Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng nói nghe tương tác cho học sinh trong môn Ngữ văn Lớp 7 theo 3 bộ SGK mới
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, kĩ năng giao tiếp giữ một vị trí vô cùng quan trọng và trở thành vấn đề được mọi người hết sức quan tâm. Kỹ năng giao tiếp được ví như một nghệ thuật. Bởi giao tiếp không chỉ đơn thuần là nghe và nói mà còn gồm nhiều kỹ năng nhỏ khác như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngữ điệu, ngôn từ, kỹ năng diễn đạt, truyền tải thông tin,... Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có nhiều mối quan hệ, dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp, thành công trong cuộc sống. Chính bởi vậy, giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành bại của mỗi cá nhân. Muốn giao tiếp tốt, con người cần có vốn ngôn ngữ. Vốn ngôn ngữ này được tích luỹ dần dần trong quá trình trưởng thành và phải được bồi dưỡng, rèn luyện thường xuyên. Nhà trường chính là môi trường cung cấp ngôn ngữ một cách có hệ thống nhất. Mục đích nghiên cứu ngôn ngữ trong nhà trường là rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện học tập và giao tiếp. Bởi vậy, việc phát triển kĩ năng giao tiếp - kĩ năng nói và nghe là một nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học tiếng trong nhà trường. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã lựa chọn vấn đề Rèn luyện kĩ năng nói nghe tương tác cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7 làm đề tài nghiên cứu với mong muốn đưa ra những hướng dẫn cụ thể mang tính khả thi và hiệu quả để phát triển kĩ năng nói và nghe cho học sinh.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng nói nghe tương tác cho học sinh trong môn Ngữ văn Lớp 7 theo 3 bộ SGK mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng nói nghe tương tác cho học sinh trong môn Ngữ văn Lớp 7 theo 3 bộ SGK mới

2. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học nói nghe tương tác của giáo viên và học sinh theo 3 bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 7 hiện hành: Sách Cánh Diều (NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh), Sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục Việt Nam), Sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục Việt Nam). IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp xử lí số liệu. V. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Rèn luyện kĩ năng nói nghe tương tác cho học sinh trong môn Ngữ văn lớp 7. - Phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh. lẫn nhau - lịch sự và kiềm chế. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động rèn luyện kĩ năng nói và nghe tương tác cho học sinh Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kỹ năng nói nghe tương tác của HS: Môi trường xã hội: Khi môi trường xã hội và gia đình khuyến khích việc giao tiếp, thảo luận và lắng nghe, người ta có xu hướng phát triển những kỹ năng này một cách tự nhiên. Giáo dục và học tập: Hệ thống giáo dục và quá trình học tập có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng nói và nghe tương tác. Phương pháp giảng dạy tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp và lắng nghe, cung cấp cơ hội thực hành và phản hồi xây dựng có thể giúp HS cải thiện khả năng nói và nghe một cách chủ động, hiệu quả. Tình huống giao tiếp: Các tình huống giao tiếp cụ thể cũng có thể ảnh hưởng đến kỹ năng nói và nghe tương tác. Ví dụ, trong một tình huống giao tiếp chính thức như thuyết trình hoặc cuộc họp, kỹ năng nói và nghe tương tác yêu cầu sự chính xác và sự tập trung cao. Trong khi đó, trong một tình huống giao tiếp không chính thức như cuộc trò chuyện hàng ngày, sự linh hoạt và sáng tạo có thể được khám phá. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những yếu tố bên trong mỗi HS: Sự tự tin và lòng tin, sự chú ý và tập trung, sự kiên nhân và kiên trì, sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ, kỹ thuật giao tiếp, tình trạng cảm xúc và quan điểm cá nhân. 2.3. Đặc điểm của học sinh lớp 7 đổi với việc rèn kĩ năng nói nghe tương tác trong môn Ngữ văn Học sinh lớp 7 là một đối tượng quan trọng cần phải rèn kỹ năng nói và nghe tương tác trong môn Ngữ văn. Đặc điểm của lứa tuổi này ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập và phát triển kỹ năng giao tiếp của các em. Thứ nhất, học sinh lớp 7 đã có một nền tảng ngôn ngữ khá phong phú và đa dạng. Biểu đồ 1.3. Kết quả khảo sát tình trạng chuẩn bị bài ở nhà của học sinh Biểu đồ 1.4. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú và nhận thức của học sinh trong các giờ nói nghe tương tác 2. Nhận xét về phía giáo viên, mặc dù thời lượng dành cho nói và nghe tương tác rất khiêm tốn nhưng các thầy cô đã nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, chuẩn bị hệ thống bài tập một cách nghiêm túc để có được những giờ học nói nghe tương tác một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các thầy cô còn gặp khó khăn khá nhiều khi phải xây dựng kho dữ liệu phục vụ cho hoạt động nói nghe tương tác, đặc biệt là hệ thống bài tập thực hành phải đa dạng, phù hợp và gây hứng thú với học sinh. Về phía học sinh, các em thể hiện sự thích thú và phản ứng tích cực với các giờ nói nghe tương tác do thầy cô hướng dẫn và tự tin để đạt được các năng lực cần thiết. Tuy nhiên, các kỹ năng nói và nghe mà học sinh đạt được trong các giờ 4.2. Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong hoạt động rèn nói nghe tương tác cho học sinh + Phương pháp thảo luận nhóm: Sắp xếp học sinh thành các nhóm nhỏ để thảo luận về các chủ đề liên quan. Qua đó, học sinh có cơ hội trao đổi ý kiến, lắng nghe và phản hồi lẫn nhau, từ đó phát triển kỹ năng nói và nghe tương tác. Ưu điểm của thảo luận nhóm sẽ được phát huy cao độ nếu các nhóm có trình độ tương đối đồng đều và các vấn đề được người dạy đặt ra thích hợp. Khi vận dụng thảo luận nhóm vào thực tế giảng dạy, người dạy cần vận dụng linh hoạt sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng người học. + Phương pháp dạy học theo dự án: Là một hình thức dạy học, trong đó người học dưới sự điều khiển và giúp đỡ của người dạy sẽ tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp không chỉ về mặt lý thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được trước lớp hoặc mở rộng quy mô trên các phương tiện truyền thông. + Phương pháp sắm vai: (vai xã hội) Là hình thức sân khấu hoá môn học, giao cho HS hoá thân thành các vai diễn khác nhau, giúp học sinh tạo ra các tình huống giao tiếp tương tác. HS có thể đóng vai các nhân vật trong tác phẩm văn học hoặc tạo ra các tình huống mới ngoài thực tiễn để thực hành kỹ năng nói và nghe. Phương pháp sắm vai giúp cho lớp học có sự thay đổi về không khí học tập, tạo ra môi trường giả định để HS sáng tạo và thể nghiệm các tình huống khác nhau. + Phương pháp nêu vấn đề, giải quyết tình huống Phương pháp nêu vấn đề là cách GV đưa ra các tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS khám phá và tiếp cận nội dung tri thức cần đạt thông qua việc giải quyết tình huống đó. Tình huống có vấn đề là những tình huống chứa đựng những mâu thuẫn khách quan của vấn đề cần tìm hiểu, được HS chấp nhận như một vấn - Đối với kĩ năng Nghe tức là đánh giá khả năng hiểu nội dung do người khác nói, các tiêu chí đánh giá kĩ năng nghe gồm: 1) Nắm bắt được nội dung do người khác nói; 2) Biết đặt câu hỏi, trao đổi về nội dung bài nói; 3) Thái độ nghe. - Đối với kĩ năng Nói nghe tương tác, có thể xác định các tiêu chí đánh giá gắn với các hoạt động và biểu hiện sau: 1) Đóng góp ý kiến; 2) Thái độ lắng nghe; 3) Đặt câu hỏi và trả lời; 4) Đề xuất quan điểm cá nhân thiết kế nguồn học liệu mở, có sự chia sẻ và học hỏi giữa các GV trong tổ bộ môn và giữa các trường với nhau. Thiết kế thêm các hoạt động trải nghiệm thiết thực để HS có thêm cơ hội rèn các kĩ năng khác nhau, phục vụ trực tiếp cho đời sống. 2.3. Đối với học sinh: HS cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của bản thân, chủ động và tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu. Với những vấn đề khó, HS cần mạnh dạn tìm sự hỗ trợ của phụ huynh và GV, chia sẻ cởi mở và tích cực trao đổi với bạn bè để tìm ra phương hướng giải quyết, thường xuyên tập luyện và thực hành nghe nói ở trong và ngoài lớp học.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_noi_nghe_tuong_tac_c.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng nói nghe tương tác cho học sinh trong môn Ngữ văn Lớp 7 theo.pdf