Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng công nghệ hiện đại thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng liên môn trong dạy và học môn Mĩ thuật
1. Lý do chọn đề tài
Nhà giáo dục học Cômenxki đã từng nói: “Dưới ánh sáng mặt trời không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học ”. Là một giáo viên với gần 20 năm trong nghề, tôi luôn tự hào, vinh dự được đứng trong đội ngũ nhà giáo - những con người văn hóa, văn minh, mẫu mực, góp phần ươm mầm những thế hệ tương lai cho đất nước. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay để nghề dạy học luôn luôn được tỏa sáng, được tôn vinh thì chúng ta cần phải làm gì để có thể đáp ứng với sự đổi mới toàn diện về giáo dục ? Trong những năm gần đây, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo rất coi trọng việc đưa các bộ môn nghệ thuật và năng khiếu vào trong các trường tiểu học và trung học cơ sở. Trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII vừa qua của Đảng cũng đã đề cập rất nhiều về vấn đề đổi mới trong giáo dục và đào tạo “ Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo”. Là một giáo viên Mĩ Thuật, tôi luôn trăn trở về vấn đề này. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng công nghệ hiện đại thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng liên môn trong dạy và học môn Mĩ thuật ” làm nội dung sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình giảng dạy môn học Mĩ Thuật ở trường THCS tôi luôn suy nghĩ và trăn trở làm thế nào để dạy tốt bộ môn Mĩ Thuật, để các em học sinh luôn hứng thú, yêu thích bộ môn nghệ thuật này. Chính suy nghĩ ấy là động lực thôi thúc tôi, giúp tôi đi sâu tìm tòi, nghiên cứu đề tài này nhằm: tìm ra phương pháp dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh. Từ đó, khơi dậy, đánh thức, hình thành ở các em những năng lực, khả năng của bản thân để các em có thể vận dụng những kiến thức tổng hợp, kỹ năng ở các môn học tự nhiên và xã hội trong chương trình cấp THCS vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
3. Thời gian nghiên cứu:
- Từ năm học 2015 - 2016 đến tháng 3 năm 2021
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra trực tiếp đối tượng học sinh THCS.
- Tham khảo, tổng hợp kho tư liệu bài giảng điện tử, bài giảng liên môn
- Tổng hợp, phân tích, so sánh các dữ liệu về thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng E.Learning, bài giảng liên môn của bản thân và đồng nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng công nghệ hiện đại thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng liên môn trong dạy và học môn Mĩ thuật

- Từ năm học 2015 - 2016 đến tháng 3 năm 2021 4. Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra trực tiếp đối tượng học sinh THCS. - Tham khảo, tổng hợp kho tư liệu bài giảng điện tử, bài giảng liên môn - Tổng hợp, phân tích, so sánh các dữ liệu về thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng E.Learning, bài giảng liên môn của bản thân và đồng nghiệp. 2/16 - Có thể vận dụng ngay những kiến thức đã học, những hình ảnh đẹp đề rèn luyện các kĩ năng vẽ hình, vẽ màu. - Tiếp cận tác phẩm từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động. - Truyền tải khối lượng kiến thức, hình ảnh sinh động, hấp dẫn, chất lượng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN MĨ THUẬT CẤP THCS HIỆN NAY Xuất phát từ thực trạng dạy và học bộ môn Mĩ Thuật cấp THCS hiện nay còn rất nhiều tồn tại do hình ảnh, tư liệu trong sách giáo khoa và đồ dùng dạy học, tranh ảnh còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học, học sinh học chưa chủ động chuẩn bị bài, chưa chủ động tham khảo tìm kiếm thông tin. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng mô hình lớp học mà một giáo viên lên lớp giảng bài cho một số đông học sinh ngồi nghe.Vì thế, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học, kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. Sử dụng công nghệ hiện đại trong dạy học có lẽ không phải là vấn đề mới mẻ đối với tất cả các thầy cô giáo và học sinh, là một trong những phương pháp dạy học tích cực gây hứng thú học tập cho các em. Đó là ứng dụng thiết bị hiện đại hỗ trợ giảng dạy nhằm vận dụng triệt để và tích cực nhất tác dụng của hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập, hình ảnh, tư liệu liên quan tới bài học giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, ghi nhớ nhanh hơn, đồng thời tạo điều kiện để thầy, trò có thể giao lưu nhiều hơn với nhau, thể hiện tài năng sáng tạo của mình trong quá trình giảng dạy và học tập. 4/16 nhanh đến một slide bất kì cho trước hoặc thực hiện một lệnh bên ngoài phần mềm Powerpoint (chạy một tệp, mở một video, bật nhạc). Chức năng này giúp giáo viên có thể linh hoạt chuyển nhanh đến chủ đề bài giảng của mình hoặc sử dụng một đoạn phim hoặc nhạc minh hoạ cho bài giảng (Nếu cần). Với việc ứng dụng công nghệ thông tin, học sinh có các nhìn toàn diện về giá trị của tác phẩm nghệ thuật, rèn khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhất phát huy được tính chủ động, tích cức của học sinh. Bên cạnh đó, với những object có sẵn trên bài giảng, cho phép tạo các hiệu ứng Animation (ảnh động) gây hứng thú cho học sinh, gây sự chú ý cho các em. Bởi lẽ, đặc điểm của môn Mĩ thuật đòi hỏi các em phải chú ý quan sát, từ đó gây cảm hứng để học sinh phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo và vẽ lên được các bài vẽ đẹp. + Việc chuyển đổi cảnh từ slide này sang slide khác có thể tạo các hiệu ứng xuất hiện chuyển đổi khác nhau xây dựng bố cục bài giảng sinh động, tạo hứng thú với học sinh. Mặt khác các hiệu ứng phần mềm Powerpoint là phương tiện chuyên dụng cung cấp các hiệu ứng, hình ảnh, âm thanh, trò chơi nhanh, linh hoạt. + Cùng với những thế mạnh trong việc sử dụng bài giảng điện tử, công nghệ hiện đại còn đem đến cho giáo viên và học sinh những tiện ích trong việc tìm kiếm tư liệu, khai thác kiến thức trên internet. Giáo viên và học sinh còn có thể trao đổi thông tin bằng email. Việc truy cập internet còn tạo cho giáo viên và học sinh niềm say mê, hứng thú trong học tập và giảng dạy. 2. Sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các hình ảnh đẹp, âm thanh , biểu bảng sinh động trong các bài giảng điện tử, bài giảng liên môn môn Mĩ thuật: Ví dụ 1: Mĩ thuật 7, bài 29, tiết 29: “vẽ tranh đề tài An toàn giao thông” Đây là một tiết dạy học theo chủ đề, sử dụng giáo án điện tử, vận dụng kiến thức liên môn các môn Mĩ thuật 7: bài 29, tiết 29: “vẽ tranh đề tài An toàn giao thông”, Công dân 6: bài 14: thực hiện trật tự an toàn giao thông, công dân 9: bài 18: sống có đạo đức và tuân theo pháp luật Đây là tiết học được học 6/16 Áo dài truyền thống ngày nay Thời trang xưa và nay Thời trang theo tuổi tác Thời trang theo mùa Mùa đông Mùa hè 3. Sử dụng công nghệ thông tin để tạo ra các trò chơi hay, bổ ích trong các bài giảng điện tử, bài giảng liên môn môn Mĩ thuật: Chúng ta có thể tiến hành cho học sinh tham gia trò chơi Mĩ thuật phần đầu giờ (kiểm tra bài cũ) để gây hứng thú cho các em nhưng dễ làm cho lớp học mất trật tự. Vì vậy, theo tôi có thể thực hiện vào giữa giờ, hay cuối giờ, để củng cố bài. Như vậy sẽ giúp các em nắm lý thuyết chắc hơn và lớp học sẽ sôi nổi hơn. Chúng ta có thể tổ chức cho cả lớp chơi hoặc chỉ mời một vài đại diện tiêu biểu, giáo viên sẽ là người tổ chức hướng dẫn chính, cán sự bộ môn sẽ giúp thầy cô 8/16 chữ là trò chơi phổ biến cả với giáo viên và học sinh, đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao + Với trò chơi: Ai thế nhỉ, cái gì thế nhỉ giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập, phóng to chân dung hoạ sĩ, nhà điêu khắc, các bức hoạ nổi tiếng trong nước, thế giới, nghiên cứu và sưu tầm tư liệu phục vụ bài học. Về phía học sinh, tuỳ từng bài, giáo viên có thể phân công cho các em sưu tầm chân dung hoạ sĩ, nhà điêu khắc, các bức hoạ nổi tiếng liên quan tới bài học ở nhà trước khi đến lớp. + Với trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt, giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh quan sát các câu hỏi trên máy chiếu hoặc bảng phụ, do giáo viên đã chuẩn bị trước, xem nội dung câu nào đúng, câu nào sai so với kiến thức đã học, nhanh tay phát biểu trả lời, trò chơi này giúp các em kiểm tra, củng cố lại lại kiến thức đã học. + Với trò chơi: Thử làm hoạ sĩ giáo viên có thể cho một nhóm học sinh lên vẽ thi ở trên các giá vẽ đã chuẩn bị sẵn, học sinh nào nào thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu về hình vẽ, bố cục trong thời gian nhanh nhất sẽ thắng cuộc. + Với trò chơi: Đoán tranh (đuổi hình bắt chữ ) dựa vào phiên bản trò chơi đuổi hình bắt chữ trên truyền hình, giáo viên đưa ra các gợi ý, thông tin về bức tranh, học sinh căn cứ vào gợi ý trả lời, đội nào đoán đúng tranh sẽ được điểm, cứ như vậy đội nhiều điểm sẽ thắng cuộc. Ví dụ 1: Đặt một hệ thống các câu hỏi có liên quan đến nội dung các bài các em. Trong bài 11- tiết11: Mĩ thuật lớp 6: Màu sắc em được học các kiến thức như: - Màu sắc nhận biết dựa vào ánh sáng - Màu cơ bản (màu gốc) 10/16 Ví dụ 3: Bài 27 - Tiết 27: Thường thức Mĩ thuật: Một số tác giả, tcs phẩ tiêu biểu của ĩ Thuât Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, Mĩ Thuật 7, phần mở đầu để tạo không khí vui tươi, kích thích sự tò mò, khám phá tri thức đối với học sinh tôi ddax tổ chức trò chơi thử tài làm hoạ sỹ, vòng quay may mắn. 12/16 Xếp Loại CHƯA Số lượng ĐẠT Chiếm % Chiếm % ĐẠT Khối Số HS 6 207 207 100 0 0 7 187 187 100 0 0 8 115 115 100 0 0 9 96 96 100 0 0 14/16 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi khi sử dụng công nghệ hiện đại thiết kế bài giảng điện tử, bài giảng liên môn trong dạy và học môn Mĩ thuật. Đề tài này còn mang tư tưởng chủ quan của bản thân tôi nên tôi rất mong đựợc sự trao đổi và đóng góp ý kiến chân thành của các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2021 Người viết Nguyễn Thị Thu Dung 16/16
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cong_nghe_hien_dai_thiet_ke_ba.doc