Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án Chủ đề E ”Tin học ứng dụng” Tin học 10 (Kết nối tri thức) định hướng ICT

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu “bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó”. Do đó, việc vận dụng phương pháp, kỹ năng dạy học phù hợp cho từng chủ đề, bài học là rất quan trọng.

Dạy học dự án là một phương pháp hay, có nhiều ưu điểm, giúp giáo viên thực hiện các mục tiêu hướng vào người học, phát triển con người toàn diện.Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp này vào thực tế hiện nay còn rất hạn chế. Phần lớn giáo viên chưa thực sự hiểu rõ quy trình thực hiện của phương pháp dạy học dự án và hiệu quả mà phương pháp dạy học dự án mang lại. Một số ít giáo viên đã sử dụng nhưng chưa triệt để. Phần lớn giáo viên đã có sự đầu tư giáo án cho tiết dạy nhưng chủ yếu chỉ chú trọng phần kiến thức trọng tâm của bài, có khai thác kiến thức thực tiễn nhưng chưa nhiều, chưa sâu vì không đủ thời gian.

Chủ đề E- Tin học ứng dụng trong chương trình Tin học 10 định hướng ICT là chủ đề giúp người học tìm hiểu và sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa để tạo ra sản phẩm đồ họa số đơn giản, hữu ích và thực tế như thiết kế logo, tạo banner, topic quảng cáo, băng rôn, áp phích, poster, thiệp chúc mừng…Việc vận dụng dạy học dự án trong dạy học chủ đề này sẽ phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho người học.

Hơn nữa, trong quá trình thực hiện dự án, học sinh là người chủ động thực hiện theo kế hoạch đề ra, đồng thời tự lực tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy học: đề xuất hoặc đóng góp ý kiến cho sáng kiến dự án; xây dựng kế hoạch; thực hiện dự án và trình bày kết quả. Các công việc này thực sự đòi hỏi và khuyến khích tinh thần trách nhiệm, thái độ tích cực và sự sáng tạo của người học. Các tình huống đưa ra trong dự án gắn liền với thực tiễn cuộc sống, học sinh được đóng các vai trò khác nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập, do vậy không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn phát triển khả năng thích ứng, khả năng tự đương đầu, giải quyết các vấn đề thực tế. Việc trải nghiệm dự án có thể giúp học sinh bước đầu hướng nghiệp với nghề thiết kế đồ họa, một nghề đang có nhu cầu nhân lực nhiều hiện nay.

Mặc dù đây là năm đầu tiên thực hiện dạy chương trình mới GDPT 2018 chương trình Tin học 10, nhưng chúng tôi cũng mạnh dạn thử nghiệm và nhận thấy có hiệu quả. Vì vậy, chúng tôi viết sáng kiến “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án Chủ đề E- Tin học ứng dụng- Tin học 10 định hướng ICT”, nhằm đóng góp kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học chương trình GDPT mới 2018.

docx 54 trang Thanh Ngân 18/12/2024 310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án Chủ đề E ”Tin học ứng dụng” Tin học 10 (Kết nối tri thức) định hướng ICT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án Chủ đề E ”Tin học ứng dụng” Tin học 10 (Kết nối tri thức) định hướng ICT

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án Chủ đề E ”Tin học ứng dụng” Tin học 10 (Kết nối tri thức) định hướng ICT
 và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học dự án Chủ đề E- Tin học ứng dụng- 
Tin học 10 định hướng ICT”, nhằm đóng góp kinh nghiệm nâng cao chất lượng 
dạy học chương trình GDPT mới 2018. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 - Xác định mục tiêu năng lực và phẩm chất của chủ đề E: Tin học ứng dụng - 
Tin học 10 Định hướng ICT. Từ đó thiết kế các hoạt động dạy học dự án để phát 
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. 
 - Đánh giá việc áp dụng phương pháp dạy học dự án trong việc phát triển 
phẩm chất và năng lực cho học sinh phù hợp mục tiêu GDPT 2018 
 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 
 - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Tin học lớp 10 chương trình 
GDPT 2018 ở trường THPT. 
 - Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
thông qua áp dụng dạy học dự án “Chủ đề E- Tin học ứng dụng” Tin học 10 định 
hướng ICT” 
 4. Giả thiết khoa học 
 Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên xây dựng được các dự án học tập thích 
hợp theo từng bài, từng chương và sử dụng chúng một cách đúng đắn sẽ gây hứng 
thú học tập, giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tính 
tích cực, chủ động trong nhận thức, tinh thần làm việc khoa học, kĩ năng hợp tác, 
góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, góp phần hoàn thành mục tiêu 
chương trình GDPT 2018 đề ra. 
 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 
 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Phương pháp dạy học dự án áp dụng cho chủ đề E: Tin học ứng dụng, Tin học 
 10 Định hướng ICT 
 Tại trường phổ thông: THPT Nguyễn Duy Trinh 
 5.2. Phạm vi nghiên cứu 
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài dạy học dự án, nguyên tắc thiết 
kế các chủ đề dạy học dự án, các phương pháp dạy học trong dạy học dự án. 
 - Nghiên cứu về khái niệm năng lực giải quyết vấn đề, các biểu hiện, tiêu chí 
và bộ công cụ đánh giá mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
 2 
 - Điều tra thực trạng về tình hình dạy học dự án của các trường THPT trên địa 
bàn tỉnh Nghệ An. 
 - Nghiên cứu nội dung SGK Tin học 10 chương trình GDPT 2018 tìm ra chủ đề 
thích hợp sử dụng phương pháp dạy học dự án. 
 - Thiết kế chủ đề E: Tin học ứng dụng theo phương pháp dạy học dự án và thực chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể, đồng thời 
góp phần chủ yếu hình thành, phát triển năng lực tin học cho học sinh. Môn Tin học 
trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức tin học phổ thông gồm ba mạch kiến thức 
hoà quyện: 
 - Học vấn số hoá phổ thông nhằm giúp học sinh hoà nhập với xã hội hiện đại, 
sử dụng được các thiết bị số và phần mềm cơ bản thông dụng một cách có đạo đức, 
văn hoá và tuân thủ pháp luật. 
 - Công nghệ thông tin và truyền thông nhằm giúp học sinh sử dụng và áp dụng 
hệ thống máy tính giải quyết vấn đề thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo. 
 - Khoa học máy tính nhằm giúp học sinh hiểu biết các nguyên tắc cơ bản và 
thực tiễn của tư duy máy tính, tạo cơ sở cho việc thiết kế và phát triển các hệ thống 
máy tính. 
 1.1.2. Mục tiêu cấp trung học phổ thông 
 Chương trình môn Tin học ở cấp trung học phổ thông giúp học sinh củng cố và 
nâng cao năng lực tin học đã được hình thành, phát triển ở giai đoạn giáo dục cơ bản, 
đồng thời cung cấp cho học sinh tri thức mang tính định hướng nghề nghiệp thuộc 
lĩnh vực tin học hoặc ứng dụng tin học, cụ thể là: 
 - Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về hệ thống máy tính, một số kĩ thuật 
thiết kế thuật toán, tổ chức dữ liệu và lập trình; củng cố và phát triển hơn nữa cho 
học sinh tư duy giải quyết vấn đề, khả năng đưa ra ý tưởng và chuyển giao nhiệm vụ 
cho máy tính thực hiện. 
 - Giúp học sinh có khả năng ứng dụng tin học, tạo ra sản phẩm số phục vụ cộng 
đồng và nâng cao hiệu quả công việc; có khả năng lựa chọn, sử dụng, kết nối các 
thiết bị số, dịch vụ mạng và truyền thông, phần mềm và các tài nguyên số khác. 
 - Giúp học sinh có khả năng hoà nhập và thích ứng được với sự phát triển của 
xã hội số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; tìm 
kiếm và trao đổi thông tin theo cách phù hợp, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, ứng 
xử văn hoá và có trách nhiệm; có hiểu biết thêm một số ngành nghề thuộc lĩnh vực 
tin học, chủ động và tự tin trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của bản 
thân.
 4 
 1.2. Dạy học theo dự án 
 1.2.1. Khái niệm dạy học dự án 
 Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay PPDH phức hợp, trong đó dưới sự 
hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thông 
qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát 
chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm 
cụ thể. khuyến khích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò 
tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy nhiên, mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, 
khả năng của HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ. 
 - Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong 
đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong 
nhóm. Dạy học theo dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kĩ năng cộng tác 
làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng 
xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính 
xã hội. 
 - Định hướng sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được 
tạo ra không chỉ giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết, mà trong đa số trường 
hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực 
hành. Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 
 Ngoài các đặc điểm trên, khi tiến hành dạy học theo dự án cần chú ý: 
 - Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực 
tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết 
vào hoạt động thực tiễn, thực hành. 
 - Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả 
năng của HS. 
 - HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và 
hứng thú cá nhân. 
 - Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác 
nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
 6 
 - Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự cộng 
tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. 
 - Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết; sản 
phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu. 
 - Dạy học dự án rất thích hợp để tổ chức dạy học các ứng dụng kĩ thuật hoặc 
vận dụng các kiến thức kĩ thuật để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 
 - Dạy học dự án không phù hợp với các bài học đòi hỏi sự trình bày chính 
xác, chặt chẽ và hệ thống (đại lượng vật lí, định luật, học thuyết). 
 1.2.3. Các hình thức dạy học theo dự án 
 Dạy học dự án có thể được phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác 
 nhau a) Phân loại theo quỹ thời gian thực hiện dự án: Từ tài liệu này chúng ta có thể tổ chức thực hiện dự án cho học sinh và giáo 
viên như sau: 
 1.2.4.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị 
 Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để dạy học dự án hiệu quả. 
 - Lựa chọn chủ đề cho học sinh nghiên cứu. 
 - Tài liệu: Có sẵn hay giáo viên cung cấp,thư viện, mạng internet, bạn bè... - 
 Các công cụ hỗ trợ: phần mềm máy tính, máy ảnh, máy quay phim, ghi âm... 
 Bước 2: Thiết kế bài học theo dự án: 
 *Thiết kế tình huống dự án 
 - Tình huống dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết 
bằng kiến thức theo nội dung bài học. 
 - Dự án là vấn đề hướng đến thế giới thực phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự 
nỗ lực giải quyết của người học, phù hợp với mục tiêu học tập. 
 - Được xây dựng trên kiến thức và kĩ năng sẵn có, thúc đây sự phát triển và 
khả năng nhận thức của học sinh. 
 - Khi thiết kế ý tưởng dự án, nên chú ý đến các vấn đề thực tế và các vấn đề 
mà học sinh muốn tìm hiểu. 
 *Thiết kế mục tiêu: theo chuân kiến thức, kỹ năng trong chương trình và 
những kỹ năng tư duy bậc cao. 
 *Xây dựng nội dung kịch bản và hình thức sản phẩm của dự án.
 8 
 *Thiết kế bộ khung câu hỏi: 3 dạng 
 + Câu hỏi khái quát: Câu hỏi có tính mở rộng, có tính liên môn, đề cập đến ý 
tưởng lớn, khái niệm... 
 + Câu hỏi bài học: Thể hiện mức độ hiểu, những khái niệm cốt lõi của dự án, 
có đáp án mở, lôi cuốn học sinh khám phá ý tưởng cụ thể đối với từng chủ đề, môn 
học, bài học. 
 + Câu hỏi nội dung: Mang tính thực tiễn cao, bám sát chuân và mục tiêu, đề ra 
giúp học sinh xác định “ai”, “cái gì”, “ở đâu”...giúp học sinh tập trung những thông 
tin sát với chủ đề và mục tiêu bài học. 
 Khi xây dựng câu hỏi phải : 
 + Căn cứ vào mục tiêu đề ra. 
 + Thiết kế những câu hỏi, vấn đề thực tiễn định hướng người học tiếp cận, tư 
duy về những khái niệm chính. 
 + Câu hỏi được xây dựng nhằm giải quyết từng vấn đề mà kế hoạch học tập 
đã nêu ra. 
 + Câu hỏi nên định hướng sản phẩm cụ thể của dự án. - Học sinh lựa chọn các tiểu chủ đề yêu thích, thành lập các nhóm, phân công 
nhóm trưởng thư kí của mỗi nhóm. Mỗi nhóm phải kê khai thông tin của các thành 
viên trong nhóm (sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, khả năng học tập, số điện thoại, 
email...). Các học sinh được tập hợp vào mỗi nhóm cần phải tương đồng về khả năng 
thực hiện các hoạt động học tập. 
 - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Các nhóm lập kế hoạch nghiên cứu, phân 
công nhiệm vụ...dưới sự hướng dẫn của giáo viên, xác định những việc cần làm, thời 
gian. Dự trù vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành, phân công công việc 
 - Làm bảng phân công nhiệm vụ: Tên thành viên, nhiệm vụ, thời gian hoàn thành 
 - Lưu ý học sinh: Các nội dung kiến thức cần sự chính xác, khoa học, phân tích, 
tổng hợp thông tin nên giao cho các bạn khá giỏi; Phần thiết kế và trình bày sản 
phâm giao cho những bạn có năng khiếu về thẩm mỹ; năng khiếu thuyết trình. Trong 
nhóm cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ nhau hình thành các kĩ năng cần thiết như tìm 
kiếm thông tin, xử lí thông tin ... 
 - GV định hướng HS lập sơ đồ tư duy, cách thuyết trình, cách làm bài báo cáo 
thuyết trình..., cách phân công nhiệm vụ, xác định sản phẩm dự án, những công việc 
cần làm để hoàn thành công việc. Cung cấp công cụ đánh giá và bộ tài liệu hỗ trợ.
 10 
- Mỗi học sinh phải thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ trong hoạt động nhóm 
 + Thực hiện nhiệm vụ cá nhân: Tất cả học sinh tự nghiên cứu mục tiêu, nội 
dung của bài học theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. Thu thập tài liệu. Đóng góp ý 
tưởng và cách giải quyết nhiệm vụ cho nhóm. 
 + Thực hiện nhiệm vụ nhóm: Sau khi học sinh lựa chọn chủ đề ở các nhóm, 
Các thành viên của nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ nhóm theo kế hoạch đã đề ra và 
cùng làm ra sản phâm của dự án qua kiến thức lý thuyết và các phương án được thử 
nghiệm trong thực tiễn. 
 Bước 3: Thực hiện dự án 
 Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra cho nhóm và cá nhân. 
Trong giai đoạn này học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, 
thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lý 
thuyết, phương án giải quyết vấn đề được thực nghiệm qua thực tiễn. Trong quá trình 
đó sản phâm của dự án và thông tin mới được tạo ra. 
 1.2.4.3. Giai đoạn 3: Báo cáo, đánh giá dự án 
 Bước 1: Trình bay sản phẩm của dự án 
 Kết quả của dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo, bài 
báo...Trong nhiều dự án các sản phâm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành, 
cũng có thể được trình bày dưới các hành động phi vật chất. Sản phẩm có thể được 
trình bày giữa các nhóm, có thể được giới thiệu trong nhà trường và ngoài xã hội. 
 Bước 2: Đánh giá của dự án: pháp; thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; tư duy độc lập. Mỗi thành 
tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập 
trong quá trình giải quyết vấn đề. 
 1.2.6.2. Vai trò dạy học dự án trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề 
và sáng tạo cho học sinh 
 - DHDA thường được thực hiện theo nhóm, việc học mang tính xã hội cao do 
đó hình thành cho học sinh năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, 
CNTT... 
 - DHDA đã tạo ra môi trường dạy học không bị ràng buộc chặt chẽ về thời 
gian, không gian vì thế có thể phát triển các kĩ năng cho học sinh như hợp tác, ứng 
dụng CNTT, thực hành thí nghiệm... 
 - DHDA tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động tương tác đa chiều: Tương 
tác giữa HS - HS, HS - GV, HS - XH... Do đó giúp học sinh phát triển các kĩ năng 
như hợp tác, thu nhận thông tin...cho chính bản thân mình.
 12 
 - DHDA có khả năng tích hợp cao các phương pháp dạy học, các hình thức tổ 
chức dạy học; nội dung dạy học dự án có sự kết hợp của nhiều kiến thức thuộc nhiều 
lĩnh vực khác nhau, thông qua đó học sinh có cơ hội hình thành các năng lực phẩm 
chất. 
 - Trong quá trình hoàn thiện và báo cáo sản phẩm thực hiện dự án trước nhóm, 
tập thể lớp. Học sinh sẽ có cơ hội hình thành các kĩ năng như trình bày, giao tiếp, sử 
dụng ngôn ngữ... 
 DHDA là một phương thức dạy học gắn liền với thực tế. Thông qua dạy học 
dự án không những giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn hình thành phát 
triển năng lực, kĩ năng cần thiết cho bản thân... 
 2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 
 Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến các giáo viên đại diện của 90 trường 
THPT đã từng tham gia tập huấn xây dựng kế hoạch dạy học cho chương trình SGK 
Tin học 10 chương trình GDPT 2018 do Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức vào hè năm 
2022 và học sinh của 5 lớp dự kiến sẽ thực hiện DHDA. 
 Link khảo sát: https://forms.gle/fEcEyFbTRsXpG2Z18 
 Kết quả khảo sát cho thấy: 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua dạy h.pdf