Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh vùng nông thôn thông qua dạy học các văn bản thơ trữ tình trong SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
1.1. Theo quyết định số 749/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ kí ngày 03/6/2020, giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ 2 sau lĩnh vực Y tế. Điều đó cho thấy việc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục không chỉ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước. Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ dựa vào mục đích, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục và được ứng dụng dưới 3 hình thức chính: Ứng dụng công nghệ trong lớp học; ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ trong quản lý. Chuyển đổi số trong giáo dục tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học. Và để thực hiện quá trình chuyển đổi số này trong nhà trường phổ thông, ngoài việc phát triển năng lực số cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, còn cần phải chú trọng phát triển năng lực số cho học sinh.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong xã hội hiện nay, năng lực số là không thể thiếu đối với mỗi học sinh. Năng lực số ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất học tập, việc tìm kiếm nguồn tài liệu học tập, khả năng kết nối tri thức cũng như phát huy năng lực sáng tạo vượt ra khỏi phạm vi một lớp học hay trường học. Vì vậy, nâng cao kỹ năng số, mở rộng khả năng tiếp cận thế giới số của học sinh phải là ưu tiên hàng đầu.
1.2. Tiến bộ không ngừng về công nghệ cùng nguồn thông tin khiến năng lực kỹ thuật số trở nên cần thiết đối với mỗi học sinh. Tuy nhiên, điều kiện để phát triển năng lực số cho học sinh vùng nông thôn còn có những bất cập sau:
Về phía nhà trường, cơ sở vật chất, hạ tầng mạng, trang thiết bị (như máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet … còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số nói chung và việc phát triển năng lực số cho học sinh nói riêng.
Về phía giáo viên, mặc dù đã ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong dạy học nhưng đó mới chỉ là mức độ đầu tiên trong khung năng lực số của GV – mức độ sử dụng công nghệ để bổ sung cho những hoạt động được tổ chức trong lớp học. Rất ít giáo viên biết khai thác sức mạnh thực sự của công nghệ và thay đổi cách thức họ dạy cũng như cách học sinh học (tức mức độ 2 trong khung năng lực số).
Về phía học sinh, hầu hết các em đều biết cách sử dụng thiết bị công nghệ số nhưng chưa có ý thức tự giác, chưa có sự chủ động hoặc chưa biết cách sử dụng hiệu quả thiết bị số để hỗ trợ việc học tập của bản thân.
1.3. Thực tiễn dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông trong những năm gần đây cũng cho thấy: Trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học, GV luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Việc ứng dụng và khai thác CNTT trong dạy học ngày càng được các GV thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học gắn với ứng dụng CNTT trong dạy học chủ yếu là nhằm phát triển phẩm chất và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn (năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ). Không có nhiều GV quan tâm đến việc phát triển năng lực số cho HS. Thậm chí, vẫn có GV cho rằng nếu hướng đến phát triển năng lực số cho HS trong các tiết học Ngữ văn (nhất là các tiết đọc – hiểu văn bản) thì sẽ đánh mất chất văn trong tiết học, sẽ không phát triển được năng lực đặc thù của môn học. Do đó, họ xem việc phát triển năng lực số không phải là mục tiêu của bộ môn. Cách nhìn nhận phiến diện và có phần cực đoan đó phần nào đã trở thành rào cản vô hình đối với việc phát triển năng lực số cho HS khi học môn Ngữ văn.
1.4. Trong nhiều năm đảm nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn khối 10, bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, tích lũy những kinh nghiệm; tích cực ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại và CNTT trong dạy học; có ý thức nâng cao năng lực số cho bản thân và phát triển năng lực số cho HS. Năm học 2022 – 2023, tôi được phân công giảng dạy chương trình mới của SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống). Từ thực tiễn dạy học của bản thân, tôi nhận thấy rằng: Dạy học môn Ngữ văn hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt mục tiêu phát triển năng lực số cho HS mà không hề làm giảm đi “chất văn” trong các tiết đọc – hiểu văn bản. Trái lại, khi năng lực số của GV được nâng cao, năng lực số của HS được chú trọng phát triển qua từng tiết học thì tiết học lại càng hiệu quả. Điều đó có nghĩa là sau mỗi tiết học Ngữ văn, HS không chỉ được phát triển các phẩm chất và năng lực đặc thù mà còn được phát triển năng lực số. Và cũng nhờ quá trình sử dụng các thiết bị số, tìm kiếm, khai thác thông tin, dữ liệu trong môi trường số hay sáng tạo sản phẩm số mà HS chủ động, sáng tạo hơn, hứng thú hơn với môn học.
Từ những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài “Phát triển năng lực số cho học sinh vùng nông thôn thông qua dạy học các văn bản thơ trữ tình trong SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)”. Với những kết quả đã đạt được, tôi mong muốn được góp phần bé nhỏ của bản thân để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc dạy học môn Ngữ văn theo mục tiêu chương trình GDPT 2018.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh vùng nông thôn thông qua dạy học các văn bản thơ trữ tình trong SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Từ ngữ đầy đủ GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông GD Giáo dục GDPT Giáo dục phổ thông GD&ĐT Giáo dục và đào tạo CNTT-TT Công nghệ thông tin – truyền thông SKG Sách giáo khoa PPDH Phương pháp dạy học KTĐG Kiểm tra đánh giá NXB Nhà xuất bản viên biết khai thác sức mạnh thực sự của công nghệ và thay đổi cách thức họ dạy cũng như cách học sinh học (tức mức độ 2 trong khung năng lực số). Về phía học sinh, hầu hết các em đều biết cách sử dụng thiết bị công nghệ số nhưng chưa có ý thức tự giác, chưa có sự chủ động hoặc chưa biết cách sử dụng hiệu quả thiết bị số để hỗ trợ việc học tập của bản thân. 1.3. Thực tiễn dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông trong những năm gần đây cũng cho thấy: Trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học, GV luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Việc ứng dụng và khai thác CNTT trong dạy học ngày càng được các GV thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học gắn với ứng dụng CNTT trong dạy học chủ yếu là nhằm phát triển phẩm chất và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn (năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ). Không có nhiều GV quan tâm đến việc phát triển năng lực số cho HS. Thậm chí, vẫn có GV cho rằng nếu hướng đến phát triển năng lực số cho HS trong các tiết học Ngữ văn (nhất là các tiết đọc – hiểu văn bản) thì sẽ đánh mất chất văn trong tiết học, sẽ không phát triển được năng lực đặc thù của môn học. Do đó, họ xem việc phát triển năng lực số không phải là mục tiêu của bộ môn. Cách nhìn nhận phiến diện và có phần cực đoan đó phần nào đã trở thành rào cản vô hình đối với việc phát triển năng lực số cho HS khi học môn Ngữ văn. 1.4. Trong nhiều năm đảm nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn khối 10, bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi, tích lũy những kinh nghiệm; tích cực ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại và CNTT trong dạy học; có ý thức nâng cao năng lực số cho bản thân và phát triển năng lực số cho HS. Năm học 2022 – 2023, tôi được phân công giảng dạy chương trình mới của SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống). Từ thực tiễn dạy học của bản thân, tôi nhận thấy rằng: Dạy học môn Ngữ văn hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt mục tiêu phát triển năng lực số cho HS mà không hề làm giảm đi “chất văn” trong các tiết đọc – hiểu văn bản. Trái lại, khi năng lực số của GV được nâng cao, năng lực số của HS được chú trọng phát triển qua từng tiết học thì tiết học lại càng hiệu quả. Điều đó có nghĩa là sau mỗi tiết học Ngữ văn, HS không chỉ được phát triển các phẩm chất và năng lực đặc thù mà còn được phát triển năng lực số. Và cũng nhờ quá trình sử dụng các thiết bị số, tìm kiếm, khai thác 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Đề xuất một số giải pháp phát triển năng lực số cho HS vùng nông thôn thông qua dạy học các tác phẩm trữ tình trong SGK Ngữ văn 10 (Bộ kết nối tri thức với cuộc sống). - Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi, tính hiệu quả của đề tài. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong đề tài, tác giả sáng kiến sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp phát triển năng lực số cho học sinh vùng nông thôn thông qua dạy học các văn bản thơ trữ tình trong SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) - Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ tháng 08/2022 đến hết tháng 03/2023. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề, tác giả sáng kiến đã sử dụng một số phương pháp chính sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp khảo sát, thống kê - Phương pháp thực nghiệm 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - GV hoàn toàn có thể thực hiện việc dạy các văn bản thơ trữ tình theo hướng phát triển năng lực số cho HS mà không làm giảm “chất văn” của bài học. - HS vùng nông thôn sẽ được phát triển năng lực số cùng với các năng lực đặc thù của môn Ngữ văn thông qua hoạt động học các văn bản thơ trữ tình. 8. Đóng góp mới của đề tài Việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, đến nay, không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, việc hướng dẫn HS khai thác, sử dụng CNTT để học tập lại vẫn đang khá mới mẻ đối với GV cấp THPT (trong đó có GV bộ môn Ngữ văn). Phần lớn GV tỏ ra lúng túng, không biết phải thực hiện như thế nào để phát triển năng lực số cho HS (Tất nhiên, ở đây, chúng ta không bàn đến các GV giảng dạy môn Tin học). Vì vậy, những giải pháp mà đề tài đưa ra đã phần nào giúp GV kịp thời tháo gỡ PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực số cho học sinh THPT 1.1.1. Khái niệm năng lực số và các yếu tố tác động đến sự phát triển năng lực số cho học sinh Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Chương trình GD phổ thông 2018. Trong đó, khái niệm năng lực được hiểu là “thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. Chương trình đã xác định rõ những năng lực cốt lõi cần được hình thành và phát triển cho học sinh bao gồm: a) Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; b) Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất. Và để thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo quyết định số 749/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ kí ngày 03/6/2020, cùng với những năng lực cốt lõi trên, ngành Giáo dục đã đặt ra mục tiêu phát triển cả năng lực số cho HS. Theo định nghĩa của tổ chức UNICEF (năm 2019), năng lực số (Digital Literacy) đề cập đến kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép trẻ phát triển và phát huy tối đa khả năng trong thế giới công nghệ số ngày càng lớn mạnh trên phạm vi toàn cầu, một thế giới mà trẻ vừa được an toàn, vừa được trao quyền theo cách phù hợp với lứa tuổi cũng như phù hợp với văn hóa và bối cảnh địa phương. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực số cho HS: Môi trường xã hội của HS, hoàn cảnh gia đình, vai trò của nhà trường, của các tổ chức, cá nhân Trong đó, nhà trường đóng một vai trò quan 2.2 Đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số 2.3 Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số 3. Giao tiếp và Hợp tác 3.1 Tương tác thông qua các thiết bị số 3.2 Chia sẻ thông qua công nghệ số 3.3 Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số 3.4 Hợp tác thông qua công nghệ số 3.5 Chuẩn mực giao tiếp 3.6 Quản lý định danh cá nhân 4. Sáng tạo sản phẩm số 4.1 Phát triển nội dung số 4.2 Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số 4.3 Bản quyền 4.4 Lập trình 5. An toàn kĩ thuật số 5.1 Bảo vệ thiết bị 5.2 Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư 5.3 Bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất 5.4 Bảo vệ môi trường 6.Giải quyết vấn đề 6.1 Giải quyết các vấn đề kĩ thuật 6.2 Xác định nhu cầu và phản hồi công nghệ 6.3 Sử dụng sáng tạo thiết bị số 6.4 Xác định thiếu hụt về năng lực số 7. Năng lực định hướng nghề 7.1 Vận hành những công nghệ số đặc trưng trong nghiệp liên quan một lĩnh vực đặc thù 7.2 Diễn giải, thao tác với dữ liệu và nội dung kĩ thuật số cho một lĩnh vực đặc thù Ở mỗi cấp học, nội dung khung năng lực số lại được xác định ở những mức độ cụ thể, phù hợp với lứa tuổi HS. Điều này cũng góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực số cho HS. Mức độ năng lực số được thể hiện ở mức độ nhận thức của HS, Nhà trường cần quan tâm đến sự tham gia của các bên như cha mẹ học sinh, giáo viên, các tổ chức thuộc khu vực tư nhân; cần được xác định đúng vai trò của HS trong việc thiết kế và thực hiện chương trình. Đồng thời, nhà trường cũng cần chú đến giáo dục hòa nhập xã hội, chú ý đến các công nghệ và lĩnh vực công nghệ mới nổi (như trí tuệ nhân tạo, IOT, ứng dụng thực tế ảo) và những thay đổi trong việc sử dụng công nghệ số. - Bước 5. Đánh giá tác động Ở bước này, nhà trường xây dựng kế hoạch đánh giá, xem xét điều chỉnh các mức độ năng lực, để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra. Còn đối với GV, để dạy học theo định hướng phát triển năng lực số cho HS, cần căn cứ vào khung năng lực số mà tổ/nhóm chuyên môn đã xây dựng, thực hiện rà soát các miền năng lực, năng lực thành phần cần sao cho phù hợp với sự phát triển cho học sinh trong từng khối lớp mình giảng dạy. GV phải luôn luôn xác định rõ nhiệm vụ của môn học trong việc hình thành năng lực số đã được thống nhất. Trên cơ sở đó, GV thực hiện lồng ghép vào kế hoạch giáo dục môn học với kế hoạch khai thác, tích hợp, sử dụng các công cụ kĩ thuật số, phần mềm để hỗ trợ phát triển năng lực số cho HS trong các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh. 1.2. Các văn bản thơ trữ tình trong SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) 1.2.1. Hệ thống các văn bản thơ trữ tình trong SGK Ngữ văn 10 Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT mới ở lớp 10. Ở Nghệ An, SGK Ngữ văn 10 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) được chọn làm tài liệu dạy và học trong nhà trường. Thực hiện khảo sát các văn bản thơ trữ tình được nhóm tác giả bộ sách này biên soạn, chúng tôi nhận thấy: TT Văn bản Tác giả Bài học Yêu cầu 1 Trên cành khô Ba-sô Bài 2- Vẻ đẹp Đọc con quạ đậu của thơ ca chiều thu 2 Ôi hoa triêu nhan Chi-y-ô Đọc Dây gàu vương hoa bên giếng và Trung Quốc – hai quốc gia có những tác động sâu sắc cũng như có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, văn học với Việt Nam. Vì vậy, việc tiếp cận các văn bản thơ trữ tình Nhật Bản và Trung Quốc trước khi tiếp cận với các văn bản thơ trữ tình Việt Nam sẽ giúp cho HS có một phông nền văn hóa quan trọng và cần thiết để hiểu sâu hơn về thơ ca dân tộc. Về thời điểm sáng tác Các văn bản thơ trữ tình trong Chương trình Ngữ văn 10 được sáng tác ở những thời kì khác nhau. Trong đó, 8 văn bản tiêu biểu cho thơ ca thời kì trung đại (Việt Nam: 4 văn bản được sáng tác ở thế kỉ XV, Nhật Bản: 3 văn bản được sáng tác ở thế kỉ XVI, XVII, Trung Quốc: 1 văn bản được sáng tác ở thế kỉ VII); 2 văn bản tiêu biểu cho thơ ca thời kì hiện đại (1 văn bản thuộc phong trào Thơ mới 1932 – 1945, 1 văn bản thơ hiện đại Việt Nam sau 1975). Điều này không những tạo ra hứng thú học tập cho HS mà còn giúp các em nhận thức rõ hơn đặc trưng về thi pháp của thơ ca ở các thời kì văn học trung đại và hiện đại. Về thể thơ và quy mô Các văn bản thơ trong SGK Ngữ văn 10 (cả tập 1 và tập 2) dù được sáng tác ở nhiều thể thơ khác nhau nhưng đều là những bài thơ xinh xắn với quy mô nhỏ và vừa. Thể thơ hai – cư là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới, cả bài thơ chỉ gồm 3 dòng thơ với 17 âm tiết. Thể thơ thất ngôn bát cú, ngũ ngôn bát cú là những dạng cơ bản nhất của thơ Đường luật – một thể thơ cô đọng và hàm súc vào bậc nhất với một mô hình thi luật chặt chẽ, hướng tới sự cân đối, hài hòa về cấu trúc trong toàn bộ bài thơ. Thể thơ 7 chữ và thể thơ tự do được sử dụng ở các bài thơ trong chương trình cũng có quy mô vừa phải (bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử 16 dòng thơ, bài thơ “Cánh đồng hoa” của Ngân Hoa 14 dòng thơ) Về nội dung và nghệ thuật Các văn bản thơ trong chương trình Ngữ văn 10 đều là những văn bản tiêu biểu cho thể loại thơ trữ tình. Các bài thơ đều thể hiện trực tiếp cảm xúc và tâm trạng của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên và cuộc sống. Đến với những bài thơ ấy, người đọc không chỉ được nhìn ngắm vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống mà còn được hòa điệu cùng những rung động, những xúc cảm rất đỗi tinh tế của thi nhân, được suy ngẫm, chiêm nghiệm những triết lý nhân sinh sâu sắc mà thi nhân gửi gắm trong đó.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_so_cho_hoc_sinh_vu.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh vùng nông thôn thông qua dạy học các văn b.pdf