Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- Nghề làm vườn 11

Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, Nghị quyết số 29 NQ/ TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu lên mục tiêu cụ thể “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Văn kiện khẳng định phải chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, phát huy tính chủ động và sáng tạo của người học. Trong đó đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được xem là chìa khóa thành công để nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học, giúp hoàn thành mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của chương trình GDPTTT Giáo dục nghề phổ thông là một trong những nội dung chính trong quá trình giáo dục hướng nghiệp, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THPT. Tuy nhiên một số học sinh coi giáo dục nghề nói chung, đặc biệt là nghề làm vườn nói riêng là môn phụ, các trường thuộc khu vực miền núi thì việc giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học phát triển năng lực của học sinh chưa nhiều, chưa tạo được hứng thú học tập. Là giáo viên dạy bộ môn nghề làm vườn chúng tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp giúp học sinh hứng thú hơn với môn học, từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, việc lựa chọn các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, hiện đại phù hợp để có thể phát huy được tính tự tin, tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh, phát triển phẩm chất, năng lực người học là điều hết sức quan trọng. Một trong những giải pháp giáo dục giúp phát triển phẩm chất và năng lực người học là tổ chức các hoạt động trải nghiệm, dự án học tập giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong chương trình môn nghề làm vườn với nhiều nội dung giảng dạy và thực hành mang tính thực tiễn cao, có nhiều kiến thức rất thiết thực, gần gũi với HS. Trong đó phần kiến thức về hoa, cây cảnh có liên quan đến việc tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, trong khuôn viên nhà trường cũng như trong cộng đồng tại địa phương. Cảnh quan trường học xanh, sạch, đẹp là một trong những tiêu chí xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Một ngôi trường xanh, sạch, đẹp không chỉ tạo cơ hội cho học sinh học tập vui chơi, trải nghiệm an toàn, lành mạnh mà còn giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường tại gia đình, khu dân cư. Trường THPT Anh Sơn I với diện tích 25980 m², sân trường đã được bê tông hóa với cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đồng bộ, việc tạo ra một môi trường trong lành, mát mẻ, thân thiện với những hàng cây xanh và hoa tươi khoe sắc là năng lượng tích cực để các em đến trường thỏa sức vui chơi, khám phá, trải nghiệm sau những giờ học căng thẳng, truyền đến cho các em một năng lượng tích cực để mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Trường học có trên 1500 em học sinh trong năm học này, vì vậy việc giáo dục các em học sinh ý thức tự giác trong việc trồng, chăm sóc những chậu hoa cây cảnh, vừa tận dụng được các nguyên liệu từ thiên nhiên vừa làm sạch môi trường và tiết kiệm được chi phí trong quá trình làm. Thông qua chuỗi hoạt động tham quan học tập, trải nghiệm thực địa trong chương trình Nghề làm vườn, mỗi em học sinh không chỉ lĩnh hội cho mình những kiến thức làm nông nghiệp mà sự gắn kết giữa học tập với thiên nhiên, sự hiểu biết về nguồn gốc và cách thức tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn … là mục tiêu mà thầy cô nhà trường hướng đến. Đồng thời thông qua sự tự giác của bản thân thì các em còn là những tuyên truyền viên tích cực, vận động, lan tỏa tới người thân cùng tạo ra một môi trường xanh, sạch, đẹp. Do đó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học thiết thực nhằm giúp các em phát triển phẩm chất và năng lực, các em có thể trải nghiệm thông qua việc làm một số giá thể hữu cơ để trồng hoa, cây cảnh, đồng thời biết cách chăm sóc cây trồng.
Xuất phát từ đặc thù bộ môn, yêu cầu cần đạt của chương trình 2018, đổi mới phương pháp dạy học tích cực chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- nghề làm vườn 11” với mong muốn giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả cao, phát triển năng lực và phẩm chất cho người học.
pdf 87 trang Thanh Ngân 17/02/2025 690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- Nghề làm vườn 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- Nghề làm vườn 11

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- Nghề làm vườn 11
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1 
  
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Tên đề tài: 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH 
 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LÀM GIÁ THỂ 
 TRỒNG HOA, CÂY CẢNH KHI DẠY HỌC PHẦN HOA, 
 CÂY CẢNH- NGHỀ LÀM VƯỜN 11 
 Thuộc lĩnh vực: Sinh – Công Nghệ 
 Nhóm tác giả : 1. PHAN THỊ PHÁT 
 2. NGUYỄN THỊ CHÂU 
 Tổ bộ môn: Tự nhiên 
 Đơn vị công tác: Trường THPT Anh Sơn I 
 Năm thực hiện: 2022 - 2023 
 Điện thoại: 0846 972 917 
 Anh sơn, tháng 4 năm 2023 
 DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI 
TT Cụm từ Được viết tắt bằng 
1 Giáo dục và đào tạo GD &ĐT 
2 Phương pháp dạy học PPDH 
3 Trải nghiệm sáng tạo TNST 
4 Nghị quyết trung ương NQ/TW 
5 Giáo dục phổ thông tổng thể GDPTTT 
6 Giáo viên GV 
7 Học sinh HS 
8 Trung học phổ thông THPT 
9 Sinh học SH 
10 Nghề làm vườn NLV 
11 Hoạt động trải nghiệm HĐTN 
12 Sáng kiến kinh nghiệm SKKN 
13 Thứ tự TT 
14 Trung bình TB 
15 Power point PPT 
16 Trước công nguyên TCN 
17 Bồi dưỡng thường xuyên BDTX 
18 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo HĐTNST 
19 Phó giáo sư – tiến sĩ PGS - TS 
20 Thực nghiệm TN 
21 Đối chứng ĐC 
 lượng tích cực để các em đến trường thỏa sức vui chơi, khám phá, trải nghiệm sau 
những giờ học căng thẳng, truyền đến cho các em một năng lượng tích cực để mỗi 
ngày đến trường là một niềm vui. Trường học có trên 1500 em học sinh trong năm 
học này, vì vậy việc giáo dục các em học sinh ý thức tự giác trong việc trồng, chăm 
sóc những chậu hoa cây cảnh, vừa tận dụng được các nguyên liệu từ thiên nhiên 
vừa làm sạch môi trường và tiết kiệm được chi phí trong quá trình làm. Thông qua 
chuỗi hoạt động tham quan học tập, trải nghiệm thực địa trong chương trình Nghề 
làm vườn, mỗi em học sinh không chỉ lĩnh hội cho mình những kiến thức làm nông 
nghiệp mà sự gắn kết giữa học tập với thiên nhiên, sự hiểu biết về nguồn gốc và 
cách thức tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn  là mục tiêu mà thầy cô nhà 
trường hướng đến. Đồng thời thông qua sự tự giác của bản thân thì các em còn là 
những tuyên truyền viên tích cực, vận động, lan tỏa tới người thân cùng tạo ra một 
môi trường xanh, sạch, đẹp. Do đó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động dạy học 
thiết thực nhằm giúp các em phát triển phẩm chất và năng lực, các em có thể trải 
nghiệm thông qua việc làm một số giá thể hữu cơ để trồng hoa, cây cảnh, đồng thời 
biết cách chăm sóc cây trồng. 
 Xuất phát từ đặc thù bộ môn, yêu cầu cần đạt của chương trình 2018, đổi mới 
phương pháp dạy học tích cực chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực và 
phẩm chất cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, 
cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- nghề làm vườn 11” với mong muốn 
giúp giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học có hiệu quả cao, phát triển năng lực 
và phẩm chất cho người học. 
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 
 - Đối tượng: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho học sinh khối 11 tại các 
trường THPT trên địa bàn huyện Anh Sơn. 
 - Phạm vi: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy học phần kiến 
thức làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi dạy học phần hoa, cây cảnh- nghề làm 
vườn 11. 
 3. Mục đích nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động TNST, nghiên cứu các PPDH và kĩ 
thuật dạy học tích cực được tổ chức trong dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh. 
- Đưa hoạt động trải nghiệm vào tổ chức dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh tạo 
hứng thú, nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh, góp phần phát triển phẩm 
chất và năng lực cho học sinh, đồng thời trang bị cho HS những kiến thức và kĩ 
năng để học đi đôi với hành, lí thuyết kết hợp với thực tiễn từ đó vận dụng linh 
hoạt kiến thức đã học vào thực tiễn như biết cách trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh 
tạo môi trường xanh, sạch, đẹp từ đó giáo dục được ý thức tự giác bảo vệ môi 
trường. Qua hoạt động học tập, trải nghiệm các em có định hướng nghề nghiệp 
trong tương lai. 
 dụng tại gia đình. Đây là một trong những yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo 
dục tổng thể. 
 - Rèn luyện ý thức tham gia các hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập và phát triển các năng lực sẵn có của người 
học, đồng thời giúp các em khám phá các năng lực tiềm ẩn thông qua việc thực 
hiện các nhiệm vụ học tập. 
 - Từ các hoạt động trải nghiệm tham quan vườn hoa, cây cảnh cùng các dự án 
học tập của phần kiến thức hoa, cây cảnh nâng cao được ý thức, trách nhiệm của 
mỗi học sinh đối với các vấn đề chung cấp bách, mang tính toàn cầu, chung tay 
bảo vệ môi trường thông qua hoạt động trồng cây. 
 - Qua hoạt động trải nghiệm làm giá thể, hoạt động trồng hoa cây cảnh không 
chỉ tổ chức ở quy mô của các lớp học nghề làm vườn khối 11 mà còn lan tỏa rộng 
đến các lớp trong toàn trường. Bởi hoạt động này đã tạo cho trường học một không 
gian xanh, mát, sạch, đẹp tràn ngập cảnh sắc thiên nhiên, tạo ra một môi trường 
học tập sinh hoạt, vui chơi an toàn, thú vị và hấp dẫn. 
 - Qua triển khai và tổ chức các HĐTNST đã đem đến cho học sinh hứng thú, 
yêu thích môn nghề làm vườn mà trước đó các em còn xem nhẹ, các em còn được 
truyền thêm động lực, sự say mê học tập và định hướng nghề nghiệp trong tương 
lai. 
7. Đóng góp mới của đề tài. 
 - Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thiết kế được các dự án, 
hoạt động trải nghiệm làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi học phần kiến thức 
“Hoa, cây cảnh” nghề làm vườn 11. 
 - Thiết kế và tổ chức hiệu quả các dự án học tập, các hoạt động trải nghiệm 
làm giá thể trồng hoa, cây cảnh khi học phần kiến thức “Hoa, cây cảnh” nghề làm 
vườn 11 nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm cho HS trong việc chăm sóc, bảo vệ 
cây trồng, tạo môi trường xanh, sạch đẹp, góp phần góp phần hình thành, phát triển 
cho các em những năng lực cốt lõi, gồm các năng lực chung là tự chủ, tự học, giao 
tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và các năng lực đặc thù thông qua 
thực hiện nhiệm vụ học tập mà giáo viên hướng dẫn. 
 - Các giải pháp của đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học từ truyền 
thống sang phương pháp dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá 
theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học thông qua quá trình dạy học 
dự án, trải nghiệm và sản phẩm học tập của HS. 
 - Thông qua hoạt động học tập cũng hình thành nhiều phẩm chất cốt lõi cho 
học sinh, qua hoạt động trồng, chăm sóc hoa, cây cảnh đã góp phần tích cực giáo 
dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, hình thành nhân cách tốt đẹp và lối 
sống văn minh cho thế hệ trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi tổ chức các dự 
án học tập, HĐTN đã tạo cho các em sự hứng thú, say mê học tập, rèn luyện ý thức 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài. 
 Làn sóng đổi mới PPDH đang diễn ra trên thế giới nói chung và Việt Nam nói 
riêng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan giáo dục từ trung ương 
đến địa phương. Đây là niềm khuyến khích, động viên to lớn để giáo viên có thể 
tiếp cận được các PPDH hiện đại, tích cực thông qua các chương trình tập huấn, 
bồi dưỡng nâng cao kiến thức. 
 2.1.1. Dạy học phát triển năng lực 
 Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa 
 hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. 
 Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau 
 khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. 
 Phương pháp giảng dạy phát triển năng lực trong giáo dục nghề nghiệp được 
 áp dụng triển khai sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp giảng dạy 
 truyền thống; thời lượng học lý thuyết ngắn hơn, giáo viên ít thuyết trình, diễn 
 giảng, tập trung nhiều thời lượng thực hành, lôi cuốn người học vào những hoạt 
 động đa dạng trong lớp học cũng ngoài lớp học; người học có nhiều cơ hội tham 
 gia, trải nghiệm, tự học, tự nghiên cứu, tự khám phá sẽ cho phép họ có thể lĩnh hội 
 được những tri thức, hình thành tư duy đổi mới, sáng tạo, sự tự tin và ngày càng 
 phát triển toàn diện nhân cách. Đây cũng chính là trong những mục tiêu cần đạt 
 được để phát triển giáo dục nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của 
 người học; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn 
 nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. 
 2.1.2. Các năng lực cần rèn luyện cho HS trong quá trình dạy học môn Nghề 
làm vườn 11. 
 2.1.2.1 Năng lực thích ứng với cuộc sống. 
 - Tự quyết định được một số vấn đề có liên quan đến bản thân trong cuộc 
sống; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, trường, cộng đồng 
 - Tìm được động lực cho bản thân trong hoạt động và biết lôi cuốn mọi người 
cùng tham gia hoạt động hướng tới mục tiêu chung 
 - Chủ động chuẩn bị bước vào môi trường học tập nghề nghiệp hoặc tham gia 
cuộc sống lao động với những yêu cầu cao hơn, đa dạng hơn. 
 - Chủ động và tự tin, lựa chọn được con đường phát triển của bản thân. 
2.1.2.2. Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động 
 - Đề xuất được các mục tiêu hoạt động đáp ứng nhu cầu của cá nhân và tập 
thể và chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đặt ra 
 đọc, 20% những gì chúng ta nghe, 30% những gì chúng ta nhìn, 90% những gì 
chúng ta làm. 
 Kim tự tháp về khả năng ghi nhớ của Edgar Dale 
 - Giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp. Trong 
đó, người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản 
ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hướng các giá trị 
sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng, xã 
hội (Theo định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế). 
 - Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là hoạt động 
giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các 
cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến 
thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải 
quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, phù hợp 
với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri 
thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả 
năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp (theo PGS – TS Đinh thị 
Kim Thoa). Như vậy, khi học qua hoạt động trải nghiệm người học được sử dụng 
toàn diện: trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kỹ năng và các quan hệ xã hội trong quá trình 
tham gia, người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định và thỏa mãn với kết 
quả đạt được. 
 - Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm 
việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên 
những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. 
 - HĐTNST là một nhiệm vụ học tập gắn với thực tiễn mà HS cần phải vận 
dụng vốn kinh nghiệm sẵn có để trải nghiệm, phân tích, khái quát hóa thành kiến 
thức của bản thân và vận dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn. 
 động của bản thân, của nhóm và của các bạn dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà 
giáo dục, qua đó hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt 
lõi. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo có những đặc điểm sau đây: 
 - HĐTNST là một loại hình hoạt động dạy học có mục đích, có tổ chức được 
thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường 
 - HĐTNST có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, ngoài kiến thức về 
SH, HĐTNST còn tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực 
học tập và giáo dục. 
 - HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: thí nghiệm, 
hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã 
ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng 
đồng, lao động công ích, sân khấu hóa, tổ chức các ngày hội... 
 d. Vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST) trong chương trình 
giáo dục phổ thông. 
 - Nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông, giáo dục đạo đức, hình 
thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho học sinh , bổ sung kiến thức, 
rèn luyện các kĩ năng, tính tự chủ, năng động, sáng tạo của học sinh thông qua đó 
điều chỉnh và định hướng cho các hoạt động dạy và học 
 - HĐTN là một bộ phận quan trọng của chương trình giáo dục. Giúp hình 
thành, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù cho học sinh, hình thành năng 
lực tổ chức, quản lí, năng lực định hướng nghề nghiệp, tư duy và sáng tạo, vận 
dụng kiến thức vào thực tế, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn. 
 - HĐTN được cho là sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thích 
ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng 
nghề nghiệp thông qua các chủ đề hoạt động gắn với những nội dung cụ thể về bản 
thân, quê hương, đất nước, con người. 
 - HĐTN giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, 
phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên 
và tình người, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho học sinh tình 
yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để 
góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam. Đây có thể 
nói là những mục tiêu rất khái quát mang ý nghĩa cao của học sinh trong thời kỳ 
mới, là tiền đề quan trọng để trở thành những cá nhân tích cực, những công dân tốt, 
sẽ đóng góp thiết thực, hữu ích vào tiến trình bảo vệ và xây dựng đất nước. 
2.1.4. Cơ sở, khả năng, sự phù hợp giữa nội dung của việc tổ chức hoạt động 
trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần kiến thức hoa, cây cảnh nhằm phát 
triển phẩm chất năng lực cho học sinh THPT. 
 Phần kiến thức hoa, cây cảnh thuộc môn Nghề Làm Vườn 11 là phần kiến 
thức rất gần gũi, thiết thực với cuộc sống của con người, cảnh quan, môi trường 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_va_pham_chat_cho_h.pdf