Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh trong dạy học Tin học 10 THPT (bộ sách Kết nối tri thức) để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số đang là xu hướng của xã hội và diễn ra hết sức mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực. Ở nước ta, Đảng và nhà nước đã có nhiều quyết sách khẳng định chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực với ngành giáo dục tại Việt Nam.
Những năm gần đây ngành giáo dục đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ chuyển đổi số trong giảng dạy. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ hội cho mọi người có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi. Ngành giáo dục đã phát triển mô hình dạy học trực tuyến, để người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập hiệu quả hơn. Để nguồn lao động hiện tại và tương lai đáp ứng được những yêu cầu mới thì ngành giáo dục cần được nâng cao hơn nữa chất lượng. Nghị quyết số 29 - NQ/TW đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “…Chuyển mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn…”, đặc biệt là vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và phát triển năng lực số cho học sinh (HS).
Vai trò và vị trí của công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục cũng như ứng dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy giáo dục công nghệ thông tin, giáo dục các kĩ năng số ngày càng quan trọng khi đặt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có. Chuyển đổi số trong giáo dục trở thành nhiệm vụ cấp bách khi quốc gia phải đối diện với nhiều thách thức từ dịch bệnh Covid 19 như hiện nay. Yêu cầu phải chuyển đổi từ dạy và học theo cách truyền thống sang việc dạy và học trên nền tảng số là một xu thế tất yếu. Sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ số đối với cả người học và người dạy là tiền đề hướng đến thực hiện các mục tiêu giáo dục trong thời đại công nghệ số. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con người. Với tầm quan trọng trên, ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 749/QĐ - TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó giáo dục là lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số thứ hai nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại số hóa và toàn cầu hóa, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Với tất cả các lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực số cho học sinh trong dạy học Tin học 10 THPT để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục”.
pdf 85 trang Thanh Ngân 18/12/2024 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh trong dạy học Tin học 10 THPT (bộ sách Kết nối tri thức) để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh trong dạy học Tin học 10 THPT (bộ sách Kết nối tri thức) để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực số cho học sinh trong dạy học Tin học 10 THPT (bộ sách Kết nối tri thức) để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 1 
SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC 
 ĐỀ TÀI 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SỐ CHO HỌC SINH TRONG 
DẠY HỌC TIN HỌC 10 THPT ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU 
 CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC 
 LĨNH VỰC: TIN HỌC 
 Nhóm tác giả: 
 1. Bùi Thị Thu - Điện thoại: 0975772195 
 2. Trần Thị Tuyết - Điện thoại: 0913300070 
 3. Ngô Quang Lĩnh - Điện thoại: 0989630789 
 Tổ: Toán -Tin 
 Năm học: 2022 - 2023 
 3.2.2.1. Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ........ .25 
3.2.2.2. Giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tin học ............ 26 
3.2.3. Giải pháp 3: Xây dựng nguồn học liệu số giúp học sinh tự học .................. 27 
3.2.4. Giải pháp 4: Thành lập nhóm đam mê lập trình Quỳnh Lưu 1 ................... 27 
3.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học 
sinh .......................................................................................................................... 28 
3.3. Xây dựng kế hoạch bài dạy minh họa phát triển năng lực số cho học sinh để đáp 
ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục .............................................................. 30 
3.3.1. Kế hoạch bài dạy 1 ........................................................................................ 30 
3.3.2. Kế hoạch bài dạy 2 ........................................................................................ 42 
4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......................... 42 
4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................ 42 
4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................. 42 
4.2.1. Nội dung ........................................................................................................ 42 
4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ...................................................... 42 
4.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 44 
4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .................. 44 
4.4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất ..................................................... 44 
4.4.1.1. Kết quả số liệu thu được qua khảo sát Google Form ................................ 44 
4.4.1.2. Kết quả điểm trung bình qua phần mềm R .............................................. 46 
4.4.1.3. Nhận xét về sự cấp thiết của các giải pháp đã đề ra................................... 47 
4.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......................................................... 47 
4.4.2.1. Kết quả số liệu thu được qua khảo sát Google Form ................................ 47 
4.4.2.2. Kết quả điểm trung bình qua phần mềm R ................................................ 49 
4.4.2.3. Nhận xét về tính khả thi của các giải pháp đã đề ra ................................... 49 
4.5. Kết quả áp dụng đề tài ...................................................................................... 50 
PHẦN III. KẾT LUẬN ......................................................................................... 52 
1. Về đề tài............................................................................................................... 52 
2. Đề xuất ............................................................................................................... 52 
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHẦN V. PHỤ LỤC 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, chuyển đổi số đang là xu hướng 
của xã hội và diễn ra hết sức mạnh mẽ, sâu rộng trên toàn thế giới trong nhiều lĩnh 
vực. Ở nước ta, Đảng và nhà nước đã có nhiều quyết sách khẳng định chuyển đổi 
số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 
mới. Chuyển đổi số đã và đang tạo ra nhiều thay đổi tích cực với ngành giáo dục 
tại Việt Nam. 
 Những năm gần đây ngành giáo dục đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ chuyển 
đổi số trong giảng dạy. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, ứng dụng di động 
đã tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn, tạo cơ 
hội cho mọi người có thể học và tương tác ở mọi lúc, mọi nơi. Ngành giáo dục đã 
phát triển mô hình dạy học trực tuyến, để người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, 
chủ động trong việc học tập hiệu quả hơn. Để nguồn lao động hiện tại và tương lai 
đáp ứng được những yêu cầu mới thì ngành giáo dục cần được nâng cao hơn nữa 
chất lượng. Nghị quyết số 29 - NQ/TW đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo “Chuyển 
mạnh từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện 
năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tiễn”, 
đặc biệt là vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và phát triển năng lực số 
cho học sinh (HS). 
 Vai trò và vị trí của công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục cũng như ứng 
dụng công nghệ thông tin và thúc đẩy giáo dục công nghệ thông tin, giáo dục các kĩ 
năng số ngày càng quan trọng khi đặt trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra với 
tốc độ nhanh chưa từng có. Chuyển đổi số trong giáo dục trở thành nhiệm vụ cấp 
bách khi quốc gia phải đối diện với nhiều thách thức từ dịch bệnh Covid 19 như hiện 
nay. Yêu cầu phải chuyển đổi từ dạy và học theo cách truyền thống sang việc dạy và 
học trên nền tảng số là một xu thế tất yếu. Sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ 
số đối với cả người học và người dạy là tiền đề hướng đến thực hiện các mục tiêu 
giáo dục trong thời đại công nghệ số. Sự bùng nổ về công nghệ giáo dục đã, đang và 
sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì 
con người. Với tầm quan trọng trên, ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ ký 
quyết định số 749/QĐ - TTg về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc 
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó giáo dục là lĩnh vực được 
ưu tiên chuyển đổi số thứ hai nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại số hóa và toàn cầu 
hóa, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. 
 Với tất cả các lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực số cho học 
sinh trong dạy học Tin học 10 THPT để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo 
dục”. 
 1 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, phân 
tích, tổng hợp, so sánh các số liệu phục vụ mục đích nghiên cứu thực trạng ứng dụng 
chuyển đổi số trong chương trình Tin học lớp 10. Sản phẩm của việc xử lý này được 
phân tích, tổng hợp hay hệ thống hóa bằng bảng số liệu, biểu đồ... 
 - Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, GV trực tiếp quan sát 
quá trình HS học tập tại lớp để tìm hiểu thái độ, hứng thú, tính tích cực, kĩ năng giải 
quyết vấn đề của HS để từ đó rút ra được ưu khuyết điểm mà phương pháp đang áp 
dụng, trên cơ sở đó điều chỉnh để đạt được kết quả như đề tài mong muốn. 
6. Tính mới của đề tài 
 - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về phát triển năng lực số cho học sinh. 
 - Phân tích thực trạng việc dạy học và nhu cầu ứng dụng ICT trong dạy học 
hiện nay, cũng như phân tích được khả năng của HS và GV trong ứng dụng chuyển 
đổi số trong tổ chức dạy học nói chung và môn Tin học nói riêng. 
 - Xây dựng năng lực số trong chương trình Tin học 10 THPT 2018 
 - Đưa ra các giải pháp để phát triển năng lực số cho học sinh 
 - Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 
 - Thiết kế 02 KHBD Tin học 10 THPT (Sách kết nối tri thức với cuộc sống - 
NXBGD) minh họa cho việc chuyển đổi số trong dạy học tin học 10. 
 - Tổ chức dạy học theo hướng chuyển đổi số nhằm phát triển năng lực số cho 
HS THPT thông qua chương trình Tin học 10 góp phần đổi mới phương pháp dạy 
học, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể theo định hướng vận 
dụng kiến thức vào thực tiễn, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học. 
 3 cấp phương tiện để phát triển NLS. Phương tiện ở đây bao gồm các thiết bị số và 
phần mềm tin học để hỗ trợ học tập, làm việc và các hoạt động tương tác trong xã 
hội số. Ở các môn học khác, phương tiện ICT là yếu tố nằng ngoài, độc lập với môn 
học, bản thân giáo viên phải khai thác và hướng dẫn học sinh cùng khai thác sao cho 
hiệu quả, qua đó phát triển NLS. Trong môn Tin học, ngoài nội dung ICT là của 
riêng tin học thì việc khai thác nội dung ICT với vai trò là phương tiện ICT ở mức 
độ cao hơn, để phát triển NLS. 
 Nghiên cứu của UNESCO cũng chỉ ra phát triển NLS có liên quan đến các yếu 
tố sau: 
 Thứ nhất, năng lực số bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi việc sử dụng hơn là tiếp 
cận. Nghĩa là việc có được thiết bị CNTT-TT không đảm bảo rằng nó sẽ được sử 
dụng trong thực tế. 
 Thứ hai, điều quan trọng không phải là thời gian ngồi trước máy tính mà là 
việc khai thác hết các chức năng của máy tính, cả ở nhà và ở trường. 
 Thứ ba, kỹ năng số bị ảnh hưởng bởi số năng trẻ sử dụng máy tính: càng sớm 
có kỹ năng số thì tác động càng lớn. 
 Thứ tư, cần tăng cường kỹ năng về ngôn ngữ viết của học sinh như đọc, hiểu 
và xử lý văn bản để phát triển kỹ năng số cho trẻ em. 
 Thứ năm, việc giáo viên ứng dụng CNTT-TT có mối quan hệ tương quan tích 
cực với trình độ kỹ năng số của học sinh: nếu nhà trường muốn phát triển tốt nhất 
kỹ năng số của học sinh thì cần phải đầu tư vào đào tạo CNTT-TT cho giáo viên, 
đồng thời hỗ trợ tích cực CNTT-TT vào chương trình giảng dạy. 
1.1.3. Khung năng lực số là gì? 
 Khung năng lực số (Digital Literacy Framework) là một tập hợp các năng lực 
thành phần để nâng cao năng lực của một nhóm đối tượng cụ thể. 
1.1.4. Mục đích của Khung năng lực số 
 Định hướng phát triển NLS cho học sinh phổ thông. Thông qua đó góp phần 
thực hiện thành công Chương trình giáo dục phổ thông 2018. 
 Làm cơ sở để giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục phổ thông xây 
dựng kế hoạch phát triển NLS cho học sinh và giáo viên. 
 Cụ thể hóa năng lực CNTT cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 
2018. 
 Làm cơ sở xây dựng các khuyến nghị đối với gia đình, các tổ chức xã hội cùng 
với nhà trường phát triển năng lực số cho trẻ em trong độ tuổi đang đi học phổ thông. 
 5 Đóng vai trò là người chia sẻ thông tin từ nguồn thông tin đáng 
 tin cậy. 
 3.3. Tham gia với tư cách công dân thông qua công nghệ số 
 Tham gia vào xã hội thông qua việc sử dụng các dịch vụ số. 
 Sử dụng công nghệ số phù hợp để thể hiện quyền công dân và 
 tìm kiếm cơ hội tự phát triển bản thân. 
 3.4. Hợp tác thông qua công nghệ số 
 Sử dụng các công cụ và công nghệ số trong hoạt động hợp tác, 
 cùng kiến tạo tài nguyên và kiến thức. 
 3.5. Chuẩn mực giao tiếp 
 Nhận thức được các chuẩn mực hành vi và biết cách thể hiện 
 các chuẩn mực đó trong quá trình sử dụng công nghệ số và 
 tương tác trong môi trường số. 
 Điều chỉnh các chiến lược giao tiếp phù hợp với đối tượng cụ 
 thể và nhận thức đa dạng văn hóa và thế hệ trong môi trường 
 số. 
 3.6. Quản lý định danh cá nhân 
 Tạo, quản lý và bảo vệ được thông tin định danh cá nhân trong 
 môi trường số, bảo vệ được hình ảnh cá nhân và xử lý được dữ 
 liệu được tạo ra thông qua một số công cụ, môi trường và dịch 
 vụ số. 
 4.1. Phát triển nội dung số 
 Tạo và chỉnh sửa nội dung kỹ thuật số ở các định dạng khác 
 nhau, thể hiện được bản thân thông qua các phương tiện số. 
 4.2. Tích hợp và tinh chỉnh nội dung số 
4. Sáng tạo sản Sửa đổi, tinh chỉnh, cải tiến và tích hợp thông tin và nội dung 
phẩm số vào kiến thức đã có nhằm tạo ra sản phẩm mới, nguyên bản và 
 phù hợp. 
 4.3. Bản quyền 
 Hiểu và thực hiện được các quy định về bản quyền đối với dữ 
 liệu, thông tin và nội dung số. 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_so_cho_hoc_sinh_tr.pdf