Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tự học Ngữ Văn cho học sinh Lớp 7 trường THCS Phú Xuyên qua hoạt động tự học ở nhà

* Ưu điểm:

Cùng với đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa và trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn bước đầu cũng đã có những thành công nhất định. Nhiều thầy cô giáo đã rất nhiệt tình, tích cực tìm tòi nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc học Ngữ văn. Thực trạng lên lớp theo kiểu thầy giảng, trò nghe, thầy đọc trò chép đã giảm đáng kể, không khí giờ Ngữ văn đã có sự biến đổi tích cực. Theo đó, khâu hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà cũng được các thầy cô quan tâm hơn. Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS được nâng lên đáng kể. Qua thực tế giảng dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng ở tiết học nào học sinh học bài, làm bài ở nhà tốt dưới sự hướng dẫn tích cực của giáo viên thì tiết học đó học sinh hoạt động sôi nổi, tích cực, chủ động hơn, hiệu quả giờ học cao hơn. Rõ ràng tiết học đó phát huy được khả năng tự học của học sinh.

* Hạn chế:

Năm học 2023 – 2024 tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn đối với 97 học sinh khối 7. Bên cạnh những điểm đã làm được như đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy của tôi tại trường THCS Phú Xuyên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc học bài, soạn bài, làm bài tập ở các lớp học sinh còn thấp và không đồng đều. Đặc biệt, số học sinh không làm và làm lấy lệ vẫn chiếm tỉ lệ cao. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy học sinh của mình chưa tích cực chủ yếu do một số nguyên nhân:

- Thứ nhất: Các em chưa có tình yêu, lòng đam mê đối với môn học.

- Thứ hai: Các em chưa biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian dành cho các môn học ở nhà.

- Thứ ba: Sự xuất hiện của nhiều loại sách tham khảo, đáp án, trang văn mẫu… học sinh lại chưa có kĩ năng khai thác, chủ yếu chép lại để đối phó với nhiệm vụ được giao.

- Thứ tư: Các câu hỏi cuối sách giáo khoa đôi khi khó với các em khi chưa có sự dẫn dắt của giáo viên.

Thực trạng đó sẽ làm cho học sinh có thói quen xấu như: căn bệnh ỷ lại, thiếu suy nghĩ, thiếu chí tiến thủ, thiếu tự giác, thiếu tích cực trong việc chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, phương pháp để làm bài tập. Với yêu cầu đổi mới giáo dục, thực trạng đó chưa đáp ứng được chất lượng học tập của học sinh, mục đích giáo dục của ngành. Để khắc phục thực trạng trên, việc đặt vấn đề rèn luyện kĩ năng tự học và làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp và sau bài học, tiết học là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

docx 13 trang Thanh Ngân 22/04/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tự học Ngữ Văn cho học sinh Lớp 7 trường THCS Phú Xuyên qua hoạt động tự học ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tự học Ngữ Văn cho học sinh Lớp 7 trường THCS Phú Xuyên qua hoạt động tự học ở nhà

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng tự học Ngữ Văn cho học sinh Lớp 7 trường THCS Phú Xuyên qua hoạt động tự học ở nhà
 trong việc học Ngữ văn. Thực trạng lên lớp theo kiểu thầy giảng, trò nghe, thầy 
đọc trò chép đã giảm đáng kể, không khí giờ Ngữ văn đã có sự biến đổi tích 
cực. Theo đó, khâu hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài ở nhà cũng được 
các thầy cô quan tâm hơn. Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng tự học Ngữ văn cho 
học sinh THCS được nâng lên đáng kể. Qua thực tế giảng dạy của bản thân và 
dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng ở tiết học nào học sinh học bài, làm bài 
ở nhà tốt dưới sự hướng dẫn tích cực của giáo viên thì tiết học đó học sinh hoạt 
động sôi nổi, tích cực, chủ động hơn, hiệu quả giờ học cao hơn. Rõ ràng tiết học 
đó phát huy được khả năng tự học của học sinh.
 * Hạn chế:
 Năm học 2023 – 2024 tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn 
Ngữ văn đối với 97 học sinh khối 7. Bên cạnh những điểm đã làm được như đã 
nêu trên, trong quá trình giảng dạy của tôi tại trường THCS Phú Xuyên vẫn còn 
gặp nhiều khó khăn. Việc học bài, soạn bài, làm bài tập ở các lớp học sinh còn 
thấp và không đồng đều. Đặc biệt, số học sinh không làm và làm lấy lệ vẫn 
chiếm tỉ lệ cao. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy học sinh của mình chưa tích cực chủ 
yếu do một số nguyên nhân:
 - Thứ nhất: Các em chưa có tình yêu, lòng đam mê đối với môn học.
 - Thứ hai: Các em chưa biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian dành cho các 
môn học ở nhà.
 - Thứ ba: Sự xuất hiện của nhiều loại sách tham khảo, đáp án, trang văn 
mẫu học sinh lại chưa có kĩ năng khai thác, chủ yếu chép lại để đối phó với 
nhiệm vụ được giao.
 - Thứ tư: Các câu hỏi cuối sách giáo khoa đôi khi khó với các em khi chưa 
có sự dẫn dắt của giáo viên.
 Thực trạng đó sẽ làm cho học sinh có thói quen xấu như: căn bệnh ỷ lại, 
thiếu suy nghĩ, thiếu chí tiến thủ, thiếu tự giác, thiếu tích cực trong việc chiếm 
lĩnh kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, phương pháp để làm bài 
tập. Với yêu cầu đổi mới giáo dục, thực trạng đó chưa đáp ứng được chất lượng tự các việc cần làm, sắp xếp thời gian cho từng công việc một cách hợp lý với 
điều kiện và phương tiện hiện có.
 Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hợp lý sẽ giúp học sinh tránh được 
lãng phí thời gian, nâng cao hiệu quả học tập.
 Nội dung kế hoạch: Tùy vào mục đích cụ thể mà người học có thể lập kế 
hoạch dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn được lập ra để thực 
hiện trong một thời gian khá dài như một năm hoặc một kỳ. Kế hoạch trung hạn 
thường là kế hoạch thực hiện trong một tháng hoặc một tuần. Còn kế hoạch 
ngắn hạn chỉ thực hiện trong một ngày, tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể.
 Đối với học sinh THCS, đặc biệt là trong môn Ngữ Văn, kế hoạch thường 
nên xây dựng trong một tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường và phân phối 
chương trình của môn học, khối học. Đặc biệt phải dựa trên cơ sở sự hướng dẫn 
việc học bài, chuẩn bị bài về nhà của thầy cô.
 4.2.3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng hệ thống câu hỏi, bài tập
 Để phát huy tối đa năng lực tự học và thúc đẩy học sinh tận dụng hết thời 
gian tự học, giáo viên cần giao nhiệm vụ học tập cụ thể cho học sinh. Có như 
thế các em mới định hướng được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo. 
Sau khi đã tiếp nhận được kiến thức cũ một cách khái quát, hệ thống các em có 
thể tìm hiểu kiến thức mới. Khi có sự chuẩn bị ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở 
nên hiệu quả hơn.
 Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà không nên chỉ bằng lời nói trên lớp, bởi 
đối với những em có ý thức học tập chưa cao và cuối giờ học thường kém tập 
trung. Do vậy, cần tường minh hóa hướng dẫn đó bằng văn bản, phiếu học tập. 
Song song với từng bài học trong từng tuần, giáo viên nên thiết kế hệ thống câu 
hỏi để học sinh tự học. Hệ thống câu hỏi đó bao gồm hỏi cả những kiến thức bài 
cũ và cả kiến thức bài mới nhằm giúp học sinh vừa có thể ôn tập, khái quát, 
luyện tập, vận dụng thực hành kiến thức cũ vừa có những định hướng cho kiến 
thức trọng tâm của bài mới. Giáo viên nên chuẩn bị sẵn câu hỏi, bài tập và giao Để chất lượng và hiệu quả học tập được nâng lên thì phương pháp và kỹ 
năng tự học ở nhà là một yếu tố quan trọng. Cần tăng cường rèn luyện, bồi 
dưỡng cho học sinh:
 - Kỹ năng ghi chép, ghi nhớ kiến thức
 Một số em đã rất chăm chỉ học tập nhưng thành tích chưa cao. Các em 
thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không biết liên hệ phần trước, 
không biết hệ thống kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết tích hợp 
kiến thức đã học ở bài trước vào bài sau. Việc rèn cho các em kỹ năng ghi chép, 
hệ thống, tổng hợp là điều cần thiết giúp các em học tập tốt, phát huy tốt vai trò 
tự học, đặc biệt là tự học ở nhà.
 Vậy làm thế nào để ghi chép, hệ thống hóa kiến thức, ghi nhớ kiến thức có 
hiệu quả? Sử dụng sơ đồ, bảng biểu, dàn ý, đặc biệt là bản đồ tư duy đề ghi 
chép, hệ thống kiến thức là những kỹ năng rất hữu ích giúp học sinh tự học ở 
nhà tương đối tốt. Sau mỗi bài học, mỗi phần, giáo viên hướng dẫn, gợi ý cho 
học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ.. Ta có thể nhận 
thấy, qua việc hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ, bảng biểu sẽ giúp học sinh 
phát triển tư duy logic, củng cố, khắc sâu kiến thức, kỹ năng ghi chép, từ đó kỹ 
năng tự học của học sinh qua hoạt động học ở nhà cũng nâng cao hiệu quả.
 Ví dụ (Trình bày dưới dạng bảng biểu): Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
trước văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương” (trang 27 tập 2 sách Kết nối tri 
thức với cuộc sống), giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, so sánh hành động 
và kết quả của cuộc đọ sức giữa tàu chiến và Con cá thiết kình trong không gian 
và thời gian:
Cuộc đọ sức giữa tàu Tàu chiến Con cá thiết kình
chiến và “con cá”
Thời gian: 
Không gian: 
Diễn biến: hướng dẫn các em cách lựa chọn cũng như hướng dẫn các em cách dùng để phát 
huy được lợi ích của nó.
 4.2.5. Phối hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng tự học qua việc ở nhà
 Kỹ năng tự học chủ yếu được thực hiện trong quá trình học tập ở nhà, lúc 
không có thầy cô giáo trực tiếp kèm cặp. Vì vậy, trong hoạt động tự học của học 
sinh vai trò của phụ huynh rất quan trọng. Phụ huynh có thể quan sát hoạt động 
học của con em mình để kiểm tra, nhắc nhở, động viên kịp thời. Phối hợp với 
phụ huynh không chỉ là trách nhiệm giáo viên chủ nhiệm mà giáo viên bộ môn 
nói chung và giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng nên làm. Bởi vì giáo viên chủ 
nhiệm không thể nắm hết tình hình học tập cụ thể của mỗi học sinh ở mỗi môn 
học để trao đổi. Vì thế, giáo viên dạy nên phối hợp với phụ huynh để thực hiện 
các vấn đề sau nhằm nâng cao hiệu quả tự học ở nhà và nâng cao chất lượng 
dạy học:
 Cùng phối hợp đề hướng dẫn học sinh mua sách giáo khoa, sách tham 
khảo.
 Nắm bắt tình hình học tập của học sinh từ hai phía để có thể đưa ra những 
biện pháp thích hợp nhằm động viên, khuyến khích hay nhắc nhở kịp thời bằng 
sổ liên lạc hoặc trực tiếp qua điện thoại, ...
 Tăng cường kết nối với phụ huynh qua zalo để cùng nhau đôn đốc, thúc 
dục, kiểm tra việc tự học của học sinh ở nhà. Đồng thời phụ huynh gửi các sản 
phẩm học tập của các con tới giáo viên.
 4.2.6. Kịp thời kiểm tra, đánh giá hoạt động học bài, làm bài tập và 
chuẩn bị ở nhà của học sinh
 Kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không 
ngừng của học sinh. Giúp học sinh phát hiện và điều chỉnh thực trạng học tập 
của mình, củng cố và phát triển trí tuệ cho các em, từ đó rèn luyện, giáo dục một 
số kỹ năng phẩm chất cần thiết. Thông qua kiểm tra, đánh giá học sinh, giáo 
viên nắm được cụ thể và tương đối chính xác trình độ, năng lực của học sinh do + Cần có biện pháp động viên, khích lệ kịp thời đối với những học sinh có 
những câu trả lời sáng tạo, hoặc có cố gắng hơn trong học tập so với thời gian 
trước đó để các em phấn khởi, hứng thú hơn với môn học. Đối với những em 
lười học, ỷ lại tài liệu hay bạn bè cần có hình thức động viên, hoặc có biện pháp 
cứng rắn, ngăn chặn kịp thời nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập 
của học sinh, tránh lối học chay, học vẹt, học đối phó.
 Ví dụ: Sau khi kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh qua vở soạn, 
giáo viên có thể yêu cầu học sinh đứng tại chỗ và đặt câu hỏi cho học sinh: Em 
đã thực hiện những câu hỏi nào? Đã trả lời câu hỏi 1, 2, ... như thế nào? 
 Qua câu trả lời của học sinh giáo viên có thể nắm được hiệu quả trong việc 
chuẩn bị bài mới của học sinh. Sau mỗi lần kiểm tra, tôi ghi lại danh sách để số 
học sinh được kiểm tra lần lượt và luân phiên nhau.
 4.3. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cần có sự quan tâm chỉ đạo 
sát sao của Ban Giám hiệu nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, cơ 
sở vật chất, trang thiết bị dạy học như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
 Trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động chuyên môn cần giáo viên 
cần có trình độ chuyên môn vững và kĩ năng sư phạm tốt. Đồng thời giáo viên 
phải có sự nhiệt tình, say mê với công việc, tâm huyết với nghề nghiệp.
 Học sinh tích cực, kiên trì, say mê hứng thú học tập môn Ngữ văn 
 Sự phối kết hợp một cách chặt chẽ từ phía phụ huynh học sinh với giáo 
viên và nhà trường trong công tác giáo dục.
 4.4. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm 
của giải pháp
 Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nhằm 
nâng cao chất lượng, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối 
sống, năng lực và các kỹ năng sống; triển khả năng sáng tạo, tự học của học 
sinh. Trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng tự 
học cho học sinh là vô cùng cần thiết. Nội dung hỏi Kết quả
Em có thích được học Văn theo các hoạt 90/96 HS rất thích
động tự học ở nhà không?
Em có thể thực hiện các nhiệm vụ được giao 88/96 HS có thể thực hiện
tự học ở nhà không?
Hoạt động tự học ở nhà có giúp em hiểu bài 91/96 HS cảm thấy hiểu bài 
hơn không? hơn
 Sau một thời gian áp dụng đề tài tôi nhận thấy rằng các tiết học trở nên sôi 
nổi, học sinh tích cực trong việc tiếp thu tri thức mới. Việc các em chủ động tìm 
tòi, khám phá giúp các em hiểu bài nhanh hơn, ghi nhớ kiến thức lâu hơn, giờ 
học đạt hiệu quả rõ rệt. Cũng chính vì thế mà kết quả học tập của học sinh cũng 
có sự thay đổitisch cực. Tỉ lệ học sinh đạt mức tốt, khá tăng lên đáng kể; tỉ lệ 
học sinh chưa đạt giảm so với năm học trước.
 Đề tài có thể triển khai rộng rãi trong công tác dạy và học môn Ngữ văn và 
các môn học khác không chỉ trong trường mà còn nhiều trường khác trong 
huyện. 
 7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu, kể cả áp dụng thử.
 Qua các tiết dự giờ của tổ chuyên môn: Đây là một trong những phương 
pháp góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy, tiết học không còn nhàm chán và 
đặc biệt đã phát huy được tư duy logic của học sinh.
 8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng 
kiến lần đầu (nếu có):
 TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công Chức Trình độ Nội dung 
 năm sinh tác danh chuyên công việc 
 môn hỗ trợ
 1 Lương Thị 19/01/1995 Trường Giáo Đại học

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_tu_hoc_ngu_van_cho_hoc_sin.docx