Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện một số kĩ năng thực hành môn Lịch sử cho học sinh thông qua tiết học thực hành Lịch sử Lớp 10 – Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống

Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử mới đặc biệt coi trọng nội dung “thực hành lịch sử”, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Chương trình coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Vì vậy, trong dạy học nhất thiết phải rèn luyện cho HS các kĩnăng cơ bản, đặc biệt là kĩ năng thực hành, góp phần đào tạo những con người lao động mới vừa nắm vững lí thuyết vừa có khả năng vận dụng linh hoạt những điều đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Thực hành bộ môn Lịch sử được coi là một hoạt động trí tuệ giúp HS phát triển các kĩ năng tư duy nói chung, tư duy lịch sử nói riêng. Đặc biệt, qua các nội dung thực hành, học sinh sẽ được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cả trong suy nghĩ và hành động, qua đó các kĩ năng, kĩ xảo được rèn luyện và ngày càng thuần thục hơn.
Trong chương trình Lịch sử lớp 10 - THPT đang thực hiện với tổng số 52 tiết, trong đó số tiết thực hành lên tới 8 tiết, hầu hết sau mỗi chủ đề đều có tiết thực hành. Như vậy tiết thực hành lịch sử chiếm một thời lượng khá lớn trong phân phối chương trình môn Lịch sử lớp 10.
Mặt khác, thực hành Lịch sử là nội dung chương trình hoàn toàn mới so với chương trình trước đó, đồng thời cũng là năm học đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới nên thực trạng việc giáo viên tổ chức học sinh thực hiện ở tiết học thực hành bộ môn còn rất lúng túng, hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa phong phú đa dạng. Học sinh chưa thật sự chủ động, tích cực trong các tiết học thực hành. Vì vậy chưa nâng được tầm quan trọng của tiết thực hành Lịch sử.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do các em chưa được rèn luyện nhiều về kĩ năng thực hành bộ môn.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Rèn luyện một số kĩ năng thực hành môn Lịch sử cho học sinh thông qua tiết học thực hành Lịch sử lớp 10 – Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống” để làm đề tài sáng kiến trong năm học này.
pdf 80 trang Thanh Ngân 07/12/2024 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện một số kĩ năng thực hành môn Lịch sử cho học sinh thông qua tiết học thực hành Lịch sử Lớp 10 – Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện một số kĩ năng thực hành môn Lịch sử cho học sinh thông qua tiết học thực hành Lịch sử Lớp 10 – Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện một số kĩ năng thực hành môn Lịch sử cho học sinh thông qua tiết học thực hành Lịch sử Lớp 10 – Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 
 -------------------- 
 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN 
 RÈN LUYỆN MỘT SỐ KĨ NĂNG THỰC HÀNH MÔN LỊCH SỬ 
 CHO HỌC SINH THÔNG QUA TIẾT HỌC THỰC HÀNH 
LỊCH SỬ LỚP 10 - BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG. 
 Tác giả: Bùi Thị Lanh; Nguyễn Thị Thu 
 Lĩnh vực: Lịch sử 
 Số điện thoại: 0363360125; 0912507327 
 Năm học: 2022 - 2023 
 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................................. 1 
 1. Lí do chọn đề tài: ................................................................................................................................. 1 
 2. Đóng góp của đề tài sáng kiến: ........................................................................................................... 1 
 3. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................................................... 2 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ......................................................................................................................... 2 
 5. Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................................................ 2 
 6. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................................................... 2 
 7. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................................. 2 
 8. Cấu trúc đề tài: .................................................................................................................................... 3 
PHẦN II. NỘI DUNG ................................................................................................................................. 3 
 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................................ 3 
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................................................. 3 
 1.Các khái niệm ............................................................................................................................... 3 
 2. Ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn lịch sử ..................................................... 4 
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................................................... 4 
 1.Thực trạng dạy học và rèn luyện kĩ năng thựchành môn Lịch sử chương trình THPT mới.
 ........................................................................................................................................................... 4 
 2. Nội dung thực hành Lịch sử lớp 10 ............................................................................................ 5 
 CHƯƠNG II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH TRONG DẠY 
 HỌC TIẾT THỰC HÀNH MÔN LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 10 ............................................ 6 
 I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ..................................................................................................................... 6 
 1. Hướng dẫn học sinh thiết lập sơ đồ tư duy ............................................................................... 6 
 2. Hướng dẫn học sinh thực hiện một số ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết học thực 
 hành. ............................................................................................................................................... 17 
 3. Hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp đóng vai ............................................................ 19 
 4. Hướng dẫn học sinh tiến hành hoạt động trải nghiệm........................................................... 24 
 5. Hướng dẫn học sinh thực hành thiết kế mô hình Lịch sử...................................................... 32 
 6. Hướng dẫn HS tổ chức trò chơi lịch sử ................................................................................... 38 
 II. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ..... 41 
 1. Mục đích khảo sát ..................................................................................................................... 41 
 2. Nội dung và phương pháp khảo sát ......................................................................................... 41 
 III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................................................... 46 
 1.Mục đích thực nghiệm: .............................................................................................................. 46 
 2.Nội dung thực nghiệm: .............................................................................................................. 46 
 3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm ........................................................................................ 46 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài: 
 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử mới đặc biệt coi trọng nội 
dung “thực hành lịch sử”, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Chương trình coi 
thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát 
triển năng lực và phẩm chất học sinh. Vì vậy, trong dạy học nhất thiết phải rèn 
luyện cho HS các kĩnăng cơ bản, đặc biệt là kĩ năng thực hành, góp phần đào tạo 
những con người lao động mới vừa nắm vững lí thuyết vừa có khả năng vận dụng 
linh hoạt những điều đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 
Thực hành bộ môn Lịch sử được coi là một hoạt động trí tuệ giúp HS phát triển các 
kĩ năng tư duy nói chung, tư duy lịch sử nói riêng. Đặc biệt, qua các nội dung thực 
hành, học sinh sẽ được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cả trong suy nghĩ 
và hành động, qua đó các kĩ năng, kĩ xảo được rèn luyện và ngày càng thuần thục 
hơn. 
Trong chương trình Lịch sử lớp 10 - THPT đang thực hiện với tổng số 52 tiết, 
trong đó số tiết thực hành lên tới 8 tiết, hầu hết sau mỗi chủ đề đều có tiết thực 
hành. Như vậy tiết thực hành lịch sử chiếm một thời lượng khá lớn trong phân phối 
chương trình môn Lịch sử lớp 10. 
Mặt khác, thực hành Lịch sử là nội dung chương trình hoàn toàn mới so với 
chương trình trước đó, đồng thời cũng là năm học đầu tiên thực hiện chương trình 
sách giáo khoa mới nên thực trạng việc giáo viên tổ chức học sinh thực hiện ở tiết 
học thực hành bộ môn còn rất lúng túng, hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa 
phong phú đa dạng. Học sinh chưa thật sự chủ động, tích cực trong các tiết học 
thực hành. Vì vậy chưa nâng được tầm quan trọng của tiết thực hành Lịch sử. 
Nguyên nhân của thực trạng trên là do các em chưa được rèn luyện nhiều về kĩ 
năng thực hành bộ môn. 
 Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Rèn 
luyện một số kĩ năng thực hành môn Lịch sử cho học sinh thông qua tiết học 
thực hành Lịch sử lớp 10 – Bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống” để làm đề tài 
sáng kiến trong năm học này. 
2. Đóng góp của đề tài sáng kiến: 
-Tính mới: 
+ Đây là đề tài hoàn toàn mới. Bởi chưa có nguồn tài liệu chính thống viết về rèn 
luyện kĩ năng thực hành môn Lịch sử lớp 10 đang thực hiện ở năm học 2022-2023. 
+ Đề tài đem đến cho học sinh tại trường trung học phổ thông Anh Sơn 3 nói riêng, 
học sinh các trường trung học phổ thông nói chung về một số kĩ năng thực hành bộ 
môn Lịch sử. Qua đó học sinh có thể vận dụng linh hoạt vào các tiết thực hành ở 
các môn thuộc ban khoa học xã hội. 
 1 
 + Quan sát, điều tra, khảo sát, phân tích toán học, đánh giá. 
+ Thiết kế một số biện pháp trong các tiết học thực hành môn Lịch sử - chương 
trình Lịch sử lớp 10. 
8. Cấu trúc đề tài: 
Đề tài gồm có 3 phần: 
- Phần đặt vấn đề: Thực hiện những nội dung mở đầu của đề tài. 
- Phần nội dung: Triển khai cơ sở lí luận, thực tiễn và những biện pháp thực hành 
và nội dung thực nghiệm. 
- Phần kết luận: Khái quát nội dung đã thực hiện, kết quả đạt được và một số đề 
xuất. 
 PHẦN II. NỘI DUNG 
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
1.Các khái niệm 
1.1. Khái niệm kĩ năng 
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kĩ năng. Tuy nhiên nhìn chung, kĩ 
năng là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng 
những kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm đã có để giải quyết nhiệm vụ, thực hiện 
một công việc nào đó ở cấp độ tiêu chuẩn xác định. 
Điều đó có nghĩa là, kĩ năng gồm những hiểu biết về đối tượng cần tác động, đặc biệt 
là những quy luật vận động của đối tượng. 
Như vậy, có thể hiểu, kĩ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Khi lặp đi lặp 
lại một hành động nào đó, con người sẽ có được kĩ năng. 
1.2. Khái niệm kĩ năng thực hành 
Kĩ năng thực hành trong dạy học (đối với học sinh) là khả năng học sinh thực hiện 
có kết quả các thao tác hoạt độngtrong việc áp dụng tri thức đã học vào thực tiễn. 
Từ khái niệm trên cho thấy kĩ năng thực hành có các đặc điểm sau: 
- Có kiên thức vững chắc về lí thuyết. 
- Khả năng thực hiện các thao tác hành động theo một quy định. 
- Khả năng vận dụng các kinh nghiệm, khám phá, biên sđổi các quy trình, các vấn 
đề lý thuyết đã biết vào thực tiễn. 
- Kết quả thực hiện phải đạt được mục tiêu đề ra. 
Như vậy, khả năng thực hành không phải là phạm trù trừu tượng mà là những thao 
tác hành động cụ thể của chủ thể nhằm đạt được kết quả đề ra theo mục tiêu dạy 
 3 
 giữ nguyên phần chuyên đề học tập lựa chọn (35 tiết/năm học) theo định hướng 
nghề nghiệp. 
Nhưng sẽ chuyển phần chủ đề môn lịch sử 70 tiết/năm học thành phần bắt buộc và 
điều chỉnh chương trình còn 52 tiết/năm học để bảo đảm sự phù hợp với tất cả học 
sinh và cơ cấu đội ngũ giáo viên lịch sử hiện nay. Như vậy môn Lịch sử đã thực sự 
trở thành môn học bắt buộc. Song song với quyết định đó, số tiết học từ ban đầu 
xây dựng chương trình sách giáo khoa 2018 là 70 tiết nay giảm xuống còn 52 tiết, 
theo đó nội dung sách giáo khoa cũng được tinh gọn, giảm tải cho phù hợp tương 
ứng với số tiết thực hiện, cụ thể là một số bài và một số phân mục trong sách giáo 
khoa Lịch sử lớp 10 năm nay được cắt giảm. 
 Trong tổng số 52 tiết/năm học, trong đó 8 tiết dạy học thực hành. Đây là nội 
dung hoàn toàn mới trong cấu trúc phân phối chương trình, nó khác hẳn với 
chương trình môn Lịch sử trước đó, nhằm phát triển giáo dục toàn diện, nâng cao 
năng lực người học, đặc biệt rất chú trọng đến năng lực thực hành bộ môn thực 
hiện dạy học gắn với thực hành. 
 Trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu và thực hiện, chúng tôi nhận thấy: 
 Với số 8 tiết thực thực hành trong tổng số 52 tiết / năm học là thời lượng rất 
tốt tạo điều kiện để giáo viên và học sinh có khoảng thời gian rất tốt để tương tác, 
ôn tập, củng cố và mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực dạy học và thực hành bộ 
môn. 
 Tuy nhiên, là năm học đầu tiên thực hiện chương trình dạy học mới, nên 
trong các tiết dạy học thực hành chưa được giáo viên đầu tư nghiên cứu một cách 
đúng mực, chưa chủ động có định hướng tới học sinh mà còn mang tính chất đối 
phó cho học sinh làm bài tập hoặc tự ôn tập lại kiến thức cơ bản. Từ thực tế cho 
thấy giáo viên chưa thực hiệnđúng nghĩa về vai trò, nhiệm vụ của tiết dạy học thực 
hành. 
 Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau: 
- Là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới mà môn 
Lịch sử có phân phối chương trình tiết thực hành nên giáo viên còn rất lúng túng 
trong việc nghiên cứu và tổ chức tiết dạy thực hành bộ môn. 
- Phương tiện, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được các yêu cầu của tiết học thực 
hành. 
- Năng lực thực hành của học sinh còn thấp, thầy cô chưa đầu tư nhiều về việc 
nghiên cứu cho tiết dạy thực hành. 
2. Nội dung thực hành Lịch sử lớp 10 
 Nội dung chương trình Lịch sử lớp 10 đang thực hiện năm học 2022 – 2023 
gồm 52 tiết, 7 chủ đề bao gồm 14 bài. Trong đó có 8 tiết học thực hành thuộc các 
chủ đề sau: 
 5 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_mot_so_ki_nang_thuc_hanh_mon.pdf