Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học thông qua việc hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập trong dạy học hình học không gian và đo lường theo chương trình GDPT mới

1.1. Theo định hướng của chương trình giáo dục THPT 2018: với quan điểm chỉ đạo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghị quyết 29 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 8 khóa XI đã nêu rõ: “…Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn…”. Đồng thời nghị quyết cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”.
1.2. Đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục THPT mới: Để phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học, năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo cho học sinh thì việc hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập bằng các mô hình hình học, tự tìm hiểu sách giáo khoa, thảo luận bài học mới, trình bày kiến thức mới trên cơ sở các mô hình vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, vừa phát triển được năng lực chuyên biệt của bộ môn Toán cho người học.
1.3. Thực tế khó khăn của học sinh: Trong quá trình dạy học toán, chúng tôi nhận thấy học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc học môn học hình học không gian. Khó khăn từ việc vẽ hình biểu diễn (nhất là khi không có mô hình, chỉ vẽ theo các hình ảnh có sẵn). Học sinh trung bình thường nhầm giữa nét liền và nét đứt, nhầm giữa hai đường thẳng chéo nhau và cắt nhau, nhầm giữa có giao điểm và không có giữa các đường thẳng… Từ đó một bộ phận học sinh “sợ” và dẫn tới “chán” học môn Toán, đặc biệt là hình không gian.
1.4. Thực tế đồ dùng phục vụ cho dạy - học môn Toán tại trường THPT Kim Liên: Các mô hình để phục vụ cho việc dạy - học môn hình học rất thiếu, thậm chí không có bán trên thị trường, trong khi những mô hình lại rất cần cho học sinh, giúp giảm tính trừu tượng… với môn hình học không gian.
1.5. Theo nội dung, chương trình, yêu cầu của sách giáo khoa: Chương trình sách giáo khoa lớp 12 phần hình học không gian có những phần dễ tạo sản phẩm học tập, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, giúp học sinh vận dụng tốt các kiến thức toán học vào thực tiễn.
pdf 52 trang Thanh Ngân 21/11/2024 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học thông qua việc hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập trong dạy học hình học không gian và đo lường theo chương trình GDPT mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học thông qua việc hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập trong dạy học hình học không gian và đo lường theo chương trình GDPT mới

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học thông qua việc hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập trong dạy học hình học không gian và đo lường theo chương trình GDPT mới
 Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học thông qua việc hướng dẫn học sinh tạo sản 
phẩm học tập trong dạy học hình học không gian và đo lường theo chương trình giáo dục phổ thông mới 
 MỤC LỤC 
 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 
 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 
 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 2 
 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 2 
 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 
 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 
 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ......................................................... 4 
 8. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 5 
 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 6 
 Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài ..................................................................... 6 
 Chương 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................ 10 
 Chương 3. Giải pháp ........................................................................................ 14 
 3.1. Giải pháp 1 ................................................................................................. 14 
 3.1.1. Mục tiêu của giải pháp ............................................................................ 14 
 3.1.2. Cách thức tiến hành ................................................................................ 14 
 3.1.3. Áp dụng giải pháp 1 vào các chủ đề dạy học ........................................ 16 
 3.1.4. Một số kết quả đạt được .......................................................................... 25 
 3.2. Giải pháp 2 ................................................................................................. 26 
 3.2.1. Mục tiêu của giải pháp ............................................................................ 26 
 3.2.2. Cách thức tiến hành ................................................................................ 26 
 3.2.3. Áp dụng giải pháp 2 vào các chủ đề dạy học ........................................ 26 
 3.2.4. Một số kết quả đạt được .......................................................................... 32 
 3.3. Áp dụng các giải pháp vào các tiết học cụ thể ........................................... 33 
 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp ................................................................. 42 
 3.5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ............................ 42 
 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 47 
 1. Kết luận ........................................................................................................ 47 
 2. Khuyến nghị .................................................................................................. 48 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học thông qua việc hướng dẫn học sinh tạo sản 
phẩm học tập trong dạy học hình học không gian và đo lường theo chương trình giáo dục phổ thông mới 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 1.1. Theo định hướng của chương trình giáo dục THPT 2018: với quan 
điểm chỉ đạo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghị 
quyết 29 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần 
thứ 8 khóa XI đã nêu rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị 
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi 
với hành; lý luận gắn với thực tiễn”. Đồng thời nghị quyết cũng nêu rõ: “Tiếp 
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc 
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, 
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri 
thức, kỹ năng, phát triển năng lực”. “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát 
triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi 
dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”. 
 1.2. Đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục THPT mới: Để phát triển 
năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học, năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo 
cho học sinh thì việc hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập bằng các mô hình 
hình học, tự tìm hiểu sách giáo khoa, thảo luận bài học mới, trình bày kiến thức 
mới trên cơ sở các mô hình vừa góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, 
vừa phát triển được năng lực chuyên biệt của bộ môn Toán cho người học. 
 1.3. Thực tế khó khăn của học sinh: Trong quá trình dạy học toán, chúng tôi 
nhận thấy học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc học môn học hình học không 
gian. Khó khăn từ việc vẽ hình biểu diễn (nhất là khi không có mô hình, chỉ vẽ 
theo các hình ảnh có sẵn). Học sinh trung bình thường nhầm giữa nét liền và nét 
đứt, nhầm giữa hai đường thẳng chéo nhau và cắt nhau, nhầm giữa có giao điểm và 
không có giữa các đường thẳng Từ đó một bộ phận học sinh “sợ” và dẫn tới 
“chán” học môn Toán, đặc biệt là hình không gian. 
 1.4. Thực tế đồ dùng phục vụ cho dạy - học môn Toán tại trường THPT 
Kim Liên: Các mô hình để phục vụ cho việc dạy - học môn hình học rất thiếu, 
thậm chí không có bán trên thị trường, trong khi những mô hình lại rất cần cho học 
sinh, giúp giảm tính trừu tượng với môn hình học không gian. 
 1.5. Theo nội dung, chương trình, yêu cầu của sách giáo khoa: Chương 
trình sách giáo khoa lớp 12 phần hình học không gian có những phần dễ tạo sản 
phẩm học tập, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế, giúp học sinh vận 
dụng tốt các kiến thức toán học vào thực tiễn. 
 1.6. Theo kết quả khảo sát của giáo viên và học sinh: Trong quá trình 
nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra giải pháp, chúng tôi đã thực hiện khảo sát với cả học 
sinh và giáo viên, từ đó thấy việc tự tạo sản phẩm học tập của học sinh là một việc 
 1 
 Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học thông qua việc hướng dẫn học sinh tạo sản 
phẩm học tập trong dạy học hình học không gian và đo lường theo chương trình giáo dục phổ thông mới 
 Nếu những giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi này được đề xuất và 
thực hiện đồng bộ thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học phát triển năng lực toán học 
cho HS THPT hiện nay. 
 5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ 
nghiên cứu sau: 
 - Nghiên cứu về lí luận: Vận dụng các tài liệu tham khảo nghiên cứu về mặt lý 
thuyết, lý giải được những thuật ngữ khoa học trong phạm trù chuyên ngành như: 
Năng lực, Năng lực Toán học, sản phẩm học tập, sơ đồ tư duy, hệ thống các nhóm 
kỹ năng, các quy trình thực hiện... để lấy làm căn cứ định hướng nghiên cứu thực 
tiễn vấn đề. 
 - Khảo sát, đánh giá thực trạng: khảo sát được thực trạng của vấn đề nghiên 
cứu, về về sản phẩm học tập, khả năng tự học nắm bắt được những thuận lợi và 
khó khăn từ thực tiễn giảng dạy và học tập của GV và HS để rút ra những đánh giá 
chính xác, khách quan, khoa học nhất. 
 - Đề xuất giải pháp: Từ thực tế vừa nghiên cứu đánh giá, GV đưa ra những 
giải pháp thiết thực có tính thực tế, tính cấp thiết, tính khả thi, và khả năng ứng 
dụng rộng rãi như vậy sẽ thu lại được hiệu quả cao nhất. 
 5.2. Phạm vi nghiên cứu 
 - Về nội dung: 
 + Chương trình GDPT mới 2018, môn Toán. 
 + Chương trình GDPT năm 2006, môn Toán. 
 + Chương trình SGK Toán 12 
 + Chương trình SGK Toán 10 
 - Về thời gian. Năm học 2021 - 2022 ; Năm học 2022 - 2023. 
 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 
 Đọc và nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu. 
 - Nghiên cứu các tài liệu về đồ dùng dạy học để làm cơ sở cho việc thiết kế và 
đưa vào giảng dạy để rèn luyện một số kỹ năng tư duy cho học sinh. 
 - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến hệ thống các kỹ năng của học sinh 
trung học phổ thông làm cơ sở để xác định một số kỹ năng tư duy cơ bản cần rèn 
luyện. 
 3 
 Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học thông qua việc hướng dẫn học sinh tạo sản 
phẩm học tập trong dạy học hình học không gian và đo lường theo chương trình giáo dục phổ thông mới 
 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 
 8.1. Cung cấp quy trình hướng dẫn học sinh tạo sản phẩm học tập trong quá 
trình hợp tác nhóm. 
 8.2. Tạo được hệ thống các sản phẩm học tập sử dụng lâu dài cho học sinh 
qua các lớp học trong giờ hình học không gian và đo lường. 
 8.3. Các giải pháp của đề tài đã đưa toán học vào thực tế, giúp học sinh giải 
quyết được những bài toán trong cuộc sống, đây là hướng dạy học mới phù hợp với 
sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay. 
 8.4. Hình thành và phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học 
một cách hiệu quả nhất trong giờ học hình học không gian và đo lường. 
 8.5. Khai thác, ứng dụng các phần mềm, phương tiện công nghệ, nguồn tài 
liệu trên mạng Internet trong dạy, học. 
 8.6. Đề tài có tính ứng dụng rộng rãi cho những tiết học Toán nói chung của 
các cấp học. Bắt kịp xu hướng đổi mới của công cuộc thay sách toàn cấp học và 
giáo dục THPT mới 2018 trong nhà trường hiện nay. 
 5 
 Phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học thông qua việc hướng dẫn học sinh tạo sản 
phẩm học tập trong dạy học hình học không gian và đo lường theo chương trình giáo dục phổ thông mới 
quá trình giáo dục, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn 
nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực 
hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn. Trong 
chương trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập, tức là kết quả học 
tập mong muốn thường được mô tả thông qua hệ thống các năng lực 
(Competency). Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, 
đánh giá được. HS cần đạt được những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương 
trình. Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lý chất lượng 
giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra. Ưu điểm của chương trình giáo dục định 
hướng phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra 
đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS. Tuy nhiên nếu vận dụng một 
cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ 
hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra chất lượng giáo dục 
không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. 
 Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Trong Nghị quyết hội nghị 
lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XI đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD 
và ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng 
XHCN và hội nhập quốc tế” và dạy học phải chú trọng “phát triển phẩm chất năng 
lực người học, đảm bảo hài hòa giữa dạy chữ, dạy người và định hướng nghề 
nghiệp”. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của bộ GD & ĐT lại 
đặt ra mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là giúp HS hình thành 
phẩm chất và năng lực người học, theo đó có 3 phẩm chất cần hình thành và phát 
triển cho HS THPT là sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm và có 8 
năng lực cần hình thành và phát triển cho HS là năng lực GQVĐ và sáng tạo, năng 
lực tự học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, giao tiếp, năng lực hợp tác, tính 
toán, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Trong dạy học môn Ngữ văn ở 
bậc THPT thì năng lực GQVĐ và sáng tạo là một trong 8 năng lực quan trọng nhất 
cần được hình thành và phát triển cho HS. 
 1.1.3. Năng lực toán học: Quan niệm thuộc khuôn khổ chương trình đánh giá 
HS quốc tế PISA (2003) về năng lực toán học: Năng lực toán học là khả năng của 
một cá nhân có thể nhận biết và hiểu vai trò của toán học trong đời sống, phán 
đoán và lập luận dựa trên cơ sở vững chắc, sử dụng và hình thành niềm đam mê 
tìm tòi, khám phá toán học để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống của cá nhân 
đó. Theo V.A.Cruchetxki: Những năng lực toán học được hiểu là những đặc điểm 
tâm lý cá nhân đáp ứng yêu cầu của hoạt động học tập toán, và trong điều kiện 
vững chắc như nhau thì là nguyên nhân của sự thành công trong việc nắm vững 
một cách sáng tạo toán học với tư cách là môn học, đặc biệt nắm vững tương đối 
nhanh, dễ dàng, sâu sắc kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực toán học 
 - Theo chương trình phổ thông môn Toán 2018, “Môn Toán góp phần hình 
thành và phát triển cho học sinh các năng lực toán học bao gồm các thành phần cốt 
lõi sau: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_su_dung_cong_cu_ph.pdf