Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 qua tiết Nói và nghe (Chương trình Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Như chúng ta đã biết, mục tiêu tổng quát giáo dục đã được xác định phù hợp với xu thế phát triển của thời đại bao gồm cả thái độ, năng lực, kỹ năng, kiến thức, cách học, cách làm, cách sống, nhằm đào tạo con người tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết thực tiễn. Nói cách khác, mục tiêu giáo dục nhằm đào tạo con người toàn diện. Vì thế, quá trình dạy học có hứng thú, tích cực hay không, có phát huy trí thông minh cho học sinh được hay không tất cả phụ thuộc vào khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã xác định mục tiêu dạy học của môn Ngữ văn: "Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe". Như vậy, năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp là hai trong số những năng lực cơ bản cần phải hình thành cho học sinh trong quá trình dạy học môn Ngữ văn.
Tiết Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10 có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho học sinh . Bởi tiết học đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn ngôn ngữ của mình để trình bày, trao đổi, chia sẻ với nhau về một vấn đề nhất dịnh. Hiểu vấn đề cần trình bày là điều quan trọng, nhưng trình bày vấn đề như thế nào, thái độ ra sao cũng là điều cần lưu tâm.
Để hình thành năng lực cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp, tuân thủ định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018: phát huy tính tích cực của người học; dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hóa hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học. Việc tổ chức hoạt động nói nghe cần phải linh hoạt để khuyến khích học sinh chủ động, tự tin hơn khi trình bày, trao đổi thông tin. Chính vì thế cần phải tăng cường các hoạt động tương tác khi nói, nghe và tạo cơ hội cho học sinh được trình bày, trao đổi trong nhóm và trước lớp. Việc đổi mới phương pháp dạy học là điều hết sức cần thiết khi tiến hành thực hiện tiết Nói và nghe. Thế nhưng, khi thực hiện tiết học này, giáo viên thường áp dụng phương pháp thuyết trình sau đó nhận xét, bổ sung. Với cách thức tiến hành đó, học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú và chưa có cơ hội để phát huy được năng lực của bản thân.
Học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 có những đặc thù riêng: 90% là con em dân tộc thiểu số, có nhiều hạn chế về điều kiện sống cũng như nhận thức. Hằng ngày, các em có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ (Thái, Thanh, Thổ) khi giao tiếp nhiều hơn cả tiếng Việt. Điều đó khiến cho khả năng giao tiếp và việc sử dụng tiếng Việt của học sinh còn có nhiều hạn chế:
- Một số học sinh nói và viết tiếng Việt chưa thành thạo
- Vốn từ vựng tiếng Việt còn ít ỏi
- Thiếu tự tin khi giao tiếp
- Chất lượng giáo dục môn Ngữ văn chưa cao
Trong quá trình dạy học chương trình mới, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi để thực hiện được mục tiêu cần đạt của mỗi bài dạy nhưng đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh miền núi.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi lựa chọn giải pháp “Rèn luyện năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho học sinh trƣờng THPT Quỳ Hợp 3 qua tiết Nói và nghe” (Chƣơng trình Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) để nghiên cứu và thực hiện.
Tiết Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10 có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho học sinh . Bởi tiết học đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng vốn ngôn ngữ của mình để trình bày, trao đổi, chia sẻ với nhau về một vấn đề nhất dịnh. Hiểu vấn đề cần trình bày là điều quan trọng, nhưng trình bày vấn đề như thế nào, thái độ ra sao cũng là điều cần lưu tâm.
Để hình thành năng lực cho học sinh đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp, tuân thủ định hướng đổi mới phương pháp dạy học của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018: phát huy tính tích cực của người học; dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hóa hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học. Việc tổ chức hoạt động nói nghe cần phải linh hoạt để khuyến khích học sinh chủ động, tự tin hơn khi trình bày, trao đổi thông tin. Chính vì thế cần phải tăng cường các hoạt động tương tác khi nói, nghe và tạo cơ hội cho học sinh được trình bày, trao đổi trong nhóm và trước lớp. Việc đổi mới phương pháp dạy học là điều hết sức cần thiết khi tiến hành thực hiện tiết Nói và nghe. Thế nhưng, khi thực hiện tiết học này, giáo viên thường áp dụng phương pháp thuyết trình sau đó nhận xét, bổ sung. Với cách thức tiến hành đó, học sinh cảm thấy nhàm chán, không hứng thú và chưa có cơ hội để phát huy được năng lực của bản thân.
Học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 có những đặc thù riêng: 90% là con em dân tộc thiểu số, có nhiều hạn chế về điều kiện sống cũng như nhận thức. Hằng ngày, các em có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ (Thái, Thanh, Thổ) khi giao tiếp nhiều hơn cả tiếng Việt. Điều đó khiến cho khả năng giao tiếp và việc sử dụng tiếng Việt của học sinh còn có nhiều hạn chế:
- Một số học sinh nói và viết tiếng Việt chưa thành thạo
- Vốn từ vựng tiếng Việt còn ít ỏi
- Thiếu tự tin khi giao tiếp
- Chất lượng giáo dục môn Ngữ văn chưa cao
Trong quá trình dạy học chương trình mới, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi để thực hiện được mục tiêu cần đạt của mỗi bài dạy nhưng đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh miền núi.
Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi lựa chọn giải pháp “Rèn luyện năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho học sinh trƣờng THPT Quỳ Hợp 3 qua tiết Nói và nghe” (Chƣơng trình Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) để nghiên cứu và thực hiện.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 qua tiết Nói và nghe (Chương trình Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho học sinh trường THPT Quỳ Hợp 3 qua tiết Nói và nghe (Chương trình Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Cụm từ đầy đủ Chữ cái viết tắt Trung học phổ thông THPT Giáo viên GV Học sinh HS Sách giáo khoa SGK Người dẫn chương trình MC Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 2 nhiều hơn cả tiếng Việt. Điều đó khiến cho khả năng giao tiếp và việc sử dụng tiếng Việt của học sinh còn có nhiều hạn chế: - Một số học sinh nói và viết tiếng Việt chưa thành thạo - Vốn từ vựng tiếng Việt còn ít ỏi - Thiếu tự tin khi giao tiếp - Chất lượng giáo dục môn Ngữ văn chưa cao Trong quá trình dạy học chương trình mới, chúng tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi để thực hiện được mục tiêu cần đạt của mỗi bài dạy nhưng đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh miền núi. Xuất phát từ những cơ sở trên chúng tôi lựa chọn giải pháp “Rèn luyện năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho học sinh trƣờng THPT Quỳ Hợp 3 qua tiết Nói và nghe” (Chƣơng trình Ngữ văn 10, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) để nghiên cứu và thực hiện. II. ĐỐI TƢỢNG TÁC ĐỘNG - Là HS khối 10 trường THPT Quỳ Hợp 3 III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN - Học kì I năm học 2022-2023 đến nay chúng tôi bắt đầu nghiên cứu và áp dụng giải pháp. IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp phân tích kết quả khảo sát V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp giúp học sinh: có khả năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung và hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, có sức thuyết phục; nói và nghe linh hoạt; nắm được phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận. - Rèn luyện năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp: bồi đắp cho các em tình yêu tiếng Việt, khả năng chiếm lĩnh các tác phầm văn học; tự tin trong giao tiếp, biết cách ứng xử có văn hóa trong nói - nghe.... 4 PHẦN 2: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Năng lực 1.1. Khái niệm năng lực Trong việc đổi mới căn bản, toàn diện chương trình giáo dục ở Việt Nam hiện nay, năng lực là một khái niệm then chốt. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đề cao việc phát triển phẩm chất và năng lực người học. Điều này đồng nghĩa với việc năng lực có vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh. Vậy năng lực là gì? Theo OECD(2005) định nghĩa: “Năng lực không chỉ là kiến thức và kỹ năng. Năng lực còn bao gồm khả năng đáp ứng các yêu cầu phức tạp bằng cách lựa chọn và kết hợp các nguồn lực tâm lý xã hội như kỹ năng và thái độ trong hoàn cảnh cụ thể”. Như khả năng giao tiếp hiệu quả là một dạng năng lực dựa vào kiến thức của mỗi cá nhân về ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và thái độ đối với những gì mà người đó đang giao tiếp.. Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo. 1.2. Năng lực ngôn ngữ Năng lực ngôn ngữ là khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để đọc, viết, nói và nghe. Khả năng này được hình thành và phát triển vừa thông qua thực tiễn giao tiếp của học sinh với tư cách người bản ngữ vừa thông qua việc vận dụng các kiến thức cơ bản về tiếng Việt để giao tiếp hiệu quả trong các tình huống cụ thể. Năng lực ngôn ngữ chủ yếu thể hiện ở việc sử dụng tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên qua giao tiếp hàng ngày, thể hiện qua các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe các văn bản thông thường. Năng lực này được hình thành qua từng lớp và các khối lớp. Ban đầu học sinh học sử dụng ngôn ngữ một cách quán tính, sau đó tiến đến sử dụng một cách có ý thức. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) không chủ trương dạy sâu vào các nội dung mang tính hàn lâm nhằm nghiên cứu ngôn ngữ, mà chỉ cung cấp một số kiến thức ngôn ngữ nền tảng để người học có thể sử dụng trong việc thực hành đọc, hiểu, viết, nói và nghe các kiểu loại văn bản. Chương trình đưa ra yêu cầu cụ thể về năng lực ngôn ngữ cần hình thành cho học sinh trong dạy học Ngữ văn như sau: 6 công nhận về sự đa dạng của các vị trí và sự tôn trọng đối với giá trị (tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp, cá nhân, v.v.) người khác. Năng lực giao tiếp bao gồm kiến thức về các ngôn ngữ cần thiết, cách tương tác với những người và sự kiện xung quanh, kỹ năng làm việc nhóm và sở hữu các vai trò xã hội khác nhau trong nhóm. Một đặc điểm của giao tiếp con người là khi thông tin không chỉ được truyền đi mà còn được “hình thành, tinh chế, phát triển”. Chúng ta đang nói về sự tương tác của hai cá nhân, mỗi cá nhân là một chủ thể hoạt động. Theo sơ đồ, giao tiếp có thể được mô tả như một quá trình liên mục tiêu (S-S), hoặc "quan hệ chủ thể - chủ thể". Việc chuyển giao bất kỳ thông tin nào chỉ có thể thực hiện được thông qua các dấu hiệu, chính xác hơn là các hệ thống dấu hiệu. Giao tiếp hiệu quả được đặc trưng bởi: - Đạt được sự hiểu biết lẫn nhau về các đối tác; - Hiểu rõ hơn về tình huống và chủ đề giao tiếp. Năng lực giao tiếp bằng khả năng giao tiếp kết hợp kiến thức giao tiếp và kỹ năng giao tiếp, đủ cho các nhiệm vụ giao tiếp và đủ cho giải pháp. Vì vậy, việc áp dụng thành công phương pháp giảng dạy dựa trên năng lực có nghĩa là học sinh biết ngôn ngữ, thể hiện các kỹ năng giao tiếp và có thể hành động thành công bên ngoài trường học, tức là trong thế giới thực. Vì các thành phần của bất kỳ năng lực nào là: sở hữu kiến thức, nội dung của năng lực, sự biểu hiện của năng lực trong các tình huống khác nhau, thái độ đối với nội dung của năng lực và đối tượng áp dụng của nó, thì năng lực giao tiếp có thể được xem xét dưới góc độ ba thành phần: chủ thể - thông tin, hoạt động - giao tiếp, định hướng nhân cách, trong đó tất cả các thành phần cấu thành một hệ thống tích hợp các thuộc tính cá nhân của học sinh. Vì vậy, năng lực giao tiếp cần được coi là khả năng sẵn sàng giải quyết vấn đề của học sinh một cách độc lập dựa trên kiến thức, kỹ năng và đặc điểm nhân cách. 2. Tiết Nói và nghe * Thời lƣợng: Nói và nghe là 2 trong 4 kỹ năng giao tiếp cần rèn luyện cho học sinh (đọc, viết, nói, nghe). Với chương trình Ngữ văn 2018, số tiết dành cho kỹ năng nói và nghe rất ít, chỉ 10% tổng số thời lượng (9 tiết/năm). Có thể coi đó là nội dung rèn luyện nói và nghe tự do với kỹ năng giao tiếp thông thường. Số tiết 10% mà chương trình quy định được hiểu là dạy nói - nghe có nội dung theo đề tài, chủ đề bắt buộc. Hệ thống các tiết Nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống): 8 với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. – Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm. – Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân). Kĩ năng Nghe – Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình. Nói nghe tương tác – Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại. * Vai trò của tiết Nói và nghe: Tiết Nói và nghe không chỉ rèn luyện kỹ năng nói, nghe, phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp mà còn cơ hội để rèn giũa phẩm chất, thái độ, tình cảm, lối sống có văn hóa cho học sinh. Ông cha ta đã dặn: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”... Vì thế, khi dạy nói - nghe, giáo viên không chỉ chú ý nội dung, mà quan trọng hơn là cần tập trung vào kỹ năng và thái độ khi nghe, nói. Karen Casey từng viết: “Không giao tiếp bằng mắt với người bạn nói chuyện hay đang được giới thiệu, không đáp lại khi ai đó cần bạn trả lời một câu hỏi, không đếm xỉa đến người đang nói trong cuộc thảo luận - tất cả những hành vi này đều gây tổn thương Một trong những hình thức gây tổn thương phổ biến và rõ ràng nhất là không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì đó với bạn. Một số người nói rằng, bị lờ đi như thế khiến họ cảm thấy đau đớn không kém gì bị xâm phạm thân thể”. Do đó, chúng ta cố gắng đừng làm tổn thương người khác trong giao tiếp. Nói và nghe là một trong những điểm khác biệt của SGK Ngữ văn 10 theo chương trình mới. Cùng với Đọc, Viết phần này hiện thực hóa định hướng dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp của giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018. Để thực hiện thành công tiết Nói và nghe vấn đề không chỉ nằm ở việc học sinh hiểu rõ nội dung mà quan trọng hơn là có vốn ngôn ngữ và năng lực giao tiếp để thể hiện nó trước đám đông. Chính vì vậy, GV cần chú trọng đầu tư phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp cho người học để tiết dạy Nói và nghe sao cho có hiệu quả nhất. 3. Thực trạng dạy học tiết Nói và nghe cho học sinh lớp 10 trên địa bàn huyện Quỳ Hợp 3.1. Thuận lợi: Ngay từ khi chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được thông qua và tiếp cận, Ban giám hiệu các nhà trường luôn quan tâm, xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng giáo viên để ai cũng được tiếp cận, bồi dưỡng, thực hành phát triển tay nghề qua các đợt thi đua hội giảng, chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trong năm học. Đặc biệt tổ chuyên môn luôn chú trọng đổi mới phương pháp, dự giờ rút kinh 10 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 170 HS lớp 10 của trường THPT Qùy Hợp 3 để thấy rõ hơn về thực trạng nói và nghe của các em. Từ kết quả khảo sát chúng tôi thấy một thực trạng là đã có 38% HS đã từng thực một bài nói trọng vẹn trước mọi người. Nhưng trong đó chỉ có 9% là cảm thấy nói tốt, có đến 91% HS trong số đó nói còn lúng túng, mất tự tin. Có 17% HS sẵn sàng thực hiện bài nói trước đám đông, 83% còn ngại, không dám nói. Điều quan trọng nữa là sau khi lắng nghe người khác trình bày một vấn đề chỉ có 18% HS tham gia góp ý kiến, 60% không có ý kiến gì, 22% không có hứng thú, không quan tâm đến người trình bày. Với tiết Nói và Nghe chỉ có 21 % HS có hứng thú, 79% HS không thích. Điều này đã cho thấy tâm lí sợ nói và không dám nói trước đám đông của các em. “Khéo nói gói thiên hạ” vậy mà các em lại rất sợ nói, không dám bộc lộ bởi một nguyên nhân cơ bản là các em chưa được học, chưa được hướng dẫn, luyện tập một cách bài bản. *Với giáo viên: Qua khảo sát từ học sinh và dự giờ tiết Nói và nghe của các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, tôi nhận thấy tiết Nói và nghe thực sự chưa được nhiều giáo viên quan tâm. Có tiết dạy, giáo viên cho học sinh cả lớp ngồi viết bài hết quá nửa tiết sau đó cho một vài học sinh đứng tại chỗ cầm giấy đọc bài. Giáo viên không hướng dẫn các em chuẩn bị trước nội dung nói và tập luyện nói ở nhà nên chất lượng tiết Nói và nghe chưa cao.Có giáo viên đã chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà, nhưng phương pháp được tiến hành chủ yếu là thuyết trình, có kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ. Với cách dạy như thế, GV chưa rèn luyện được kĩ năng nói và nghe, chưa rèn luyện được năng lực giao tiếp và năng lực ngôn ngữ của HS Nguyên nhân cơ bản còn là do thời lượng tiết học có hạn (mỗi chủ đề chỉ có một tiết) mà mục tiêu cần đạt lại không đơn giản, không đủ để giáo viên có thể cho tất cả các em trong lớp lên luyện nói mà chỉ linh động phân nhóm cho đại diện nhóm lên trình bày. Ngoài ra, tài liệu tham khảo, hướng dẫn cho giáo viên thực hiện tiết Nói và nghe còn hạn chế. Đa số giáo viên phải tự tìm tòi để đưa ra phương pháp dạy học tiết Nói và nghe phù hợp nhất với đối tượng học sinh của mình. Bên cạnh đó, tâm lí một bộ phận giáo viên còn ngại rèn kĩ năng nói cho học sinh trong các giờ học nói chung và qua tiết Nói và nghe nói riêng. Bên cạnh hai thực tế trên thì cũng còn tồn tại một số thực tế nữa mà trường học nào hiện nay cũng gặp phải. Đó là lớp học của chúng ta chưa thiết kế cho những giờ học kiểu đối thoại, đàm thoại, thảo luận; số lượng học sinh trong một lớp học quá nhiều (thường từ 40HS trở lên) khiến cho GV còn gặp nhiều lúng túng khi tổ chức một giờ Nói và nghe. Điều này dẫn đến nhiều HS khi ra trường không biết lắng nghe, thấu hiểu, không biết nói ra những điều mình mong muốn, không truyền đạt chính xác thông tin hoặc không nói đúng theo quy tắc giao tiếp. 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_nang_luc_ngon_ngu_va_nang_lu.pdf