Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Tế bào nhân thực - Sinh học 10 chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh chuyển đổi số
Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 131/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Quan điểm chỉ đạo nêu rõ “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục”.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Sự bùng nổ về công nghệ 4.0 đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở tất cả các bộ môn đã trở nên phổ biến rộng rãi, giúp người dạy và người học phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động, hiệu quả hơn và tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Do đó, giáo dục và đào tạo không thể nằm ngoài quy luật chuyển đổi để kịp thời nắm bắt những thành tựu của khoa học kỹ thuật, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao chất lượng dạy và học. Chuyển đổi số giáo dục toàn diện là một hành trình dài, rất cần một hệ thống giải pháp đồng bộ và sự thay đổi tư duy của các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục đến từng thầy giáo, cô giáo, HS.
Từ năm học 2022 – 2023, HS lớp 10 sẽ chính thức học theo Chương trình GDPT 2018. Trong đó, Chương trình GDPT 2018 giúp HS phát triển những PC, NL cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với NL và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Chương trình GDPT 2018 đòi hỏi HS phải thay đổi phương pháp học và cách tiếp cận kiến thức theo hướng tư duy mở, chủ động và sáng tạo. HS cần sớm làm quen và tiếp cận những cái mới để không bị bỡ ngỡ, từ đó tự tin học tập tốt để phát huy NL của bản thân. Một trong những NL cần rèn luyện và phát triển cho HS là NL tự học. Tự học là NL giúp các em tự xác định được nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tự giác, tích cực, chủ động để chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân. Hình thành và phát triển được NL tự học cho HS là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tại trường sở tại, chúng tôi nhận thấy còn rất nhiều HS lớp 10 vẫn chưa xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn, vẫn chưa tìm ra được một phương pháp học thật sự phù hợp với bản thân. Một số HS vẫn thiếu ý chí, thiếu tự giác; không có thói quen tư duy độc lập; dễ nản chí khi đứng trước những vấn đề mới mẻ, khó khăn.
Trong Chương trình GDPT 2018 môn Sinh học 10, chủ đề “Tế bào nhân thực” có nội dung là mô tả về cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu trúc nên tế bào nhân thực. Nên việc xây dựng thành chủ đề tạo điều kiện giảm tải về nội dung, tăng cường khả năng làm việc của HS và khả năng thực hành trải nghiệm ở nhà của HS từ đó giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức đồng thời tạo điều kiện cho GV áp dụng các phương pháp và KTDH tích cực.
Từ những lý do đã được trình bày ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Tế bào nhân thực - Sinh học 10 chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh chuyển đổi số”. Hi vọng thông qua đề tài này, nhóm tác giả sẽ giúp HS tìm ra được một phương pháp học tập phù hợp với bản thân nhằm năng cao hiệu quả học tập trong Chương trình GDPT 2018.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Tế bào nhân thực - Sinh học 10 chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh chuyển đổi số

học tập một cách tự giác, tích cực, chủ động để chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân. Hình thành và phát triển được NL tự học cho HS là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tại trường sở tại, chúng tôi nhận thấy còn rất nhiều HS lớp 10 vẫn chưa xác định được động cơ, mục đích học tập đúng đắn, vẫn chưa tìm ra được một phương pháp học thật sự phù hợp với bản thân. Một số HS vẫn thiếu ý chí, thiếu tự giác; không có thói quen tư duy độc lập; dễ nản chí khi đứng trước những vấn đề mới mẻ, khó khăn. Trong Chương trình GDPT 2018 môn Sinh học 10, chủ đề “Tế bào nhân thực” có nội dung là mô tả về cấu tạo và chức năng của các thành phần cấu trúc nên tế bào nhân thực. Nên việc xây dựng thành chủ đề tạo điều kiện giảm tải về nội dung, tăng cường khả năng làm việc của HS và khả năng thực hành trải nghiệm ở nhà của HS từ đó giúp HS tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức đồng thời tạo điều kiện cho GV áp dụng các phương pháp và KTDH tích cực. Từ những lý do đã được trình bày ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học chủ đề Tế bào nhân thực - Sinh học 10 chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong bối cảnh chuyển đổi số”. Hi vọng thông qua đề tài này, nhóm tác giả sẽ giúp HS tìm ra được một phương pháp học tập phù hợp với bản thân nhằm năng cao hiệu quả học tập trong Chương trình GDPT 2018. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài là nhằm hình thành, rèn luyện và phát triển NL tự học cho HS thông qua việc thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Tế bào nhân thực” trong bối cảnh chuyển đổi số của ngành hiện nay từ đó góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dạy, học trong Chương trình GDPT 2018. 1.3. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Đề xuất một số biện pháp dạy học môn Sinh học nhằm hình thành và phát triển NL tự học cho HS THPT trong bối cảnh chuyển đổi số. - Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi số tại trường THPT Diễn Châu 3. - Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học chủ đề “Tế bào nhân thực” nhằm phát triển NL tự học cho HS lớp 10 trong bối cảnh chuyển đổi số. 2 Tuy nhiên, qua tìm hiểu các đề tài SKKN đã làm của các GV, chúng tôi thấy đã có nhiều đề tài đề cập đến vấn đề phát triển NL tự học cho HS thông qua dạy học chủ đề. Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết mà nhóm tác giả sưu tìm được, ngoài SKKN của tác giả Vũ Thị Trọng với đề tài “Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 8+9+10 Tế bào nhân thực – SH10 nhằm phát triển một số năng lực chung cho học sinh THPT” và SKKN của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà với tên đề tài “Tổ chức dạy học theo trạm phần kiến thức Tế bào nhân thực - Sinh học 10”. Còn lại chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề “Tế bào nhân thực” trong Chương trình GDPT 2018 nhằm phát triển NL tự học cho HS trong bối cảnh chuyển đổi số. Đó là "khoảng trống" về lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với dạy học Sinh học trong trường THPT trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. 2.1.2. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.2.1. Lý thuyết về năng lực và năng lực tự học a. Khái niệm năng lực Hiện nay có rất nhiều quan điểm và cách hiểu về NL cả trên thế giới và ở Việt Nam. Nhưng có thể hiểu “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” NL được chia thành: NL chung và NL chuyên biệt. b. Năng lực tự học Tự học có vai trò quan trọng, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trong đời sống thực tiễn của mỗi cá nhân. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo cơ hội cho người học phát triển và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo và học tập suốt đời. Có thể hiểu NL tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực 4 Hình 1. Khung năng lực số dành cho HS THPT 6 - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 2.1.2.3. Lý thuyết về chuyển đổi số * Khái niệm chuyển đổi số Có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số (Digital transformation) nhưng có thể nói chung đó là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng. Theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về khoảng cách, thu hẹp về không gian, tiết kiệm về thời gian. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, diễn ra rất nhanh đặc biệt trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 hiện nay. * Chuyển đổi số trong giáo dục Chuyển đổi số trong giáo dục là quá trình chuyển đổi hoạt động giáo dục từ không gian truyền thống sang không gian số thông qua công nghệ mới, thay đổi phương thức dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lí quá trình dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy, giúp phát huy tối đa khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động của GV và HS. Chuyển đổi số trong Giáo dục gồm chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy học, kiểm tra, đánh giá. Chuyển đổi số trong dạy học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác CNTT để tổ chức giảng dạy thành công. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi ứng dụng CNTT để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Tế bào nhân thực”nhằm hình thành, phát triển NL tự học cho HS. * Vai trò, tác động của chuyển đổi số đến quá trình dạy học Trong lĩnh vực giáo dục, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ đổi mới giáo dục theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang phát triển NL người học, tăng khả năng 8 - Thiết bị dạy học số thay đổi HS: góp phần “trực quan hoá” các dữ liệu học tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích thích ý tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của người học. Ngoài ra, còn giúp người học có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hoàn thiện chính mình, góp phần phát triển khả năng người học nói chung và khả năng công nghệ trong việc khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ. 2.1.3. Cơ sở thực tiễn 2.1.3.1. Thực trạng thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại trường trung học phổ thông Diễn Châu 3 Cụ thể, qua khảo sát 62 GV dạy lớp 10 và 153 HS lớp 10 của trường THPT Diễn Châu 3 năm học 2022 – 2023 đối với vấn đề khó khăn thường gặp của GV và HS trong quá trình thực hiện dạy – học Chương trình GDPT 2018, chúng tôi thu được kết quả như sau: * Về phía HS: + Có đến 49,3% HS lớp 10 cảm thấy nội dung chương trình mới nặng hơn so với khả năng của các em. Điều đó sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình học tập của HS. + Chỉ có 26,3% HS được khảo sát cho rằng mình đã quản lý tốt thời gian, đồng nghĩa 73,7% còn lại chưa quản lý thời gian hiệu quả, chưa quản lý hay thậm chí là không quan tâm tới việc quản lý thời gian. + Có 61,9% số HS chưa tìm ra được phương pháp học tập phù hợp với bản thân, đồng nghĩa với việc các bạn còn đang loay hoay hoặc chưa chủ động tìm kiếm phương pháp học tập đối thích ứng với chương trình mới, hoặc đang đắm chìm trong một bể tràn lan các phương pháp mà không biết phương pháp nào phù hợp cả. Từ đó, HS chưa chủ động được việc học của bản thân và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Như vậy, việc học tập của HS đối với Chương trình GDPT 2018 đã gây nhiều trở ngại và khó khăn với học trò. Vì vậy làm thế nào để giúp HS tìm ra được một 10 Về học liệu, Bộ GDĐT sẽ xây dựng nền tảng, kho học liệu số quốc gia cho tất cả các cấp học. Hưởng ứng cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022 của Bộ GDDT, đã đóng góp vào kho học liệu số của ngành 9271 sản phẩm (số liệu thống kê trên trang https://tbdhs.moet.gov.vn). Tuy vậy, chuyển đổi số ngành GDĐT hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại cần tiếp tục được khắc phục, hoàn thiện cụ thể như: Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT (như máy tính, camera, máy in, máy quyét), đường truyền, dịch vụ internet cho nhà trường, GV, HS - đặc biệt ở các vùng xa, vùng khó khăn – còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ, nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số (cả về quản lý giáo dục và dạy - học); Vấn đề xây dựng học liệu số (như sách điện tử, thư viện điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, bài giảng điện tử, phần mềm học điện tử, phần mềm ứng dụng mô phỏng) còn phát triển tự phát, chưa đi vào nề nếp và thành hệ thống, khó kiểm soát chất lượng và nội dung học tập; hệ thống dữ liệu số, học liệu còn ít chưa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia nói chung và GDĐT nói riêng; Hiện tượng cục bộ về dữ liệu còn tồn tại ở không ít các địa phương, nhà trường. b. Thực trạng chuyển đổi số ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Diễn Châu Qua kết quả khảo sát của 52 GV và 49 HS của 3 trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu gồm trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, trường THPT Diễn Châu 3, trường THPT Diễn Châu 5 với các câu hỏi liên quan đến thực trạng chuyển đổi số tại các đơn vị, chúng tôi thu được kết quả như sau: * Đối với giáo viên: Bảng 1. Tìm hiểu kĩ năng ứng dụng CNTT vào dạy học, kiểm tra, đánh giá trong bối cảnh chuyển đổi số Rất thành thạo Thành thạo Bình thường Không biết Vấn đề SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Khả năng tìm kiếm các thông tin và lựa chọn 9 17,3 36 69,2 7 15,5 0 0 thông tin Mức độ sử dụng các 10 19,2 28 53,8 13 25 1 1,9 phần mềm để chuyển 12 2f0a04cb02fe; 848c-4abd-92a3-ed5adbce1f36-a8871a44-4dd9-4fa7-83f4-dadba0dc1128 . * Đối với HS - 32/49 ý kiến (65,3%) HS công nhận mức độ sử dụng các thiết bị số như: máy tính, điện thoại, truy cập internet phục vụ cho việc tự học của bản thân là rất thường xuyên và thường xuyên. Trong khi đó còn có 2/49 ý kiến (4,1%) chưa hoặc chưa biết sử dụng các thiết bị số phục vụ cho việc tự học. - 23/49 ý kiến (46,9%) HS cho rằng bản thân có khả năng tìm kiếm các thông tin và lựa chọn thông tin liên quan đến bài học/chủ đề học tập của bản thân là rất thành thạo và thành thạo, chỉ có 1/49 ý kiến (2%) không biết sử dụng mà thôi. - 32/49 ý kiến (65,3%) HS cho rằng bản thân có khả năng sử dụng các phần mềm như Padlet, Zalo chat... trong việc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ học tập nhóm, của cá nhân, còn 2/49 ý kiến (4,1%) không biết sử dụng. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi có một số nhận định sơ bộ: Hầu hết HS đã có các thiết bị công nghệ để truy cập vào các kho học liệu số, phần mềm học tập; trình độ sử dụng, tiếp cận công nghệ số của HS khá cao: có kĩ năng tìm kiếm thông tin, có kĩ năng sử dụng các phần mềm trong quá trình học một cách tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một bộ phận nhỏ HS còn thờ ơ với việc tự học của bản thân, không chủ động trong quá trình tìm kiếm tài liệu từ các nguồn học liệu số mà nguyên nhân sâu xa là do các em quá lạm dụng internet vào các việc không chính đáng như chơi game... Các link khảo sát: https://forms.gle/uqxxCvtb753fVE3m9; https://forms.gle/x7QFXrkJzrNRKNja6 2.1.3.3. Thực trạng dạy học phát triển năng lực tự học của môn Sinh học tại trường THPT Diễn Châu 3 trong bối cảnh chuyển đổi số Trước khi thực hiện đề tài của năm học 2022 -2023, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học phát triển NL tự học của môn Sinh học tại trường THPT Diễn Châu 3 trong bối cảnh chuyển đổi số đối với 5GV và 65 HS. Kết quả thu được như sau: 14 - Hướng dẫn HS kĩ năng thu nhận thông tin từ tài liệu: kĩ năng lấy thông tin qua SGK, qua tài liệu tham khảo, qua các học liệu số, qua các công cụ hỗ trợ học tập trên mạng internet (phần mềm, video,...) - Khuyến khích việc HS đặt ra các câu hỏi trong quá trình thảo luận; Trao đổi nhiều hơn với GV, tăng cường các hoạt động học nhóm, trao đổi giữa HS với HS theo chủ đề. + Đối với HS: - Lên lớp đầy đủ, chú ý nghe giảng và ghi chép bài khoa học. Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Trước khi lên lớp phải tìm hiểu trước nội dung bài học, vạch ra những điểm chưa rõ. Sau giờ học phải xem lại bài học, đồng thời bổ sung kiến thức, liên hệ thực tế. HS có thể khai thác học liệu từ nhiều nguồn như SGK, học liệu số, mạng internet... - Lập thời gian biểu rõ ràng, hợp lý. Không nên dừng lại ở việc nhớ kiến thức mà phải học hiểu và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Học tập kết hợp với vui chơi giải trí. Phải tạo cho mình một thể chất tốt, trạng thái tâm lý cân bằng, thoải mãi trước khi vào bài học. 2.2.1.2. Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận trong giờ học Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm kết hợp với thảo luận là biện pháp nhằm bảo đảm cho quá trình học tập diễn ra tích cực và hiệu quả, rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm để trao đổi thông tin, thống nhất nội dung và hoàn thiện sản phẩm của nhóm đối với nhiệm vụ của GV chuyển giao. Hoạt động này cần phải có phải có sự chuẩn bị kĩ để tiết kiệm thời gian và hoạt động nhóm có hiệu quả. Các bước tiến hành: - Lập nhóm: GV chia nhóm hoặc HS tự lựa chọn nhóm, có nhiều cách chọn nhóm, chọn nhóm theo khu vực địa lí, chọn nhóm theo hội bạn thân, đề xuất chia nhóm phải vừa có bạn yếu bạn giỏi để tương tác hỗ trợ lẫn nhau); Mỗi nhóm cử nhóm trưởng và thư kí. 16
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sin.docx