Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán Lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 theo bộ sách Kết nối tri thức

+ Kết nối trường học với cộng đồng

Để giáo dục STEM đạt hiệu quả, việc đầu tiên đó chính là trường học phải liên kết với các cơ sở khác xung quanh. Ví dụ ở đây là các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp, đại học tại địa phương. Việc này sẽ khai thác tối đa các nguồn lực về

con người, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học STEM. Các hoạt động này sẽ giúp tăng tính liên kết giữa các tổ chức lại với nhau.

+ Giúp trẻ em định hướng được nghề nghiệp

Trong quá trình học STEM, học sinh sẽ được trải nghiệm và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Quá trình này sẽ giúp các em đánh giá được sự phù hợp về năng khiếu, sở thích của mình đối với từng lĩnh vực. Sau đó, học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Việc thực hiện tốt giáo dục STEM sẽ giúp thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, từ đó đáp ứng được nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Từ những lý do trên, trong năm học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành áp dụng vào thực tiễn dạy học và thực hiện đề tài: “Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”.

docx 37 trang Thanh Ngân 08/11/2024 1881
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán Lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 theo bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán Lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 theo bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán Lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 theo bộ sách Kết nối tri thức
 2
Giáo dục theo mô hình STEM không đồng nghĩa với việc đào tạo học sinh trở 
thành những nhà toán học hay kỹ sư mà là phát triển các kỹ năng cần có cho 
học sinh để học sinh có thể làm việc và phát triển trong thế giới công nghiệp 
hiện đại 
ngày nay. Mô hình STEM phải đảm bảo tích hợp, lồng ghép hài hòa giữa 04 
nhóm kỹ năng: Kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ 
năng toán học.
Ngoài những kỹ năng trên, mô hình giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh 
những kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển tốt trong thời đại công nghiệp 
4.0 như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng 
giao tiếp, v.v.
 Mô hình giáo dục STEM là một mô hình dạy học mở. Ở đó giúp các em được 
tích cực hoá hoạt động học tập của mình. Các em được trao đổi, thảo luận, xây 
dựng kế hoạch thực hiện cùng bạn để tạo ra sản phẩm học tập. Từ đó giúp các 
em có hứng thú hơn trong học tập, tự do khám phá kiến thức và giải quyết vấn 
đề sáng tạo. Với mô hình giáo dục STEM sẽ giúp các em:
+ Đảm bảo giáo dục toàn diện
Giáo dục truyền thống tập trung vào các môn học thông thường như Toán, Khoa 
học Nhưng giáo dục STEM thì tập trung vào tích luỹ kiến thức về lĩnh vực 
công nghệ, kỹ thuật cho học sinh một cách tích hợp. Do đó, các em có thể thấy 
được mối liên quan giữa các môn học STEM là gì, cũng như cách ứng dụng các 
kiến thức này vào giải quyết vấn đề thực tế.
+ Xây dựng hứng thú cho trẻ về các môn học STEM
Giáo dục STEM hướng tới sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề 
trong đời sống. Vì thế, học sinh khi được tự hoạt động và trải nghiệm thì các em 
mới biết được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống. Từ đó, các em sẽ có hứng thú 
và nhớ được lâu hơn các kiến thức đã học.
+ Giáo dục STEM giúp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh 4
- Sáng kiến với các giải pháp mà cá nhân tôi trình bày khác so với giải pháp 
trong quá trình dạy là: HS sử dụng những vật liệu thông dụng tái chế và làm ra 
các sản phẩm để vận dụng vào bài học như: móc reo quần áo, cốc nhựa 1 lần, 
cốc ăn mì tôm, khúc gỗ, .. làm ra cân thăng bằng; hay bìa vở, tấm bìa trong suốt 
làm ra dụng cụ tìm một phần mấy, giấy thủ công làm ra các bức tranh có sử 
dụng hình vuông, chữ nhật hình tròn và một phần mấy, bìa cát tông, ống hút làm 
ra mô hình đồng hồ để học giờ..
- Tôi lồng ghép làm sản phẩm STEM vào một phần trong bài học toán là phần 
luyện tập hoặc phần ứng dụng. Khi đó học sinh nắm chắc kiến thức và ứng dụng 
bài học vào làm sản phẩm, học mà chơi, chơi mà học.
- Sáng kiến được áp dụng lần đầu tại nhà trường vào đầu năm học 2023- 2024 
đến hết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng 
dạy, tôi nhận thấy học sinh tích cực chủ động trong hoạt động học, thích tìm tòi, 
nghiên cứu để hoàn thành sản phẩm của mình. Luôn đam mê nghiên cứu để sản 
phẩm có ứng dụng tốt nhất.
3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học của 
ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng: 6
* Học sinh: + Đa số học sinh chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời thầy cô, được 
trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập. 
* Phụ huynh: + Được sự quan tâm của phụ huynh luôn hỗ trợ và phối hợp tích 
cực với giáo viên trong việc học tập và giáo dục đạo đức cho học sinh. Phụ 
huynh luôn hỗ trợ, tạo điều kiện tốt cho các em tham gia vào các hoạt động học 
tập để học sinh phát huy tính tích cực sáng tạo của mình. 
2. Những khó khăn:
*Tài liệu: - Tài liệu nghiên cứu về các phương pháp dạy học hiện đại của chúng 
tôi chưa nhiều, mất khá nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị của một bài dạy 
Stem nên nhiều giáo viên còn e ngại khi sử dụng phương pháp mới.
*Giáo viên: - Nhiều giáo viên còn hạn chế về năng lực sử dụng CNTT, ứng 
dụng CNTT vào dạy học, kinh nghiệm sử dụng các phương pháp mới chưa có 
nhiều...
 *Về học sinh: + Đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em rất dễ nhớ nhưng cũng 
nhanh quên và sự tập trung chú ý còn hạn chế. Các em hiếu động, thích tìm hiểu 
cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em cũng rất chóng chán. Năng lực 
nhận thức của một số học sinh còn nhiều hạn chế, khả năng tư duy, suy luận
 chưa cao, chưa có ý thức trách nhiệm trong học tập và các hoạt động khác. 
Một 
số học sinh còn thụ động, rụt rè, nhút nhát, chưa tích cực, chủ động khi tham gia 
hoạt động, chưa phối hợp cùng bạn, trong các hoạt động nhóm. 
* Để có số liệu đánh giá đúng thực trạng và có cơ sở đánh giá tính hiệu quả của 
biện pháp thực hiện, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh.
3. Nội dung khảo sát:
+ Khảo sát về mức độ hứng thú, tập trung trong học tập của học sinh.
+ Khảo sát về những phẩm chất, năng lực của học sinh trong học tập.
+ Khảo sát về chất lượng học tập môn Toán.
4. Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3D, lớp 3C trường TH Tri Phương 8
 chất Nhân ái 35 73 13 27 0 0
 Chăm chỉ 36 75 12 25 0 0
 Trung thực, 40 83 8 17 0 0
 Trách nhiệm 38 79 10 21 0 0
* Kết quả khảo sát: Lớp 3C
+ Kết quả khảo sát về hứng thú, tập trung học tập:
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT
 Lớp Sĩ số Hứng thú Bình thường Không hứng thú
 SL % SL % SL %
 3C 38 15 39,4 16 42 7 18,6
+ Kết quả khảo sát về chất lượng học tập:
 KẾT QUẢ KHẢO SÁT
 Lớp Sĩ số Xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành
 SL % SL % SL %
 3C 38 6 15,8 10 26,2 22 58
+ Kết quả khảo sát về những phẩm chất, năng lực của học sinh:
 Mức đạt được
 Năng lực và phẩm chất Tốt Đạt Chưa đạt
 SL % SL % SL %
 Năng Tự chủ, tự học 19 50 17 44,7 2 5,3
 lực Giao tiếp, hợp tác 18 47,4 16 42,1 4 10,5 10
Bước 1: Xác định mục đích của sản phẩm chủ đề STEM. Sản phẩm chủ đề 
STEM được thiết kế, chế tạo để phục vụ hoạt động dạy học nào (đặt vấn đề, xây 
dựng kiến thức, vận dụng kiến thức)?
Bước 2: Xác định nguyên lí hoạt động của sản phẩm chủ đề STEM. Tức là tìm 
câu trả lời cho câu hỏi “Sản phẩm chủ đề hoạt động như thế nào?”. Trong dạy 
học, nguyên lí hoạt động của sản phẩm này là các định luật, nguyên lí, học sinh 
cần lĩnh hội hay vận dụng của tiết học.
Bước 3: Phác thảo bản vẽ thiết kế sản phẩm chủ đề STEM. Bản vẽ thiết kế sản 
phẩm được phác thảo dựa trên nguyên lí hoạt động. Thông thường, bản vẽ thiết 
kế sản phẩm có nhiều, mỗi bản vẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tuy 
nhiên, bản vẽ tối ưu nhất khi nó căn cứ trên vật liệu và nguồn lực sẵn có.
Bước 4: Gia công các chi tiết của sản phẩm chủ đề STEM. Các chi tiết của sản 
phẩm thường được gia công bằng các công nghệ, công cụ nào. Khi gia công 12
 Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:
Môn học Yêu cầu cần đạt
 Toán 1 1 1 1
 – Nhận biết được về , , ,..., thông qua các 
 2 3 4 9
 hình ảnh trực quan.
Môn học chủ đạo – Thực hành tạo sản phẩm từ một phần mấy của 
 một hình để trang trí góc học tập.
 – Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên 
 quan đến một phần mấy.
 Mĩ thuật – Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để 
 làm nên sản phẩm.
 – Phối hợp được một số kĩ năng: cắt, xé, dán, ... 
Môn học tích hợp trong thực hành, sáng tạo.
 – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ 
 mục đích sử dụng.
 – Sử dụng sản phẩm để trang trí góc học tập.
I. Yêu cầu cần đạt.
 1 1 1 1
– Nhận biết được về , , ,..., thông qua các hình ảnh trực quan.
 2 3 4 9
– Thực hành sử dụng các vật liệu đơn giản và phối hợp với một số kĩ năng xé, 
cắt, dán,. tạo sản phẩm từ một phần mấy của một hình để làm sản phẩm trang 
trí.
– Tự tin trình bày ý kiến khi thảo luận đề xuất ý tưởng và trưng bày, giới thiệu 
sản phẩm của nhóm mình trước lớp.
– Hợp tác với các bạn để tạo sản phẩm và điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm của 
nhóm.
– Có cơ hội hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng 
lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán. 14
GV chiếu câu hỏi cho mỗi đội trả lời. Đến lượt đội 
nào thì bấm vào ô số câu hỏi của đội đó. Nếu trả lời 
đúng thì bấm vào ếch để lên bậc. 
– Kết thúc trò chơi, GV tuyên bố đội thắng cuộc.
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề)
Hoạt động 1: Quan sát tranh và cho biết 
– GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 15 sách Bài – HS quan sát và trả lời 
học STEM 3 và trả lời câu hỏi: câu hỏi. 
a) Các bạn trong tranh làm gì?
(Gợi ý: Có thể có các câu trả lời khác nhau, ví dụ:
+ Các bạn trong tranh đang trang trí lớp học.
+ Các bạn đang dán hình bông hoa và hình rô bốt)
b) Các bạn dùng những gì để trang trí? – HS trả lời.
(Gợi ý: các bạn chia các hình chữ nhật, hình vuông, 
hình tròn, hình tam giác thành những phần bằng và 
sử dụng chúng để ghép thành cây hoa, rô bốt.)
– GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu HS hoàn – HS hoàn thành phiếu 
thành. học tập số 1.
– GV: Bài học hôm nay, chúng ta cùng ôn lại kiến 
thức Một phần mấy và tạo hình trang trí giống như 
các bạn trong tranh nhé. 
Sản phẩm trang trí đảm bảo các yêu cầu sau:
 1 1 1
+ Sản phẩm có thể sử dụng 
 2;3; ;9
 của một hình để trang trí.
+ Trang trí sáng tạo và đảm bảo tính thẩm mĩ.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 16
 1
màu hình hoa. 
 6
+ Hình vuông được chia thành 8 phần bằng nhau. Đã 
 1
tô màu hình vuông. 
 8
+ Hình sao được chia thành 5 phần bằng nhau. Đã tô 
 1
màu hình sao.)
 5
– GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn – HS hoàn thành phiếu 
thành. học tập số 2.
– GV mời HS trình bày phiếu học tập số 2. – HS trình bày phiếu học 
 tập số 2.
– GV nhận xét tổng kết hoạt động và nhắc HS chuẩn 
bị cho giờ học sau.
NGHỈ GIỮA TIẾT 1 VÀ TIẾT 2
THỰC HÀNH – VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Đề xuất ý tưởng và cách làm sản 
phẩm trang trí bằng cách sử dụng một phần mấy
a) Thảo luận và chia sẻ ý tưởng làm sản phẩm trang 
trí bằng cách sử dụng một phần mấy
– GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 – 6 HS. – HS lập nhóm theo yêu 
 cầu.
– GV tổ chức cho HS thảo luận và chia sẻ về ý – HS thảo luận nhóm.
tưởng làm sản phẩm theo các tiêu chí: 
 1 1 1
+ Sản phẩm có thể sử dụng 
 2;3; ;9
 của một hình để trang trí.
+ Trang trí sáng tạo và đảm bảo tính thẩm mĩ.
– GV chiếu cho HS một vài ý tưởng gợi ý trong sách – HS theo dõi 18
b) Lựa chọn ý tưởng và đề xuất cách làm sản phẩm 
trang trí
– GV yêu cầu các nhóm thảo luận: – HS thảo luận, lựa chọn ý 
+ Lựa chọn ý tưởng làm sản phẩm cho nhóm mình. tưởng và đề xuất cách làm 
+ Thảo luận đề xuất các giải pháp theo ý tưởng đã sản phẩm trang trí cho 
chọn. nhóm mình.
– GV giao phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS hoàn – HS hoàn thành phiếu 
thành. học tập số 3.
– GV mời đại diện nhóm lên trình bày phiếu học tập – Đại diện nhóm lên trình 
số 3. bày phiếu học tập số 3.
Hoạt động 4: Làm các sản phẩm trang trí bằng cách 
sử dụng một phần mấy
– GV mời HS thảo luận nhóm lựa chọn dụng cụ và – HS thảo luận lựa chọn 
vật liệu phù hợp với phương án mình đã chọn. dụng cụ vật liệu.
– GV yêu cầu HS đọc mục 4b, quan sát hình trang – HS trả lời.
17 và cho biết sách gợi ý chúng ta làm các bước như 
thế nào?
(Sách gợi ý làm theo 3 bước:
+ Bước 1: Gấp đĩa giấy và các mảnh giấy thành 
những phần bằng nhau.
+ Bước 2: Viết 1/2, 1/3, , 1/9 vào các phần tương 
ứng.
+ Bước 3: Tạo hình, trang trí sản phẩm.)
– GV mời HS thực hành làm sản phẩm theo giải – HS thực hành làm sản 
pháp của nhóm. phẩm.
Trong quá trình HS làm sản phẩm GV quan sát hỗ 
trợ các nhóm gặp khó khăn. 20 22
+ Sản phẩm mang tính thẩm mĩ, có ý nghĩa giáo dục; phù hợp với tâm sinh lý 
học sinh lớp 3, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của 
nhà trường;
+ Sản phẩm phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học;
+ Sản phẩm phải được chuẩn bị chu đáo; gây được hứng thú đối với học sinh.
 Sau đây tôi xin giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu mà tôi đã áp dụng 
trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 3.
2.1: Thực hành “Làm cân thăng bằng” trong bài học Gam.
* Mục đích: Củng cố khắc sâu kiến thức về đổi các đơn vị đo khối lượng kg, g, 
thực hành cân đồ vật có xung quanh nhỏ hơn 1kg bằng chiếc cân mình làm 
được.
* Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: - Các phiếu học tập. 
- Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm HS).
STT Thiết bị/ Học liệu Số lượng Hình ảnh minh hoạ 
1 Móc treo áo 1 chiếc
2 Cốc giấy/ cốc nhựa nhỏ 2 chiếc
3 Dây 2 chiếc
4 Hộp/ bìa các-tông 1 chiếc
- Chuẩn bị của học sinh (dành cho 1 nhóm)
STT Thiết bị/Dụng cụ Số lượng Hình ảnh minh hoạ 
1 Thước kẻ 1 cái 
2 Kéo thủ công 1 cái 
3 Bút màu 1 hộp 
4 Giấy màu 1 tập
* Cách tiến hành: - HS thực hành làm cân ở phần vận dụng ( Tiết 2).
THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phuong_phap_giao_duc_stem_tron.docx