Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh Lớp 10 thông qua các bài toán về tiết kiệm và đầu tư - SGK Kết nối tri thức

Một trong những điểm mới của CT GDPT 2018 là tập trung chủ yếu để học sinh làm chủ kiến thức và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, đồng thời giúp các em có định hướng nghề nghiệp phù hợp.
Trong đó, môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học cho học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác.
Trong mục tiêu chung của môn Toán có chú ý đến: Giúp học sinh đạt được: “Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn”.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực người học, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Nói cách khác, giáo dục không phải để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức đã học.
Toán học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản giúp con người giải quyết vấn đề thực tiễn một cách hệ thống và chính xác. Ở trường phổ thông, môn Toán trang bị cho HS những kiến thức toán học phổ thông cơ bản, hiện đại, rèn luyện kĩ năng tính toán và phát triển tư duy toán học, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho các em. Môn Toán chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THPT được đánh giá có nhiều đổi mới theo hướng thực tiễn nhưng khi triển khai thực hiện, cả thầy và trò đều lúng túng vì thay đổi hoàn toàn cách dạy và cách học, trong đó có những nội dung lần đầu xuất hiện. Để thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy chương trình môn Toán 10, bản thân tôi được sự cho phép của tổ chuyên môn nghiên cứu và thể hiện đổi mới phương pháp dạy học một số tiết học tại lớp 10, trong đó có Chủ đề Hoạt động Thực hành Trải nghiệm. Thiết nghỉ rằng đây là bước học tập làm quen với cách chuẩn bị bài soạn, nội dung, hình thức giảng dạy ... và từng bước hoàn chỉnh cách triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung, trong đó có bộ môn Toán 10 nói riêng. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “ Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh lớp 10 thông qua các bài toán về tiết kiệm và đầu tư”
pdf 52 trang Thanh Ngân 13/11/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh Lớp 10 thông qua các bài toán về tiết kiệm và đầu tư - SGK Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh Lớp 10 thông qua các bài toán về tiết kiệm và đầu tư - SGK Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh Lớp 10 thông qua các bài toán về tiết kiệm và đầu tư - SGK Kết nối tri thức
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH 
 SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC 
 Đề tài 
RÈN LUYỆN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN 
 CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA CÁC BÀI TOÁN VỀ 
 TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ 
 Lĩnh vực: TOÁN HỌC 
 Tác giả :Nguyễn Hữu Thanh – 0987681247 
 Đơn vị: Trường THPT Bắc Yên Thành 
 Năm học: 2022 - 2023 
 CHỮ VIẾT TẮT 
TT Chữ viết thường Chữ viết tắt 
 1 Giáo viên GV 
 2 Học sinh HS 
 3 Năng lực giải quyết vấn đề NL GQVĐ 
 4 Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn NL GQVĐTT 
 5 Kết nối tri thức KNTT 
 6 Trung học phổ thông THPT 
 7 Sách giáo khoa SGK 
 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 
 * Mục đích nghiên cứu: 
-Trên cơ sở nghiên cứu năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn và dạy học toán nhằm 
phát triển năng lực giải quyết vấn đề mà đề xuất cách thức khai thác các bài toán 
có tình huống thực tiễn và xây dựng một số biện pháp sư phạm góp phần rèn luyện 
năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh. 
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề, trọng 
tâm là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn đáp ứng với mục tiêu chương trình giáo 
dục phổ thông. 
 * Phạm vi nghiên cứu: 
- Về nội dung: Cách thức tổ chức, sử dụng một số biện pháp nhằm rèn luyện năng 
lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua dạy học các bài toán về Tiết kiệm và Đầu 
tư – SGK Toán 10 tập 1 – KNTT. Các tiêu chí đánh giá các thành tố của năng lực 
giải quyết vấn đề thực tiễn. 
- Về địa điểm nghiên cứu: Trường THPT Bắc Yên Thành. 
3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lí luận; Điều tra, khảo sát, phân tích 
tổng hợp; Thực nghiệm sư phạm. 
4. Các bước tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài 
 - Từ tháng 8/2022 đến tháng 10/2022: Tìm hiểu thực trạng; Điều tra thông qua 
phiếu khảo sát và khảo sát trên google form với GV, HS trường THPT Bắc Yên 
Thành. 
- Từ tháng 11/2022 đến tháng 01/2023: Nghiên cứu và thử nghiệm. 
- Từ tháng 01/2023 đến tháng 3/2023: Viết và hoàn thành đề tài. 
5. Đóng góp và tính mới của đề tài 
- Đề xuất được cách thức khai thác và sử dụng những bài toán có tình huống thực 
tiễn về lãi suất, đầu tư để giáo viên và học sinh có thể tham khảo trong quá trình 
dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế. Xây dựng được một số biện pháp 
dạy học toán sử dụng bài toán có tình huống thực tiễn và một số định hướng tổ 
chức các hoạt động trải nghiệm về tiết kiệm, đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực của CT GDPT năm 2018. 
- Vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, giúp học sinh phát triển kiến thức, kĩ 
năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào 
thực tiễn. Đồng thời, học sinh sẽ được truyền tải kiến thức một cách nhẹ nhàng, 
tổng quát về tài chính, chi tiêu, đầu tư, giúp các em hiểu được ý nghĩa của ngân 
sách một hộ gia đình và các quyết định về thu - chi. Đồng thời, các em sẽ có những 
bài học theo cảm nhận của riêng mình về tài chính cá nhân và có thể thấu hiểu hơn 
các khó khăn của cha mẹ trong các vấn đề tài chính của gia đình. 
- Xây dựng được bộ các tiêu chí, bảng kiểm quan sát đánh giá các thành tố của 
năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. 
 4 
 Năng lực tư duy và lập Thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: 
luận toán học - So sánh; phân tích; tổng hợp; đặc biệt hoá, khái quát 
 hoá; tương tự; quy nạp; diễn dịch. 
 - Chỉ ra được chứng cứ, lí lẽ và biết lập luận hợp lí 
 trước khi kết luận. 
 - Giải thích hoặc điều chỉnh cách thức giải quyết vấn 
 đề về phương diện toán học. 
Năng lực mô hình hoá Thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: 
toán học - Sử dụng các mô hình toán học (gồm công thức, 
 phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) để mô tả các tình 
 huống đặt ra trong các bài toán thực tế. 
 - Giải quyết các vấn đề toán học trong mô hình được 
 thiết lập. 
 - Sử dụng các mô hình toán học (gồm công thức, 
 phương trình, bảng biểu, đồ thị,...) để mô tả các tình 
 huống đặt ra trong các bài toán thực tế. 
 - Giải quyết các vấn đề toán học trong mô hình được 
 thiết lập. 
 - Thể hiện và đánh giá lời giải trong ngữ cảnh thực tế 
 và cải tiến mô hình nếu cách giải quyết không phù hợp. 
Năng lực giải quyết vấn Thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: 
đề toán học - Nhận biết, phát hiện được vấn đề cần giải quyết bằng 
 toán học. 
 - Đề xuất, lựa chọn được cách thức, giải pháp giải 
 quyết vấn đề. 
 - Sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương 
 thích (bao gồm các công cụ và thuật toán) để giải quyết 
 vấn đề đặt ra. 
 - Đánh giá giải pháp đề ra và khái quát hoá cho vấn đề 
 tương tự. 
Năng lực giao tiếp toán Thể hiện qua việc thực hiện được các hành động: 
học - Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông tin 
 toán học cần thiết được trình bày dưới dạng văn bản 
 toán học hay do người khác nói hoặc viết ra. 
 - Trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội 
 dung, ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác 
 với người khác (với yêu cầu thích hợp về sự đầy đủ, 
 6 
 chỉnh được cách thức giải hỏi khi lập luận, giải 
 quyết vấn đề về phương quyết vấn đề. Giải thích, 
 diện toán học. chứng minh, điều chỉnh 
 được giải pháp thực hiện 
 về phương diện toán học. 
2. Năng lực mô hình hoá – Xác định được mô hình – Thiết lập được mô hình 
toán học thể hiện qua toán học (gồm công thức, toán học (gồm công thức, 
việc: phương trình, bảng biểu, phương trình, sơ đồ, hình 
 đồ thị,...) cho tình huống vẽ, bảng biểu, đồ thị,...) 
 xuất hiện trong bài toán để mô tả tình huống đặt ra 
 thực tiễn. trong một số bài toán thực 
 tiễn. 
 – Giải quyết được những – Giải quyết được những 
 vấn đề toán học trong mô vấn đề toán học trong mô 
 hình được thiết lập. hình được thiết lập. 
 – Thể hiện và đánh giá – Lí giải được tính đúng 
 được lời giải trong ngữ đắn của lời giải (những 
 cảnh thực tế và cải tiến kết luận thu được từ các 
 được mô hình nếu cách tính toán là có ý nghĩa, 
 giải quyết không phù hợp. phù hợp với thực tiễn hay 
 không). Đặc biệt, nhận 
 biết được cách đơn giản 
 hoá, cách điều chỉnh 
 những yêu cầu thực tiễn 
 (xấp xỉ, bổ sung thêm giả 
 thiết, tổng quát hoá,...) để 
 đưa đến những bài toán 
 giải được. 
3. Năng lực giải quyết – Nhận biết, phát hiện – Xác định được tình 
vấn đề toán học thể hiện được vấn đề cần giải huống có vấn đề; thu thập, 
qua việc: quyết bằng toán học. sắp xếp, giải thích và 
 đánh giá được độ tin cậy 
 của thông tin; chia sẻ sự 
 am hiểu vấn đề với người 
 khác. 
 – Lựa chọn, đề xuất được – Lựa chọn và thiết lập 
 cách thức, giải pháp giải được cách thức, quy trình 
 quyết vấn đề. giải quyết vấn đề. 
 – Sử dụng được các kiến – Thực hiện và trình bày 
 thức, kĩ năng toán học được giải pháp giải quyết 
 tương thích (bao gồm các vấn đề. 
 8 
 phương tiện khoa học dạng hàm số, mô hình góc 
 công nghệ (đặc biệt là và cung lượng giác, mô 
 phương tiện sử dụng công hình các hình khối, bộ 
 nghệ thông tin), phục vụ dụng cụ tạo mặt tròn 
 cho việc học Toán. xoay,...). 
 – Sử dụng được các công – Sử dụng được máy tính 
 cụ, phương tiện học toán, cầm tay, phần mềm, 
 đặc biệt là phương tiện phương tiện công nghệ, 
 khoa học công nghệ để nguồn tài nguyên trên 
 tìm tòi, khám phá và giải mạng Internet để giải 
 quyết vấn đề toán học quyết một số vấn đề toán 
 (phù hợp với đặc điểm học. 
 nhận thức lứa tuổi). 
 – Nhận biết được các ưu – Đánh giá được cách 
 điểm, hạn chế của những thức sử dụng các công cụ, 
 công cụ, phương tiện hỗ phương tiện học toán 
 trợ để có cách sử dụng trong tìm tòi, khám phá và 
 hợp lí. giải quyết vấn đề toán 
 học. 
2. Rèn luyện các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học 
sinh THPT 
2.1. Các thành tố của năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn 
 Mô hình hóa toán học được mô tả quá trình cơ bản mà HS sử dụng các kiến 
thức, kĩ năng toán học tích lũy được từ trường học cùng với kinh nghiệm sống để 
giải quyết vấn đề thực tiễn. Quá trình toán học hóa này gồm 5 bước, thể hiện bằng 
sơ đồ: 
 10 
 - Xem xét, lựa chọn kết quả kết quả giải quyết mô hình toán học trong ngữ 
 cảnh của bài toán có tình huống thực tiễn; Trả lời yêu cầu của bài toán có 
 tình huống thực tiễn. 
 - Biết cách khái quát hóa hoặc tương tự hóa; Xây dựng các bài toán liên 
 quan đến nội dung được học tập. 
Các hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng cũng có tính độc lập 
tương đối. Do đó, trong quá trình dạy học toán, thông qua các hoạt động, GV có 
thể phát triển từng thành tố tương ứng hoặc kết hợp nhiều thành tố khác nhau. 
B. Cở sở thực tiễn của đề tài 
 Để xác định cơ sở xác định của đề tài, chúng tôi đã tiến hành thiết kế phiếu 
điều tra đối với GV và HS về thực trạng việc rèn luyện và bồi dưỡng NL 
GQVĐTT cho học sinh đang được triển khai tại trường THPT Bắc Yên Thành. 
1. Mục đích điều tra 
* Đối với học sinh: 
- Nhận thức của HS về vai trò của phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. 
- Nhận thức của HS về tầm quan trọng của dạy học các chủ đề Tiết kiệm và đầu tư. 
* Đối với giáo viên: 
- Đánh giá nhận thức của GV về đặc điểm và tầm quan trọng của dạy học các chủ 
đề Tiết kiệm và đầu tư. 
- Tìm hiểu những biện pháp và quy trình mà GV thường sử dụng khi tổ chức dạy 
học chủ đề Tiết kiệm và đầu tư nhằm phát triển NL GQVĐTT cho HS. 
- Xác định những khó khăn cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng các 
các bài toán về Tiết kiệm và đầu tư với trong việc giảng dạy. 
2. Đối tượng điều tra 
 Để tìm hiểu thực trạng việc vận dụng các chủ đề Tiết kiệm và đầu tư trong 
quá trình dạy học, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thăm dò ý kiến của HS và GV 
trường THPT Bắc Yên Thành và một số GV trường THPT Yên Thành 3. 
- Đối với HS: Chúng tôi khảo sát 129 HS thuộc các lớp 10A5, 10A6 và 10D4 
trường THPT Bắc Yên Thành. 
- Đối với GV: Chúng tôi khảo sát 17 GV giảng dạy môn Toán và 3 GV dạy môn 
Kinh tế pháp luật ở trường THPT Bắc Yên Thành. 
3. Mô tả phiếu điều tra 
* Phiếu điều tra học sinh: 
 12 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_nang_luc_giai_quyet_van_de_t.pdf