Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức - Hiện tượng trong đời sống – Ngữ văn Lớp 7

I. Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà đổi mới, ngành giáo dục đang có những bước chuyển mình theo kịp xu hướng của thời đại. Sách giáo khoa mới được ban hành, chương trình mới, kiến thức mới. Điều đó càng đòi hỏi giáo viên phải có năng lực, tri thức và đổi mới phương pháp dạy học sao cho hiệu quả . Dạy học chuẩn kiến thức , kĩ năng. Trong chương trình học, nội dung quan trọng nhất mà các em học tập đó là dạng văn nghị luận. Dạng bài này, kĩ năng viết của các em còn nhiều hạn chế. Điều đó khiến tôi trăn trở và suy nghĩ , giáo viên cần làm thế nào để giúp các em biết viết văn nghị luận để bài viết có sức thuyết phục mà không hề khô khan. Thực tế, kiến thức của lớp 7 trong chương trình mới lại nối tiếp với chương trình lớp 9 khi các em đi thi tốt nghiệp.. Bởi vậy, việc rèn kĩ năng viết văn nghị luận đối với các em là vô cùng quan trọng. Và trong quá trình giảng dạy, tôi đã tích luỹ được một vài kinh nghiệm cho mình và mạnh dạn trao đổi, cùng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về ” Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức – Hiện tượng trong đời sống” – Ngữ văn lớp 7

II. Phần nội dung:

1. Mục đích của biện pháp:

Rèn kĩ năng viết văn nghị luận trao đổi về một vấn dề - Đạo đức – Hiện tượng xã hội.

Học sinh nắm được từng dạng bài cụ thể, trình tự bài viết.

Học sinh biết viết câu chủ đề

Học sinh nêu được lí lẽ, các lí lẽ đưa ra đều có sức thuyết phục.

Học sinh biết viết dẫn chứng trong thơ văn, dẫn chứng trong cuộc sống đời thường, biết vận dụng yếu tố kể, tả trong văn nghị luận, biết đưa lời bình vào dẫn chứng, xen yếu tố biẻu cảm trong văn nghị luận đề người đọc cảm nhận được lời văn mềm mại , có sức cuốn hút hơn.

Nâng cao chất lượng môn dạy, phát huy được năng lực tự học , tìm hiểu kiến thức từ văn chương tới đời thường của học sinh. Học sinh biết viết văn trôi chảy, linh hoạt, mượt mà trong ngôn từ diễn đạt.

Để giúp học sinh thực hiện được bài viết hoàn chỉnh, tôi xin đề xuất một số biện pháp dưới đây.

2. Nội dung thực hiện biện pháp

a. Nhận diện dạng bài :

Trước hết học sinh cần phân biệt nghị luận văn học và nghị luận trao đổi một vấn đề đạo đức, hiện tượng xã hội.

Nghị luận văn học chính là phân tích cảm thụ con người, cảnh vật trong một đoạn thơ, một đoạn văn hay một tác phẩm văn học.

Nghị luận trao đổi vấn đề đạo đức , hiện tượng xã hội cần có sự phân biệt rõ ràng.

Trao đổi vấn đề đạo đức là những vấn đề liên quan đến phẩm chất đạo đức của con người.

Trao đổi về hiện tượng xã hội là bàn bạc, trao đổi về những hành vi, việc làm của con người trong xã hội.

Tuy nhiên, có một số đề dạng trung tính, bao gồm cả hai dạng bài, nhưng thường nói về phẩm chất mà người đọc suy luận ra hiện tượng, hành động của con người trong cuộc sống thường ngày.

b. Yêu cầu đối với từng dạng bài :

- Nghị luận trao đổi về vấn đề đạo đức – tư tưởng đạo lí

+ Tư tưởng đạo lí thường có tính khái quát chung cho tất cả mọi người.

+ Nội dung : Tư tưởng đạo lí thường là giải thích, phân tích một từ tưởng mà soi sáng vào cuộc sống, khẳng định tư tưởng đó quan trọng đối với giáo dục đạo đức mỗi con người.

Tư tưởng đạo lí thường lập luận đúng, sai, khẳng định quan điểm của người viết .

+ Hình thức : Dạng bài này thường nghiêng về giải thích khái niệm, lí lẽ nhiều hơn dẫn chứng thực tế.

- Nghị luận trao đổi về hiện tượng xã hội;

+ Hiện tượng xã hội thường bàn luận đến là hiện tượng được xảy ra phổ biến đối với nhiều người hay một tầng lớp nào đó trong xã hội.

+ Nội dung : Bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề phân tích từng khía cạnh, bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết vè sự việc, hiện tượng được nói đến.

+ Hình thức : Dạng bài này ta thường đưa lí lẽ cô đọng song dẫn chứng thực tế là chủ yếu, nêu ý kiến riêng khi bàn luận.

docx 39 trang Thanh Ngân 31/03/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức - Hiện tượng trong đời sống – Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức - Hiện tượng trong đời sống – Ngữ văn Lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp viết bài văn nghị luận trao đổi về một vấn đề - Đạo đức - Hiện tượng trong đời sống – Ngữ văn Lớp 7
 1. Mục đích của biện pháp:
Rèn kĩ năng viết văn nghị luận trao đổi về một vấn dề - Đạo đức – Hiện tượng xã 
hội.
 Học sinh nắm được từng dạng bài cụ thể, trình tự bài viết.
 Học sinh biết viết câu chủ đề 
 Học sinh nêu được lí lẽ, các lí lẽ đưa ra đều có sức thuyết phục.
 Học sinh biết viết dẫn chứng trong thơ văn, dẫn chứng trong cuộc sống đời 
thường, biết vận dụng yếu tố kể, tả trong văn nghị luận,biết đưa lời bình vào dẫn 
chứng, xen yếu tố biẻu cảm trong văn nghị luận đề người đọc cảm nhận được lời 
văn mềm mại , có sức cuốn hút hơn.
 Nâng cao chất lượng môn dạy, phát huy được năng lực tự học , tìm hiểu kiến 
thức từ văn chương tới đời thường của học sinh. Học sinh biết viết văn trôi chảy, 
linh hoạt, mượt mà trong ngôn từ diễn đạt.
 Để giúp học sinh thực hiện được bài viết hoàn chỉnh, tôi xin đề xuất một số biện 
pháp dưới đây.
2. Nội dung thực hiện biện pháp 
a. Nhận diện dạng bài:
Trước hết học sinh cần phân biệt nghị luận văn học và nghị luận trao đổi một vấn 
đề đạo đức, hiện tượng xã hội.
 Nghị luận văn học chính là phân tích cảm thụ con người, cảnh vật trong một đoạn 
thơ, một đoạn văn hay một tác phẩm văn học.
Nghị luận trao đổi vấn đề đạo đức , hiện tượng xã hội cần có sự phân biệt rõ ràng.
Trao đổi vấn đề đạo đức là những vấn đề liên quan đến phẩm chất đạo đức của 
con người.
Trao đổi về hiện tượng xã hội là bàn bạc, trao đổi về những hành vi, việc làm của 
con người trong xã hội.
Tuy nhiên, có một số đề dạng trung tính, bao gồm cả hai dạng bài, nhưng thường 
nói về phẩm chất mà người đọc suy luận ra hiện tượng, hành động của con người 
trong cuộc sống thường ngày.
 2 . Nguyên nhân dẫn đến lợi ích, tác hại?
. Biện phápcủa bản thân, mọi người , xã hội 
. Liên hệ: bản thân đã làm được gì ?
Nếu không bàn luận lợi ích, tác hại, có thể bàn luận vấn đề:
. Đúng – dẫn chứng
. Sai – dẫn chứng.
+ Xác định lí lẽ: khi nêu lợi hoặc hại có thể nêu rõ lợi , hại ở khía cạnh nào?
. Đạo đức
. Nhận thức
. Cư xử
. kinh tế
. Sức khoẻ
. Mối quan hệ với những người xung quanh
. Cuộc sống
. Tinh thần
+ Tìm dẫn chứng:
 Dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu biểu, xoay xung quanh vấn đề mình cần bàn luận
- Bước 3: lập dàn ý
A. Mở bài:Nêu vấn đề cần bàn luận
B. Thân bài: 
1. Giải thích:
2. Bàn luận;
a. Lợi ích – dẫn chứnghoặc bàn về vấn đề đúng – dẫn chứng
b. Tác hai – dẫn chứng hoặc bàn về vấn đề trái ngược với vần đềcần trao đổi là 
sai – dẫn chứng
c. Nguyên nhân
d. Biện pháp 
e. Liên hệ bản thân
C.Kết bài: khẳng định tính đúng đắn của vấn đề bàn luận.
 4 A. Mở bài:Nêu vấn đề cần bàn luận
B. Thân bài: 
1. Giải thích:
2. Bàn luận;
a. Lợi ích – dẫn chứnghoặc bàn về vấn đề đúng – dẫn chứng
b. Tác hai – dẫn chứng hoặc bàn về vấn đề trái ngược với vần đềcần trao đổi là 
sai – dẫn chứng
c. Nguyên nhân
d. Biện pháp 
e. Liên hệ bản thân.
* Lưu ý:Đối với vấn đề bàn luận trao đổi những mặt tích cực, hạn chế ( tác hại) 
khi lập dàn ý ta lấy nhiều dẫn chứng đời thường. Nếu vấn đề trao đổi thảo luận 
có cả mặt tích cực và hạn chế. Tích cực nhiều hơn thì ta viết hạn chế trước, dẫn 
chứng của hạn chế ít.Tích cực trình bày sau, nêu lí lẽ nhiều hơn, dẫn chứng nhiều 
hơn. Nếu vấn đề trao đổi thảo luận có mặt hạn chế nhiều hơn thì ta viết những 
tích cực trước, dẫn chứng ít. Mặt hạn chế trình bày sau, lí lẽ và dẫn chứng đưa 
ranhiều hơn.
C.Kết bài: khẳng định tính đúng đắn của vấn đề bàn luận.
4.Cách viết:
a. Cách viết mở bài:
- Nêu thực tế nói chung - nêu vấn đề cần bàn luận
- Nêu tình huống , giả thiết tích cực ( Bằng giả thiết: Nếu... thì.. Hoặc đặt câu hỏi 
– kết quả, cảm xúc- nêu vấn đề cần bàn luận.
- Nêu tình huống, giả thiết hạn chế( Bằng giả thiết: Nếu...thì.. Hoặc đặt câu hỏi )-
kết quả, cảm xúc – nêu vấn đề cần bàn luận
- Nêu gương sáng, hình ảnh tiêu biểu về người có hành động,phẩm chất liên quan 
đến vấn đề bàn luận- kết quả - cảm xúc đối với nhân vật – nêu vấn đề cần bàn 
luận.
 6 - Cách viết lí lẽ: Sử dụng kiểu câu Ai làm gì bằng cách đặt câu hỏi cụ thể dựa vào 
luận điểm học sinh tìm được: Vấn đề bàn luận đưa ra những lợi ích cụ thể nào? 
Đem lại những giá trị thiết thực cụ thể nào ?
VD1:Bàn luận vềvấn đề đạo đức: lòng thương người
- Về nhân cách:Lòng thương người giúp cho ta hoàn thiện nhân cách
- Về hành động: Lòng thương người giúp ta biết làm những việc thiện lành.
- Về cư xử: Lòng thương ngưới khiến ta biết cư xử khéo léo, chân thành.
- Trách nhiệm với những người xung quanh:Lòng thương người giúp ta sống có 
trách nhiệm đối với những người xung quanh
 - Quan hệ tình cảm với mọi người: Người có lòng thương người( nhân hậu) sẽ 
được mọi người yêu quý,..
VD2:Bàn luận về hiện tượng xã hội: Sử dụng công nghệ thông tin trong lứa tuổi 
học đường
- Sử dụng công nghệ thông tin trong lứa tuổi học đường đem đến cho các em khá 
nhiều lợi ích về cập nhật tri thức khoa học hiện đại, đọc sách điện tử, giáo dục kĩ 
năng sống từ những kênh thông tin mạng.
- Cách viết dẫn chứng: Khi viết dẫn chứng các em cần viết thêm lời bình luận về 
dẫn chứng em đã nêu ra, đưa thêm cảm xúc của em ( hoặc mọi người) vào bài 
viết để bài viết không bị khô khán, mềm mại trong ngôn ngữ diễn đạt.
+Cách trình bày dẫn chứngtác phẩm văn học: Sử dụng kiểu câu trần thuật, cảm 
thán, nghi vấn để bộc lộ cảm xúc
Cách 1: Tên tác phẩm – tên tác giả - tên nhân vật- hoàn cảnh của nhân vật( ngắn 
gọn)- hành động của nhân vật – kết quả - bình – cảm xúc 
Cách 2: Cảm xúc –tênnhân vật – tên tác phẩm – tên tác giả - hành động của nhân 
vật – kết quả - bình
Cách 3: Cảm xúc – tên nhân vật – kết quả -tác phẩm- tác giả - hành động của 
nhân vật- bình
Cách 4: cảm xúc – bình – tên nhân vật – tác phẩm – tác giả - hành động của nhân 
vật – kết quả
 8 Cho mỗi ngôi nhà, rặng núi, con sông.
. Cách 3: Bình bằng cách đặt giả thiết: Nếu.... thì....
 VD: Nếu không yêu thương con người thì thầy thuốc Phạm Bân không cứu giúp 
những người cơ khổ bằng tấm lòng thiện tâm của mình.
. Cách 4: Bình bằng cách nêu nguyên nhân , xen lời thơ:
VD: Bình về lòng yêu nước
 Yêu nước xuất phát từ những khổ cực gian lao mà dân tộc ta đã phải trải qua biết 
bao cay đắng, phải chịu cảnh nô lệ của nỗi nhục mất nước, phải chứng kiến cảnh 
thiếu ăn, cảnh những người thân bị hành hình, ra đi trong đói khát, đau đớn. Bởi 
thế mà:
” Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà”
+ Cách viết cảm xúc: 
. Cảm xúc dựa vàophẩm chất: 
.Vẻ đẹp của lòng nhân hậu thật đáng quý biết bao ( đáng trân trọng biết bao.)- Sử 
dụng câu trần thuật có: từ cảm xúc + Từ chỉ mức độ
. Ôi! Ta xiết bao tự hào về tình yêu thương con người trong những câu chuyện 
cổ. – Sử dụng kiểu câu cảm thán.
. Lòng yêu nước ấy chẳng phải để ta khâm phục hay sao? – Sử dụng kiểu câu nghi 
vấn.
. Cảm xúc dựa vào hành động: 
. Những việc làm nhân nghĩa ấy thật cao quý biết chừng nào. – Sử dụng câu trần 
thuật
. Những hành động, nghĩa cử cao đẹp ấy chẳng phải để ta trân trọng, học tập hay 
sao? – Sử dụng câu nghi vấn
. Tất cả những hành động( việc làm, cống hiến ) ấy khơi dậy trong ta biết bao 
niềm tự hào. Ôi! Ta yeu biết bao về những con người yêu quý, Việt Nam ta! – Sử 
dụng câu cảm thán.
+ Cách viết dẫn chứng trong tục ngữ, ca dao, thành ngữ:
 10 - Xã hội:
b. 6 Cách viết liên hệ bản thân: 
 - học sinh liên hệ bản thân bằng những việc làm cụ thể - kết quả - cảm xúc của 
học sinh khi đạt được kết quả đó. 
b 7. Cách viết kết bài: Viết lời khẳng định tính đúng đắn của vấn đề cần bàn 
luận và nêu lời khuyên , hs sử dụng kiểu câu trần thuật.
5. Luyện tập vận dụng: Gv hướng dẫn học sinh tự lập dàn bài một số đề cụ thể 
, sau đó cho học sinh viết từng phần
a. Dạng bài trao đổi thảo luận về vấn đề đạo đức – tư tưởng đạo lí:
Đề 1:
Đề bài: Bàn luận ý kiến: nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả 
nhớ kẻ trồng cây”,“ Uống nước nhớ nguồn”.
I. Gợi ý:
1. Tìm hiểu đề:
* Dạng bài:
* Vấn đề cần chứng minh: 
...
* Nghĩa của câu tục ngữ:
Câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Nghĩa đen:
+ Ăn quả: ăn ( thưởng thức, hưởng thụ) những quả ngọt, trái lành.
+ nhớ: có nghĩa là ghi nhớ
+ Kẻ trồng cây: chỉ người có công vun trồng, chăm sóc để cây ra hoa kết trái.
-> Nghĩa đen cả câu: Khi ta được ăn những quả ngọt trái lành, ta hãy nhớ tới 
người lao động vất vả đã tạo ra những quả ngọt, trái lành ấy.
- Nghĩa bóng:
+ Ăn quả:người được hưởng thụ những thành quả tốt đẹp do người khác mang 
lại.
+ Nhớ: biết ơn, trân trọng, yêu quý.
 12 + Phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mới có những hạt gạo trắng ngần, có 
những cây rau xanh cho chúng ta sử dụng.
- Người công nhân:
+ Khôngmiệt mài trong các nhà máy thì làm sao có được chiếc xe, cái quần, cái 
áo, đồ dùng cho chúng ta sử dụng.
- Người lính: 
+ Không hi sinh xương máu, vất vả canh giữ bầu trời, biên giới, hải đảo thì làm 
sao đất nước được thanh bình và chúng ta có cuộc sống hạnh phúc.
- Người cha, người mẹ:
+ Phải mang nặng đẻ đau, phải lao động cực nhọc thì mới có tiền nuôi dưỡng , 
chăm sóc, dạy dỗ chúng ta đỗ đạt nên người.
b. Dẫn chứng:Con người phải nêu cao lòng biết ơnđểgiáo dục nhân cách.
- Giáo dục lòng biết ơn thì con người mới biết yêu thương, quý trọng những người 
xung quanh: yêu quý tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng nghiệp và 
nhân loại.
c. Dẫn chứng: Những biểu hiện của lòng biết ơn 
* Trong tác phẩm văn học:
- Truyện cổ tích: “Ông lão đánh cá và con cá vàng:
Cá vàng đã trả ơn ông lão rất nhiều thứ: từ cái máng lợn mới đến một cái nhà 
rộng và đẹp rồi cho bà vợ làm nhất phẩm phu nhân, làm nữ hoàng. Cá vàng trả 
ơn bởi nó vô cùng biết ơn ông lão đã cho nó về với biển khơi, cho nó sự sống. 
- Truyện: “ Con hổ có nghĩa” kể về nghĩa tình của hai con hổ, hổ đực và hổ 
trán trắng.
+ Hổ đực vô cùng biết ơn bà đỡ Trần bởi bàđỡ cho hổ cái sinh con được mẹ tròn 
con vuông. Nó trả nghĩa bà đỡ Trần một cục bạc để bà sống qua những ngày mất 
mùa đói kém.
+ Hổ trán trắng thì bị hóc xương bò. Nó đau đớn, vật vã, dãi nhớt trào ra. Đang 
trong cơn tuyệt vọng, nó được bác tiều dũng cảm lấy giúp cái xương bò. Từ đó, 
nó thường mang lợn đến trước cửa nhà bác. Khi bác tiều mất, nó đến bên quan 
 14 . Ngày 19/5, ngày 2/9: Cả nước ta tổ chức trọng thể ngày sinh nhật Bác và lễ kỉ 
niệm ngày Bác Hồ ra đi. Mọi nhà đều treo cờ tổ quốc. Trên đài phát thanh truyền 
hình đều chiếu phim tư liệu ca ngợi Bác, nói về sự hi sinh, cuộc đời cách mạng 
của Bác
-> Nhận xét: Việc làm đó thể hiện tấm lòng thành kính biết ơn và cũng là lời nhắc 
nhở con cháu hãy học tập và noi gương Bác.
. Ngày 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày cả xã hội tôn vinh những thầy thuốc 
ưu tú, những nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều phương thuốc chữa bệnh mang 
lại sự sống cho con người. Những bó hoa dâng tặng y bác sĩ, những phần thưởng 
cao quý của nhà nước là biểu hiện sâu sắc của lòng biết ơn.
. Ngày 20/11: Ngày nhà giáo Việt Nam, cả nước hướng về các thầy giáo, cô giáo 
những người đã dày công dạy dỗ giúp cho nhiều thế hệ học sinh trưởng 
thành.Những bông hoa, những bài ca, những lời chúc, lời động viên thăm hỏi, 
những danh hiệu cao quý mà nhà nước trao tặng cho các thầy cô chính là biểu 
hiện của lòng tri ân, là đạo lí uống nước nhớ nguồn.
4. Lời bình khái quát- Ý nghĩa: ( Những tấm gương,việc làm thể hiện lòng 
biết ơn có nghĩa như thế nào?)
- Tất cả những tấm gương, những việc làm thể hiện lòng biết ơn không chỉ là thể 
hiện tình cảm đạo đức mà còn là giáo dục thế hệ con cháu tiếp nối phẩm chất đạo 
đức tốt đẹp truyền thống của dân tộc. Lòng biết ơn là nhịp nối của tình yêu gia 
đình, tình yêu con người, tô thắm thêm tình yêu đất nước.
II. Dàn ý:
A. Mở bài: * Nêu luận điểm cần chứng minh:
 - Vấn đề cần chứng minh:Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của 
dân tộc ta.
- Nêu câu tục ngữ: Để nhắc nhở con cháu phát huy truyền thống tốt đẹp đó,ông 
cha ta đã răn dạy qua câu tục ngữ: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ “ Uống nước 
nhớ nguồn”
B. Thân bài:
 16 - Người cha, người mẹ:
+ Phải mang nặng đẻ đau, phải lao động cực nhọc thì mới có tiền nuôi dưỡng , 
chăm sóc, dạy dỗ chúng ta đỗ đạt nên người.
b. Lí lẽ 2: Con người cần răn dạy lòng biết ơn để làm gì? 
-Con người cần được răn dạy lòng biết ơnđểgiáo dục nhân cách.
- Giáo dục lòng biết ơn thì con người mới biết yêu thương, quý trọng những người 
xung quanh: yêu quý tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè, đồng nghiệp và 
nhân loại.
*Dẫn chứng:
- Biết ơn ông bà, tổ tiên:
+ Bài ca dao: Ngó lên nuộc lạt mái nhà 
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
- > thể hiện tấm lòng yêu quý đối với ông bà, tổ tiên của mình.
- Biết ơn bố mẹ:
+ Bài ca dao: Công cha.
Cho tròn.. đạo con
-> Là lời ca đằm thắm ca ngợi công lao trời biển, bao la, vô cùng vô tận của cha 
mẹ đã dạy dỗ, nuôi nấng, chăm sóc chúng ta
 Là lời nhắn gửi tới đạo làm con phải biết yêu kính cha mẹ đã hết lòng yêu thương, 
tận tâm vì con cái.
c. Những biểu hiện của lòng biết ơn:
* Lí lẽ: Trong tác phẩm văn chương, cuộc sống đời thường có rất nhiều tấm 
gương sáng giáo dục lòng biết ơn.
* Dẫn chứng:
- Trong tác phẩm văn học:
+ Ông lão đánh cá:
+ Con hổ có nghĩa:
- Trong cuộc sống đời thường:
+ Học trò thầy Chu Văn An.
 18

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_viet_bai_van_nghi_luan_tra.docx