Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tại trường THPT Cửa Lò

Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đây là cuộc cách mạng dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ở giai đoạn đầu, giai đoạn bản lề cho các nước đang phát triển tiến đến theo kịp với xu hướng thế giới. Đây là thời cơ cũng là thách thức đối với Việt Nam. Vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang và đã được đặt ra đối với Việt Nam. Chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nghị quyết số 29 - NQ/TW đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “…Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn,…”, đặc biệt là vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và phát triển năng lực số cho học sinh (HS).
Việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong những năm gần đây đã góp phần thay đổi phương pháp dạy học từ truyền thống sang tích cực, và người học phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo, chủ động và giúp người dạy đạt hiệu quả cao trong dạy học. Qua đó, người học có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, có thể chủ động trong việc học tập và ứng dụng kiến thực vào thực tiễn. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế.
Trước bối cảnh đó, chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, đã đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển năng lực số ở tất cả các bộ môn, trong đó có môn Ngữ Văn. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học.
Trong thực tế giảng dạy và học tập tại trường THPT Cửa Lò còn nhiều khó khăn thách thức với vấn đề chuyển đổi số. Đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng đều về năng lực CNTT. Học sinh cũng đã từng bước tiếp cận về chuyển đổi số trong học tập nhưng chưa được hướng dẫn bài bản. Việc hình thành và phát triển năng lực số và kĩ thuật chuyển đổi số cho học sinh chưa thật sự đạt hiệu quả cao.
Chương trình Ngữ văn 10 trung học phổ thông (THPT) không chỉ giúp HS nắm được các kiến thức về Văn học mà còn rèn luyện cho HS những kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sáng tạo, giao tiếp trong cuộc sống, xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với sự phát triển của đất nước. Là một trong những môn học khoa học xã hội, đòi hỏi HS phải được phát triển toàn diện các năng lực trong đó có năng lực số và kĩ thuật chuyển đổi số để đáp ứng yêu cầu mới hiện nay.
Với mong muốn góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại, đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh, chúng tôi đã tiến hành chọn đề tài: "Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ văn 10 tại trường THPT Cửa Lò".
pdf 81 trang Thanh Ngân 02/12/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tại trường THPT Cửa Lò", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tại trường THPT Cửa Lò

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ văn 10 Kết nối tri thức tại trường THPT Cửa Lò
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 
 ------ 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ VÀ KĨ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO HỌC 
 SINH TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 10 TẠI 
 TRƯỜNG THPT CỬA LÒ 
 Môn: Ngữ Văn 
 Tác giả: 
 1. Nguyễn Thị Phương Hồng 
 Điện thoại: 0856777356 
 2. Nguyễn Thị Lan 
 Điện thoại: 0973525080 
 Tổ: Ngữ Văn 
 NĂM HỌC: 2022 – 2023 
 MỤC LỤC 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 
 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 
 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 2 
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 
 3.1. Khách thể nghiên cứu .......................................................................................... 2 
 3.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2 
 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................... 2 
 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 
 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 
 5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2 
 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3 
 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài ...................................................................... 3 
 8. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 3 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 4 
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 4 
 1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 4 
 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 11 
 CHƯƠNG 2. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG 
 LỰC SỐ VÀ KĨ NĂNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO HỌC SINH .................................. 16 
 2.1. Nâng cao nhận thức của HS về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số ở 
 hiện tại và tương lai tại trường THPT Cửa Lò ......................................................... 16 
 2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh 
 trong dạy học môn Ngữ văn lớp 10 tại trường THPT Cửa Lò ................................. 18 
 2.3. Xác định các địa chỉ tích hợp phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số 
 trong chương trình Ngữ văn 10. ............................................................................... 19 
 2.4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS có tích hợp CNTT. ... 30 
 2.5. Mối quan hệ giữa các giải pháp đề xuất ............................................................ 39 
 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT, TÍNH 
 KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ............................................................ 41 
 3.1. Thực nghiệm sư phạm ....................................................................................... 41 
 3.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........................ 43 
PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................................... 49 
 1. Kết luận ..................................................................................................................... 49 
 2. Khuyến nghị ............................................................................................................. 49 
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 
 học sinh, chúng tôi đã tiến hành chọn đề tài: "Phát triển năng lực số và kĩ năng 
chuyển đổi số cho học sinh trong dạy học Ngữ văn 10 tại trường THPT Cửa Lò". 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Phát triển năng lực số và kỹ năng chuyển đổi số cho HS THPT đáp ứng 
chương trình giáo dục phổ thông mới. 
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 
 3.1. Khách thể nghiên cứu 
 Học sinh lớp 10 học tập theo chương trình Ngữ văn THPT. 
 3.2. Đối tượng nghiên cứu 
 Các năng lực số, kĩ năng số và kế hoạch bài dạy (KHBD) minh hoạ nhằm phát 
triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong quá trình dạy học Ngữ 
văn tại trường THPT Cửa Lò. 
 4. Giả thuyết khoa học 
 Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính 
khả thi này trong dạy học Ngữ văn 10 thì có thể nâng cao hiệu quả dạy học và phát 
triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh trong nhà trường. 
 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 
 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 - Tổng quan những vấn đề lí luận về dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực cho học sinh hiện nay. Từ đó vận dụng tổ chức dạy học theo hướng chuyển đổi 
số nhằm phát triển năng lực số cho HS lớp 10. 
 - Phân tích thực trạng dạy học và nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học hiện 
nay. 
 - Phân tích được khả năng của HS và GV trong ứng dụng chuyển đổi số trong 
tổ chức dạy học nói chung và môn Ngữ văn 10 nói riêng. 
 - Xác định được địa chỉ tích hợp chuyển đổi số trong chương trình Ngữ văn 10 
nhằm phát triển năng lực số cho HS. 
 - Xây dựng kế hoạch phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho HS 
của trường THPT Cửa Lò phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, cũng 
như khả năng về ICT của HS. 
 - Thiết kế 01 KHBD theo chương trình 2018 minh họa cho việc áp dụng quy 
trình, dạy thực nghiệm. 
 5.2. Phạm vi nghiên cứu 
 - Về nội dung 
 Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp như nâng cao nhận thức của 
HS về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số ở hiện tại và tương lai. Xây dựng 
kế hoạch phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số cho học sinh. Xác định các 
địa chỉ tích hợp phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số trong chương trình 
Ngữ văn 10. Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề/ bài học hướng tới phát triển năng 
 2 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 
 1.1. Cơ sở lí luận 
 1.1.1. Khái niệm về năng lực số và chuyển đổi số trong giáo dục. 
 1.1.1.1. Năng lực số là gì? 
 Đã có nhiều khái niệm được sử dụng khi đề cập đến phát triển năng lực số ở 
các quốc gia và tổ chức quốc tế. Mỗi khái niệm mang một nghĩa riêng để phù hợp 
với mục tiêu cụ thể của các nước, các tổ chức. Tuy nhiên, chúng đều hướng đến một 
mục tiêu chung là phát triển các kĩ năng tìm kiếm, đánh giá, quản lý được thông tin; 
giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề an toàn, hiệu quả. Từ đó giúp mọi người có 
thể thành công trên môi trường số. 
 Theo UNESCO (2018), khái niệm năng lực công nghệ số là: khả năng tiếp cận, 
quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo thông tin một cách an toàn và hợp 
lý thông qua công nghệ kỹ thuật số phục vụ cho việc làm và lập nghiệp. 
Năng lực công nghệ số bao gồm các năng lực khác nhau liên quan đến kĩ năng 
CNTT-TT, kiến thức thông tin và truyền thông. 
 Năm 2018, Ủy ban Châu Âu sử dụng khái niệm năng lực số: “Năng lực số liên 
quan đến việc sử dụng cũng như tham gia vào công nghệ số một cách tự tin, chủ 
động và có trách nhiệm phục vụ cho học tập, làm việc và tham gia vào xã hội. Năng 
lực số gồm có kiến thức về thông tin và số liệu, truyền thông và hợp tác, kiến thức 
truyền thông, tạo nội dung số (bao gồm cả lập trình), an toàn (bao gồm cả lợi ích 
và năng lực số liên quan đến an ninh mạng) và các vấn đề liên quan đến sở hữu trí 
tuệ, giải quyết vấn đề và tư duy phản biện”. 
 Như vậy chúng ta có thể hiểu: Năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến 
thức, kỹ năng và thái độ cho phép HS phát triển và phát huy tối đa khả năng trong 
thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà 
HS vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như 
phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. Từ đó sẽ nâng cao được năng lực học 
tập đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 
 1.1.1.2. Kĩ năng chuyển đổi số 
 Theo các tổ chức Quốc tế, bên cạnh năng lực số thì những kĩ năng qua trọng 
đối với học sinh là những kĩ năng chuyển đổi (Transferable Skills) bao gồm các kỹ 
năng tư duy bâc cao và kĩ năng sống như: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, quản 
lý cảm xúc, thấu hiểu và giao tiếp tạo điều kiện cho trẻ em và thanh thiếu niên trở 
thành những người học nhanh nhẹn, dễ thích nghi và là những công dân được trang 
bị để tự điều chỉnh, định hướng khi phải đối mặt với các thách thức cá nhân, học tập, 
xã hội và kinh tế. Kỹ năng chuyển đổi đi kèm với kiến thức và giá trị nhằm kết nối, 
củng cố và phát triển các kỹ năng khác cũng như xây dựng kiến thức sâu rộng hơn. 
 Các kĩ năng chuyển đổi được hình thành phát phát triển cho học sinh thông 
qua việc giáo viên khai thác công cụ CNTT để tổ chức dạy học gồm: 
 4 
 tập cộng đồng là chìa khóa để nâng cao nhận thức, xây dựng kĩ năng tư duy phản 
biện và khả năng thích nghi cũng như có ảnh hưởng đến chiến lược công nghệ hỗ 
trợ trung gian của các gia đình. 
 Vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ phát triển năng lực số cho trẻ 
em ngày càng được thừa nhận, cả về nỗ lực trong thiết kế các thiết bị và dịch vụ giúp 
trao quyền và bảo vệ trẻ em thông qua việc áp dụng xóa mù công nghệ số hiệu quả 
và các cơ chế an toàn (Kidron và Rudkin 2018) cũng như về khả năng hỗ trợ các 
sáng kiến nhằm đẩy mạnh xóa mù công nghệ số, như Sáng kiến An toàn của Google. 
Ngoài ra, các công ty đa quốc gia có vai trò nổi bật trong việc tạo ảnh hưởng đến 
quyết định của chính phủ các nước về năng lực xóa mù công nghệ số - năng lực cần 
được giảng dạy và đánh giá, nhất là ở các nước đang phát triển (UNESCO 2017). 
 Vai trò của môn Tin học trong việc hình thành năng lực số. Khác với môn học 
khác, các mạch kiến thức về kĩ năng số, CNTT-TT và Khoa học máy tính không 
những góp phần phát triển NLS nói riêng mà còn phát triển năng lực tin học nói 
chung. Một cách cụ thể hơn, các chủ đề Tin học vừa cung cấp nội dung vừa cung 
cấp phương tiện để phát triển NLS. Phương tiện ở đây bao gồm các thiết bị số và 
phần mềm tin học (online và offline, độc lập, rời rạc hoặc tạo thành hệ thống) để hỗ 
trợ học tập, làm việc và các hoạt động tương tác trong xã hội số. 
 Gần đây, nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra phát triển năng lực số có liên 
quan đến các yếu tố sau: 
 - Thứ nhất, năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp 
cận. Nghĩa là việc có được thiết bị CNTT-TT không đảm bảo rằng nó sẽ được sử 
dụng trong thực tế. 
 - Thứ hai, điều quan trọng không phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là 
việc khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà và ở trường. 
 - Thứ ba, kỹ năng số bị ảnh hưởng bởi số năm trẻ sử dụng máy tính: càng sớm 
có kỹ năng số thì tác động càng lớn. 
 - Thứ tư, cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu 
và xử lý văn bản để phát triển các kỹ năng số cho các em. 
 - Thứ năm, việc giáo viên ứng dụng CNTT-TT có mối tương quan tích cực với 
trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất kỹ năng 
số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, đồng thời 
hỗ trợ tích hợp CNTT-TT vào chương trình giảng dạy (UNESCO 2017). 
 Ở môn học Ngữ văn, phương tiện ICT là yếu tố nằm ngoài, độc lập với môn 
học, bản thân GV phải khai thác và hướng dẫn HS cùng khai thác sao cho hiệu quả, 
qua đó phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi số. 
 1.1.3. Các khung năng lực số cho học sinh. 
 Khung năng lực số là một tập hợp các năng lực thành phần để nâng cao năng 
lực của một nhóm đối tượng cụ thể. Việc định hướng phát triển năng lực số cho HS 
 6 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_so_va_ki_nang_chuy.pdf