Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh Lớp 10 theo chương trình Ngữ Văn 2018
1.1. Đổi mới giáo dục là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Ngoài việc đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh thì việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá là khâu trọng yếu của quá trình dạy học có thể làm xoay chuyển bản chất và quá trình hoạt động của nhà trường. Mục đích của KTĐG kết quả học tập của HS không phải là cho điểm, xếp loại HS, cho lên lớp mà nhằm theo dõi quá trình học tập của HS, nhận định thực trạng, đặt ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học giúp HS tiến bộ, đạt được mục tiêu giáo dục. Mặt khác, đổi mới khâu kiểm tra đánh giá còn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh thúc đẩy HS hứng thú, say mê học tập. Đồng thời, kết quả kiểm tra, đánh giá phản ánh đúng năng lực thật của người học sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tích cực giúp cơ quan quản lí giáo dục đưa ra những chiến lược giáo dục phù hợp.
Tuy nhiên, lâu nay việc kiểm tra đánh giá đối với học sinh THPT còn nhiều bất cập. Hầu hết các trường THPT vẫn chủ yếu dựa vào kết quả của các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi THPTQG theo hình thức GV ra câu hỏi, HS trả lời vẫn phụ thuộc nhiều vào cách đánh giá chủ quan và cảm tính của giáo viên. Để khắc phục tình trạng trên và phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ của người học thì việc làm cấp bách hiện nay là phải đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã có nhiều đổi mới về kiểm tra, đánh giá cụ thể như sau: Thay đánh giá theo tiếp cận nội dung bằng đánh giá theo tiếp cận năng lực. Các bài kiểm tra không chỉ thực hiện trên giấy vào cuối một chủ đề, một chương, một học kì,...mà được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…) trong suốt quá trình học tập. Kiểm tra đánh giá không hướng nhiều vào mục đích cạnh tranh mà hướng chủ yếu vào sự hợp tác; không chú trọng vào điểm số mà chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo và các chi tiết của sản phẩm để nhận xét. Đánh giá theo cách mới không tập trung vào kiến thức hàn lâm mà tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo.
1.2. Rubric là một công cụ hiệu quả để đánh giá năng lực học sinh học Ngữ văn theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong dạy học môn Ngữ văn, bồi dưỡng, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho người học là yếu tố căn cốt. Năng lực đọc hiểu là năng lực tiếp nhận, xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống.
Đổi mới KTĐG kĩ năng đọc hiểu ở môn văn đòi hỏi công khai các tiêu chí, biểu điểm cụ thể, định hướng HS tự đánh giá và đánh giá chéo, bên cạnh việc đánh giá của GV nhằm giúp HS tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội văn bản, vận dụng những kiến thức từ bài học vào cuộc sống, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
Đặt trong bối cảnh đổi mới của ngành giáo dục, rubric đã đáp ứng được những nhu cầu đổi mới khâu KTĐG. Đó là một bộ công cụ đánh giá gồm các tiêu chí được cụ thể hóa thành các chỉ số hành vi hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm, thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập. Rubric được sử dụng để đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Rubric được thiết kế theo thang bậc nhận thức với các tiêu chí, các chỉ số hành vi rõ ràng nên có thể giúp GV đánh giá chính xác và phân loại HS. Như vậy, rubric sẽ giúp việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trở nên chính xác, dễ dàng. Mặt khác, các tiêu chí, mức độ đánh giá trong rubric cũng giúp người học tự đánh giá kết quả đạt được của bản thân, xác định rõ các kĩ năng cần được rèn luyện và phát triển khi đọc hiểu văn bản.
Kĩ năng đọc hiểu văn bản là một trong những mục tiêu dạy học của môn Ngữ văn. Bên cạnh văn bản thơ, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng…thì văn bản nghị luận là loại văn bản cả người dạy và người học đều cảm thấy có những có những khó khăn nhất định trong phương pháp dạy học và khả năng tiếp nhận. Sự rõ ràng, thống nhất qua cách đánh giá bằng rubric sẽ là nút mở để GV và HS sẵn sàng khai phá văn bản nghị luận một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Vì những lý do trên và trong khuôn khổ nghiên cứu chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ Văn 2018”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh Lớp 10 theo chương trình Ngữ Văn 2018
Đặt trong bối cảnh đổi mới của ngành giáo dục, rubric đã đáp ứng được những nhu cầu đổi mới khâu KTĐG. Đó là một bộ công cụ đánh giá gồm các tiêu chí được cụ thể hóa thành các chỉ số hành vi hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm, thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập. Rubric được sử dụng để đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Rubric được thiết kế theo thang bậc nhận thức với các tiêu chí, các chỉ số hành vi rõ ràng nên có thể giúp GV đánh giá chính xác và phân loại HS. Như vậy, rubric sẽ giúp việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trở nên chính xác, dễ dàng. Mặt khác, các tiêu chí, mức độ đánh giá trong rubric cũng giúp người học tự đánh giá kết quả đạt được của bản thân, xác định rõ các kĩ năng cần được rèn luyện và phát triển khi đọc hiểu văn bản. Kĩ năng đọc hiểu văn bản là một trong những mục tiêu dạy học của môn Ngữ văn. Bên cạnh văn bản thơ, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụngthì văn bản nghị luận là loại văn bản cả người dạy và người học đều cảm thấy có những có những khó khăn nhất định trong phương pháp dạy học và khả năng tiếp nhận. Sự rõ ràng, thống nhất qua cách đánh giá bằng rubric sẽ là nút mở để GV và HS sẵn sàng khai phá văn bản nghị luận một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Vì những lý do trên và trong khuôn khổ nghiên cứu chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ Văn 2018” 2. Mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất cách thức thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 2018. 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy đọc hiểu văn bản nghị luận cho học sinh lớp 10 trong trường THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp thiết kế và sử dụng Rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 4. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên kết hợp một cách khéo léo, hợp lý giữa việc sử dụng Rubric và các công cụ đánh giá truyền thống vào đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của HS lớp 10 thì sẽ thu được kết quả đánh giá chính xác và khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 2018 1.1 Rubric và sử dụng rubric trong đánh giá năng lực học sinh 1.1.1. Khái niệm rubric Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về rubric. Xâu chuỗi các định nghĩa đó lại, ta nhận thấy những điểm chung: Theo Heidi Goodrich- chuyên gia về rubric, khẳng định rubric là một công cụ dùng để cho điểm bằng cách liệt kê tất cả các tiêu chí đánh giá bài học, bài tập, bài làm hay công việc mà người học thực hiện bằng cách xếp loại theo thứ bậc. Natalie Pham cho rằng rubric là một hệ thống cho điểm theo các tiêu chí đánh giá cho trước, nêu rõ người chấm đánh giá bài theo những kỳ vọng nào và mô tả các cấp độ tiêu chí dùng để đánh giá. Tác giả Tôn Quang Cường có đưa ra khái niệm về rubric cụ thể, chi tiết hơn: rubric là một cách đánh giá, công cụ đánh giá được sử dụng khá rộng rãi trong thực tiễn giáo dục và dạy học hiện nay trên thế giới (rubric theo tiếng Latin có nghĩa là “vùng đất đỏ”,“ phần viết bằng mực đỏ trong các cuốn Kinh thánh, sách cổ”; tập tục hoặc quy tắc được thiết lập để thực hiện). Rubric là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo chuẩn, tiêu chí và mức) những kết quả (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối cùng khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Từ các định nghĩa trên chúng ta có thể hiểu: rubric là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của người học được thể hiện bằng bảng mô tả các tiêu chí đánh giá theo các cấp độ khác nhau trên cơ sở các yêu cầu, mục tiêu cần đạt của môn học. 1.1.2. Phân loại rubric 1.1.2.1. Phân loại: Theo PGS.TS. Lê Văn Hảo, có 2 loại rubric chính: - Rubric định lượng/phân tích (Analytical rubric): cung cấp các mô tả chi tiết của mỗi tiêu chí ở mỗi mức trên thang đánh giá. Bảng 1.1.Rubric định lượng/phân tích Tiêu chí Mô tả mức chất lượng Điểm đánh giá Xuất sắc Tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt 10 - 9 8 - 7 6 - 5 4 - 0 Đẹp, rõ, Đẹp, rõ, còn Rõ, còn lỗi Đơn điệu, Hình không lỗi lỗi chính tả chính tả chưa rõ, thức chính tả nhiều lỗi chính tả 4 Chưa đạt 0-4 Không rõ bố cục, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng,tối nghĩa. Nội dung đạt khoảng dưới 40% yêu cầu của đề. 1.1.2.2 Ưu nhược điểm của từng loại: - Rubric định lượng/phân tích: + Ưu: Cung cấp thông tin phản hồi chi tiết ứng với mỗi tiêu chí và mức đánh giá, giúp HS tự hoàn thiện tốt hơn. Mặt khác, đảm bảo độ tin cậy tốt khi đánh giá bởi điểm được chia nhỏ theo các mức đạt được tiêu chí, độ lệch điểm sẽ thấp . + Nhược: Mất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống tiêu chí và đánh giá. - Rubric định tính/tổng hợp: + Ưu: Cung cấp thông tin phản hồi tổng hợp ở mỗi mức đánh giá. Dễ xây dựng hơn, đánh giá nhanh hơn. + Nhược: Không chỉ ra được mức độ đạt được ứng với mỗi nội hàm trong thông tin phản hồi tổng hợp nên kém hữu ích đối với HS. Từ sự so sánh trên, chúng tôi lựa chọn sử dụng loại rubric định lượng phân tích trong thực nghiệm và dạy học. 1.1.3. Cấu trúc Rubric định lượng/ phân tích Theo Goodrich một rubric có cấu trúc gồm bốn phần cơ bản: Một là: Mô tả nhiệm vụ công việc (công việc được giao của HS) Hai là: Khung đánh giá (ĐG) hay các bậc tiêu chuẩn ĐG (ở hình thức các mức độ đáp ứng yêu cầu hoặc hình thức điểm số) Ba là: Các khía cạnh hay các tiêu chí ĐG kết quả (liệt kê các kĩ năng hay kiến thức cần có đối với công việc được giao.) Bốn là: Các mô tả đối với từng mức độ chất lượng (của kết quả đạt được cho từng tiêu chí ĐG). 1.1.4. Thiết kế rubric 1.1.4.1. Nguyên tắc thiết kế rubric - Các mô tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất hoặc ngược lại. - Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới giữa các mức độ hoàn thành đối với từng HS và giữa các HS với nhau. - Các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện theo mục tiêu. 6 Rubric cần thể hiện rõ chức năng, không những đánh giá kiến thức, kĩ năng mà còn đánh giá năng lực thực hiện và các năng lực khác nhau của HS. 1.1.4.5.Vai trò, chức năng của rubric trong đánh giá Đối với HS: - Nhờ có rubric mà việc học tập của HS trở nên rõ ràng, các em dễ dàng kiểm soát được những gì mình đã làm được và chưa làm được, có thể hình dung được những kỳ vọng của GV, của nhà trường về kết quả học tập của các em. Từ đó hình thành động cơ học tập tích cực và xác định rõ các mục tiêu học tập từ trước đó để phấn đấu. Đối với GV: - Rubric là một phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm, GV là người định hướng, dẫn dắt, HS cứ theo các tiêu chí, yêu cầu trong rubric mà thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tự giác, nỗ lực để đạt được thang điểm kỳ vọng mà GV không mất nhiều thời gian giảng giải, phân tích. - Rubric sẽ giúp việc đánh giá, cho điểm HS dễ dàng, nhanh chóng, khách quan và chính xác hơn bởi các tiêu chí đã được thống nhất cùng HS trước đó. Tuy nhiên, rubric bên cạnh rất nhiều lợi ích cũng có một số mặt hạn chế như sau: - Thiết kế một rubric mất rất nhiều thời gian, đòi hòi công phu, tỉmỉ. - Rubric có thể làm hạn chế sự sáng tạo của HS. Nếu các tiêu chí trong rubric chưa đầy đủ, chưa phù hợp, sự sáng tạo của HS vượt ra ngoài các tiêu chí lại không được công nhận, các em bị bó buộc trong các tiêu chí của rubric sẽ mất đi hứng thú sáng tạo, gây tâm lý chán nản trong học tập. 1.1.4.6. Sử dụng rubric trong đánh giá năng lực học sinh Chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh với 5 phẩm chất chủ yếu (yêu nước, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, nhân ái) và 10 năng lực cốt lõi cần phát triển (Năng lực tự chủ và tự học;Năng lực thể chất; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực tin học; Năng lực công nghệ; Năng lực công nghệ; Năng lực khoa học; Năng lực khoa học; Năng lực khoa học; Năng lực toán học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực ngôn ngữ). Môn Ngữ văn có nhiều ưu thế trong việc góp phần hình thành và phát triển toàn diện các năng lực chung nêu trong Chương trình tổng thể. Những năng lực này không chỉ phát triển qua nội dung dạy học mà còn qua phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực. Với tiêu chí đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là tập trung hướng vào phát triển năng lực người học cả năng lực cốt lõi và năng lực chuyên biệt, thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của từng cá nhân thì việc sử dụng rubric vào đánh giá 8 b. Tính thuyết phục cao: Đây là một đặc trưng then chốt, một từ khóa quan trọng của văn nghị luận. Trong bài văn nghị luận, cần có sự nhào nặn ngôn từ, vận dụng tư duy và sắp xếp ý tưởng, dẫn chứng để tạo nên bài văn nghị luận đạt tính thuyết phục cao. c. Tính trang trọng, công khai: Ngoài đặc trưng về tính chặt chẽ, tính thuyết phục cao thì tính trang trọng, công khai là một đặc trưng không thể thiếu của văn nghị luận không chỉ có văn nghị luận xưa mới có được đặc trưng trang trọng và công khai mà đến tận ngày hôm nay tính trang trọng và công khai là một đặc trưng cần có khi viết văn nghị luận. 1.2.3.3 Phân loại văn nghị luận: Căn cứ vào nội dung người ta có thể xếp những bài văn nghị luận ra làm hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong đó nghị luận văn học là những bài nghị luận về một vấn đề văn học nào đó: một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật, tác giả, tác phẩm, vấn đề văn học Còn nghị luận xã hội là những bài bàn luận về những vấn đề xã hội như: chính trị, hiện tượng, tư tưởng, đạo đức, lối sống Căn cứ vào các giai đoạn văn học, người ta chia thành ba loại: nghị luận dân gian, nghị luận trung đại, nghị luận hiện đại. Tất nhiên, vì ở những giai đoạn lịch sử khác nhau mà ba loại văn bản nghị luận này sẽ có hình thức biểu đạt, mục đích biểu đạt khác nhau song chúng đều giống nhau ở chỗ là cùng sử dụng phương thức nghị luận. 1.2.4 . Kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận Từ khái niệm kĩ năng đọc hiểu có thể rút ra kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận là sự vận dụng thành thạo các thủ pháp và thao tác đọc hiểu văn bản nghị luận để lĩnh hội được giá trị văn bản dựa trên những đặc trưng cơ bản của thể loại này. Dựa vào kĩ năng đọc hiểu văn bản và đặc trưng của thể loại văn nghị luận, chúng ta có thể rút ra kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận như sau: 1.2.4.1.Nhận biết các thành phần bề mặt của văn bản Thành phần bề mặt (còn gọi là thành phần bề nổi của văn bản) là thành phần nội dung và hình thức được hiển thị ngay trong cấp độ ngôn từ của văn bản mà người đọc dễ dàng nhận ra. Đối với văn bản nghị luận, thành phần bề mặt đó là: phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, luận đề, luận điểm, luận chứng, các biện pháp tu từ + Nhận biết phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt Đặc trưng của văn bản nghị luận là trình bày quan điểm và thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó. Vì vậy, phong cách ngôn ngữ là chính luận và phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Tuy nhiên, bên cạnh phương thức biểu đạt nghị luận, văn bản nghị luận còn kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác để giúp tác giả thực hiện hiệu quả mục đích thuyết phục như: tự sự, miêu tả, biểu cảm 10 trên trải nghiệm và tri thức đã có (tri thức nền) của người đọc 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 về đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp10 2.1.1. Yêu cầu đổi mới đánh giá năng lực học sinh trong môn Ngữ văn Đối với môn Ngữ văn, chương trình GDPT 2018 nêu ra những yêu cầu đổi mới đánh giá năng lực HS cụ thể như sau: - Về mục tiêu đánh giá Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học,quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. - Về căn cứ đánh giá Căn cứ đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với học sinh mỗi lớp học, cấp học đã quy định trong chương trình. - Về nội dung đánh giá Trong môn Ngữ văn, giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe. - Về cách thức đánh giá Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì: + Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. + Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm giữa và cuối của học kì I Và học kì II do trường tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình 2.1.2. Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận ở lớp10 - Yêu cầu về đọc hiểu nội dung: HS biết : +Nhận xét nội dung bao quát của văn bản. 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_rubric_trong_danh_gia_ki_nang.pdf