Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực Công nghệ thông tin cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 (Phân môn Địa lí)

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của các loại phương tiện thông tin đại chúng, các loại hình của công nghệ thông tin ra đời đã tạo ra những bước ngoặt lớn, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong các hoạt động kinh tế cũng như giao lưu văn hóa trên toàn thế giới. Đứng trước những lợi ích của CNTT (Công nghệ thông tin) ngành giáo dục là ngành được coi là tiền đề cho việc đưa CNTT vào học tập và thực tiễn cuộc sống.

Trong đó bậc THCS cũng đã áp dụng CNTT vào giảng dạy và giúp học sinh nắm bắt kiến thức thuận lợi hơn. Đặc biệt là dạy học môn Địa lí bằng CNTT sẽ giúp cho học sinh nhận biết thực tế về một sự vật, hiện tượng Địa lí xảy ra xung quanh cuộc sống.

Để đáp ứng được nhu cầu của thời đại, tôi thiết nghĩ khoa học Địa lí cần trang bị cho những lớp người hiện đại được tiếp cận và thừa hưởng những thành quả hiện đại đó. Trong khoa học Địa lí cũng như việc dạy học Địa lí các thiết bị hiện đại như máy chiếu, các phần mềm…là phương tiện bổ trợ đắc lực để làm phong phú thêm cho việc nâng cao phương pháp dạy học theo hướng tích cực, sáng tạo của học sinh.

Chính vì điều đó đòi hỏi người giáo viên phải chủ động để nắm được sự thay đổi tích cực trong quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay. Việc đổi mới SGK theo chủ trương của ngành Giáo Dục, đòi hỏi dung lượng kiến thức của cả người học và người dạy phải tăng lên. Do vậy việc dạy học phải có sự kết hợp các phương pháp thật linh hoạt, khoa học, phù hợp thì mới thu được hiệu quả cao trong học tập, giúp các em nắm được bài học một cách chủ động, khắc sâu và sâu sắc hơn. Ở đây phương pháp dạy học ứng dụng Công nghệ thông tin bổ trợ và làm phong phú thêm tính trực quan của quá trình nhận thức của học sinh, không dừng ở mức độ là đồ dùng dạy học làm đồ dùng dạy học thuần túy – vật để minh họa kiến thức, mà còn là một tri thức quan trọng để học sinh khai thác tối đa kiến thức trong quá trình nhận thức. Tuy nhiên giáo viên cũng phải tự nhận biết được mặt ưu điểm cũng như tồn tại của từng phương pháp, làm sao để có thể vận dụng một cách có hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy, học.

Trong suốt quá trình tổ chức giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí tại trường THCS, cá nhân tôi nhận thấy với đặc thù của môn học: Sử dụng phương pháp dạy học ứng dụng CNTT (công nghệ thông tin) vào dạy học môn Địa lí sẽ phát huy triệt để hệ thống kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình (phương tiện trực quan), hệ thống các phương tiện trực quan như tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu được lưu giữ qua hệ thống máy vi tính tương đối chính xác, nhanh và hiệu quả. CNTT giúp học sinh nhớ kỹ, khắc sâu kiến thức, giúp các em hình thành kỹ năng phán đoán, tư duy, tìm tòi và diễn đạt bằng lời một cách chính xác thông qua hệ thống tranh ảnh được mô phỏng rõ ràng, cụ thể về các hệ thống kiến thức Địa lí.

Ở lứa tuổi học sinh lớp 6 ngoài việc cho các em nắm vững các khái niệm, kiến thức của bài học thì việc giáo dục tư tưởng, cảm xúc, thẩm mỹ, xây dựng khả năng tư duy trong quá trình lĩnh hội kiến thức cho các em cũng rất cần thiết, vì vậy đồ dùng trực quan cần phải được thể hiện một cách cụ thể, khoa học, chính xác có ý nghĩa rất to lớn trong dạy học phân môn Địa lí.

Ví dụ: Ở đối tượng học sinh lớp 6, việc cung cấp cho các em về khái niệm của một đối tượng địa lí bằng phương pháp thông thường hiệu quả sẽ không cao bằng cho các em quan sát chúng qua màn hình một cách trực quan, sinh động như: một đoạn phim hoặc mô hình quả địa cầu chuyển động thì hiệu quả thu được sẽ cao hơn rất nhiều, giúp các em khắc sâu hơn kiến thức, tạo hứng thú học tập cho các em. Đó chính là chiếc cầu nối giữa kiến thức lí thuyết và thực tiễn.

Thực tế trong quá trình giảng dạy – truyền thụ kiến thức, vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, qua đó bản thân tôi tự nhận thấy:

Một số phương pháp vận dụng dạy học theo phương pháp mới (phương pháp hiện đại) có nhiều ưu điểm và ngày một chiếm ưu thế, mang lại hiểu quả cao cho cả người dạy và người học, phát huy triệt để được tính chủ động, sáng tạo, đặc biệt là đã kích thích được sự hứng thú trong quá trình học tập của học sinh. Qua đó cũng góp phần giúp người dạy nâng cao được tính sáng tạo, tìm tòi, tự học, bồi dương thêm về kiến thức, nâng cao về trình độ chuyên môn, phát huy vai trò là chủ thể của người thầy trong việc chỉ đạo quá trình nhận thức cho học sinh tốt hơn, tích cực hơn.

Thực tế cũng phải trải qua thời gian lâu dài, gặp không ít trở ngại, chiêm nhiệm và quyết định chọn đề tài: phát triển năng lực CNTT cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 (Phân môn Địa lí). Qua đó để đúc rút ra một vài kinh nghiệm bản thân mà tôi nhận thấy đã thu được kết quả khá cao, muốn tiếp tục bày tỏ và chia sẽ với đồng nghiệp tham khảo và tiếp tục góp ý, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn phân môn Địa lí nói chung.

docx 41 trang Thanh Ngân 03/04/2025 160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực Công nghệ thông tin cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 (Phân môn Địa lí)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực Công nghệ thông tin cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 (Phân môn Địa lí)

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực Công nghệ thông tin cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 (Phân môn Địa lí)
 2
Tuy nhiên giáo viên cũng phải tự nhận biết được mặt ưu điểm cũng như tồn 
tại của từng phương pháp, làm sao để có thể vận dụng một cách có hiệu quả 
cao nhất trong quá trình dạy, học.
 Trong suốt quá trình tổ chức giảng dạy bộ môn Lịch sử và Địa lí tại 
trường THCS, cá nhân tôi nhận thấy với đặc thù của môn học: Sử dụng 
phương pháp dạy học ứng dụng CNTT (công nghệ thông tin) vào dạy học môn 
Địa lí sẽ phát huy triệt để hệ thống kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình 
(phương tiện trực quan), hệ thống các phương tiện trực quan như tranh ảnh, 
bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu được lưu giữ qua hệ thống máy vi tính tương đối 
chính xác, nhanh và hiệu quả. CNTT giúp học sinh nhớ kỹ, khắc sâu kiến thức, 
giúp các em hình thành kỹ năng phán đoán, tư duy, tìm tòi và diễn đạt bằng 
lời một cách chính xác thông qua hệ thống tranh ảnh được mô phỏng rõ ràng, 
cụ thể về các hệ thống kiến thức Địa lí.
 Ở lứa tuổi học sinh lớp 6 ngoài việc cho các em nắm vững các khái 
niệm, kiến thức của bài học thì việc giáo dục tư tưởng, cảm xúc, thẩm mỹ, xây 
dựng khả năng tư duy trong quá trình lĩnh hội kiến thức cho các em cũng rất 
cần thiết, vì vậy đồ dùng trực quan cần phải được thể hiện một cách cụ thể, 
khoa học, chính xác có ý nghĩa rất to lớn trong dạy học phân môn Địa lí.
Ví dụ: Ở đối tượng học sinh lớp 6, việc cung cấp cho các em về khái niệm của 
một đối tượng địa lí bằng phương pháp thông thường hiệu quả sẽ không cao 
bằng cho các em quan sát chúng qua màn hình một cách trực quan, sinh động 
như: một đoạn phim hoặc mô hình quả địa cầu chuyển động thì hiệu quả thu 
được sẽ cao hơn rất nhiều, giúp các em khắc sâu hơn kiến thức, tạo hứng thú 
học tập cho các em. Đó chính là chiếc cầu nối giữa kiến thức lí thuyết và thực 
tiễn.
 Thực tế trong quá trình giảng dạy – truyền thụ kiến thức, vận dụng 
nhiều phương pháp dạy học khác nhau, qua đó bản thân tôi tự nhận thấy:
 Một số phương pháp vận dụng dạy học theo phương pháp mới (phương 
pháp hiện đại) có nhiều ưu điểm và ngày một chiếm ưu thế, mang lại hiểu quả 
 2 4
2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nhằm năng cao khả năng sử dụng các thiết bị dạy học phục vụ cho 
một tiết học có hiệu quả của giáo viên địa lí.
 - Giúp học sinh có khả năng tiếp nhận kiến thức và tự hoàn thiện kiến 
thức trên cơ sở những tri thức giáo viên đã truyền đạt và hướng dẫn, phát triển 
năng lực công nghệ thông tin cho các con qua các hoạt động học.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Là học sinh khối 6 trường THCS Việt Nam - Angieri
4. Cơ sở nghiên cứu:
 Dựa trên tình hình thực tế dạy học phân môn Địa lí cho đối tượng học 
sinh khối 6 của trường THCS Việt Nam - Angieri qua nhiều năm và quá trình 
vận dụng một số phương pháp dạy học được xem là phương pháp hỗ trợ tối 
ưu trong quá trình dạy học môn phân môn Địa lí lớp 6, điển hình là các phương 
pháp dạy học hiện đại như: sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, phương 
pháp sử dụng mô hình, tranh ảnh trực quan và sơ đồ, bản đồ trong quá trình 
dạy học phân môn Địa lí 6.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, thống kê, đàm thoại, khảo sát, quan 
sát, xin ý kiến cố vấn
- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra đánh giá ở các lớp
 4 6
 Quá trình dạy học ứng dụng CNTT trong dạy học, đặc biệt là dạy học 
các bộ môn đặc thù như phân môn Địa lí có nhiều ưu điểm như: như quá trình 
lên lớp giáo viên không nặng nề về các khâu phải chuẩn bị đồ dùng dạy học 
như bản đồ, bảng phụ, tranh ảnh mà vẫn truyền tải được tới cho học sinh 
đầy đủ hệ thống kiến thức cần thiết, cũng như hệ thống tranh ảnh, sơ đồ, lược 
đồmột cách trực quan sinh động, truyền tải nhanh tới học sinh một số kiến 
thức lớn, học sinh được tự trải nghiệm nhiều hơn, rèn luyện nhiều kĩ năng mới 
làm việc độc lập và sáng tạo hơn. Trong giai đoạn dịch bệnh như hai năm trở 
lại đây, học sinh thường xuyên phải học online nên ứng dụng CNTT được 
càng nhiều trong dạy học càng mang lại hứng thú học cho học sinh và tạo hiệu 
quả cao trong quá trình học tập.
2.1: Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:
 Các thiết bị và ứng dụng CNTT được xem là vai trò then chốt trong các 
phương pháp dạy học hiện đại, có thể giải quyết được các nhiệm vụ cơ bản 
của quá trình dạy học, tối ưu như: truyền thụ kiến thức, phát triển tư duy, rèn 
luyện kỹ năng thực hành, ôn tập, củng cố, kiểm tra đánh giánhờ khả năng 
lưu trữ, cung cấp thông tin nhanh, chính xác, cung cấp thông tin; điều khiển, 
điều chỉnh kiểm tra và liên lạc, luyện tập các kỹ năng và thực hành, minh họa, 
trực quan hóa bằng mô phỏngThậm chí còn có khả năng cung cấp cho học 
sinh những kiến thức đặc biệt mà những phương pháp khác không làm được 
như: các đoạn phim tư liệu, hình ảnh được liên kết âm thanh, hiệu ứng, không 
gian ba chiềuvới sự bổ trợ của phần mềm Powerpoint, violet...
 Hệ thống phòng ốc dành riêng cho việc dạy học bằng máy chiếu đầy đủ 
đảm bảo (cả về diện tích, cấu trúc và ánh sáng), hiệu quả của các thiết bị 
dạy tương đối ổn định, mang lại hiệu quả tốt. Số lượng máy vi tính và máy 
chiếu của nhà trường đầy đỏ cho các phòng học, học sinh và gióa viên tiếp 
cận CNTT rất thuận lợi và thường xuyên mang lại nhiều hiệu quả thiết thực 
2.2: Đối với giáo viên và học sinh:
 6 8
Để thực tế hơn thì chúng ta sử dụng phần mềm Google Earth để tìm một vùng 
hay một địa điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất và chúng ta có thể biết tọa độ 
chính xác của chúng. Như vậy cũng giúp cho học sinh thích thú học hỏi, tìm 
tòi các sự vật hiện tượng địa lý nhiều hơn
 Ví dụ trong dạy bài: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
 Giáo viên có thể sử dụng bản đồ để giảng dạy và có thể lấy ví dụ đo 
khoảng cách từ Trường THCS Đinh Tiên Hoàng đến bưu điện huyện Cư Mgar 
trên bản đò là bao nhiêu sau đó tính ra thực địa. Tuy nhiên để khẳng định 
khoảng cách đó trên thực tế giáo viên có thể vận dụng phần mềm Google earth 
để đo thực địa của khoảng cách đó.
3.2: Xây dựng bài dạy Powerpoint thể hiện hình ảnh trực quan, mô phỏng 
bằng hình ảnh động trong bài dạy:
 Powerpoint : có thể tiến hành soạn giảng các bài giảng điện tử; phát 
huy cao độ khả năng đồ họa của máy vi tính; sử dụng thêm các công cụ khác 
 8 10
 * Kết quả thu được: Nghe câu hỏi xong, ngay lập tức học sinh dơ tay phát 
biểu: Trái Đất quay quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông, có 40/45 em dơ tay, 
đạt tỷ lệ : 88% (đặt câu hỏi thử nghiệm nhận xét mức độ phản ứng nhanh).
 GV đặt câu hỏi 2: Quan sát hình ảnh chuyển động của Trái Đất quay quanh 
Mặt Trời cho biết hướng nghiêng của trục Trái đất có thay đổi không?
 * Kết quả thu được : có 40/45 học sinh dơ tay, trong dơ tay phát biểu, đạt : 
88,9%.
 - GV đặt câu hỏi 3: câu hỏi ở mức độ khó hơn, đòi hỏi học sinh phải quan 
sát lâu hơn trước khi trả lời. câu hỏi: Khi chuyển động quanh Mặt Trời,lượng 
ánh sáng Trái Đất nhận được có đặc điểm như thế nào? 
 10 12
GV đặt câu hỏi 1: Dựa vào hình ảnh treo trên bảng, em hay cho biết hướng 
chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời ?
 * Kết quả thu được: Nghe câu hỏi xong, học sinh dơ tay phát biểu: Trái Đất 
quay quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông, có 20/48 em dơ tay, đạt tỷ lệ : 41.6% 
(đặt câu hỏi thử nghiệm nhận xét mức độ phản ứng nhanh). 
GV đặt câu hỏi 2: Quan sát hình ảnh chuyển động của Trái Đất quay quanh 
Mặt Trời treo trên bảng, cho biết hướng nghiêng của trục Trái đất có thay đổi 
không?
 * Kết quả thu được : có 15/48 học sinh dơ tay, trong dơ tay phát biểu, đạt : 
31,2%.
 - GV đặt câu hỏi 3: câu hỏi ở mức độ khó hơn, đòi hỏi học sinh phải quan sát 
lâu hơn trước khi trả lời. 
Câu hỏi: Khi chuyển động quanh Mặt Trời, lượng ánh sáng Trái Đất nhận 
được có đặc điểm như thế nào? 
* Kết quả: Quan sát trên tập tranh Địa lí, học sinh có thể trả lời được, nhưng 
mức độ phản ứng nhanh chậm và sự hứng thú không cao, tập trung chú ý cao, 
có nhiều học sinh nét mặt có vẻ chưa thông, còn mơ hồ. Có 19% học sinh dơ 
tay phát biểu bài.
 Qua bài học tôi nhận thấy khả năng tạo hứng thú học tập, kích thích phong 
trào, tinh thần học tập cho lớp cũng như từng cá nhân học sinh ở tiết dạy này 
 12 14
GV giao bài tập cho các em tự tìm hiểu theo nhóm tại nhà trước đó 1 tuần:
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm sông hồ.
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ sông ngòi khỏi ô nhiễm.
-> Đại diện các nhóm báo cáo bài tập tại lớp bằng các hình thức tự chọn như: 
Sử dụng các đoạn video, các ứng dụng CNTT, flash hoạt hình trong bài báo 
cáo. 
3.4: Kiểm tra đánh giá học sinh qua ứng dụng của Googe form, OLM.vn 
hoặc trên study.hanoi.vn
 Các ứng dụng trên OLM.vn, Google form : giúp cho quá trình luyện tập, 
củng cố, đánh giá với học sinh và giáo viên thuận lợi, nhanh chóng hơn rất 
nhiều, hiệu quả cao và chính xác. Giúp cho quá trình đánh giá của giáo viên 
được hiệu quả và liên tục hơn, học sinh tự tin sử dụng các ứng dụng CNTT 
mới, đồng thời có thể tự kiểm tra kiến thức của bản thân qua các bài tập online.
 Giáo viên thường xuyên tạo các bài tập bài kiểm tra ngắn cho học sinh 
luyện tập, củng cố kiến thức sau mỗi nội dung học lí thuyết để học sinh nắm 
vững kiến thức hơn, đồng thời tự kiểm tra được mức độ hiểu bài của bản thân. 
Qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm, tự luận (trả lời ngắn) trên ứng dụng của 
Googe hoặc trên OLM.vn giáo viên kiểm tra được nhanh, kết quả học tập được 
ghi lại chính xác và chi tiết. Giúp cho quá trình đánh giá học sinh toàn diện, 
nhanh chóng hơn, học sinh làm bài rất nhanh và tự học rất tốt.
 14 16
kết hợp sử dụng các phương tiện hiện đại với việc vận dụng linh hoạt các 
phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại sao 
cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh.
 16 18
 Tiến hành điều tra đại trà qua phiếu: 
 Nội dung cụ thể như sau: GV phát phiếu trắc nghiệm cho các lớp để 
thăm dò ý kiến học sinh ở các lớp. Yêu cầu học sinh hãy điền những thông 
tin vào phiếu những ý kiến của các nhân về việc học tập môn Địa lí có ứng 
dụng các phần CNTT .
 Mẫu phiếu điều tra ( Phụ lục 1)
 Nếu chúng ta biết vận dụng CNTT một cách đúng mức, có kế hoạch và 
có khoa học chắc chắn nó sẽ trở thành phương pháp dạy học có hiệu quả rất 
cao, giúp cho cả thầy và trò trong quá trình dạy, học mau chóng tiếp cận được 
với nguồn tri thức hiện đại, tích lũy nhanh chóng được vốn tri thức khổng lồ, 
đặc biệt là trong kỹ nguyên của cách mạng KHKT đang phát tán mạnh mẽ cả 
về lượng và chất. . Giúp người dạy có thể tổ chức tốt việc truyền tải kiến thức, 
học lĩnh hội kiến thức trong quá trình dạy học, đặc biệt là phát triển năng lực 
CNTT để góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng bộ môn Địa lí nói chung 
cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của các môn học ngày một cao hơn là 
cần thiết.
2. Một số khuyến nghị và đề xuất:
 Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường THCS cũng như yêu cầu 
cấp bách của xã hội hiện nay, đó là ưu tiên đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT 
trong cuộc sống, hoạt động kinh tế Trong đó có Giáo dục, vì vậy tôi xin 
kiến nghị và đề xuất như sau:
* Đối với PGD:
- Mở lớp tập huấn, phổ cập tin học nâng cao cho giáo viên toàn quận (đặc biệt 
là đối với những giáo viên trẻ và những giáo viên khác có nhu cầu học thêm 
để nâng cao trình độ tin học của mình).
- Tiếp tục nâng cao, mở rộng cho toàn quận một ngân hàng giáo án điện tử 
độc lập.
- Nếu có thể thì đầu tư thêm cho các trường một số máy chiếu, máy tính xách 
tay để phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy chung của trường.
 18 20
thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn được tốt 
hơn.
 Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trong sáng kiến này đều là ý kiến 
của cá nhân không sao chép từ người khác.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Thanh Xuân, ngày tháng năm 2022
 Người viết SKKN
 20 22
 PHỤ LỤC 2:
 MỘT SỐ BÀI GIẢNG MINH HỌA
 Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ,
 KINH ĐỘ – VĨ ĐỘ – TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
 - Nêu được các phương pháp xác định phương hướng trên bản đồ. 
- Nhận biết được phương hướng đơn giản trên bản đồ nếu dùng tiếng Anh. 
- Phân biệt được kinh độ, vĩ độ.
- Ứng dụng được bản đồ trên thực tế.
 2. Kĩ năng
 - Xác định được phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm 
trên bản đồ, quả địa cầu.
- Viết và xác định được tọa độ của 1 địa điểm. 
 3. Thái độ
- Hiểu được tầm quan trọng của bản đồ và cách xác định phương hướng trên 
bản đồ. 
 4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực 
sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử 
dụng hình vẽ, tranh ảnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 1. Chuẩn bị của GV: 
 - Bài giảng ppt, video
 - Quả địa cầu.
 - Bản đồ Đông Nam Á
 - Các trò chơi, phiếu học tập 
 22

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_cong_nghe_thong_ti.docx