Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt (Công nghệ trồng trọt 10)

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một xu thế của giáo dục hiện nay, là hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đây là hoạt động đặc thù lần đầu được đưa vào chương trình với tư cách là hoạt động bắt buộc, với thời lượng, hệ thống các yêu cầu cần đạt và nội dung xác định. Như vậy hoạt đông trải nghiệm không những chú trọng thành một môn học riêng mà còn thể hiện hiện trong sự kết hợp liên môn để các em có điều kiện phát huy được phẩm chất năng lực của bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bởi mỗi người có một cách tư duy khác nhau, một năng lực sáng tạo khác nhau. Giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh để các em có khả năng thích ứng với các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau, thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại, có khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân, có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Trong chương trình học tập. Các em đã được làm quen với trồng trọt từ bậc tiểu học và trung học cơ sở thông qua môn công nghệ. Ở bậc trung học phổ thông, môn công nghệ 10- công nghệ trồng trọt giúp các em tiếp cận và trải nghiệm các ứng dụng công nghệ trong trồng trọt. Sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và tư tưởng sư phạm trong mỗi bài học tạo thuận lợi cho các em học sinh tự khám phá, lĩnh hội, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề lí thú của thực tế. Những vấn đề đất trồng, phân bón, công nghệ giống cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, trồng trọt công nghệ cao, bảo vệ môi trường…. Cung cấp cho các em những kiến thức, kĩ năng cốt lõi, chuyên sâu trong lĩnh vực trồng trọt, để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, từ cách gắn kết kiến thức với thực tiễn đến cách tổ chức các hoạt động học

Với thực tiễn địa phương là một vùng nông nghiệp. Đi qua những bãi ngô ven sông, những cánh đồng lúa bát ngát, mênh mông. Đến mùa thu hoạch các phụ phẩm như rơm, thân cây ngô vứt lại rất nhiều trên các cánh đồng. Rơm, đặc biệt là các thân cây ngô, lạc, đậu, … thường bị đốt ngay trên đồng bãi…. Nếu như nguồn nguyên liệu này cùng với các loại thức ăn khác như cây cỏ sữa, cỏ sả tranh được tận dụng để xay và ủ chua sẽ là một nguồn thức ăn thơm ngon cho các động vật như trâu, bò ,dê…, giúp động vật tiêu hoá tốt hơn, hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn triệt để hơn,làm tăng lượng sữa cho các vật nuôi đang sinh sản, đặc biệt các vi sinh trong thức ăn giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi, bên cạnh đó người chăn nuôi giảm được một chi phí đáng kể để mua thức ăn cho vật nuôi, nguồn phụ phẩm trồng trọt không bị lãng phí, vừa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế vừa gắn liền với bảo vệ môi trường sống.

Với triết lí của môn công nghệ 10 “mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống” để mỗi học sinh biết và làm được, tìm hiểu và ứng dụng và phát triển chăn nuôi cho gia đình mình, ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến sản phẩm trồng trọt tôi chọn đề tài: “phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt” làm sáng kiến của mình. Áp dụng cho phần thực hành tiết 56 và 58- ôn tập chủ đề kỹ thuật trồng trọt.

docx 44 trang Thanh Ngân 17/02/2025 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt (Công nghệ trồng trọt 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt (Công nghệ trồng trọt 10)

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trồng trọt (Công nghệ trồng trọt 10)
 tiêu hoá tốt hơn, hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn triệt để hơn,làm tăng lượng sữa cho 
các vật nuôi đang sinh sản, đặc biệt các vi sinh trong thức ăn giúp tăng sức đề kháng 
cho vật nuôi, bên cạnh đó người chăn nuôi giảm được một chi phí đáng kể để mua thức 
ăn cho vật nuôi, nguồn phụ phẩm trồng trọt không bị lãng phí, vừa góp phần nâng cao 
hiệu quả kinh tế vừa gắn liền với bảo vệ môi trường sống.
 Với triết lí của môn công nghệ 10 “mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào 
cuộc sống” để mỗi học sinh biết và làm được, tìm hiểu và ứng dụng và phát triển chăn 
nuôi cho gia đình mình, ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến sản phẩm trồng trọt 
tôi chọn đề tài: “phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm 
và học tập mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên 
liệu trồng trọt” làm sáng kiến của mình. Áp dụng cho phần thực hành tiết 56 và 58- ôn 
tập chủ đề kỹ thuật trồng trọt. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi. Áp dụng công nghệ 
vi sinh vào việc tạo thức ăn chăn nuôi. 
 - Nâng cao chất lượng dạy và học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. 
 - Hình thành đức tính cần cù chịu khó, ham học hỏi, từ đó giáo dục tình yêu quê 
hương, yêu lao động. Có tinh thần phát triển kinh tế hộ gia đình, làm giàu cho quê 
hương. 
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 
 3.1. Khách thể nghiên cứu 
 - Học sinh học công nghệ 10 - công nghệ trồng trọt. 
 3.2. Đối tượng nghiên cứu 
 - Hình thành các phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 10 - tại trường THPT Đặng 
Thai Mai- Thanh Chương- Nghệ An 
 - Quy trình ủ chua thức ăn cho gia súc từ nguyên liệu là phụ phẩm trồng trọt 
 4. Giả thuyết khoa học. 
 Nếu các em được trải nghiệm thực hiện việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào việc 
sản xuất thức ăn chăn nuôi từ các phụ phẩm nông nghiệp sẽ trang bị cho các em những 
hiểu biết về chăn nuôi. Hiểu được vai trò của vi sinh vật trong sự tiêu hóa của động vật 
nhai lại, giúp vật nuôi ăn ngon và kích thích sự thèm ăn, tăng tỉ lệ tiễn ,thu thập thông tin, phỏng vấn điều tra tìm hiểu quy trình tiến hành, những lưu ý 
trong mỗi giai đoạn, tiến hành tổng hợp và đánh giá xử lí thông tin. Thực hành tiến hành 
ở gia đình các em, ở hộ gia đình chăn nuôi. So sánh kết quả thu được trong thực hành 
với kết quả học tập 
 - Phương pháp thống kê: thống kê kết quả điều tra giáo viên, học sinh khi áp dụng 
đề tài này, thống kê kết quả học sinh làm bài trên các phần mền forms.gle, azota, quizii.. 
 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 
 Luận điểm 1: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực hiện ủ chua thức ăn cho gia súc 
từ phụ phẩm trồng trọt cho học sinh trong môn công nghệ giữ vai trò quan trọng trong 
việc nâng cao hiệu quả dạy học môn học. Nhằm thực hiện mục tiêu phát triển các phẩm 
chất và năng lực cần thiết cho học sinh. 
 Luận điểm 2: Quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn công nghệ được 
thực hiện với các nguyên tắc phù hợp với mục tiêu nội dung chương trình của giáo dục 
phổ thông 2018. Phù hợp với các quy trình trải nghiệm nhằm phát triển cho học sinh 
những năng lực cần thiết, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý nhu cầu giáo dục và nhu 
cầu hoạt động của học sinh trung học phổ thông, phù hợp với điều kiện kinh tế văn hóa 
xã hội địa phương, phù hợp với yêu cầu giáo dục địa phương và nguồn lực thực tế của 
nhà trường, đảm bảo huy đồng sự tham gia tích cực của học sinh phụ huynh và cộng 
đồng. 
 8. Đóng góp mới của đề tài 
 - Học sinh có cơ hội được trải nghiệm, thực hiện quy trình tạo thức ăn ủ chua cho 
trâu, bò, dêbiết cách dự trử thức ăn một cách chủ động, giúp gia đình mình phat 
triển kinh tế nhờ chăn nuôi, hướng nghiệp cho các em nếu các em có sở thích về nông 
nghiệp trồng trọt. 
 - Phát triển năng lực tìm hiểu, khám phá, ứng dụng công nghệ thông tin. Năng lực 
sử dụng công nghệ thông tin trong việc tạo lập hình ảnh, lồng ghép video, viết báo cáo, 
trình chiếu. Đưa thông tin mình tạo được đến cộng đồng. 
 - Trang bị, hình thành kỹ năng sống cho các em. Từ việc liên hệ tìm hiểu các mô 
hình, cách học hỏi, khai thác thông tin, kiểm định những gì mình thu nhận được. Tạo 
sự năng động cho các em. 
 - Đề tài là minh chứng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong CTGDPT PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 
 1. Các phẩm chất và năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục 
tổng thể 
 05 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi của học sinh trong chương trình giáo dục tổng 
thể. 
 Chương trình giáo dục phổ thông luôn là niềm trăn trở cho nhiều các bậc lãnh đạo 
và nhà trường. Vậy đâu mới là phương pháp giáo dục tốt cho học sinh ở cấp bậc phổ 
thông để các em có thể phát triển một cách toàn diện. Chương trình giáo dục phổ 
thông mới - rèn luyện 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh giúp các em không chỉ 
phát triển về mặt lý thuyết mà còn cả thực hành. 
 Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 
phẩm chất là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 
 Ngoài ra, chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực 
cốt lõi gồm: 
 - Những năng lực chung, được hình thành và phát triển từ tất cả các môn học và 
hoạt động giáo dục. 
 - Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một 
số môn học và hoạt động giáo dục nhất định. 
 1.1. 05 phẩm chất trong chương trình giáo dục tổng thể 
 Đây chính là 5 phẩm chất nền tảng giúp học sinh rèn luyện bản thân và hiểu được 
những phẩm chất quý giá của dân tộc mình: 
 Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và 
bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước vàgiữ nước. Tình yêu đất nước 
được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình, tự hào và 
bảo vệ những điều thiêng liêng đó. 
 Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người, yêu cái đẹp, yêu cái 
thiện, tôn trọng sự khác biệt, cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác. 
 Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia 
công việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành 
công trong tương lai. Thẩm mỹ 
 Công nghệ 
 Tìm hiểu tự nhiên và xã hội 
 2. Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục trong đó từng học 
sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc ngoài xã hội dưới sự 
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ 
năng và tích luỹ kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được 
coi trọng trong từng môn học, đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các 
HĐTNST riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, 
kiến thức, kỹ năng khác nhau. 
 Học tập trải nghiệm, hiểu một cách đơn giản, là học thông qua làm. Học tập trải 
nghiệm yêu cầu người học không chỉ áp dụng lý thuyết học thuật vào các trải nghiệm 
trong thế giới thực, lớp học, cộng đồng hoặc nơi làm việc mà còn suy ngẫm về việc áp 
dụng nội dung và kỹ năng học được trong các trường hợp khác. Trải nghiệm làm việc 
trong chương trình hoặc vị trí thực tập là một hình thức của học tập trải nghiệm. 
 2.1. Đặc điểm hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 Hoạt động trải nghiệm là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức 
được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường học sinh được chủ động tham gia vào tất 
cả các khâu của quá trình hoạt động, từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và 
đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, 
các em được trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt 
động, thể hiện tự khẳng định bản thân, tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của 
bản thân, của nhóm mình và bạn bè. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều 
hình thức khác nhau như: Thí nghiệm, hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, 
sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình 
nguyện, hoạt động cộng đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội. 
 2.2. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
 Để tổ chức HĐTNST cần thực hiện đầy đủ các bước cơ bản sau: 
 Bước 1. Xây dựng ý tưởng. 
 Bước 2. Xây dựng kế hoạch. dụng vào cuộc sống đến học sinh. Phương pháp đưa người học lên vị trí trung tâm của 
hoạt động học tập, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo. Vai trò của học tập trải nghiệm còn 
thể hiện ở việc tạo ra môi trường giúp học sinh, sinh viên phát triển nhiều kỹ năng mềm 
cần thiết cho công việc, cuộc sống sau này. 
 - Rút ngắn khoảng cách kiến thức hàn lâm và thực tế: Học qua trải nghiệm có tính 
chất trái ngược với phương pháp truyền thống đi từ lý thuyết đến thực hành. Khi tham 
gia vào các tình huống thực tế, các em có cơ hội để thực hành, kiểm chứng những gì đã 
được dạy. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ các khái niệm và hiểu 
cách ứng dụng vào thực tiễn. 
 - Đơn giản hóa các khái niệm kiến thức phức tạp: Ghi nhớ và hiểu được khối lượng 
khái niệm khổng lồ, phức tạp trong các môn học là điều không dễ dàng với học sinh. 
Tuy nhiên, thông qua học cùng trải nghiệm, người học có thể chủ động diễn giải “lý 
thuyết qua hành động”, quan sát “lý thuyết ứng dụng trong thực tế” Nhờ vậy, lợi ích 
của học cùng trải nghiệm tiếp theo các em có thể hiểu được bản chất của các khái niệm 
phức tạp. 
 - Giúp rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, xử lý vấn đề: Học cùng trải nghiệm trở 
thành xu hướng giáo dục của thế giới do có hiệu quả cao trong việc cá nhân hóa việc 
học. Người học tham gia vào quá trình này bằng cách chủ động quan sát, nghiên cứu 
và xử lý vấn đề dưới sự tư vấn của giáo viên. Nhờ vậy, các em trở thành trung tâm và 
biết cách nâng cao các kỹ năng này từng ngày 
 - Giúp người học trưởng thành từ những sai lầm: Quá trình thực hành sẽ có lúc xảy 
ra các sự cố, các em phải tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả, loại bỏ những phương 
pháp không khả thi. Lợi ích của học cùng trải nghiệm mang tới những bài học quan 
trọng để các em ghi nhớ kiến thức, không mắc lại sai lầm trong những tình huống 
tương tự. Các bạn học sinh thời nay được rèn luyện cách đứng lên từ những vấp ngã. 
Khi tham gia cuộc thi, chiến thắng chỉ có một và những người chưa chạm tay đến 
phần thưởng sẽ có cơ hội để thay đổi mình. Thất bại là cách để các bạn nhận ra khiếm 
khuyết của bản thân, xác định mục tiêu để thay đổi và hoàn thiện từng ngày. 
 - Giúp người học nắm bắt các xu thế tương lai. Trí tuệ nhân tạo, bảo vệ môi trường, 
thế giới không tiền mặt, lối sống lành mạnh là các xu thế được dự đoán sẽ tiếp tục 
bùng nổ trong tương lai. Ngay từ lúc này, các trường học đã đẩy mạnh hoạt động trải 2.4. Sự phù hợp của hoạt động trải nghiệm với môn học 
 Công nghệ vi sinh là một bộ phận quan trọng trong công nghệ sinh học, là một môn 
khoa học nghiên cứu về những hoạt động sống của vi sinh vật nhằm khai thác chúng tốt 
nhất. Những tiến bộ của công nghệ vi sinh ngày càng xâm nhập vào sâu trong mọi lĩnh 
vực của con người. Công nghệ vi sinh ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong 
nhiều lĩnh vực của cuộc sống trong đó có chăn nuôi thú y trong chăn nuôi, việc đảm 
bảo sức khỏe cho vật nuôi, phòng chống bệnh tật, liệu pháp kháng sinh kích thích sinh 
trưởng chữa bệnh, lên men tạo thức ăn thơm ngon hơn, dinh dưỡng hơn kiểm soát việc 
tăng trưởng tăng trưởng của vật nuôi, chế phẩm sinh học đệm lót chuồng trại, xử lý mùi 
hôiở công nghệ trồng trọt khối 10, các em được học về ứng dụng chế phẩm vi sinh 
để cải tạo và bảo vệ đất trồng, cải tạo và bảo vệ môi trường nước, xử lý phụ phẩm trồng 
trọt làm thức ăn chăn nuôi. Đăc biệt với đề tài này giúp tận dụng nguồn nguyên liệu là 
phụ phẩm trồng trọt, dự trử thức ăn cho chăn nuôi, vật nuôi ăn ngon, kích thích sự thèm 
ăn tăng tỉ lệ và hiệu quả tiêu hóa thức ăn, tránh lãng phí và dư thừa thức ăn ra ngoài 
giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển nhanh mà không cần sử dụng chất tăng trọng 
hay gây hại hoặc bị cấm. Giảm bệnh nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn ê coli, 
Clostridiumtránh phụ thuộc và lạm dụng kháng sinh chữa bệnh, giảm mùi hôi chuồng 
trại, đỡ công vệ sinh, giải phóng sức lao động của người chăn nuôi. 
 3. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa của động vật nhai lại 
 Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật nhai lại rất phức 
tạp và đa dạng ngoài sự tiêu hóa bằng cơ học, hóa học, sự tiêu hóa bằng vi sinh vật cũng 
khá là quan trọng. Hệ tiêu hóa của động vật nhai lại gồm xoang miệng, hầu, thực quản 
,dạ dày. Dạ dày của động vật nhai lại gồm 4 túi: dạ cỏ ,dạ tổ 
 ong, da lạ sách, dạ múi khế. Hệ vi sinh vật dạ cỏ có tác dụng tiêu hóa thức ăn thô 
thành dưỡng chất đơn giản vi khuẩn sẽ dùng một phần để tạo nên tế bào chất cho chính 
nó. Nếu lấy xác của vi sinh vật trong dạ cỏ phân tích có 45% protein 20% gluxit 2% 
lipit trong xác vi khuẩn giống với gluxit của bò khi thức ăn thô động vật nhai lại thường 
ăn dưới dạng các mẫu thức ăn với kích thước lớn so với thế trọng của vật nên vi sinh 
vật giả cỏ khó có thể tấn công và lên men hoàn toàn sự tiêu hóa thành phần của thức ăn 
chuyển hóa các hợp chất chứa nitơ chuyển hóa Lipit tổng hợp vitamin các thành các 
quá trình được thực hiện bởi vi sinh vật, đa phần các hoạt động lên men được diễn ra 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_pham_chat_va_nang_luc_cho_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua trải nghiệm và học tập.pdf