Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trung học phổ thông thông qua khai thác ứng dụng của vectơ trong không gian
Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông 2018 và bộ môn Toán nói riêng là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa... Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Điều đó đòi hỏi học sinh không chỉ cần phải tích cực chủ động tiếp thu lĩnh hội kiến thức mới mà còn phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học biết kết nối những kiến thức cũ để chiếm lĩnh kiến thức mới. Vì lẽ đó việc đổi mới phương pháp dạy học trong dạy học môn Toán càng trở nên quan trọng bức thiết.
“Năng lực tư duy và lập luận toán học” là một trong ba thành phần cốt lõi biểu hiện năng lực toán học của một học sinh. Đây cũng là năng lực đòi hỏi quá trình giáo dục cần phải hình thành cho các em nếu muốn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và đổi mới trong môn Toán nói riêng.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (2018) xác định năng lực tư duy và lập luận toán học là một trong những yếu tố cốt lõi của năng lực toán học với yêu cầu: “Thực hiện được tương đối thành thạo các thao tác tư duy, đặc biệt phát hiện được sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống tương đối phức tạp và lí giải được kết quả của việc quan sát; Sử dụng được các phương pháp lập luận, quy nạp và suy diễn để nhìn ra những cách thức khác nhau trong việc giải quyết vấn đề; Nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề. Giải thích, chứng minh, điều chỉnh được giải pháp thực hiện về phương diện toán học” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).
Trong chương trình môn Toán trung học phổ thông, Hình học không gian (HHKG) đóng một vai trò quan trọng. Nó thường xuất hiện là câu khó trong đề thi học kỳ lớp 11, thi học sinh giỏi, cũng như những câu vận dụng, vận dụng cao trong đề thi tốt nghiệp THPT. Không những thế mà đây là chủ đề đa dạng về dạng toán hay, có nhiều cách giải. Đặc biệt nhiều bài toán HHKG giải bằng cách áp dụng kiến thức vectơ thể hiện rõ sự ưu điểm và độc đáo.
Khai thác ứng dụng của vectơ trong không gian để giải toán là một cách nghiên cứu giải bài tập hình học bằng phương pháp vectơ là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các năng lực trí tuệ như: quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng và chủ yếu là năng lực tư duy mà đặc trưng là năng lực tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, vận dụng những hiểu biết đã học để giải quyết vấn đề được đặt ra một cách tốt nhất. Góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho HS.
Mặc dù tầm quan trọng của kiến thức về vectơ trong không gian lớn như thế, nhưng nó không được trình bày kỹ trong SGK. Hơn nữa ở SGK, sách bài tập và cả các tài liệu tham khảo cũng chưa đưa ra được phương pháp cụ thể cho từng phần mà chỉ đưa ra một số ví dụ rồi giải. Chính vì vậy HS không được học một cách bài bản, không xâu chuỗi được kiến thức trong khi nội dung kiến thức chuyên đề này xuyên suốt trong chương trình môn Toán ở nhà trường phổ thông.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trung học phổ thông thông qua khai thác ứng dụng của vectơ trong không gian”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trung học phổ thông thông qua khai thác ứng dụng của vectơ trong không gian
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ HƯNG NGUYÊN ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY VÀ LẬP LUẬN TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA KHAI THÁC ỨNG DỤNG CỦA VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN LĨNH VỰC: TOÁN HỌC Nhóm tác giả 1. Trần Đình Hoàng - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Hưng Nguyên - Số điện thoại: 0978282724 2. Nguyễn Văn Hậu - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Hưng Nguyên - Số điện thoại: 0814271188 3. Nguyễn Viết Cường - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Hưng Nguyên - Số điện thoại: 0976447833 NĂM HỌC 2022 - 2023 2.2.3. Giải bài toán cực trị và bất đẳng thức trong hình học không gian nhờ khai thác tính chất thẳng hàng và đồng phẳng .......................... 29 3. Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh thông qua hướng dẫn học sinh sáng tác bài toán mới...................................................... 32 4. Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh thông qua vận dụng phương pháp chuyển đổi ngôn ngữ ................................................. 40 4.1. Toạ độ hoá chuyển bài toán hình học sang bài toán toạ độ .................. 41 4.2. Toạ độ hoá chuyển bài toán đại số sang bài toán toạ độ ....................... 43 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất .................. 44 5.1. Mục đích khảo sát................................................................................ 44 5.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ...................................................... 44 5.2.1. Nội dung khảo sát ......................................................................... 44 5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ....................................... 44 5.3. Đối tượng khảo sát .............................................................................. 45 5.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ................................................................................................... 45 5.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ....................................... 45 5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........................................... 46 6. Thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 47 6.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................... 47 6.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .......................................................... 47 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..................................................... 47 6.3.1. Thời gian, đối tượng, địa bàn thực nghiệm .................................... 47 6.3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ..................................................... 47 6.3.3. Nội dung kiểm tra đánh giá ........................................................... 48 6.4. Đánh giá về kết quả thực nghiệm ......................................................... 48 6.4.1. Một số nhận xét chung .................................................................. 48 6.4.2. Phân tích định tính ........................................................................ 48 6.4.3. Phân tích định lượng ..................................................................... 49 PHẦN III. KẾT LUẬN ...................................................................................... 51 I. KẾT LUẬN ................................................................................................... 51 1. Tính mới của đề tài .................................................................................... 51 2. Tính khoa học ............................................................................................ 51 3. Tính hiệu quả và phạm vi áp dụng ............................................................. 51 4. Hướng phát triển của đề tài ........................................................................ 52 II. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ................................................................ 52 1. Đối với giáo viên ....................................................................................... 52 2. Đối với học sinh ........................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 1. Khảo sát tính cấp thiết của giáo viên môn Toán và học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ Hưng Nguyên ............................................................. 45 Bảng 2. Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất ....................................... 45 Bảng 3. Khảo sát tính khả thi của giáo viên môn Toán và học sinh lớp 12A1 và 12A2 trường THPT Nguyễn Trường Tộ Hưng Nguyên ................................... 46 Bảng 4. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất ....................................... 46 Bảng 5. Phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) .................................................................................................... 49 Bảng 6. Phân bố tần số (ghép lớp) kết quả của bài kiểm tra .................................. 49 Bảng 7. Phân bố (ghép lớp) tần suất điểm kiểm tra............................................... 49 Biểu Biểu đồ 1. Biểu đồ hình cột phân bố tần số điểm bài kiểm tra .............................. 50 Biểu đồ 2. Biểu đồ phân bố tần suất điểm kiểm tra ............................................... 50 Mặc dù tầm quan trọng của kiến thức về vectơ trong không gian lớn như thế, nhưng nó không được trình bày kỹ trong SGK. Hơn nữa ở SGK, sách bài tập và cả các tài liệu tham khảo cũng chưa đưa ra được phương pháp cụ thể cho từng phần mà chỉ đưa ra một số ví dụ rồi giải. Chính vì vậy HS không được học một cách bài bản, không xâu chuỗi được kiến thức trong khi nội dung kiến thức chuyên đề này xuyên suốt trong chương trình môn Toán ở nhà trường phổ thông. Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh trung học phổ thông thông qua khai thác ứng dụng của vectơ trong không gian”. II. TÍNH MỚI, ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Thứ nhất, đề tài đã sử dụng cách tiếp cận hoàn toàn mới đó là khai thác kiến thức vectơ để giải các bài toán HHKG theo hướng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho HS. Thứ hai, đề tài đã trình bày cơ sở lý luận về tư duy, năng lực tư duy và lập luận toán học; hệ thống hoá các kiến thức về vectơ , trình bày được phương pháp chung để giải các bài toán HHKG bằng phương pháp vectơ . Thứ ba, đề tài đã xây dựng được lớp các bài toán HHKG và định hướng xử lý lớp các bài toán HHKG bằng phương pháp vectơ . Đặc biệt khai thác kiến thức về vectơ để giải các bài toán về cực trị, bất đẳng thức trong HHKG và tập luyện cho HS thói quen khai thác đề bài để sáng tạo bài toán mới giúp các em tự tin hơn trong học tập. Thứ tư, luyện tập cho HS thói quen suy nghĩ, quan sát, lập luận để HS phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy độc lập và thông qua việc thảo luận, tranh luận mà HS phát triển khả năng nói lưu loát, biết lí luận chặt chẽ khi giải toán. Thứ năm, đề tài đã góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho HS. Đặc biệt đối với các em học sinh lớp 12 có thêm một tài liệu hữu ích để ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2022 - 2023 và học sinh giỏi cấp tỉnh hằng năm. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Điều tra thực trạng về tình hình dạy và học vấn đề vectơ trong không gian ở trường THPT. Nghiên cứu các kiến thức nền tảng liên quan đến vấn đề vectơ trong không gian qua SGK và các tài liệu tham khảo. Triển khai đề tài trong quá trình dạy học bằng cách lựa chọn các kiến thức và bài toán HHKG giải bằng phương pháp sử dụng kiến thức vectơ trong không gian phù hợp đưa vào các tiết học chính khoá, các tiết học thêm buổi chiều và các buổi bồi dưỡng HSG. 2 PHẦN II. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Tư duy 1.1. Khái niệm tư duy Tư duy là sản phẩm cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, quá trình phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, lí luận, (dẫn theo [3]). Trong Đề tài này, chúng tôi thống nhất với quan điểm về tư duy của tác giả Phạm Minh Hạc trong [2]: “Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó chủ thể nhận thức chưa biết”. 1.2. Đặc điểm của tư duy Tư duy chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh có vấn đề; Tư duy có tính khái quát; Tư duy có tính gián tiếp; Quá trình tư duy là một hành động trí tuệ: quá trình tư duy được diễn ra bằng cách chủ thể tiến hành những thao tác trí tuệ nhất định. Có rất nhiều thao tác trí tuệ tham gia vào một quá trình tư duy cụ thể với tư cách một hành động trí tuệ: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá,... (dẫn theo [4]). 1.3. Tư duy toán học Trong Đề tài này, chúng tôi sử dụng định nghĩa tư duy toán học: Tư duy toán học được hiểu là hình thức biểu lộ tư duy biện chứng trong quá trình con người nhận thức khoa học toán học hay trong quá trình áp dụng toán học vào các khoa học khác như kĩ thuật, kinh tế, Tư duy toán học có các tính chất đặc thù được quy định bởi tính chất của khoa học toán học vì có sự áp dụng các phương pháp toán học để nhận thức các hiện tượng thế giới hiện thực, cũng như bởi chính các phương thức chung của tư duy mà nó sử dụng. 1.4. Năng lực tư duy toán học Năng lực tư duy toán học là tổng hợp những khả năng cá nhân về ghi nhớ, tái hiện, trừu tượng hóa, khái quát hóa, tưởng tượng, suy luận - giải quyết vấn đề, xử lý và linh cảm trong quá trình phản ánh, phát triển tri thức và vận dụng vào thực tiễn. 2. Năng lực tư duy và lập luận toán học 2.1. Khái niệm năng lực lập luận toán học Môn Toán vừa có tính trừu tượng cao và tính thực tiễn phổ dụng, vừa có tính logic và tính thực nghiệm; môn Toán có vai trò quan trọng trong phát triển năng lực trí tuệ cho HS: 4 lý thuyết đã học. Không ít giáo viên chưa thực sự quan tâm để giúp HS làm nổi bật lên được mối quan hệ giữa các bài tập này với bài tập khác và chưa giúp học sinh xâu chuỗi các kiến thức với nhau. - GV cũng chưa dành thời gian thỏa đáng để HS suy nghĩ về vấn đề cần giải quyết. Nhiều GV còn không có thói quen để HS tự do tranh luận. Các hoạt động trao đổi, thảo luận được tiến hành rất nhanh, rất gấp gáp, dẫn đến không kích thích được HS tích cực suy nghĩ, tìm nhiều phương án, nhiều giải pháp và giải pháp độc đáo cho vấn đề. Do đó không phát huy được các yếu tố để rèn luyện và phát triển tư duy và lập luận toán học cho HS. 2. Thực trạng học tập của học sinh Thông qua khảo sát điều tra HS học tập tại trường và các trường bạn trên địa bàn tỉnh huyện Hưng Nguyên và vùng phụ cận chúng tôi thu được các thông tin: - Rất nhiều HS ngại học hình học không gian, phần lớn học sinh yếu về kiến thức vecto; hạn chế về năng lực tư duy và lập luận toán học: nhìn các đối tượng toán học một cách rời rạc, chưa thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố toán học, thường yếu trong việc chuyển đổi ngôn ngữ để quy lạ về quen, không linh hoạt trong điều chỉnh hướng suy nghĩ khi gặp trở ngại, quen với kiểu suy nghĩ rập khuôn do đó việc kiến tạo nên hệ thống tri thức mới trên nền tri thức cũ bị hạn chế. - Hầu hết HS thường có thói quen giải xong một bài toán xem như là mình đã hoàn thành công việc được giao và dừng lại ở đó, rất ít HS nào biết chủ động, khai thác, tìm tòi, suy nghĩ, vận dụng nó để giải một số bài toán khác. Vì vậy khi đứng trước một bài toán mới, bài toán chưa có thuật giải hay những bài toán nâng cao HS thường có tâm lí sợ và ngại, thiếu tự tin vào khả năng của mình, lúng túng chưa biết cách chọn lọc các kiến thức và liên kết những kiến thức cũ để giải quyết vấn đề mới có liên quan. - Đa số HS có kiến thức rất yếu và không hứng thú học chủ đề vectơ vì sự trừu tượng và tâm lý nghĩ rằng chủ đề này rất khó nên không thể chinh phục được. - Đứng trước một bài toán HHKG học sinh thường không ưu tiên lựa chọn công cụ vectơ để khai thác, HS lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và đi theo hướng nào. Vậy làm thế nào để khắc phục được thực trạng đó? Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể đã được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị - trường THPT Nguyễn Trường Tộ Hưng Nguyên. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY VÀ LẬP LUẬN TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA KHAI THÁC ỨNG DỤNG CỦA VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN Trong nội dung này chúng tôi sẽ củng cố các kiến thức liên quan đến vectơ , định hướng giúp HS vận dụng các kiến thức về vectơ để giải một số bài toán 6
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_tu_duy_va_lap_luan.pdf