Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Định hướng này có thể gọi tắt là học tập trong hoạt động và bằng hoạt động hay ngắn gọn hơn là hoạt động hóa người học. Đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh nhằm khơi dậy và phát triển các phẩm chất và năng lực cốt lõi, hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Xuất phát từ mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 về phát triển năng lực hợp tác – một trong những năng lực cốt lõi cho học sinh Trung học phổ thông.
Việc đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã và đang là động lực thúc đẩy quá trình dạy học tương tác - một hướng dạy học tiếp cận tổng hợp, tập trung vào người học trong mối quan hệ tương tác giữa người dạy, người học và môi trường nhằm phát huy hết các năng lực của học sinh trong đó có năng lực hợp tác. Năng lực hợp tác là một năng lực quan trọng, đó là biết lắng nghe, học hỏi, chia sẻ, biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết các vấn đề do bản thân hoặc người khác đề xuất; biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ. Năng lực hợp tác là một trong những năng lực cốt lõi của nội dung đổi mới chương trình hiện nay. Sự hợp tác giữa người dạy với người học, người học với người học, là yếu tố quyết định nên chất lượng, hiệu quả của dạy học.
Xuất phát từ thực trạng dạy học bộ môn giáo dục công dân theo định hướng phát triển năng lực hợp tác cho học sinh Trung học phổ thông thông qua các kỹ thuật dạy học tích cực theo nhóm.
Nhìn chung tư tưởng chủ đạo của đổi mới phương pháp là tập trung vào các hoạt động của trò; trò tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá; tăng cường giao lưu trao đổi giữa trò và trò. Tuy nhiên trên thực tế, việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học còn rất chậm. Giáo viên chưa chủ động trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp và KTDHTC là yếu tố quan trọng để bồi dưỡng và phát triển phẩm chất, năng lực cốt lõi cho học sinh. Trong đó, việc tổ chức dạy học theo nhóm là một hình thức tổ chức dạy học đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các năng lực cốt lõi nói chung, đặc biệt là sự phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, cách dạy, cách học chưa thực sự thu hút... nên chưa phát huy được năng lực, phẩm chất của người học về kiến thức trong môn giáo dục công dân. Công tác dạy học chưa có sự kết hợp phù hợp giữa PPDH với KTDHTC nên chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, hiện nay việc đổi mới phương pháp, KTDHTC nhằm phát triển phẩm chất, năng lực hợp tác cho người học là rất cần thiết.
Xuất phát từ vai trò của một số kĩ thuật dạy học tích cực theo nhóm trong việc bồi dưỡng và phát triển các năng lực cốt lõi nói chung và năng lực hợp tác nói riêng cho học sinh trung học phổ thông thông qua một số KTDHTC trong dạy học môn giáo dục công dân. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên”.
pdf 81 trang Thanh Ngân 02/01/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 
 ------ ----- 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
 SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC 
 ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH 
TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC 
 PHỔ THÔNG NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - HƯNG NGUYÊN 
 Lĩnh vực: Giáo dục công dân 
 Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy 
 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên 
 ĐT: 0943 724 097 
 NĂM HỌC 2022 - 2023 
 2 3.2. Sử dụng kĩ thuật KWL trong hoạt động hình thành kiến thức phần: “Công dân 
với pháp luật” môn giáo dục công dân lớp 12. ..................................................... 17 
3.2.1. Hiểu biết về kỹ thuật KWL. ........................................................................ 17 
3.2.2. Sử dụng kỹ thuật: “KWL” để dạy Bài 3: “Công dân bình đẳng trước pháp 
luật” - Giáo dục công dân lớp 12 như sau ............................................................. 19 
3.2.3. Hiệu quả sử dụng kỹ thuật “KWL” để dạy Bài 3 “Công dân bình đẳng 
trước pháp luật” - Giáo dục công dân lớp 12 như sau .......................................... 21 
3.3. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong hoạt động hình thành kiến thức phần: 
“Công dân với pháp luật” môn giáo dục công dân lớp 12. ................................... 22 
3.3.1.Hiểu biết về kỹ thuật khăn trải bàn. ............................................................. 22 
3.3.2. Sử dụng kĩ thuật “Khăn trải bàn” để dạy Bài 2 (Tiết 1) “Thực hiện pháp luật” 
mục 1b - Giáo dục công dân lớp 12 như sau: ........................................................... 22 
3.3.3. Hiệu quả việc sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn để dạy bài 2: “Thực hiện pháp 
luật” (tiết 1) tại mục1b - Giáo dục công dân lớp 12 như sau ................................... 25 
3.4. Sử dụng kỹ thuật phòng tranh với kỹ thuật sơ đồ tư duy và kỹ thuật mảnh 
ghép cải tiến (báo cáo theo trạm) trong hoạt động luyện tập, vận dụng phần: 
“Công dân với pháp luật” môn giáo dục công dân lớp 12. ................................... 26 
3.4.1. Hiểu biết về kỹ thuật phòng tranh với kỹ thuật sơ đồ tư duy và kỹ thuật 
mảnh ghép cải tiến trong hoạt động luyện tập, vận dụng phần: “Công dân với 
pháp luật” môn giáo dục công dân lớp 12. ............................................................ 26 
3.4.2. Sử dụng kỹ thuật phòng tranh với kỹ thuật sơ đồ tư duy và kỹ thuật mảnh 
ghép cải tiến trong hoạt động luyện tập, vận dụng để dạy bài 2 “Thực hiện pháp 
luật”: như sau ......................................................................................................... 31 
3.4.3. Hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật phòng tranh với kỹ thuật sơ đồ tư duy 
và kỹ thuật mảnh ghép cải tiến trong hoạt động luyện tập, vận dụng để dạy bài 2 
“Thực hiện pháp luật”: như sau ............................................................................. 34 
4. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI 
PHÁP ĐỀ XUẤT ................................................................................................. 35 
4.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 35 
4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................................ 35 
4.2.1. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 35 
4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá .................................................... 36 
4.2.3. Đối tượng khảo sát................................................................................................. 36 
4.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ......... 40 
4.3.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất .............................................................. 40 
 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 
1 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 
2 GDCD Giáo dục công dân 
3 GV Giáo viên 
4 HS Học sinh 
5 KT Kỹ thuật 
6 KTDH Kỹ thuật dạy học 
7 KTDHTC Kỹ thuật dạy học tích cực 
8 THPT Trung học phổ thông 
9 NL Năng lực 
10 NLHT Năng lực hợp tác 
11 SGK Sách giáo khoa 
12 TN Thực nghiệm 
13 PPDH Phương pháp dạy học 
14 TL Tỉ lệ % 
15 SL Số lượng 
 vi 
một hình thức tổ chức dạy học đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển các 
năng lực cốt lõi nói chung, đặc biệt là sự phát triển năng lực hợp tác cho học sinh. 
 Mặc dù vậy, do hạn chế về thời lượng, cách dạy, cách học chưa thực sự thu 
hút... nên chưa phát huy được năng lực, phẩm chất của người học về kiến thức 
trong môn giáo dục công dân. Công tác dạy học chưa có sự kết hợp phù hợp giữa 
PPDH với KTDHTC nên chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, hiện nay 
việc đổi mới phương pháp, KTDHTC nhằm phát triển phẩm chất, năng lực hợp tác 
cho người học là rất cần thiết. 
 Xuất phát từ vai trò của một số kĩ thuật dạy học tích cực theo nhóm trong việc 
bồi dưỡng và phát triển các năng lực cốt lõi nói chung và năng lực hợp tác nói 
riêng cho học sinh trung học phổ thông thông qua một số KTDHTC trong dạy học 
môn giáo dục công dân. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Sử dụng một số kỹ 
thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong môn 
giáo dục công dân tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng 
Nguyên”. 
2. TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. 
 Đề tài xây dựng được các hình thức tổ chức hoạt động dạy học thông qua việc 
sử dụng một số KTDHTC với phương pháp dạy học theo nhóm để áp dụng trong 
môn giáo dục công dân phù hợp với các cấp độ năng lực tư duy, từ đó lựa chọn 
được quy trình rèn luyện hiệu quả sẽ giúp cải thiện các kỹ năng cấu thành năng lực 
hợp tác cho học sinh tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng 
Nguyên. 
 Thông qua việc sử dụng một số KTDHTC hợp lý, bổ trợ cho phương pháp dạy 
học hợp tác theo nhóm áp dụng cho từng hoạt động để bồi dưỡng và phát triển 
năng lực hợp tác cho học sinh tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ 
- Hưng Nguyên. Một trong những năng lực cốt lõi và tất yếu cần được bồi dưỡng 
và phát triển cho học sinh Trung học phổ thông hiện nay. Những KTDHTC tôi nêu 
ra ở đây hoàn toàn là những kinh nghiệm, những tâm huyết mà bản thân đã đúc kết 
lại trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn học sinh thực hiện và đã được kiểm 
định qua thực tế tại trường Trung học phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng 
Nguyên. 
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 
 - Mục đích của đề tài: “Sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển 
năng lực hợp tác cho học sinh trong môn giáo dục công dân tại trường Trung học 
phổ thông Nguyễn Trường Tộ - Hưng Nguyên”. 
 - Xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh thông qua các 
hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học tích cực theo nhóm. 
 - Góp phần quan trọng cho công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
 đào tạo theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất người học của nhà trường. 
 2 
 PHẦN II. NỘI DUNG 
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1.1. Một số khái niệm liên quan trong đề tài. 
 Trong những năm học vừa qua giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục phổ 
thông nói riêng không ngừng đổi mới. Nhưng thực tế cho thấy không có một kỹ 
thuật dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung. Mỗi kỹ thuật và 
hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy 
việc phối hợp đa dạng các kỹ thuật trong toàn bộ quá trình dạy học là phương 
hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Luật 
Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: "Phương pháp và kỹ thuật giáo 
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; 
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; ... tác động đến tình cảm, đem 
lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". 
 Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học khác nhau. 
- Kỹ thuật: thông thường được hiểu là toàn bộ các thiết bị, phương tiện, máy 
móc và công cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảo 
quản và chế tạo các sản phẩm dùng cho sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của đời 
sống xã hội. 
- Kỹ thuật dạy học: là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học 
sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình 
dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy 
học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng 
phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại. Ngày nay người 
ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, 
sáng tạo của người học như: “KWL”, “khăn trải bàn”, “Phòng tranh”, “XYZ”, 
“Sơ đồ tư duy”, “mảnh ghép”... 
- Kỹ thuật dạy học tích cực: là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong 
việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư 
duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. 
- Năng lực: luôn gắn liền với một hoạt động cụ thể nào đó, nếu năng lực gắn với 
những hoạt động hợp tác trong nhóm thì sẽ được gọi là năng lực hợp tác. 
- Năng lực hợp tác: là những khả năng tổ chức, quản lý nhóm, đồng thời thực hiện 
các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, sáng tạo, linh động nhằm giải 
quyết nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. 
 Như vậy năng lực hợp tác có bản chất là sự kết nối giữa các cá nhân với nhau 
để phối hợp giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. 
+ Cấu trúc năng lực hợp tác. Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, năng 
lực hợp tác bao gồm các nhóm kĩ năng sau: 
 4 
cách, tình cảm của HS. Nhà trường là một xã hội thu nhỏ lại, mà mỗi HS đều có 
vai trò như nhau, có sự giáo dục và phát triển đồng đều. 
 Đối với HS, sự hình thành năng lực hợp tác có ý nghĩa tích cực. Nó góp 
phần làm cho HS có được thành tích học tập hiệu quả hơn; đảm bảo sự phát triển 
phù hợp giữa cá nhân và môi trường xã hội, chiếm lĩnh nhiều giá trị xã hội, hoàn 
thiện về nhân cách và hành vi cá nhân. Điều này tạo tiền đề vững chắc để khi bước 
vào xã hội với những mối quan hệ phức tạp, HS không những nhanh chóng thích 
nghi mà còn có thể xây dựng và hưởng lợi từ các mối quan hệ xã hội đó. Đây là 
một trong những cơ sở dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân trong cuộc sống. 
- Phương pháp và công cụ đánh giá năng lực hợp tác. 
 Để đánh giá năng lực nói chung và năng lực hợp tác nói riêng trong hoạt 
động giáo dục, người ta tiến hành xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí – Rubrich đánh 
giá năng lực để đánh giá thông qua các hình thức đánh giá: HS tự đánh giá, HS 
đánh giá đồng đẳng và GV đánh giá HS thông qua quá trình quan sát. 
 Về công cụ đánh giá năng lực nói chung và năng lực hợp tác nói riêng, 
chúng ta thường dựa trên bộ tiêu chí – Rubich để xây dựng hệ thống bảng hỏi và 
bảng kiểm với các mục đích đánh giá theo nguyên tắc sau: 
+ Đối với bảng hỏi dùng cho HS tự đánh giá về năng lực của mình thông qua các 
nội dung hỏi trong bảng. 
+ Đối với bảng kiểm dùng cho HS đánh giá đồng đẳng và GV đánh giá HS thông 
qua quan sát. 
 Hệ thống bảng hỏi và bảng kiểm để đánh giá năng lực hợp tác sẽ được tôi 
cung cấp ở phần phụ lục 1 của đề tài này. 
 1.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong môn giáo dục công dân. 
 Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực mà những nhà nghiên cứu 
giáo dục đã đưa ra nhằm dạy học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát 
triển năng lực. Có thể sử dụng vào tất cả các bài dạy trong chương trình giáo dục 
công dân ở cấp trung học phổ thông như: 
 - Kĩ thuật XYZ 
 - Kĩ thuật KWL 
 - Kĩ thuật khăn trải bàn 
 - Kĩ thuật phòng tranh 
 - Kĩ thuật sơ đồ tư duy 
 - Kĩ thuật mảnh ghép... 
 1.3. Vai trò của kỹ thuật dạy học tích cực trong môn giáo dục công dân. 
 Thực tế cho thấy giáo dục phải đào tạo ra những con người có tri thức, có 
đạo đức, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng giải quyết vấn đề để làm việc 
 6 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_mot_so_ky_thuat_day_hoc_tich_c.pdf