Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua thực hành Lịch Sử 10- CTGDPT 2018

Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của Giáo dục- Đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công tác quản lý Giáo dục-Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển Giáo dục-Đào tạo.

Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cần phải đáp ứng mục tiêu giáo dục mới đó là không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến vận dụng kiến thức kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa dạy học không chỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu rèn luyện khả năng tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức. Muốn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú, khơi gợi niềm đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác. giáo viên cần đầu tư chuyên môn, nghiên cứu phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp từng đối tượng trong mỗi tiết học.

Tuy nhiên, thực tế học sinh cảm thấy lịch sử khó học, khó nhớ; các em cảm thấy lịch sử khô khan và chưa hứng thú vì là các tiết lí thuyết dài, những sự kiện, ngày tháng, số liệu khó khăn cho người học. Vốn là môn học “khó khăn” theo quan điểm học sinh nhưng hiện nay trong chương trình lớp 10 cơ bản theo CTPT 2018 lại bố trí thêm các tiết thực hành lịch sử. Do đó bản thân tôi cũng như rất nhiều đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và trăn trở làm thế nào để tiết học hiệu quả.

Để giờ học thực hành đạt hiệu quả và tạo hứng thú học tập, cũng như rèn luyện năng lực tự học cho học sinh tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua thực hành Lịch Sử 10- CTGDPT 2018” làm sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.

docx 86 trang Thanh Ngân 07/12/2024 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua thực hành Lịch Sử 10- CTGDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua thực hành Lịch Sử 10- CTGDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh thông qua thực hành Lịch Sử 10- CTGDPT 2018
 2 MỤC LỤC 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTi
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU1
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU1
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC2
5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU2
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2
7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ CỦA ĐỀ TÀI 3
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN5
1.1. MỤC TIÊU CỦA MÔN LỊCH SỬ THPT 5
1.2. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM 
CHẤT, NĂNG LỰC5
1.3. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA MÔN LỊCH SỬ6
1.4. ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC PHÁT 
TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRONG MÔN LỊCH SỬ.
 6
1.4.1. Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu7
1.4.2. Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung7
1.4.3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử7
1.5. NĂNG LỰC TỰ HỌC7
1.6. DẠY THỰC HÀNH LỊCH SỬ.9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 10
2.1. Thực trạng dạy học các tiết thực hành trong một số trường THPT trên 
thành phố. 10
2.2. MỨC ĐỘ PHÁT HUY NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH THÔNG 
QUA GIỜ DẠY THỰC HÀNH MÔN LỊCH SỬ. 11
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC 
SINH THÔNG QUA THỰC HÀNH LỊCH SỬ LỚP 10 (CTGDPT 2018) 14
 4 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề 1
tài
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Khách thể và đối tượng nghiên 1
cứu
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2
6. Phương pháp nghiên 2
cứu
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề 3
tài
8. Đóng góp mới của đề 3
tài
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.. 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN. 4
1.1. Mục tiêu của môn Lịch sử 4
THPT
1.2. Các nguyên tắc dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng 4
lực
1.3. Yêu cầu cần đạt của môn Lịch 5
sử
1.4. Định hướng về phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển phẩm 6
chất, năng lực cho học sinh trong môn Lịch 
sử
1.4.1. Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ 6
yếu
1.4.2. Phương pháp hình thành phát triển các năng lực 6
chung
1.4..3. Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực Lịch 7
sử
 1 5.1. Mục đích khảo 49
sát
5.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã 51
đề xuất
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 54
1. Kết 54
luận..
2. Kiến 54
nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT  57
 3 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội XII của Đảng xác định: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố 
cơ bản của Giáo dục- Đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng 
lực của người học; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống 
giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; đổi mới căn bản công 
tác quản lý Giáo dục-Đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ 
và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng; phát 
triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; đổi 
mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã 
hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển Giáo dục-Đào tạo.
Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cần phải đáp ứng mục tiêu 
giáo dục mới đó là không chỉ nhằm trang bị kiến thức mà còn chú trọng đến 
vận dụng kiến thức kĩ năng vào cuộc sống, đặc biệt quan tâm đến phát triển 
năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phù hợp với hoàn cảnh. Điều đó 
có nghĩa dạy học không chỉ đơn thuần truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ 
yếu rèn luyện khả năng tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức. Muốn nâng cao chất 
lượng dạy học lịch sử, trước hết người giáo viên phải tạo được hứng thú, khơi 
gợi niềm đam mê học tập cho học sinh một cách tự giác. giáo viên cần đầu tư 
chuyên môn, nghiên cứu phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp từng đối 
tượng trong mỗi tiết học. 
Tuy nhiên, thực tế học sinh cảm thấy lịch sử khó học, khó nhớ; các em cảm thấy 
lịch sử khô khan và chưa hứng thú vì là các tiết lí thuyết dài, những sự kiện, 
ngày tháng, số liệu khó khăn cho người học. Vốn là môn học “khó khăn” theo 
quan điểm học sinh nhưng hiện nay trong chương trình lớp 10 cơ bản theo 
CTPT 2018 lại bố trí thêm các tiết thực hành lịch sử. Do đó bản thân tôi cũng 
như rất nhiều đồng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và trăn trở làm thế nào để 
tiết học hiệu quả.
Để giờ học thực hành đạt hiệu quả và tạo hứng thú học tập, cũng như rèn luyện 
năng lực tự học cho học sinh tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện năng lực tự học cho 
học sinh thông qua thực hành Lịch Sử 10- CTGDPT 2018” làm sáng kiến kinh 
nghiệm với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hiểu biết của mình tới đồng 
nghiệp, áp dụng vào thực tiễn dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Rèn luyện năng lực tự học nhằm nâng cao hiệu quả bài thực hành Lịch sử 10.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT.
- Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, năng lực hành động, năng lực vận 
dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn một cách có hiệu quả, làm cho nội dung 
 1 - Phương pháp phỏng vấn: Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về dạy 
học thực hành.Dự giờ đồng nghiệp,trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng hệ 
thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng.
- Phương pháp thực nghiệm: tiến hành áp dụng các giải pháp đối với học sinh 
khối 10 năm học 2022 - 2023 để giải quyết vấn đề. 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích, tổng 
hợp số liệu, so sánh kết quả áp dụng sáng kiến với khi chưa áp dụng sáng kiến.
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 
Sáng kiến đã đưa ra năm giải pháp thực hiện nhằm rèn luyện năng lực tự học 
cho học sinh thông qua thực hành Lịch Sử 10: Giải pháp1: Sử dụng phiếu học 
tập; Giải pháp 2: Tổ chức thực hành thông qua sưu tầm tư liệu lịch sử; Giải 
pháp 3: Tổ chức thực hành lịch sử thông qua các dự án lịch sử; Giải pháp 4: Tổ 
chức dạy học lịch sử thông qua phương pháp đóng vai; Giải pháp 5: Tổ chức 
dạy học thực hành lịch sử thông qua các trò chơi Lịch sử được thiết kế trên các 
phần mềm khác nhau. Đây là các giải pháp được đánh giá rất cần thiết và khả 
thi để nâng cao năng lực tự học cho học sinh thông qua thực hành Lịch sử 10- 
GDPT 2018.
Đồng thời đây cũng lần đầu tiên tiết thực hành Lịch sử được áp dụng vào học 
chính khóa vì vậy GV áp dụng các giải pháp trên sẽ giúp HS phát triển năng 
lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản để học tiết thực hành đạt hiệu quả 
cao. Với các giải pháp nêu trên tạo hứng thú cho HS tìm hiểu lịch sử, khai thác 
các tư liệu lịch sử, tự chủ động tái hiện được các nhân vật lịch sử, thảo luận và 
tranh luận để bảo vệ các quan điểm của mình...Từ đó nâng cao ý thức trách 
nhiệm, lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc, HS được thực 
hành nhiều sẽ vận dụng các bài học lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc 
sống, phát triển tầm nhìn, cũng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, 
lòng khoan dung, nhân ái, góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất 
của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại. 
Tất cả các giải pháp đó nhằm phát huy tối đa năng lực tự học, tự rèn luyện của 
HS khi tiến hành thực hành Lịch sử.
8. Đóng góp mới của đề tài 
 3 5 Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp: tổ chức nhiều hơn về số lượng, đầu tư 
hơn về chất lượng những nhiệm vụ học tập đòi hỏi HS phải huy động, tổng hợp 
kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết. Tăng cường 
dạy học, giáo dục tích hợp giúp người học phát triển được những năng lực cần 
thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết, kinh nghiệm và khả 
năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 
Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa: tổ chức thường xuyên và đầu tư hơn 
việc phân loại và chia tách các đối tượng người học, từ đó, vận dụng nội dung, 
phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đảm bảo 
cho mỗi cá nhân phát triển tối đa năng lực, sở trường, phù hợp phù hợp với 
bản thân. 
Kiểm tra, đánh giá theo năng lực, phẩm chất là điều kiện tiên quyết trong dạy học 
phát triển phẩm chất, năng lực: không lấy kiểm tra, đánh giá khả năng tái hiện 
kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Kiểm tra, đánh giá theo năng 
lực chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống cụ thể.
1.3. Yêu cầu cần đạt của môn Lịch sử 
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, 
trách nhiệm. Nội dung môn Lịch sử cho HS những nhận thức và tình cảm về 
lịch sử nhân loại, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, 
về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, về sự lựa chọn các con đường phát 
triển của các quốc gia, về đất nước và con người Việt Nam. Từ đó, bồi dưỡng 
các phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên; xây dựng ở HS ý 
thức, niềm tin và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên 
nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa nhân loại; HS biết yêu quý 
người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau, rèn luyện sự tự 
tin, trung thực, khách quan.
Chương trình môn Lịch sử cấp THPT góp phần phát triển các NL chung (tự 
chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo). Đồng thời, 
hình thành và phát triển ở học sinh NL lịch sử - là biểu hiện đặc thù của NL 
khoa học:
NL tìm hiểu lịch sử: NL này giúp HS bước đầu nhận biết được tư liệu lịch sử, 
hiểu được các văn bản chữ viết, hiện vật lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ,... 
HS giải thích được nguyên nhân, sự vận động của các sự kiện, quá trình, nhân 
vật lịch sử; bước đầu giải thích được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, các 
mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử; bước đầu đưa ra những ý kiến 
nhận xét của mình về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
NL nhận thức và tư duy lịch sử: NL này giúp HS bước đầu trình bày lại được 
các sự kiện và quá trình lịch sử cơ bản; xác định được các sự kiện lịch sử trong 
không gian và thời gian cụ thể; trình bày được sự phát triển của các sự kiện, 
 7 các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.
1.5. Năng lực tự học
Môn Lịch sử có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chung đã 
quy định trong Chương trình tổng thể. Năng lực tự chủ và tự học: được hình 
thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin và 
trình bày báo cáo Lịch sử; khảo sát, điều tra thực tế địa phương, vận dụng kiến 
thức để giải quyết các vấn đề thực tế,...Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình 
thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học 
thảo luận, dạy học dự án, xêmina,...Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu 
giả thuyết hoặc giả định, tìm lôgic trong giải quyết vấn đề, đề xuất được giải 
pháp giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, tưởng tượng khoa 
học, giải quyết vấn đề mới, tự học về lí thuyết và công cụ Lịch sử.
Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ nghiên cứu chính về năng lực chung: 
năng lực tự chủ và tự học trong dạy học Lịch sử cấp Trung học phổ thông.
* Yêu cầu cần đạt về năng lực tự chủ và tự học cấp Trung học phổ thông
- Tự lực: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong 
học tập và trong cuộc sống; biết giúp đỡ người khác, sống không ỷ lại, vươn lên 
để có lối sống tự lực.
- Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Biết khẳng định và bảo 
vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.
- Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Đánh giá được những ưu 
điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân; tự tin, lạc quan. Biết tự 
điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân; luôn bình tĩnh và có cách 
cư xử đúng. Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập 
và đời sống. Biết tránh các tệ nạn xã hội.
- Thích ứng với cuộc sống: Điều chỉnh được hiểu biết, kĩ năng, kinh nghiệm của 
cá nhân cần cho hoạt động mới, môi trường sống mới. Thay đổi được cách tư 
duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, 
hoàn cảnh mới.
- Định hướng nghề nghiệp: Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân. 
Nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển 
vọng của các ngành nghề. Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung 
học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định 
hướng nghề nghiệp của bản thân.
- Tự học, tự hoàn thiện: Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã 
đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế. 
Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của 
 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh.docx