Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc mở rộng trong chương trình Ngữ văn 10 (2018)

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội đã chỉ rõ mục tiêu của việc đổi mới Chương trình, sách giáo khoa như sau: “Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả GDPT; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Nằm trong mục tiêu chung ấy, Chương trình Ngữ văn 2018 đã đặt ra mục tiêu cụ thể về phát triển phẩm chất, năng lực học sinh phù hợp với đặc trưng bộ môn đó là: Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, Chương trình Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe; phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hóa: có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nói chung và chương trình Ngữ văn 2018 nói riêng có nhiều sự thay đổi so với chương trình 2006. Thay đổi lớn nhất là chương trình chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, đặc biệt là các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, trong đó kĩ năng đọc – hiểu đóng một vai trò quan trọng. Cùng bàn về vấn đề này, chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD) đã nhấn mạnh “Đọc hiểu không chỉ là một yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ trong nhà trường phổ thông mà nó còn là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cộng đồng”. Năng lực đọc hiểu là một trong những năng lực cốt lõi, cần có của một công dân dùng để chiếm lĩnh tri thức, làm giàu trí tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn.
Chương trình môn Ngữ văn 2018 lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói, nghe) làm trục chính xuyên suốt cả ba cấp học. Lần đầu tiên việc xây dựng chương trình môn học này đã được thống nhất cùng một hệ thống là kĩ năng giao tiếp. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn học, tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe. Quan điểm này vừa bảo đảm tính chất thống nhất trong toàn chương trình vừa giúp cho việc tích hợp tốt hơn, thể hiện rõ đặc điểm của chương trình phát triển năng lực.

Trong cấu trúc sách giáo khoa mới, kĩ năng đọc đóng một vai trò quan trọng và được bố trí với một tỉ lệ tương đối lớn. Cụ thể: Đọc chiếm khoảng 60 – 65 % ; Viết: 20 – 25%; Nói – Nghe: 10%; Kiểm tra, đánh giá: 5%. Trong giờ đọc – hiểu mỗi kiểu văn bản cần đạt các yêu cầu: Đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức, liên hệ, so sánh giữa các văn bản và đọc mở rộng. Trong đó phần đọc mở rộng có vị trí quan trọng trong việc phát triển năng lực đọc cho học sinh, giúp các em làm giàu vốn từ, cải thiện kĩ năng viết, nói, nghe. Ngoài ra, nó còn hình thành, nuôi dưỡng thói quen đọc sách, phát triển kĩ năng cảm thụ, giúp học sinh tự ý thức về bản thân và hiểu hơn về thế giới xung quanh. Mặc dù, nó đóng vai trò quan trọng như vậy nhưng lại còn rất mới và chưa được chú trọng trong chương trình 2006. Vì thế giáo viên và học sinh đều chưa biết cách dạy học hiệu quả nội dung này. Tuy nhiên, trong chương trình Ngữ văn 2018, mỗi năm học sinh phải đọc mở rộng ít nhất 35 văn bản (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài, độ khó tương đương với các văn bản đã học. Vì vậy, việc rèn kĩ năng đọc mở rộng cho học sinh là một yêu cầu cần thiết.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Rèn luyện kĩ năng đọc mở rộng trong chương trình Ngữ văn 10 (2018) làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình với mục đích định hướng, xây dựng những biện pháp giúp giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả hoạt động đọc mở rộng trong quá trình đọc hiểu văn bản.

pdf 65 trang Thanh Ngân 02/12/2024 270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc mở rộng trong chương trình Ngữ văn 10 (2018)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc mở rộng trong chương trình Ngữ văn 10 (2018)

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng đọc mở rộng trong chương trình Ngữ văn 10 (2018)
 SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƢỜNG THPT NGHI LỘC 2 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Tên đề tài: 
 RÈN KĨ NĂNG ĐỌC MỞ RỘNG 
 TRONG CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 (2018) 
 Thuộc bộ môn: Ngữ văn 
 Tác giả: Th.s ĐẶNG QUỐC CHI 
 Th.s NGUY ỄN THỊ LƢU 
 Tổ: Ngữ văn 
 Tháng 12/2022 
 Số điện thoại liên hệ: 0986790655 – 0977911233 
 2.1.3. Dạy học trên lớp 17 
2.2. Sử dụng chiến thuật đọc – hiểu 18 
2.3. Hướng dẫn học sinh tạo lập và sử dụng hiệu quả hồ sơ đọc 21 
2.4. Biện pháp xây dựng ngữ liệu cho hoạt động đọc mở rộng 22 
2.5. Biện pháp kiểm tra, đánh giá 23 
2.6. Tổ chức các diễn đàn lan tỏa kĩ năng đọc mở rộng 24 
III. THỰC NGHIỆM 26 
IV. KHẢO SÁT 35 
1. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 35 
1.1. Mục đích khảo sát 35 
1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 36 
1.2.1. Nội dung khảo sát 36 
1.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá 36 
1.3. Đối tượng khảo sát 36 
1.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 36 
đề xuất 
1.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất 36 
1.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 37 
2. Khảo sát tính hiệu quả của đề tài 38 
2.1. Mục đích khảo sát 38 
2.2. Nội dung và phương pháp khảo sát 38 
2.2.1. Nội dung khảo sát: 38 
2.2.2. Phương pháp khảo sát 39 
2.3. Đối tượng khảo sát 39 
PHẦN III: KẾT LUẬN 42 
1. Kết luận 42 
2. Đóng góp của đề tài 42 
2.1. Tính mới 42 
2.2. Tính khoa học 42 
2.3. Tính hiệu quả 43 
3. Khả năng ứng dụng và phát triển của đề tài 43 
4. Khuyến nghị 43 
4.1. Với các cấp quản lí giáo dục 43 
4.2. Với giáo viên 43 
4.3. Với học sinh 43 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 
PHỤ LỤC 
 Trong cấu trúc sách giáo khoa mới, kĩ năng đọc đóng một vai trò quan trọng 
và được bố trí với một tỉ lệ tương đối lớn. Cụ thể: Đọc chiếm khoảng 60 – 65 % ; 
Viết: 20 – 25%; Nói – Nghe: 10%; Kiểm tra, đánh giá: 5%. Trong giờ đọc – hiểu 
mỗi kiểu văn bản cần đạt các yêu cầu: Đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức, liên 
hệ, so sánh giữa các văn bản và đọc mở rộng. Trong đó phần đọc mở rộng có vị trí 
quan trọng trong việc phát triển năng lực đọc cho học sinh, giúp các em làm giàu 
vốn từ, cải thiện kĩ năng viết, nói, nghe. Ngoài ra, nó còn hình thành, nuôi dưỡng 
thói quen đọc sách, phát triển kĩ năng cảm thụ, giúp học sinh tự ý thức về bản thân 
và hiểu hơn về thế giới xung quanh. Mặc dù, nó đóng vai trò quan trọng như vậy 
nhưng lại còn rất mới và chưa được chú trọng trong chương trình 2006. Vì thế giáo 
viên và học sinh đều chưa biết cách dạy học hiệu quả nội dung này. Tuy nhiên, 
trong chương trình Ngữ văn 2018, mỗi năm học sinh phải đọc mở rộng ít nhất 35 
văn bản (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại 
và độ dài, độ khó tương đương với các văn bản đã học. Vì vậy, việc rèn kĩ năng 
đọc mở rộng cho học sinh là một yêu cầu cần thiết. 
 Chính vì những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Rèn luyện kĩ 
năng đọc mở rộng trong chương trình Ngữ văn 10 (2018) làm đề tài sáng kiến 
kinh nghiệm của mình với mục đích định hướng, xây dựng những biện pháp giúp 
giáo viên và học sinh thực hiện có hiệu quả hoạt động đọc mở rộng trong quá trình 
đọc hiểu văn bản. 
2. Mục đích nghiên cứu 
Rèn luyện kĩ năng đọc mở rộng trong chương trình Ngữ văn 10 (2018) 
3. Đối tƣợng nghiên cứu 
Kĩ năng đọc mở rộng trong chương trình Ngữ văn 10 (2018) 
4. Phạm vi nghiên cứu: Văn bản trong chương trình Ngữ văn 10 (2018) 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
– Xây dựng các nguyên tắc đọc mở rộng. 
– Đề xuất biện pháp dạy đọc mở rộng các văn bản hiệu quả. 
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 
– Phương pháp thực nghiệm 
– Phương pháp đối chứng. 
– Phương pháp thống kê. 
 Thứ hai, chương trình được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học như: Kết 
quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ văn hiện 
đại; Thành tựu nghiên cứu về văn học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt 
Nam; Kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của Việt Nam và cập 
nhật xu thế quốc tế trong phát triển chương trình nói chung và chương trình môn 
Ngữ văn nói riêng. Cơ sở cuối cùng là phải căn cứ vào thực tiễn xã hội, giáo dục, 
điều kiện kinh tế và truyền thống văn hóa Việt Nam. 
 Thứ ba, lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe) làm 
trục chính xuyên suốt cả ba cấp học. Lần đầu tiên việc xây dựng chương trình môn 
học này được thống nhất cùng một hệ thống là kĩ năng giao tiếp. Trước đây 
chương trình được xây dựng tách rời ở ba cấp học, mỗi cấp học được xây dựng 
theo một tiêu chí riêng. Chương trình tiểu học xây dựng theo chủ đề, chủ điểm; 
chương trình trung học cơ sở xây dựng theo sáu kiểu văn bản còn chương trình 
trung học phổ thông xây dựng theo thể loại. Việc xây dựng chương trình thống 
nhất theo trục rèn luyện kĩ năng giao tiếp sẽ đảm bảo được việc tích hợp tốt hơn, 
thể hiện rõ đặc điểm của chương trình phát triển năng lực, không lấy việc trang bị 
kiến thức làm mục tiêu giáo dục. 
 Thứ tư, chương trình được xây dựng theo hướng mở. Tính chất mở của 
chương trình được thể hiện: Một là không quy định chi tiết về nội dung dạy học, 
các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói, nghe 
cho mỗi lớp, quy định khối kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng Việt, văn học và một 
số văn bản, tác phẩm có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc. Hai là 
những văn bản, tác phẩm được chương trình nêu lên trong phần cuối văn bản chỉ là 
sự gợi ý về ngữ liệu, minh họa về thể loại, kiểu loại văn bản. Ba là cho phép các 
tác giả sách giáo khoa chủ động, sáng tạo trong việc triển khai các nội dung dạy 
học cụ thể theo yêu cầu phát triển chương trình. Bốn là cho phép giáo viên được 
lựa chọn sách giáo khoa. Năm là việc đánh giá kết quả học tập cuối năm, cuối cấp 
không dựa vào các ngữ liệu đã học mà lấy yêu cầu cần đạt làm căn cứ để biên soạn 
đề kiểm tra, đánh giá. 
 Thứ năm, chương trình cần đáp ứng yêu cầu kế thừa và đổi mới, phát triển. 
Chương trình nào cũng được xây dựng trên cơ sở kế thừa từ chương trình truyền 
thống tuy nhiên cũng cần đổi mới để đáp ứng sự thay đổi của khoa học và thực tiễn 
cuộc sống. 
1.2.2. Nội dung của chương trình 2018 
 Chương trình Ngữ văn 2006 về cơ bản vẫn tiếp cận theo hướng dạy học nội 
dung, xuất phát từ các vấn đề chính của khoa học văn học và ngữ học để gọt bớt, 
thu nhỏ cho các cấp học phổ thông. Vì thế, nhiều nội dung vẫn nặng nề, hàn lâm 
thiếu thiết thực. Hơn nữa chương trình lại được xây dựng với các trục khác nhau. 
Tiểu học lấy nội dung chủ đề làm trục tích hợp dạy các kĩ năng ngôn ngữ; trung 
học cơ sở lấy các kiểu văn bản trong tạo lập và các thể loại văn học tương ứng để 
làm trục tích hợp; còn cấp trung học phổ thông lại dựa vào thể loại và lịch sử văn 
học để tổ chức chương trình. 
 Nhận thức được điều đó, khác với chương trình Ngữ văn 2006, chương trình 
Ngữ văn 2018 quy định cụ thể yêu cầu đọc mở rộng đối với kiểu các loại văn bản 
nói chung và văn bản văn học nói riêng. Nếu như trước đây, học sinh chỉ cần đọc 
những văn bản được quy định cứng trong chương trình, một vài văn bản đọc thêm, 
còn việc tìm đọc các văn bản tham khảo ngoài sách giáo khoa là tùy thuộc vào nhu 
cầu và sở thích của từng người thì chương trình Ngữ văn 2018 đã đặt ra yêu cầu 
bắt buộc cho người học mỗi năm phải đọc 35 văn bản văn học ngoài chương trình. 
Điều này một lần nữa đã cho thấy sự nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu của 
chương trình là tập trung phát triển phẩm chất, năng lực cho người học. Từ việc 
đọc các văn bản trong chương trình, học sinh phải hình thành cho mình kĩ năng 
đọc và có khả năng đọc được các văn bản tương đương về thể loại, dung lượng và 
độ khó ngoài chương trình. 
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 
2.1. Thực trạng rèn luyện kĩ năng đọc mở rộng cho học sinh 
 Đọc mở rộng là một yêu cầu rất mới, nó không được quy định cứng trong 
chương trình 2006. Từ lâu nay, chương trình vẫn quy định những ngữ liệu cứng. 
Việc dạy, học và thi luôn phải bám theo những ngữ liệu đó với tinh thần “học gì, 
thi nấy”. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành thống kê các văn bản thuộc thể loại truyện 
ngắn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 và 12 thu được số liệu như sau: 
 Khối Văn bản học chính Văn bản đọc thêm 
 Số Tên tác phẩm Số Tên tác phẩm 
 lƣợng lƣợng 
 Hai đứa trẻ - Thạch Lam Vi hành – Nguyễn Ái 
 2 2 Quốc 
11 Chữ người tử tù – Nguyễn Tinh thần thể dục – 
 Tuân Nguyễn Công Hoan 
 Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài Bắt sấu rừng U Minh Hạ 
 - Sơn Nam 
12 4 Vợ nhặt – Kim Lân 2 Một người Hà Nội – 
 Nguyễn Khải 
 Rừng xà nu – Nguyễn Trung 
 Thành 
 Những đứa con trong gia 
 đình – Nguyễn Thi 
 Qua bảng thống kê, ta thấy được mặc dù là một thể loại quan trọng của văn 
bản văn học nhưng số lượng tác phẩm được học rất ít, chỉ có 6 văn bản chính thức 
ở cả hai khối lớp 11 và 12. Bên cạnh đó, thời gian được bố trí để học các văn bản 
này cũng là một điều khiến ta phải quan tâm. Theo đó, ngoài số tiết được quy định 
cứng cho các văn bản học chính là 3 – 4 tiết/ văn bản (tùy thuộc vào việc xây dựng 
 Học sinh hiện nay nhiều em có niềm đam mê, yêu thích văn chương, có ý thức tự 
học, tự đọc song lại thiếu đi những kĩ năng cần thiết của hoạt động đọc, các em 
chưa được dạy cách đọc thực sự hiệu quả và bài bản do đó kết quả của hoạt động 
này chưa cao. Chính vì vậy việc rèn kĩ năng đọc mở rộng cho học sinh là một vấn 
đề có tính cấp thiết. 
2.2. Nhận thức của giáo viên trong việc rèn kĩ năng đọc mở rộng cho học sinh 
 Giáo viên là nhân tố đóng vai trò cực kì quan trọng quyết định hiệu quả của 
hoạt động dạy học ở trường phổ thông. Vì vậy nhận thức của giáo viên cũng là một 
vấn đề cần quan tâm. Để thấy rõ nhận thức của giáo viên trong việc rèn luyện kĩ 
năng đọc mở rộng cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên 
Ngữ văn THPT của trường THPT Nghi Lộc 2, trường THPT Nghi Lộc 5 và thu 
được kết quả như sau: 
 Phiếu khảo sát: Xem PHỤ LỤC 2 
 Kết quả: 
 Tổng Kết quả điều tra 
 số 
 giáo Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 Câu hỏi 3 Câu hỏi 4 
 viên Đã Chưa Không Cần Rất Không Quan Rất Thời Ngữ Phương 
 điều dạy dạy cần thiết cần quan tâm quan lượng liệu pháp dạy 
 tra thiết thiết tâm tâm dạy đọc học 
 học 
 14 5 9 3 6 5 7 5 2 5 3 6 
 Tỉ lệ 35,7 64,3 21,4 42,9 35,7 50 35,7 14,3 35,7 21,4 42,9 
 % 
 Qua kết quả khảo sát, ta thấy thực tế vẫn có một số giáo viên nhận thức đúng 
về tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng đọc mở rộng cho học sinh và có tổ 
chức rèn luyện kĩ năng này cho các em trong các giờ học. Tuy nhiên, số lượng này 
không nhiều và chỉ tập trung ở một số trường chuyên, lớp chọn. Còn lại, đại đa số 
nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên đều chỉ dạy học gói gọn trong các văn bản 
được quy định. 
 Sở dĩ như vậy là do thời lượng dạy học quy định cho mỗi kì, mỗi lớp, mỗi 
đơn vị bài học chỉ đáp ứng được từng ấy nội dung quy định. Ngoài ra, cũng phải 
thừa nhận một thực tế là việc nâng cao năng lực đọc hiểu cho giáo viên chưa được 
chú trọng, chủ yếu họ đang tự mày mò, rút kinh nghiệm. Giáo viên chưa thực sự 
nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc hiểu mở rộng nên trong quá trình dạy 
học nhiều khi còn có tâm lí buông lỏng, chưa thật sự sát sao trong việc rèn kĩ năng 
đọc cho học sinh. 
 Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng trong những năm gần đây, nội dung thi 
cũng đã có một số thay đổi tích cực. Cụ thể, trong cấu trúc đề thi Ngữ văn đã xuất 
hiện phần thi Đọc hiểu và yêu cầu đối với ngữ liệu là các văn bản ngoài sách giáo 
khoa. Bộ giáo dục ban hành ma trận, bảng đặc tả quy định nội dung các bài thi 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_doc_mo_rong_trong_ch.pdf