Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua chủ đề Thành phần hoá học của tế bào Sinh học Lớp 10, SGK mới

1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất then chốt nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục. Hướng tới đổi mới trong giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất năng lực là một định hướng mới nhằm phát triển toàn diện người học sinh.
Chúng ta đã quen nhiều với phương pháp dạy học truyền thống áp dụng theo một chiều đã phần nào làm cho các em học sinh học tập một cách thụ động, ảnh hưởng không nhỏ đến thành quả của giáo dục. Giờ đây trước sự thay đổi về mọi mặt của cuộc sống thì các nhà giáo cũng cần có sự đổi mới trong dạy học; đặc biệt là phương pháp, kỹ thuật dạy học. Đưa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp vào giảng dạy để các em học sinh được phát triển các năng lực, phẩm chất một cách toàn diện.
Thông qua việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp, linh hoạt, phong phú đã khơi dậy hứng thú học tập hơn ở các em học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời nâng cao chất lượng học tập ở các em học sinh, giúp các em yêu thích học tập, đưa bộ môn Sinh học xích lại gần hơn với thực tiễn và môn học có ý nghĩa hơn. Đây cũng là đóng góp của đề tài.
Trong chương trình 2018 lớp 10, chủ đề “Thành phần hoá học của tế bào” thời lượng 8 tiết, rất hay, khó dạy, khó học. Bao gồm cả phần lý thuyết, thực hành, bài tập ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp, ứng dụng thực tiễn bảo vệ sức khoẻ, môi trường sống,... Chủ đề lại ở phần đầu của chương trình Sinh học trung học phổ thông. Có thể vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực linh hoạt để hình thành ở các em học sinh những phương pháp học tập tích cực ngay từ ban đầu. Nên tôi đã thử nghiệm thấy có hiệu quả và mong muốn được chia sẻ.
Trước thực trạng và lí do trên, bản thân chọn đề tài: “Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua chủ đề Thành phần hoá học của tế bào Sinh học lớp 10” (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018).
2. Mục tiêu
Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của các em học sinh, khơi dậy được hứng thú, niềm đam mê trong học tập và thông qua đó phát triển phẩm chất năng lực ở người học.
Giúp các em có những phương pháp học tập để lĩnh hội các kiến thức, hình thành các kỹ năng. Từ đó góp phần phát triển phẩm chất năng lực ở học sinh.
Giúp hình thành ở các em thói quen quan sát thế giới xung quanh bản thân mình; nhận ra những thay đổi để có các hoạt động trong đời sống thực tiễn. Từ đó có hành động thiết thực bảo vệ môi trường, sức khỏe bản thân và cộng đồng.
pdf 90 trang Thanh Ngân 19/02/2025 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua chủ đề Thành phần hoá học của tế bào Sinh học Lớp 10, SGK mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua chủ đề Thành phần hoá học của tế bào Sinh học Lớp 10, SGK mới

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua chủ đề Thành phần hoá học của tế bào Sinh học Lớp 10, SGK mới
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH 
CỰC GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA 
HỌC SINH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ “THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA 
 TẾ BÀO” SINH HỌC LỚP 10 
 LĨNH VỰC: SINH HỌC – CÔNG NGHỆ 
 Môn : SINH HỌC 
 Tổ bộ môn : KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
 Tên tác giả : VĂN THỊ VÂN ANH 
 Năm thực hiện : 2022 - 2023 
 Số điện thoại : 0986 507 426 
 NGHỆ AN - 2023 
3. Mô tả ngắn gọn kế hoạch dạy học chủ đề “Thành phần hoá học của tế bào”, Sinh 
học 10. .................................................................................................................... 18 
4. Vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào chủ đề 
4.1. Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực ............................................ 18 
4.2. Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực .................................................... 29 
III. KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI ........... 39 
1. Mục đích khảo sát ............................................................................................. 39 
2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................... 39 
3. Đối tượng khảo sát ............................................................................................. 40 
4. Kết quả về sự khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
 ................................................................................................................................ 40 
IV. TRIỂN KHAI THỰC NGHIỆM ...................................................................... 44 
1.Mục đích thực nghiệm ......................................................................................... 44 
2. Khảo sát thực tiễn ............................................................................................... 44 
3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................ 44 
4. Đối tượng, thời gian thực nghiệm ...................................................................... 44 
5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 45 
6. Bài học kinh nghiệm khi tiến hành thực nghiệm ............................................... 47 
PHẦN III. KẾT LUẬN .......................................................................................... 47 
1. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 47 
2. Tính khả thi, hướng phát triển của đề tài ........................................................... 48 
3. Kiến nghị, đề xuất .............................................................................................. 48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..50 
PHỤ LỤC 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề rất then chốt nhằm thúc đẩy phát 
triển giáo dục. Hướng tới đổi mới trong giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất năng 
lực là một định hướng mới nhằm phát triển toàn diện người học sinh. 
 Chúng ta đã quen nhiều với phương pháp dạy học truyền thống áp dụng theo 
một chiều đã phần nào làm cho các em học sinh học tập một cách thụ động, ảnh 
hưởng không nhỏ đến thành quả của giáo dục. Giờ đây trước sự thay đổi về mọi mặt 
của cuộc sống thì các nhà giáo cũng cần có sự đổi mới trong dạy học; đặc biệt là 
phương pháp, kỹ thuật dạy học. Đưa các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực 
phù hợp vào giảng dạy để các em học sinh được phát triển các năng lực, phẩm chất 
một cách toàn diện. 
 Thông qua việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp, linh hoạt, 
phong phú đã khơi dậy hứng thú học tập hơn ở các em học sinh trong quá trình học 
tập. Đồng thời nâng cao chất lượng học tập ở các em học sinh, giúp các em yêu thích 
học tập, đưa bộ môn Sinh học xích lại gần hơn với thực tiễn và môn học có ý nghĩa 
hơn. Đây cũng là đóng góp của đề tài. 
 Trong chương trình 2018 lớp 10, chủ đề “Thành phần hoá học của tế bào” 
thời lượng 8 tiết, rất hay, khó dạy, khó học. Bao gồm cả phần lý thuyết, thực hành, 
bài tập ôn thi học sinh giỏi, ôn thi tốt nghiệp, ứng dụng thực tiễn bảo vệ sức khoẻ, 
môi trường sống,... Chủ đề lại ở phần đầu của chương trình Sinh học trung học phổ 
thông. Có thể vận dụng một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực linh hoạt để 
hình thành ở các em học sinh những phương pháp học tập tích cực ngay từ ban đầu. 
Nên tôi đã thử nghiệm thấy có hiệu quả và mong muốn được chia sẻ. 
 Trước thực trạng và lí do trên, bản thân chọn đề tài: “Sử dụng một số phương 
pháp, kỹ thuật dạy học tích cực góp phần phát triển phẩm chất và năng lực của học 
sinh thông qua chủ đề Thành phần hoá học của tế bào Sinh học lớp 10” (Chương 
trình Giáo dục phổ thông 2018). 
2. Mục tiêu 
 Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực 
chủ động trong học tập của các em học sinh, khơi dậy được hứng thú, niềm đam mê 
trong học tập và thông qua đó phát triển phẩm chất năng lực ở người học. 
 Giúp các em có những phương pháp học tập để lĩnh hội các kiến thức, hình 
thành các kỹ năng. Từ đó góp phần phát triển phẩm chất năng lực ở học sinh. 
 Giúp hình thành ở các em thói quen quan sát thế giới xung quanh bản thân 
mình; nhận ra những thay đổi để có các hoạt động trong đời sống thực tiễn. Từ đó 
có hành động thiết thực bảo vệ môi trường, sức khỏe bản thân và cộng đồng. 
 1 
8. Tính mới, tính khoa học của đề tài 
 Đề tài vận dụng linh hoạt một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào 
chủ đề dạy học ở môn Sinh học. Đây là năm học đầu tiên lớp 10 của chương trình 
2018. Đề tài dựa trên cơ sở khoa học đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 
và đảm bảo tính mới, tính khoa học. 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
I. CƠ SỞ KHOA HỌC 
1. Cơ sở lí luận 
 Dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho người học, phát huy tính tích cực 
chủ động, khơi dậy hứng thú trong học tập trong học sinh là một định hướng hoàn 
toàn phù hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
 Sử dụng linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong quá trình 
dạy học như phương pháp dạy học dự án, phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, 
phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp 
thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, 
phương pháp tự học, kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật dạy học 
theo trạm, kỹ thuật động não, kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật 
đặt câu hỏi, kỹ thuật công đoạn, sẽ làm tăng hiệu quả quá trình dạy học. 
 Trong quá trình dạy học, đảm bảo yêu cầu cần đạt của mỗi nội dung để giúp 
học sinh lĩnh hội và phát triển phẩm chất và năng lực. 
1.1. Dạy học hình thành phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh 
1.1.1. Các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh 
a. Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại 
 Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính cơ bản có nghĩa là nội dung dạy học, 
giáo dục cần bao gồm các nội dung chính, cốt yếu, chủ yếu, tập trung vào các nội 
dung mang tính bản chất mà không tập trung vào các nội dung không chính yếu, 
không phải là bản chất của sự vật, hiện tượng trong từng môn học, HĐGD. Nội dung 
dạy học, giáo dục đảm bảo tính thiết thực có nghĩa là nội dung dạy học, giáo dục 
trong từng môn học, HĐGD cần sát thực, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của 
thực tế. Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính hiện đại đòi hỏi nội dung dạy học, 
giáo dục phải mới, tiên tiến, áp dụng được những thành tựu của khoa học, kĩ thuật 
trong các lĩnh vực trong thời gian gần đây, nhất là việc vận dụng chúng trong thực 
tiễn. 
b. Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập 
 Tính tích cực của người học được biểu hiện thông qua hứng thú, sự tự giác 
học tập, khát vọng thông hiểu, sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập. 
c. Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS 
 3 
b. GV cần đầu tư vào việc lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học và giáo dục 
phát triển phẩm chất, năng lực phù hợp. 
 GV cần đầu tư vào việc lựa chọn các phương pháp, KTDH và giáo dục biểu 
hiện ở việc GV tập trung, bỏ nhiều sức lực, thời gian, suy nghĩ vào việc chọn các 
phương pháp, KTDH và giáo dục phát triển PC, NL phù hợp nhằm đạt được mục 
tiêu dạy học một cách tối ưu. 
 Yêu cầu này đòi hỏi GV phải hiểu, vận dụng hệ thống các phương pháp, 
KTDH, đặc biệt là các phương pháp, KTDH có ưu thế trong việc phát huy PC, NL 
người học; có thể phân tích, so sánh được ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp 
để lựa chọn PPDH phù hợp với mục tiêu của từng hoạt động, tạo ra chuỗi hoạt động 
có sự phối hợp hiệu quả giữa các phương pháp. Nói cách khác, việc lựa chọn PPDH 
cần bám sát vào chuỗi hoạt động và tập trung vào các PPDH có khả năng phát triển 
PC, NL người học. Cụ thể, trước khi lên lớp, GV cần đầu tư thời gian để thiết kế kế 
hoạch bài dạy sao cho đạt được yêu cầu cần đạt; trong đó cần lựa chọn PPDH, KTDH 
sao cho phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học. Các PPDH, KTDH cần đảm bảo 
HS phải là chủ thể của hoạt động học, là người chủ động tìm tòi, khám phá, phát 
hiện vấn đề. Có thể vận dụng phối hợp linh hoạt PPDH, KTDH theo hướng tìm tòi 
khám phá, kết hợp với các PPDH và KTDH tích cực, hiện đại có ưu thế trong việc 
phát triển PC, NL HS. Vì vậy, trong dạy học, giáo dục phát triển PC, NL, việc lựa 
chọn PPDH, KTDH và giáo dục phát triển PC, NL phù hợp là yêu cầu đặc trưng, 
quan trọng. 
c. GV chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu 
 GV chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp học tập, nghiên cứu. Tự học là 
một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ 
khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học là mục tiêu cơ bản 
của quá trình dạy học. Bồi dưỡng NL tự học là phương cách tốt nhất tạo ra động lực 
mạnh mẽ cho quá trình học tập. Tự học giúp cho HS có thể chủ động học tập suốt 
đời, học tập để khẳng định PC, NL và để cống hiến. 
d. GV tăng cường phôi hợp học tập cá thể với học tập hợp tác 
 GV tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác là việc GV đầu tư 
vào việc kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm, phát huy nỗ lực của 
chính cá nhân trong hoạt động nhóm. Điều này giúp HS có điều kiện để hình thành, 
phát triển cả về NL tự chủ và tự học lẫn NL giao tiếp và hợp tác. 
1.1.4. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực theo xu 
hướng hiện đại dạy học hợp tác 
 Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học, trong đó HS làm việc theo 
nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt ra. 
 Dạy học hợp tác hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác 
 5 
tìm hiểu thực trạng vấn đề, thành tựu trong sinh học hoặc thực hiện một quy trình 
công nghệ, thiết kế một sản phẩm ứng dụng. 
 Quá trình thực hành làm dự án thường được thực hiện trong thời gian dài, kết 
hợp các khâu làm việc ở nhà, ngoài tự nhiên với ở lớp. GV cần tổ chức cho HS thực 
hiện theo nhóm, để có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. GV cần giao rõ 
nhiệm vụ, yêu cầu các nhóm HS lập kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ thực hiện, 
theo dõi sát sao trong quá trình thực hiện để nắm bắt tình hình, điều chỉnh nếu HS 
làm không đúng hướng. Ở trên lớp, HS báo cáo sản phẩm, thảo luận; giáo viên nhận 
xét, đánh giá, kết luận. Trong quá trình thực hiện dự án, HS cần giữ lại các minh 
chứng để làm hồ sơ học tập, nhằm tự đánh giá hoạt động của nhóm và làm cơ sở cho 
đánh giá đồng đẳng và đánh giá của GV. GV cần có tiêu chí đánh giá dự án rõ ràng, 
cụ thể và phải được công bố từ đầu cho HS. 
1.2.2. Phương pháp dạy học nhóm 
 Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác, 
Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm 
nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học 
tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó 
được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Hiệu quả của phương pháp này nếu được 
tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách nhiệm; phát triển năng lực cộng 
tác làm việc và năng lực giao tiếp của HS. 
1.2.3. Dạy học thực hành 
Khái niệm 
 Dạy học thực hành là cách thức dạy học mà HS làm việc độc lập hoặc làm 
việc theo nhóm trên đối tượng thực hành dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra tri 
thức mới hoặc ôn tập, củng cố, qua đó hình thành, phát triển các năng lực sinh học. 
Cách tiến hành 
 Bước 1. Giới thiệu thực hành 
 Bước 2. Học sinh thực hành. 
 Bước 3. Báo cáo, thảo luận. 
 Bước 4. Nhận xét, đánh giá. 
Định hướng sử dụng 
 Dạy học thực hành giúp HS hình thành, phát triển cả 3 thành phần của năng 
sinh học, đặc biệt là năng lực tìm hiểu thế giới sống. Đồng thời, dạy học thực hành 
góp phần phát triển phẩm chất và các năng lực chung đáp ứng yêu cầu của chương 
trình mới. Khi tham gia hoạt động thực hành, HS sử dụng nhiều giác quan và các 
thao tác tư duy, HS được rèn luyện các kĩ năng ứng dụng tri thức vào đời sống, đồng 
thời tạo cơ hội cho HS làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_phuong_phap_ky_thuat_da.pdf