Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực viết Báo cáo nghiên cứu một vấn đề cho học sinh Lớp 10 qua dạy học viết – Bài 4 “Sức sống của Sử thi“ - Bộ sách Kết nối tri thức
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản. Phát triển năng lực cá nhân, hình thành lối sống năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chương trình GDPT 2018 xác định, môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam. Môn Ngữ văn còn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Môn học còn giúp học sinh (HS) có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá. HS biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.
Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề là hoạt động học tập nhằm hướng đến phát triển kỹ năng nghiên cứu, đánh giá một vấn đề về khoa học, đời sống, xã hội, văn hóa, văn học …mà học sinh quan tâm. Thông qua hoạt động viết báo cáo học sinh hình thành được các năng lực cần thiết như quan sát, nhận diện, đánh giá, bàn luận, mở rộng vấn đề, nâng cao tư duy khoa học, hiểu biết về đời sống xã hội, xây dựng quan điểm, lập trường, bản lĩnh trong cuộc sống. Nói cách khác giúp học sinh từng bước định hình làm nghiên cứu khoa học đáp ứng những năng lực cần thiết vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện.
Chương trình GDPT 2018 được thực hiện cho học sinh lớp 10 từ năm học 2022-2023. Mục tiêu của mỗi bài học đều nhằm hướng đến hình thành các năng lực và phẩm chất quan trọng cho người học. Kiến thức và các kỹ năng đã được các chuyên gia, các nhà biên soạn sách giáo khoa công phu trong việc lựa chọn và thiết kế. Tuy nhiên với thực trạng dạy học còn nhiều vấn đề như hiện nay, giáo viên (GV) và học sinh còn gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức dạy và học. Việc tổ chức thiết kế các hoạt động dạy học để vừa đảm bảo kiến thức, kỹ năng vừa phát triển năng lực, phẩm chất cho người học đòi hỏi sự nỗ lực của giáo viên và học sinh.
Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài Phát triển năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề cho học sinh lớp 10 qua dạy học viết – Bài 4 “Sức sống của Sử thi”. Cách làm này giúp học sinh được nghiên cứu, trải nghiệm, từ đó hình thành và phát triển năng lực viết báo cáo của bản thân. Đồng thời cũng đảm bảo mục tiêu chung của chương trình môn học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực viết Báo cáo nghiên cứu một vấn đề cho học sinh Lớp 10 qua dạy học viết – Bài 4 “Sức sống của Sử thi“ - Bộ sách Kết nối tri thức
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản. Phát triển năng lực cá nhân, hình thành lối sống năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh, hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chương trình GDPT 2018 xác định, môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam. Môn Ngữ văn còn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Môn học còn giúp học sinh (HS) có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá. HS biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống. Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề là hoạt động học tập nhằm hướng đến phát triển kỹ năng nghiên cứu, đánh giá một vấn đề về khoa học, đời sống, xã hội, văn hóa, văn học mà học sinh quan tâm. Thông qua hoạt động viết báo cáo học sinh hình thành được các năng lực cần thiết như quan sát, nhận diện, đánh giá, bàn luận, mở rộng vấn đề, nâng cao tư duy khoa học, hiểu biết về đời sống xã hội, xây dựng quan điểm, lập trường, bản lĩnh trong cuộc sống. Nói cách khác giúp học sinh từng bước định hình làm nghiên cứu khoa học đáp ứng những năng lực cần thiết vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam toàn diện. Chương trình GDPT 2018 được thực hiện cho học sinh lớp 10 từ năm học 2022-2023. Mục tiêu của mỗi bài học đều nhằm hướng đến hình thành các năng lực và phẩm chất quan trọng cho người học. Kiến thức và các kỹ năng đã được các chuyên gia, các nhà biên soạn sách giáo khoa công phu trong việc lựa chọn và thiết kế. Tuy nhiên với thực trạng dạy học còn nhiều vấn đề như hiện nay, giáo viên (GV) và học sinh còn gặp không ít khó khăn trong việc tổ chức dạy và học. Việc tổ chức thiết kế các hoạt động - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực theo chương trình GDPT 2018. - Khảo sát và đánh giá thực trạng về việc dạy và học theo hướng phát triển năng lực, nhất là năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề trong trường THPT. - Nêu nhân tố tác động đến việc thiếu năng lực viết báo cáo nghiên cứu và làm nghiên cứu khoa học trong học sinh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề cho học sinh lớp 10 qua dạy học viết – Bài 4 “Sức sống của Sử thi”. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu cứu phần Viết của Bài 4- Sức sống của Sử thi trong chương trình Ngữ văn 10 tập 1. Đề xuất cách xây dựng kế hoạch bài dạy qua các hoạt động và nhiệm vụ cụ thể. Dựa trên cơ sở mục tiêu của bài học, đối tượng học sinh, các điều kiện dạy học của nhà trường để hướng đến phát triển năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề cho học sinh. - Về thời gian Nghiên cứu áp dụng cho học sinh trường lớp 10 chương trình GDPT 2018 ở trường THPT Diễn Châu 3 trong năm học 2022 – 2023. Phạm vi và khả năng nhân rộng cho học sinh lớp 10 các trường THPT, đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho HS lớp 11,12 hiện hành. 1.6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp so sánh - Phương pháp thống kê bằng biểu mẫu - Phương pháp thực nghiệm khoa học - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp phân tích tài liệu 1.7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - Tính đúng đắn của cơ sở lý luận - Tính chính xác, thuyết phục của thực tiễn - Tính khoa học, khả thi, hiệu quả của các giải pháp Phần II. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Năng lực và dạy học phát triển năng lực 2.1.1.1.1. Khái niệm Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng. 1998) có giải thích: Năng lực là: “ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi. Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đã xác định một số năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như: năng lực làm chủ và phát triển bản thân; năng lực xã hội, năng lực công cụ. Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình tập trung vào việc phát triển tối đa khả năng của người học. Trong đó, năng lực là tổng hòa của 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Qua đó, việc thiết kế hoạt động dạy và học có sự đan xen, liên quan, nhằm mục đích giúp người học chứng minh khả năng học tập thực sự của mình. Từ đây, HS có thể phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và tinh thần tự học để không ngừng nâng cao năng lực học tập. 2.1.1.1.2. Nhưng ưu điểm của việc dạy học phát triển năng lực Dạy học phát triển năng lực mang lại những ưu điểm như sau: - Áp dụng được cho tất cả các học sinh dù ở trình độ nào. - Tạo ra sự cân bằng, đồng đều giữa các học sinh trong học tập và thi cử. - Tối ưu hóa thời gian dạy và học, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả giáo viên và học sinh. 2.1.1.2. Những yêu cầu cần đạt về năng lực của chương trình GDPT 2018 Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học - công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. Chương trình GDPT 2018 hình thành và phát triển cho học sinh 10 năng lực cốt lõi sau: (a) Có 3 năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: (1) năng lực tự chủ và tự học, (2) năng lực giao tiếp và hợp tác, (3) năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; và (b) có 7 năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: (4) năng lực ngôn ngữ, (5) năng lực tính toán, (6) năng lực khoa học, (7) năng lực công nghệ, (8) năng lực tin học, (9) năng lực thẩm mĩ, (10) năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. Chương trình Ngữ văn 10 có 26 tiết thực hành viết bài/ 105 tiết của cả năm, chiếm 24.7% thời lượng chương trình (Các lớp Ban KHTN). Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề 4/26 tiết chiếm 15,4%. Phân tích về chương trình và thời lượng ta thấy tầm quan trọng và tính ứng dụng cao của việc thực hành viết. Viết báo cáo nghiên cứu cũng là dạng bài được quan tâm trong chương trình khi được thiết kế phần thực hành viết ở 02 bài - Bài 4 “Sức sống của Sử thi ” và Bài 5 “Tích trò sân khấu dân gian”. Về mặt lí thuyết với chương trình và thời lượng trên đảm bảo mục tiêu giáo dục 2018 là hình thành được năng lực viết báo nghiên cứu một vấn đề cho học sinh. Nhưng trên thực tế tiến hành với nội dung và thời lượng vẫn chưa thể đảm bảo chất lượng và gặp những khó khăn nhất định khi thực hiện vấn đề này. Đây là lần đầu tiên kiểu văn bản này được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Nó còn mới mẻ, lạ lẫm đối với đa số học sinh và cũng là loại văn bản mà không ít giáo viên chưa quan tâm. Đặc điểm, tính chất trừu tượng, các bước tiến hành phức tạp... đang đặt ra những khó khăn cho quá trình thiết kế bài dạy và quá trình học tập. - Về phía giáo viên: đa số giáo viên giảng dạy môn ngữ văn tại trường THPT Diễn Châu 3 đã từng làm luận văn, làm sáng kiến kinh nghiệm, một số giáo viên đã hướng dẫn học sinh làm nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Có thể nói về mặt kiến thức và sự hiểu biết về một văn bản báo cáo nghiên cứu một vấn đề không phải quá xa lạ đối với các giáo viên. Nhưng qua khảo sát thực tế, có gần 80% giáo viên vẫn thiếu tự tin để thiết kế các hoạt động dạy học giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết khi viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề. Hầu hết các GV đều gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế bài học (77,8% thấy khó khăn từ đối tượng HS và tài liệu học tập; 83,3% từ HS và năng lực bản thân; 75% từ chương trình, SGK). Những khó khăn đó xuất phát từ nhiều lí do. Trước hết, việc đổi mới chương trình môn học khiến giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Mặc dù đã được tập huấn qua các Module nhưng việc trực tiếp bắt tay vào để xây dựng thiết kế các hoạt động giáo dục theo chương trình GDPT 2018 bản thân nhiều GV cũng còn bỡ ngỡ. Để có một tiết dạy đảm bảo GV cần Các em thiếu tự tin khi viết một bản báo cáo nghiên cứu, cũng không tự tin để tự mình nghiên cứu chỉ thông qua tài liệu và SGK. Việc thay đổi môi trường học tập (từ cấp 2 lên cấp 3), thay đổi phương pháp học tập, thêm nữa những kiến thức mới mẻ, lạ lẫm thực sự khiến học sinh lúng túng, thiếu tính tự tin, chủ động trong việc tiếp cận chương trình mới. Chưa kể thực trạng chung của xu thế xã hội trong việc lựa chọn ngành nghề khối học. Việc HS chưa yêu mến, tập trung đầu tư đối với môn học cũng tạo ra những rào cản về thời lượng ôn tập, tính tự giác học tập, đam mê trong nghiên cứu, dẫn đến khó khăn trong việc nâng cao năng lực viết nói chung và năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề nói riêng. Từ thực trạng đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư, công phu, linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh có đủ năng lực tiếp cận, làm quen và phát triển các năng lực cần thiết cho môn học và bài học. Xuất phát từ thực tiễn ấy chúng tôi mạnh dạn đề xuất giải pháp Phát triển năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề cho học sinh qua dạy học viết – Bài 4 “Sức sống của Sử thi”. 2.2. Phát triển năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề cho học sinh lớp 10 qua dạy học viết – Bài 4 “Sức sống của Sử thi” 2.2.1. Phát triển năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề qua hoạt động tổ chức tìm hiểu kiểu bài và qua bài viết tham khảo 2.2.1.1. Phát triển năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề qua hoạt động tổ chức tìm hiểu kiểu bài Báo cáo nghiên cứu là kết quả của quá trình tìm tòi, đòi hỏi tư duy sáng tạo, xuất phát từ niềm say mê hứng thú của người viết với vấn đề mà mình quan tâm. Đây là kiểu bài mới trong chương trình Ngữ văn THPT – lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy trong nhà trường theo chương trình GDPT 2018. Việc giúp học sinh bước đầu nhận diên, động, đối diện với các tình huống, buộc người học phản xạ khả năng tự phân tích, phán đoán, đánh giá đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng từ đó phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự khắc sâu kiến thức là quá trình chiếm lĩnh tri thức đang được chương trình giáo dục mới thực hiện. Hoạt động tìm hiểu bài tham khảo là một hoạt động hết sức cần thiết. Ở giải pháp này chúng tôi hướng đến mục tiêu: Giúp HS nhận diện được cấu trúc và cách trình bày các thông tin trong bài viết như: đề tài, vấn đề nghiên cứu, các luận điểm, nguồn tài liệu tham khảo, cách sử dụng các trích dẫn, cước chú, các danh mục tài liệu tham khảo.. Từ đó hiểu được cấu trúc đặc trưng của báo cáo nghiên cứu so với các kiểu loại văn bản đã được học khác. Cách thức thực hiện: chúng tôi chú trọng việc lựa chọn ngữ liệu có tính chất đa dạng. Ngoài ngữ liệu ở sách giáo khoa, chúng tôi đưa một báo nghiên cứu mà học sinh đã từng làm trong nghiên cứu KHKT – cũng có thể lấy tài liệu ở những bộ SGK khác và thiết kế thành các hoạt động. Để có thể cho HS nhận diện khá đầy đủ kiến thức về đặc điểm, tính chất, cấu trúc văn bản báo cáo chúng tôi chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm tìm hiểu văn bản SGK, 2 nhóm tìm hiểu văn bản giáo viên đưa thêm ngoài SGK ( GV trình chiếu ở tivi theo đường link https://bom.so/ZxqYIb - Bước 1: GV cung cấp tài liệu, HS đọc tài liệu của GV và ở SGK - Bước 2: GV yêu cầu các nhóm thực hiện thảo luận giải quyết một số vấn đề + Xác định vấn đề/ câu hỏi nghiên cứu của tác giả trong bài viết + Tìm các luận điểm chính của bài viết + Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm + Chỉ ra đặc điểm cấu trúc của một văn bản báo cáo nghiên cứu - Bước 3: HS các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, đánh giá - Bước 4: Kết luận, nhận định Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GV định hướng cho HS những vấn đề cơ bản bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Ví dụ: Phần giới thiệu vấn đề bao gồm những thông tin gì? Quan điểm nghiên cứu được trình bày dưới hình thức nào? Các kết quả nghiên cứu chính được trình bày ở đâu?...Đồng thời nhấn mạnh một số nội dung cơ bản như:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_viet_bao_cao_nghie.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề cho học sinh Lớp 10 qua.pdf