Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học Lớp 9

I. Lý do chọn đề tài

Trong thực tế giảng dạy và nhu cầu của học sinh, tôi nhận thấy cần thiết phải có nguồn tài liệu để HS tự ôn tập và rèn luyện các kĩ năng thông qua giải các dạng bài tập theo từng chuyên đề cụ thể. Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9.

II. Mục đích nghiên cứu

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua xây dựng, sử dụng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống bài tập hóa học phần kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9 để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng.

2. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung kiến thức: phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9.

- Đối tượng: HS lớp 9A1, 9A4, 9A5 năm học 2020-2021.

IV. Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

- Phương pháp thống kê toán học.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.

docx 13 trang Thanh Ngân 26/03/2025 230
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học Lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học Lớp 9
 MỤC LỤC
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu....................................................................................1
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................1
IV. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................1
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................2
I. Cơ sở lí luận....................................................................................................2
II. Thực trạng.....................................................................................................2
III. Giải pháp thực hiện ....................................................................................3
3.1. Phương pháp ...............................................................................................3
3.2. Một số bài tập có hướng dẫn giải và phân tích các đáp án .......................4
IV. Bài tập tham khảo và đáp án .....................................................................7
V. Khả năng áp dụng ........................................................................................8
VI. Kết quả thực hiện........................................................................................8
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 .............................................................................................................................1
0 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
 Trong thực tế giảng dạy và nhu cầu của học sinh, tôi nhận thấy cần thiết phải 
có nguồn tài liệu để HS tự ôn tập và rèn luyện các kĩ năng thông qua giải các dạng 
bài tập theo từng chuyên đề cụ thể. Xuất phát từ lí do trên tôi chọn đề tài nghiên 
cứu: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua bài tập kim 
loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9”.
II. Mục đích nghiên cứu
 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua xây dựng, sử dụng 
bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
 - Hệ thống bài tập hóa học phần kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa 
học lớp 9 để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng.
2. Phạm vi nghiên cứu
 - Nội dung kiến thức: phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông 
qua bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối Hóa học lớp 9.
 - Đối tượng: HS lớp 9A1, 9A4, 9A5 năm học 2020-2021.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 - Phương pháp thống kê toán học.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 2/10 III. Giải pháp thực hiện
 Trong đề tài này, với phạm vi kiến thức THCS tôi chỉ giới thiệu dạng bài 
tập “một kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối”; phương pháp giải 
chung và giải một số bài tiêu biểu, còn lại học sinh tự giải và tự nghiên cứu. Tất 
cả các bài tập tham khảo đều có đáp án.
 Ngoài ra, mỗi bài toán trắc nghiệm hướng dẫn giải được trình bày thêm các 
phương án xây dựng đáp án, những tình huống HS thường chọn sai và từ đó giúp 
cho học sinh biết cách để làm tốt bài.
3.1. Phương pháp
 Dạng bài tập này thường cho dưới dạng nhúng một lá kim loại vào một dung 
dịch muối, sau phản ứng lấy lá kim loại ra khỏi dung dịch rồi cân lại thấy khối 
lượng lá kim loại thay đổi.
 Phương trình: kim loạitan + muối Muối mới + kim loại mớibám.
 + Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là m thì áp dụng như sau:
 Khối lương lá kim loại tăng lên so với trước khi nhúng ta có: 
 mkim loại bám vào - mkim loại tan ra = mtăng
 Khối lương lá kim loại giảm so với trước khi nhúng ta có:
 mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mgiảm
 + Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là x% thì ta áp dụng:
 Khối lương lá kim loại tăng lên x% so với trước khi nhúng ta có: 
 x
 m kim loại bám vào - mkim loại tan ra = mbđ.
 100
 Khối lương lá kim loại giảm xuống x% so với trước khi nhúng ta có:
 x
 mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mbđ.
 100
 Với mbđ là khối lượng ban đầu của thanh kim loại hoặc đề sẽ cho sẵn.
3.2. Một số bài tập có hướng dẫn giải và phân tích các đáp án
 Câu 1: Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO 4 x M. Sau khi 
phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng 
đinh sắt tăng thêm 1,6gam. Giá trị của x là 
 A. 1,000.B. 0,001.C. 0,040.D. 0,200.
 HƯỚNG DẪN GIẢI
 Gọi a là số mol CuSO4 tham gia phản ứng
 Phương trình hóa học: Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu
 a a (mol)
 Theo đề bài ta có: mCu bám- mFe tan= mFe tăng
 64a - 56a = 1,6 Giải ra a = 0,2
 n 0,2
 Nồng độ mol/l CuSO4: CM = = = 1 M Chọn A
 V 0,2
 Tình huống HS chọn sai thường là những lỗi sau:
 - Đáp án B: Học sinh giải được số mol nhưng sử dụng thể tích là 200 ml 
để làm.
 4/10 Câu 4: Cho một thanh sắt nặng 20 gam vào 200ml dung dịch CuSO4 0,5M. 
Khi phản ứng xảy ra xong thì khối lượng thanh sắt sau khi đem ra khỏi dung dịch 
và sấy khô là
 A. 19,2 gam. B. 6,4 gam.C. 5,6 gam.D. 20,8 gam.
 HƯỚNG DẪN GIẢI
 Ta có khối lượng thanh Fe ban đầu bằng 20 gam
 Số mol CuSO4 = 0,5 . 0,2 = 0,1 mol
 Phương trình hóa học: Fetan + CuSO4  ZnSO4 + Cubám
 0,1 0,1 (mol)
 Theo đề bài ta có: mCu bám = 64.0,1 = 6,4 gam
 mFe tan = 56.0,1 = 5,6 gam
 Như vậy sau phản ứng khối lượng thanh Fe đã tăng lên: 6,4 – 5,6 = 0,8 gam
 Khối lượng thanh Fe khi lấy ra khỏi dd là: 20 + 0,8 = 20,8 gam Chọn D.
 Tình huống HS chọn sai thường là những lỗi sau:
 - Đáp án A: Nếu học sinh lấy 20 – 0,8 = 19,2 gam
 - Đáp án B: Đây là phương án nhiễu nếu học sinh nghỉ rằng khối lượng Cu 
bám là khối lượng Fe sau phản ứng.
 - Đáp án C: Đây là phương án nhiễu nếu học sinh tính khối lượng Fe tham 
gia phản ứng.
 Câu 5: Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol 
AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y 
thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
 A. 2,11 gam. B. 1,80 gam. C. 1,21 gam. D. 2,65 gam.
 HƯỚNG DẪN GIẢI
 Phương trình hóa học: Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag (1)
 0,01---> 0,02 ---------> 0,01----->0,02 (mol) 
 Sau phản ứng: AgNO3dư = 0,025 – 0,02 = 0,005 mol
 Trong dung dịch có chứa ion Fe2+ lại có ion Ag+ nên tiếp tục xảy ra phản ứng
 Fe(NO3)2 + AgNO3 Fe(NO3)3 + Ag (2)
 0,005 0,005 (mol)
 Dung dịch X gồm: Fe(NO3)3: 0,005 mol
 Fe(NO3)2 còn lại: 0,01– 0,005 = 0,005 mol
 Khối lượng muối trong dd X: (180 + 242).0,005 = 2,11 gam Chọn A
 Tình huống HS chọn sai thường là những lỗi sau:
 - Đáp án B: Đây là phương án sẽ có nhiều học sinh chọn nhất, do nghĩ rằng 
chỉ xảy ra phản ứng (1) rồi kết thúc. Khối lượng Fe(NO3)2 = 0,01.180 = 1,8 gam.
 - Đáp án C: Đây cũng là phương án nhiễu tốt, học sinh đã làm hoàn chỉnh 
đến pt (2) nhưng khi tính khối lượng chỉ tính của Fe(NO 3)3 = 0,005.242 = 1,21 
gam
 6/10 Dung dịch X gồm: FeCl2 còn lại: 0,1 mol, MgCl2: 0,2 mol
 Khối lượng muối trong dung dịch X: 0,1.127 + 0,2.95 = 31,7 gam Chọn C
 Tình huống HS chọn sai thường là những lỗi sau:
 - Đáp án A: Học sinh viết được phương trình (1) và tính khối lượng muối:
 mmuối = mFeCl 2 + mMgCl 2 = 0,2.127 + 0,1.95 = 34,9 gam, đây là phương án 
nhiễu hay nhất mà nhiều học sinh sẽ chọn.
 - Đáp án B: Học sinh viết được phương trình (1) và tính khối lượng muối: 
mFeCl 2 = 0,2.127 = 25,4 gam.
 - Đáp án D: Học sinh viết được phương trình (1) và phương trình (2), tính 
khối lượng muối: mmuối = mFeCl 2 + mMgCl 2 = 0,2.127 + 0,2.95 = 44,4 gam, đây là 
phương án nhiễu nếu học sinh không trừ số mol FeCl2 đã phản ứng với Mg.
IV. Bài tập tham khảo và đáp án
Câu 1. Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít dd CuSO 4 0,5M sau khi 
lấy thanh M ra khỏi dd thấy khối lượng tăng 1,6g, nồng độ CuSO4 giảm còn 0,3M. 
Kim loại M là
 A. Zn. B. Ca. C. Fe. D. Mg.
Câu 2. Cho một thanh Cu nặng 50g vào 200ml dung dịch AgNO3 . Khi phản 
ứng kết thúc đem thanh đồng ra cân lại thấy khối lượng là 51,52 g . Nồng độ 
mol/lít dung dịch AgNO3 ban đầu là
 A. 0,1 M. B. 0,01 M. C. 0,2 M. D. 0,05 M.
Câu 3. Nhúng thanh kim loại M có hóa trị II vào 100ml dung dịch 
FeCl2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh kim loại giảm 
0,45g. Kim loại M là:
 A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Cu.
 Câu 4. Nhúng một thanh nhôm nặng 25 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. 
 Sau một thời gian, cân lại thanh nhôm thấy cân nặng 25,69 gam. Nồng độ mol 
 của CuSO4 và Al2SO4 trong dung dịch sau phản ứng lần lượt là
 A. 0,425M và 0,3M. B. 0,425M và 0,025M.
 C. 0,4M và 0,2M. D. 0,425M và 0,2M.
Câu 5. Nhúng một lá sắt nặng 8gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một 
thời gian lấy lá sắt ra cân lại nặng 8,8gam xem thể tích dung dịch không thay 
đổi thì nồng độ mol CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là
 A. 0,27M. B. 1,36M. C. 1,80M. D. 2,30M.
Câu 6. Nhúng một lá kẽm vào dung dịch CuSO 4 sau một thời gian lấy lá Zn ra 
cân thấy nhẹ hơn 0,025g so với trước khi nhúng. Khối lượng Zn đã tan ra và lượng 
Cu đã bám vào là
 A. mZn=1,625g;mCu=1,600g. B. mZn=2,500g;mCu=1,500g.
 C. mZn=1,500g;mCu=2,500g. D. mZn=1,600g;mCu=1,625g.
Câu 7. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch 
AgNO3 4%. Khi lấy vật ra khỏi dd thì khối lượng AgNO 3 trong dung dịch giảm 
17%. Khối lựợng của vật sau phản ứng là
 A. 0,76 g. B. 10,76 g. C. 1,08 g. D. 17,00 g.
 8/10 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 Trên đây chỉ là một trong những phương pháp có thể áp dụng để giải các bài 
toán dạng này, khi thi trắc nghiệm có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau 
và nhanh hơn ta nên vận dụng để làm cho kịp thời gian. Tuy nhiên mỗi một cách 
giải có ưu và nhược điểm riêng phần này xin không phân tích.
 Tóm lại, đây chỉ là kinh nghiệm của tôi trong thời gian giảng dạy thực tế tại 
trường và áp dụng đồng loạt tới từng học sinh được phân công giảng dạy nhưng 
tôi nhận thấy có hiệu quả khi áp dụng vào trong dạy học ở trường mình. Vì vậy 
tôi sẽ cố gắng tự học, tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu và qua đồng nghiệp, qua 
chuyên đề hội thảo để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo 
phát triển năng lực, phẩm chất của HS và hoàn thành mục tiêu về kiến thức kỹ 
năng. Tôi hy vọng rằng với kinh nghiệm này tôi cũng góp phần nâng cao hơn nữa 
chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Rất mong được sự đóng góp của bạn bè 
đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả cao hơn nữa.
 Người viết
 Vũ Trí Công
 10/10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc.docx