Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần ”Công dân với pháp luật”

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở THPT nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của học sinh. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải cách PPDH ở mỗi nhà trường. Là một môn khoa học xã hội, môn Giáo dục Công dân (GDCD) ở các cấp bậc phổ thông có vai trò cực kỳ quan trọng. Môn GDCD trực tiếp giáo dục nhân cách, năng lực, phẩm chất, tư tưởng cho học sinh gắn liền với đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hình thành cho người lao động mới có thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhận thức đúng đắn quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Môn GDCD sẽ định hướng, điều chỉnh mọi hành vi đúng đắn của các em. Việc một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên sống buông thả, thiếu kỷ cương, vi phạm pháp luật... đang dần trở thành một thực trang gây nhức nhối đối với xã hội. Vì vậy trách nhiệm giáo dục nói chung và của bộ môn GDCD nói riêng không hề nhỏ, trong đó giáo dục đạo đức và pháp luật tuyệt đối quan trọng. Vì lẽ đó đặt ra vấn đề là phải giáo dục pháp luật cho học sinh. Cần giáo dục ngay từ đầu sẽ khiến các em hiểu, ghi nhớ pháp luật và từ đó tránh vi phạm pháp luật. Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục ở nước ta đã chỉ rõ rằng thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông vẫn thường áp dụng các phương pháp cổ truyền. Thông báo nhồi nhét kiến thức, chưa phát huy được vai trò của giáo viên trong việc tổ chức định hướng hoạt động học tập của học sinh, sao cho họ có thể chiếm lĩnh tri thức, hậu quả là chất lượng nắm vững kiến thức của một số bộ phận không nhỏ học sinh vẫn còn ở trình độ thấp, bộc lộ nhiều yếu kém cơ bản, thiếu sáng tạo. Do đó việc dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn GDCD nói riêng không thể sử dụng duy nhất một phương pháp truyền thống, vì điều đó không đáp ứng được yêu cầu đào tạo ra những công dân tương lai có suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người góp phần thực hiện “chiến lược con người”. Như đã nói ở trên chúng tôi không thể sử dụng phương pháp giáo dục truyền thống để giảng dạy một nội dung khó của GDCD. Vì vậy, cần phải có phương pháp dạy học phù hợp nhất. Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy một trong những phương pháp quan trọng hình thành năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh đó là phương pháp tình huống.

Năng lực điều chỉnh hành vi là một năng lực sống cơ bản, là khả năng con người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu biết và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người.
Trong môn Giáo dục công dân 12 THPT, phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh là giúp học sinh nhận thức được các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, các giá trị trong sản xuất kinh doanh và những quy định của pháp luật. Nhận thức và đánh giá được các yếu tố tác động của bản thân trong cuộc sống, học tập để từ đó có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức, phù hợp với quy định của Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, trong suốt quá trình giảng dạy, với các phương pháp đã từng thể hiện, tôi thấy việc học và tìm hiểu kiến thức Giáo dục công dân không gây được hứng thú triệt để cho học sinh. Học sinh chưa có ý thức cao trong việc tìm hiểu các kiến thức của môn học, làm cho hoạt động dạy và học không mang lại hiệu quả cao dẫn đến việc không phát huy được hết tính tích cực của học sinh trong quá trình giảng dạy, và bài giảng Giáo dục công dân của giáo viên chưa thể hiện được hết nội dung mà mình muốn truyền tải.
Nắm được những điểm yếu của học sinh tại trường mình công tác nói chung, cũng như những tồn tại và hạn chế trong phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân của bản thân nói riêng, với mục đích hình thành cho học sinh thói quen tìm hiểu kiến thức khoa học, xã hội và đời sống, hình thành cho các em cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật giúp các em có thể vận dụng thành thạo những kiến thức ấy để giải quyết các vấn đề thực tiễn nên bản thân đã mạnh dạn nghiên cứu và thử nghiệm đề tài: Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần "Công dân với pháp luật"

pdf 50 trang Thanh Ngân 02/01/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần ”Công dân với pháp luật”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần ”Công dân với pháp luật”

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực điều chỉnh hành của học sinh THPT thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học phần ”Công dân với pháp luật”
 MỤC LỤC 
Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 4 
 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 4 
 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 5 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6 
 5. Tính mới và đóng góp của đề tài ..................................................................... 6 
 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 
Phần hai: NỘI DUNG ............................................................................................ 7 
1. Những vấn đề chung về lý luận dạy học phát triển năng lực ............................... 7 
 1.1. Một số khái niệm ......................................................................................... 7 
 1.1.1. Năng lực ................................................................................................... 7 
 1.1.2. Phát triển năng lực .................................................................................... 7 
 1.1.3. Định hướng phát triển năng lực ................................................................ 7 
 1.1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực............................................ 8 
 1.1.5. Phương pháp tình huống ........................................................................... 8 
 1.2. Định hướng phát triển năng lực năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh 
 trong môn GDCD ............................................................................................... 9 
 1.3. Cơ sở khoa học và nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực .. 10 
 1.3.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................... 10 
 1.3.2. Nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực ........................ 11 
2. Cơ sở thực tiễn cho dạy học phát triển năng lực điều chỉnh hành vi cho học sinh 
thông qua sử dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy phần “Công dân với 
pháp luật” ............................................................................................................. 12 
 2.1. Yêu cầu phát triển năng lực tự điều chỉnh hành vi cho học sinh hiện nay. . 12 
 2.2. Thực trạng dạy học theo phương pháp tình huống để phát triển năng lực tự 
 điều chỉnh hành vi cho học sinh ở các trường THPT hiện nay .......................... 13 
3. Kinh nghiệm sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học để phát triển năng 
lực điều chỉnh hành vi thông qua giảng dạy phần “Công dân với pháp luật” ........ 18 
 3.1. Lựa chọn, xây dựng một hệ thống tình huống có tính khoa học, thiết thực, 
 hấp dẫn ............................................................................................................. 18 
 3.2. Chuẩn bị tốt các câu hỏi dẫn dắt gợi mở .................................................... 23 
 3.3. Khai thác tính “vấn đề” của tình huống để hình thành năng lực điều chỉnh 
 hành vi một cách khéo léo ................................................................................ 28 
 3.4. Thiết kế tình huống phải đảm bảo tạo môi trường cho mọi học sinh tích cực 
 hoạt động, tham gia vào quá trình học tập để hình thành năng lực điều chỉnh hành 
 vi ...................................................................................................................... 32 
4. Kết quả đạt được .............................................................................................. 35 
5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất ......................... 37 
 5.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................... 37 
 5.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 37 
 2 
 Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
 Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ 
nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng 
việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. 
Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở THPT 
nói riêng là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, 
năng lực cộng tác làm việc của học sinh. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong 
cải cách PPDH ở mỗi nhà trường. 
 Là một môn khoa học xã hội, môn Giáo dục Công dân (GDCD) ở các cấp bậc 
phổ thông có vai trò cực kỳ quan trọng. Môn GDCD trực tiếp giáo dục nhân cách, 
năng lực, phẩm chất, tư tưởng cho học sinh gắn liền với đường lối xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc, hình thành cho người lao động mới có thế giới quan, phương pháp luận 
khoa học, nhận thức đúng đắn quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và tư 
duy”. Môn GDCD sẽ định hướng, điều chỉnh mọi hành vi đúng đắn của các em. Việc 
một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên sống buông thả, thiếu kỷ cương, vi phạm 
pháp luật... đang dần trở thành một thực trang gây nhức nhối đối với xã hội. Vì vậy 
trách nhiệm giáo dục nói chung và của bộ môn GDCD nói riêng không hề nhỏ, trong 
đó giáo dục đạo đức và pháp luật tuyệt đối quan trọng. Vì lẽ đó đặt ra vấn đề là phải 
giáo dục pháp luật cho học sinh. Cần giáo dục ngay từ đầu sẽ khiến các em hiểu, ghi 
nhớ pháp luật và từ đó tránh vi phạm pháp luật. 
 Các công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục ở nước ta đã chỉ rõ rằng thực 
tế giảng dạy ở các trường phổ thông vẫn thường áp dụng các phương pháp cổ truyền. 
Thông báo nhồi nhét kiến thức, chưa phát huy được vai trò của giáo viên trong việc 
tổ chức định hướng hoạt động học tập của học sinh, sao cho họ có thể chiếm lĩnh tri 
thức, hậu quả là chất lượng nắm vững kiến thức của một số bộ phận không nhỏ học 
sinh vẫn còn ở trình độ thấp, bộc lộ nhiều yếu kém cơ bản, thiếu sáng tạo. Do đó việc 
dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn GDCD nói riêng không thể sử dụng 
duy nhất một phương pháp truyền thống, vì điều đó không đáp ứng được yêu cầu đào 
tạo ra những công dân tương lai có suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều 
kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người góp phần 
thực hiện “chiến lược con người”. Như đã nói ở trên chúng tôi không thể sử dụng 
phương pháp giáo dục truyền thống để giảng dạy một nội dung khó của GDCD. Vì 
vậy, cần phải có phương pháp dạy học phù hợp nhất. Qua nghiên cứu và thực tiễn cho 
thấy một trong những phương pháp quan trọng hình thành năng lực điều chỉnh hành 
vi cho học sinh đó là phương pháp tình huống. 
 4 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Tìm hiểu về dạy học theo phát triển năng lực và năng lực điều chỉnh hành vi 
cho học sinh. 
 Tìm hiểu thực tiễn việc dạy học Giáo dục công dân nói chung và phát triển 
năng lực điều chỉnh hành vi thông qua giảng dạy môn GDCD 12, chất lượng giảng 
dạy bộ môn, tình hình hứng thú học tập tại trường THPT THPT Lê Viết Thuật. 
 Tiến hành thực nghiệm ở 6 lớp để kiểm chứng các biện pháp sư phạm trên cơ sở 
đó rút ra kết luận khoa học. 
5. Tính mới và đóng góp của đề tài 
 - Đây là đề tài lần đầu tiên được áp dụng thực hiện tại trường THPT Lê Viết 
Thuật. 
 - Đề tài khai thác, trang bị cho học sinh những phương pháp, kỹ năng có tính 
hệ thống trong việc tiếp cận những tình huống pháp luật để định hướng năng lực tự 
điều chỉnh hành vi cho học sinh. 
 - Nội dung sáng kiến đề cập góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, 
góp phần thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông, rèn luyện 5 phẩm chất, 10 
năng lực cho học sinh theo chương trình giáo dục mà Bộ đã ban hành. 
6. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp thu thập số liệu 
 - Phương pháp xử lí số liệu 
 - Phương pháp phân tích, so sánh 
 6 
 1.1.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 
 Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu 
phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của học sinh thông qua cách thức tổ chức các 
hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn 
và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. Trong mô hình này, học sinh có thể thể hiện sự tiến bộ 
bằng cách chứng minh năng lực của mình. Điều đó có nghĩa là học sinh phải chứng 
minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực); 
huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm 
tin, ý chí,) trong một môn học hay bối cảnh nhất định, theo tốc độ của riêng mình. 
1.1.5. Phương pháp tình huống 
 - Tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác 
dụng thúc đẩy tính tích cực của người đó. Trong quan hệ không gian tình huống xảy 
ra bên ngoài nhận thức của chủ thể, trong quan hệ thời gian tình huống xảy ra trước 
so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng tình huống là sự độc lập của 
các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động” 
 - Tình huống dạy học là tổ hợp những mối quan hệ xã hội cụ thể được hình 
thành trong quá trình dạy học, khi mà học sinh đã trở thành chủ thể hoạt động của đối 
tượng nhận thức trong môi trường dạy học, nhằm một mục đích dạy học cụ thể. Một 
tình huống thông thường chưa phải là một tình huống dạy học. Nó chỉ trở thành tình 
huống dạy học khi người giáo viên đưa những nội dung cần truyền thụ vào trong các 
sự kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khi 
học sinh giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học. 
 - Phương pháp tình huống là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh tự 
lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt 
ra. Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn xung 
đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải quyết 
khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt 
chuyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để chứng 
minh một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế. Tình huống trong dạy học 
là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hóa 
nhằm mục đích dạy học. 
 Phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp dạy học mà trong đó 
giáo viên đặt học sinh vào một trạng thái tâm lý đặc biệt khi họ gặp mâu thuẫn khách 
quan của nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự họ chấp nhận và có nhu cầu, 
có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó là bằng tìm tòi, tích cực, sáng tạo, kết quả là họ 
giành được kiến thức và cả phương pháp giành kiến thức . 
 8 
 Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp học sinh 
khám phá điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp 
đặt sẵn. Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để các em biết 
cách tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận tìm tòi kiến thức mới. Tăng 
cường học hợp tác trong nhóm để cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, tự giác làm việc 
và có thảo luận bàn bạc trong nhóm. Cần sử dụng các tình huống, trường hợp điển 
hình, hiện tượng thực tế, các vấn đề trong đời sống xã hội để phân tích đối chiếu cho 
bài giảng. Khuyến khích học sinh liên hệ thực tiễn trong nhà trường, địa phương, đất 
nước trong quá trình học tập. 
1.3. Cơ sở khoa học và nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực 
1.3.1. Cơ sở khoa học 
 Trên cơ sở nghiên cứu khoa học về các học thuyết như học thuyết kết nối, học 
thuyết hành vi, học thuyêt về nhận thứccủa các nhà khoa học đã cho thầy rằng, học 
tập là một bản năng tự nhiên theo một trình tự đã được lập trình sẵn, nếu học sinh đạt 
đến sự chín muồi để học điều gì đó, họ sẽ nắm bắt được phương pháp học. Giáo viên 
cần xây dựng môi trường học tập thoải mái, nhận biết chính xác thời điểm tác động 
đến học sinh tham gia vào quá trình học tập thông qua tổ chức các hoạt động phù hợp 
với nhu cầu, hứng thú của cá nhân. 
 Học tập là quá trình kiến tạo kiến thức thông qua sự tương tác với môi trường. 
Kiến thức sẽ được hình thành qua kinh nghiệm. Học sinh là chủ thể của hoạt động, tự 
chủ, tự xây dựng và thực hiện mục tiêu, phương pháp học tập. Giáo viên đóng vai trò 
là người hướng dẫn, định hướng học sinh khám phá kiến thức thông qua các hoạt 
động học tập. Đồng thời Học tập là quá trình xây dựng mạng lưới kết nối thông qua 
các nút kiến thức có sẵn và các nút kiến thức mới. Học sinh đóng vai trò chủ động 
trong việc thiết kế quá trình học tập, đồng thời được cung cấp công cụ để tạo phương 
pháp học tập riêng. Giáo viên sẽ phát triển khả năng của học sinh để vận hành thông 
tin. 
 Bên cạnh đó xác định rõ vai trò của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta cũng đã 
ban hành các Nghị quyết như: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị 
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Phát triển 
giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển 
mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiế n thứ c sang phát triển toàn diện năng 
lực và phẩm chất học sinh. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục 
nhà trường kế t hơp̣ với giáo dục gia đình và giáo duc̣ xã hội”; Nghị quyết 
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo 
khoa phổ thông “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo 
chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp 
 10 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_dieu_chinh_hanh_cu.pdf