạo và khoa học. 2.1.4.3. Ứng dụng sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích với nhiều ứng dụng đa dạng trong học tập và công việc. Nó có thể được sử dụng để: - Tóm tắt nội dung và ôn tập một chủ đề: Sơ đồ tư duy giúp hệ thống hóa kiến thức, tóm tắt các ý chính và mối liên hệ giữa các khái niệm, từ đó giúp ghi nhớ và ôn tập hiệu quả hơn. - Trình bày tổng quan một chủ đề: Sơ đồ tư duy giúp sắp xếp thông tin một cách khoa học, logic, thể hiện rõ ràng cấu trúc và mối quan hệ giữa các ý tưởng, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung. - Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo, buổi nói chuyện hay bài giảng: Sơ đồ tư duy giúp sắp xếp các ý tưởng, lập dàn bài chi tiết, logic, đảm bảo trình bày suôn sẻ, mạch lạc và thu hút người nghe. 14 Phụ huynh hỗ trợ học sinh hoàn thiện sản phẩm STEM tại nhà 2.2. Giải pháp 2. Khảo sát, xây dựng các bài học STEM lồng ghép sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tự nhiên & Xã hội. Ngay từ đầu năm học 2022 - 2023, khi tiếp cận sách giáo khoa Tự nhiên & Xã hội 3 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ chương trình để dự kiến kế hoạch lập các bài học có thể áp dụng giáo dục STEM cho học sinh thực hiện trong quá trình dạy học từ đó tìm cách lồng ghép sơ đồ tư duy vào từng hoạt động của bài học. Sách giáo khoa Tự nhiên & Xã hội 3 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm 30 bài chia thành trong 6 chủ đề. Cụ thể: Chủ đề 1. Gia đình Bài 1: Họ hàng và những ngày kỉ niệm của gia đình Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Bài 3: Vệ sinh xung quanh nhà Bài 4: Ôn tập chủ đề gia đình 16 Bài 29: Mặt trời Trái đất Mặt trăng Bài 30: Ôn tập chủ đề trái đất và bầu trời Trong 30 bài với 6 chủ đề này, qua khảo sát tôi đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các bài hoc STEM sau: Bài 1. Họ hàng nội ngoại Chủ đề 1. Gia đình I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Học sinh biết khái niệm họ hàng nội, họ hàng ngoại. - Học sinh nhận biết được các thành viên trong họ hàng nội, họ hàng ngoại. - Học sinh biết cách xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình. - Học sinh nêu được vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. - Học sinh vẽ được “Cây gia đình” 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp: Học sinh biết cách lắng nghe, trình bày, thảo luận về chủ đề họ hàng nội, họ hàng ngoại. - Năng lực hợp tác: Học sinh biết cách làm việc nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách xác định vấn đề, tìm kiếm giải pháp và lựa chọn giải pháp phù hợp. - Năng lực sáng tạo: Học sinh biết cách sáng tạo các sản phẩm liên quan đến chủ đề họ hàng nội, họ hàng ngoại. 3. Phẩm chất: - Trân trọng, yêu thương các thành viên trong gia đình. - Tự hào về truyền thống gia đình. - Biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - Có ý thức giữ gìn hạnh phúc gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: 18 - Giáo viên hướng dẫn học sinh chế tạo các sản phẩm STEM theo các giải pháp đã lựa chọn. - Giáo viên khuyến khích học sinh sử dụng các nguyên vật liệu tái chế để chế tạo sản phẩm. Bước 6. Thử nghiệm và đánh giá: - Giáo viên cho học sinh thử nghiệm và đánh giá các sản phẩm đã chế tạo. - Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến đóng góp để cải tiến sản phẩm. Bước 7. Chia sẻ thảo luận: - Giáo viên cho học sinh chia sẻ, thảo luận về các sản phẩm đã chế tạo. - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh. Bước 8. Điều chỉnh thiết kế: - Giáo viên cùng học sinh điều chỉnh thiết kế sản phẩm dựa trên ý kiến đóng góp. Lưu ý: - Giáo viên cần linh hoạt điều chỉnh các hoạt động dạy học phù hợp với trình độ và điều kiện của học sinh. Giáo viên cần khuyến khích học sinh sáng tạo, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. Bài 2. Di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên Chủ đề 3. Cộng đồng địa phương I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên. - Phân biệt được các loại di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên. - Nêu được giá trị của di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên. - Giới thiệu được một số di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở địa phương. 2. Năng lực:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_ket_hop_voi_giao.doc