Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức cho học sinh tự học ở nhà đối với môn Toán 6, bộ sách Kết nối tri thức

Toán học là một môn khoa học đặc biệt quan trọng, luôn gắn liền với đời sống con người, với sự phát triển xã hội. Vì vậy nó được đưa vào trường học như một công cụ cơ bản xuyên suốt quá trình từ Tiểu học đến Trung học phổ thông. Các kiến thức trong chương trình đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài, mỗi chương đều rất quan trọng.

Học giỏi môn toán luôn gắn liền với sự hứng thú học toán, với niềm đam mê môn học. Nhưng thực tế việc học toán và làm bài tập toán ở nhà vẫn còn một số học sinh xem nhẹ nên chất lượng học tập môn toán của học sinh lớp 6 chưa cao. Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học ở tiểu học, cũng như tiếp thu kiến thức mới được cung cấp còn chậm, chưa vận dụng được kiến thức mới vào việc giải bài tập có liên quan.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng học toán cho học sinh, nhất định giáo viên phải tạo được sự hứng thú trong từng bài học, kích thích trí tò mò về những nội dung mới nhằm giúp các em nắm vững kiến thức, hiểu sâu bài học hơn nên tôi mạnh dạn nghiên cứu việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà đối với môn toán lớp 6 để nâng cao chất lượng giáo dục và cũng nhằm rút kinh nghiệm cho bản thân để việc giảng dạy môn toán được tốt hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.

Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là lớp 6A3 (lớp thực nghiệm) và lớp 6A4 (lớp đối chứng) trường THCS Việt Nam - Angiêri. Kết quả đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp 6A3 (lớp thực nghiệm) đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp 6A4 (lớp đối chứng). Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng lớn đến hứng thú và kết quả học tập. Điều này chứng minh rằng việc vạch ra phương pháp tổ chức cho học sinh tự học ở nhà đối với môn toán lớp 6 ở trường THCS Việt Nam-Angiêri đã làm tăng kết quả học tập của các em.

docx 23 trang Thanh Ngân 31/03/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức cho học sinh tự học ở nhà đối với môn Toán 6, bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức cho học sinh tự học ở nhà đối với môn Toán 6, bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức cho học sinh tự học ở nhà đối với môn Toán 6, bộ sách Kết nối tri thức
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Toán học là một môn khoa học đặc biệt quan trọng, luôn gắn liền với đời 
sống con người, với sự phát triển xã hội. Vì vậy nó được đưa vào trường học như 
một công cụ cơ bản xuyên suốt quá trình từ Tiểu học đến Trung học phổ thông. 
Các kiến thức trong chương trình đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi 
đơn vị kiến thức, mỗi bài, mỗi chương đều rất quan trọng. 
 Học giỏi môn toán luôn gắn liền với sự hứng thú học toán, với niềm đam 
mê môn học. Nhưng thực tế việc học toán và làm bài tập toán ở nhà vẫn còn một 
số học sinh xem nhẹ nên chất lượng học tập môn toán của học sinh lớp 6 chưa 
cao. Nhiều học sinh chưa nắm vững kiến thức đã học ở tiểu học, cũng như tiếp 
thu kiến thức mới được cung cấp còn chậm, chưa vận dụng được kiến thức mới 
vào việc giải bài tập có liên quan.
 Vì vậy, để nâng cao chất lượng học toán cho học sinh, nhất định giáo viên 
phải tạo được sự hứng thú trong từng bài học, kích thích trí tò mò về những nội 
dung mới nhằm giúp các em nắm vững kiến thức, hiểu sâu bài học hơn nên tôi 
mạnh dạn nghiên cứu việc tổ chức cho học sinh tự học ở nhà đối với môn toán 
lớp 6 để nâng cao chất lượng giáo dục và cũng nhằm rút kinh nghiệm cho bản 
thân để việc giảng dạy môn toán được tốt hơn trong việc đổi mới phương pháp 
dạy học ở trường THCS.
 Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương là lớp 6A3 (lớp thực 
nghiệm) và lớp 6A4 (lớp đối chứng) trường THCS Việt Nam - Angiêri. Kết quả 
đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp 6A3 (lớp thực 
nghiệm) đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp 6A4 (lớp đối chứng). Kết quả 
cho thấy tác động có ảnh hưởng lớn đến hứng thú và kết quả học tập. Điều này 
chứng minh rằng việc vạch ra phương pháp tổ chức cho học sinh tự học ở nhà 
đối với môn toán lớp 6 ở trường THCS Việt Nam-Angiêri đã làm tăng kết quả 
học tập của các em.
1) Hiện trạng: 
 2/23 Còn một số GV chưa nắm chắc những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. 
Việc dạy học còn dàn trải, nâng cao kiến thức một cách tùy tiện. 
 Còn một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh 
yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học 
sinh.
 Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh 
yếu kém không theo kịp.
 Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, chưa thật sự 
“giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận 
với sự yếu kém của mình, không có ý chí vươn lên.
 Một số giáo viên chưa gây được hứng thú cho môn học của mình. 
c) Về phía phụ huynh: Còn một số phụ huynh:
 Thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em. Phó mặc mọi việc cho 
nhà trường, thầy cô.
 Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm 
khiến trẻ không chú tâm vào việc học tập.
 Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên việc 
kiểm tra bài cho con chưa thật sự chú trọng
 Qua hiện trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phương pháp tổ chức cho 
học sinh tự học ở nhà đối với môn Toán 6 ” nhằm tìm ra giải pháp giảm số lượng 
và tỉ lệ học sinh yếu, kém ở các lớp 6A3, 6A4. 
3) Giải pháp thay thế: Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà.
 Sách là nguồn tri thức quan trọng cho học sinh, nó là một hướng dẫn cụ thể 
để đạt lượng liều lượng kiến thức cần thiêt của môn học, là phương tiện phục vụ 
đắc lực cho GV và học sinh. Do đó tự học qua sách giáo khoa, sách bài tập và 
sách tham khảo là vô cùng quan trọng để học sinh tham gia vào quá trình nhận 
thức trên lớp và củng cố khắc sâu ở nhà.
 4/23 II. PHƯƠNG PHÁP
 Đề tài “Phương pháp tổ chức cho học sinh tự học ở nhà đối với môn 
Toán 6”, tôi đã nghiên cứu trong năm học 2022 - 2023 và đã áp dụng vào giảng 
dạy trên lớp. Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng, tôi đã sử dụng phương pháp 
thống kê, phân loại và phương pháp so sánh kết quả thực nghiệm (các phiếu học 
tập, các bài kiểm tra) của hai lớp 6A3 và lớp 6A4. 
 Bên cạnh đó tôi đã so sánh, đối chiếu với phương pháp giảng dạy ở những 
năm học trước để hoàn chỉnh đề tài này với mong muốn có thể tiếp tục áp dụng 
vào giảng dạy cho những năm học sau. Qua đề tài này, tôi tự trang bị cho mình 
về phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp trong dạy học 
hiện nay. 
1) Khách thể nghiên cứu:
 Đối tượng tham gia thực nghiệm và đối chứng của đề tài này là học sinh lớp 
6A3 và lớp 6A3, ở đầu năm học 2022-2023 và cuối HKI năm học 2022 - 2023. 
Các em học sinh trong hai lớp này đều đã có phương pháp học tập tích cực hơn. 
Nhiều em có ý thức học tập khá tốt, chịu khó suy nghĩ tìm tòi khám phá. Đồ dùng 
sách vở tư liệu cần thiết các em đã chuẩn bị đầy đủ, đó là hai lớp có sự tương 
đương về trình độ và sĩ số lớp. Những yếu tố đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho 
việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của tôi.
 Tôi chọn lớp 6A3 làm lớp thực nghiệm, lớp 6A4 làm lớp đối chứng. Học 
sinh hai lớp này có thái độ và kết quả học tập tương đương nhau.
2) Thiết kế nghiên cứu:
 Trong đề tài này tôi đã thiết kế nghiên cứu bằng cách dựa trên cơ sở kiến 
thức lý thuyết về phương pháp dạy học tích cực và các kiến thức lý thuyết về các 
kỹ thuật dạy học mới và đã áp dụng trong thực tiễn giảng dạy. Thời gian thực 
nghiệm để kiểm chứng diễn ra trong vòng 10 tuần. 
3) Quy trình nghiên cứu:
3.1. Cơ sở lí luận:
 6/23 bài tập, sách tham khảo để mở rộng nâng cao tầm hiểu biết nhưng không được 
lạm dụng chúng.
 g) Giáo viên biên soạn tài liệu để cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà với kiến 
thức căn bản, trọng tâm mà học sinh đã được học ở trong bài. Qua đó đề ra những 
bài tập vừa sức với trình độ giúp các em rèn luyện và củng cố lại kiến thức bị 
hỏng, cũng như ra những bài tập rèn luyện vừa sức với trình độ của nhóm học 
sinh này, giúp các em theo kịp chương trình kiến thức mới đang được học. Bên 
cạnh đó, hàng tuần giáo viên còn sắp xếp thời gian phụ đạo riêng cho những đối 
tượng học sinh yếu, kém và ghi lại kết quả rèn luyện qua hàng tuần của học sinh. 
Kết hợp chặt chẽ với gia đình phụ huynh có học sinh yếu kém để nhắc nhở việc 
học tập ở nhà của các em.
3.2.2. Hướng dẫn tự học cho học sinh:
 Việc bồi dưỡng kiến thức cơ bản là một công việc cực kỳ quan trọng vì 
kiến thức cơ bản là nền tảng quyết định đến khả năng học tập của các em, đặc 
biệt môn Toán càng quan trọng hơn vì lượng kiến thức của bộ môn Toán có mối 
quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó trong quá trình dạy học cần rèn luyện giúp HS 
nắm vững các kiến thức cơ bản từ đó có cơ sở để giải các bài toán có liên quan. 
Thì việc “Hướng dẫn học sinh tự học” là một khâu không thể thiếu trong các 
phương pháp dạy học của một tiết học. Nó được thể hiện xuyên suốt trong một 
tiết dạy.
 ✓ Một là thể hiện ngay ở phần kiểm tra bài cũ và bài mới.
 ✓ Hai là thể hiện ở phần củng cố từng phần, từng nội dung.
 ✓ Ba là thể hiện ở phần kết thúc bài dạy hướng dẫn học sinh về nhà tự học 
 nội dung bài vừa học và bài sắp học. 
a) Đối với bài vừa học: 
 8/23 a) Đối với bài xây dựng kiến thức mới: 
- Ví dụ 1: Qua bài học “THỨ THỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH” học sinh 
cần:
 Bài vừa học Bài sắp học
 Học sinh cần nắm vững kiến thức LUYỆN TẬP
 cơ bản sau: - Hướng dẫn học sinh làm một số bài 
 a. Đối với biểu thức không có ngoặc: tập: SGK/trang 32.
 - Chỉ có phép cộng và phép trừ hoặc - GV hướng dẫn cách thực hiện cho 
 chỉ có phép nhân và phép chia từng bài tập qua những câu hỏi gợi ý.
 - Thực hiện theo thứ tự như thế nào ? 
 Thứ tự thực hiện từ trái sang phải
 - Gồm các phép toán + , -, . , : và lũy 
 thừa (Vd: 3 .32 -15 :5 . 23 )
 - Thực hiện theo thứ tự như thế nào? 
 Thực hiện phép tính nâng lên lũy 
 thừa trước rồi đến nhân chia cuối cùng 
 đến cộng và trừ 
 b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc: 
 - VD: 100 :{2 .[52 – (35 – 8)]}
 - Thực hiện theo thứ tự như thế nào? 
 Thực hiện từ trong ra ngoài, từ 
 (),[],{}
- Ví dụ 2: Qua bài học “PHÉP CHIA PHÂN SỐ”
GV có thể bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi kiến thức cơ bản về phân số bằng các 
bài tập bổ trợ nâng cao:
 4 1 7 3 1 4 3 7 
 Tính: a) C : . b) D . : 
 5 3 5 4 5 7 5 5 
* Gợi ý câu a:
 10/23 Trong quá trình giải bài toán GV cần đặt ra các câu hỏi có liên quan đến 
kiến thức trọng tâm của dạng toán để áp dụng giải bài tập. Các bài toán trên chúng 
ta đã sử dụng các kiến thức nào để giải? Để nhằm giúp HS khắc phục các kiến 
thức.
 Qua bài toán trên nhằm rèn khả năng tính toán cho HS, giúp HS nắm vững 
thứ tự thực hiện các phép tính trong toán đồng thời cũng rèn luyện khả năng tư 
duy cho các em. Đặc biệt trong quá trình hướng dẫn về nhà GV cần đặt nhiều câu 
hỏi gợi ý cho sinh nhằm giúp cho các em nắm vững kiến thức.
b) Đối với tiết luyện tập:
 Sau khi củng cố kiến thức mới để học sinh nắm vững cách giải một số bài 
tập thì giáo viên hướng dẫn bài tập về nhà yêu cầu các nhóm tự kiểm tra quá trình 
làm bài, trình bày bài trong nhóm mình, kiểm tra theo sự phân công của GV trong 
giờ truy bài để trao đổi và khắc phục chỗ sai cho những bạn yếu.
 Giáo viên tập trung bồi dưỡng cho học sinh theo các định hướng sau:
*Bồi dưỡng năng lực định hướng đường lối giải bài toán
 Việc xác định đường lối giải chính xác sẽ giúp cho HS giải quyết các bài 
toán một cách nhanh chóng, dễ hiểu, ngắn gọn và tránh mất được thời gian. Chính 
vì vậy, đòi hỏi mỗi GV cần phải rèn luyện cho HS khả năng định hướng đường 
lối giải bài toán là điều không thể thiếu trong quá trình dạy học toán.
 5 18
- Ví dụ 1: Tính 0,75
 24 27
* Định hướng giải bài toán:
GV: Để thực hiện được phép tính trên, trước tiên chúng ta cần làm gì?
 5 18 75
HS: Đổi số thập phân ra thành phân số 
 24 27 100
GV: Các phân số đó đã được tối giản chưa?
 5 2 3
HS: Rút gọn phân số 
 24 3 4
GV: Để thực hiện phép cộng phân số không cùng mẫu ta làm như thế nào?
 12/23 - Qua những bài toán như thế này nhằm giúp cho HS nắm lại các kiến cơ bản đặt 
biệt là những HS yếu kém nên GV cần thường xuyên đặt nhiều câu hỏi gợi ý, từ 
đó HS mới có thể giải được những bài toán cao hơn.
 1 6 x 1 3
- Ví dụ 3: Tìm x, biết a) x b) 
 5 7 2 3 4
* Gợi ý:
GV: Để tìm giá trị của x ta làm như thế nào?
 1 6
HS: Chỉ cần tính tổng của .
 5 7
GV: Để tính tổng trên ta làm như thế nào?
HS: Quy đồng cùng mẫu, sau đó lấy tử cộng tử và giữ nguyên mẫu.
 Giải:
 1 6 7 30 23
 a)x x x 
 5 7 35 35 35
Đối với HS trung bình đặt các câu hỏi dễ hiểu, gợi ý các chi tiết rõ ràng để các 
em dễ nắm được cách giải nội dung bài tập một cách hợp lí hơn. Câu b tương tự 
như câu a.
 x 1 3 x 4 9 x 5 5
 b) x 
 2 3 4 2 12 12 2 12 6
Qua bài toán này nhằm giúp cho HS vận dụng được các kiến thức cộng 2 phân số 
và tùy thuộc vào đối tượng giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý thêm cho HS.
- Ví dụ 4: Có hai xe ô tô: Xe thứ nhất chạy từ A đến B hết 3 giờ, xe thứ hai chạy 
từ B đến A hết 2 giờ. Xe thứ hai khởi hành sau xe thứ nhất 1 giờ. Hỏi sau khi xe 
thứ hai chạy được 1 giờ thì hai xe đã gặp nhau chưa ?
 Phân tích bài toán 
 14/23 Phân tích bài toán (Vẽ sơ đồ đoạn thẳng) 
 1 quả
 2
 số cam 50 quả
 5
GV: Dựa vào sơ đồ thì số sọt cam được chia làm mấy phần? HS:  5 phần 
bằng nhau.
GV: Sau khi bán hết 2 số cam trong sọt thì số cam trong sọt còn lại bao nhiêu 
 5
quả và chiếm bao nhiêu phần cam trong sọt? HS:  51 quả chiếm 3 số cam trong 
 5
sọt.
 3
GV: Để biết số cam mang bán là bao nhiêu ta làm như thế nào? HS:  là 51:
 5
 Giải:
 3
 số cam người đó có là: 50 + 1 = 51 (quả)
 5
 Vậy số cam mang đi bán là: 51: 3 = 85 (quả)
 5
*Ngoài ra giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh tự học ở nhà bằng 
những hình thức khác như:
- Hướng dẫn cho học sinh về nhà củng cố kiến thức bằng bài tập trò chơi ô chữ: 
 Ô 1 (8 chữ cái): Tên gọi của đường viền sau là gì ? 
 Ô 2 (10 chữ cái): Tên nhà toán học Việt nam đầu tiên nhận giải Fields?
 Ô 3 ( 9 chữ cái): Điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng gọi là ...
 Ô 4 (3 chữ cái): Mỗi điểm trên đường thẳng là ..... chung của hai tia đối 
nhau.
 Ô 5 (5 chữ cái): Mỗi đoạn thẳng có một .........
 Ô 6 (8 chữ cái): Hai đường thẳng không có điểm chung gọi là hai đường 
thẳng....
 16/23

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_cho_hoc_sinh_tu_ho.docx