Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh Lớp 10 thông qua dạy học bài ”Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính” bộ sách Kết nối tri thức

Tài chính cá nhân là một khái niệm tương đối phổ biến tại các nước có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên đây là một khái niệm còn ít được đề cập tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Quản lý tài chính cá nhân có ý nghĩa rất lớn khi toàn thế giới vừa mới đối mặt với gần 3 năm đại dịch covid-19, đời sống của mỗi công dân bị ảnh hưởng nhiều cấp độ khác nhau. Việc trang bị những kiến thức, sự hiểu biết về tài chính cá nhân, đặc biệt kỹ năng quản lý tài chính cá nhân trở nên cấp thiết để có thể ứng phó tốt với các tình huống bất thường, đảm bảo đời sống cá nhân và gia đình, từ đó góp phần ổn định xã hội và phát triển bền vững.
Hiện nay đối tượng được đào tạo bài bản về tài chính cá nhân còn ở con số rất khiêm tốn. Đặc biệt lứa tuổi học sinh tại các tỉnh thành nhỏ và khu vực nông thôn khó tiếp cận được các khóa học về tài chính cơ bản để có những hiểu biết cần thiết về tài chính, cũng như quản lý tài chính cá nhân, do đó nhiều trường hợp đã rơi vào rủi ro của vay nặng lãi để phải nhận những hệ quả đáng tiếc. Hơn nữa các cá nhân, hộ gia đình Việt Nam còn chưa dành sự quan tâm tới quản lý tài chính cá nhân và các chương trình đào tạo kiến thức về tài chính.
Trong chương trình toán Phổ thông 2006, vấn đề tài chính chỉ mới xuất hiện bài toán lãi kép ở bài học hàm số mũ - Giải tích 12. Còn chương trình Toán Phổ thông 2018, trong phần hoạt động thực hành trải nghiệm toán 10, đã có riêng bài học “Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính” mới được đưa vào giảng dạy từ năm học 2022-2023 này. Như vậy đối với học sinh phổ thông, đây là vấn đề còn mới. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi thấy cần giáo dục học sinh nhiều hơn nữa về vấn đề tài chính nên đã đề xuất các giải pháp, từ đó xây dựng đề tài nghiên cứu “Phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10 thông qua dạy học bài ‘Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính”’.
pdf 67 trang Thanh Ngân 30/11/2024 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh Lớp 10 thông qua dạy học bài ”Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính” bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh Lớp 10 thông qua dạy học bài ”Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính” bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh Lớp 10 thông qua dạy học bài ”Tìm hiểu một số kiến thức về tài chính” bộ sách Kết nối tri thức
 SỞ GD- ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT BẮC YÊN THÀNH 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: 
PHÁT HUY KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CHO HỌC SINH LỚP 10 
 THÔNG QUA DẠY HỌC BÀI 
 “TÌM HIỂU MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ TÀI CHÍNH” 
 Lĩnh vực: Toán THPT 
 Nhóm tác giả: 
 Trần Thị Thu Hiền – 0376 946 989 
 Phạm Thị Bắc – 0348 183 515 
 Hoàng Thị Thủy - 0383 588 809 
 Tổ: Toán - Tin 
 Yên Thành, năm 2023 
 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC KÝ HIỆU 
 Từ viết tắt/ký Cụm từ đầy đủ 
 hiệu 
THPT Trung học phổ thông 
HĐ Hoạt động 
GV Giáo viên 
HS Học sinh 
CH Câu hỏi 
MC Người dẫn chương trình 
 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 
 Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau: 
- Thực trạng và những vấn đề đặt ra về giảng dạy, phổ cập kiến thức về tài chính cá 
nhân trong bối cảnh mới. 
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về các vấn đề: Quản lý chi tiêu, tiết kiệm 
và lập kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư và tài sản cá nhân; quản lý tài chính gia 
đình. 
5. Phương pháp nghiên cứu. 
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
 Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, các 
sách giáo khoa, các tạp chí, sách, báo, truyền hình có liên quan tới kiến thức về tài 
chính nhằm phát triển kỹ năng quản lý tài chính cho học sinh lớp 10. 
+ Phương pháp khảo sát thực tiễn, phỏng vấn, thống kê, phân tích, xử lý số 
liệu: 
- Khảo sát qua google form. 
- Dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh trong quá trình 
dạy học về kiến thức tài chính. 
+ Phương pháp thực nghiệm: 
Tổ chức thực nghiệm: Dạy học trên lớp và các hoạt động ngoại khóa. 
 2 
 Giáo dục tài chính sẽ giúp tạo ra một thế hệ học sinh hiểu biết về tài chính, biết 
vận dụng hiệu quả kiến thức này vào thực tế cuộc sống để giúp ích cho bản thân, 
gia đình, góp phần phát triển ổn định bền vững nền kinh tế - xã hội quốc gia, đáp 
ứng nhu cầu phát triển của thế giới. Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, hầu hết thế hệ 
chúng ta (những bậc phụ huynh) được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn, 
nỗ lực học tập và làm việc với mục tiêu làm cho cuộc sống của mình và những người 
thân yêu đỡ vất vả hơn. Chúng ta hiểu rất rõ tầm quan trọng của tiền bạc, tuy vậy 
lại không được chỉ dạy về các kỹ năng tài chính cá nhân vì thế chúng ta phải tự mày 
mò, tìm kiếm các quản lý, chi tiêu tiền bạc,tất nhiên con đường đến sự tự chủ về 
tài chính, thành công cũng dài hơn. 
 Chúng ta đều biết rằng đa số học sinh được tiếp xúc với tiền hàng ngày, đơn 
giản như xin bố mẹ tiền ăn sáng, mua ít đồ dùng học tập,...nhưng trong các trường 
học việc giáo dục tài chính chưa được chú trọng. Khi triển khai dạy học các nội 
dung liên quan đến giáo dục tài chính, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn như thiếu 
tài liệu, phương tiện hỗ trợ dạy học còn ít, các nội dung về tài chính chưa có hệ 
thống, thời gian dành cho nội dung này còn quá ít, đặc biệt trình độ hiểu biết của 
học sinh còn thấp. Vì vậy đa số học sinh THPT trên địa bàn huyện Yên Thành vẫn 
chưa nhận được những bài học giáo dục kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính một 
cách đầy đủ và hệ thống. 
 Nhóm chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng giáo dục tài chính cho học 
sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành với nội dung câu hỏi sau: 
Câu 1: Theo Thầy (Cô) , có nên giáo dục sớm về tài chính cho học sinh không? 
A. Không. B. Phân vân. C. Có. 
Câu 2: Thầy (Cô) đã từng dạy kiến thức về tài chính cho học sinh chưa? 
A. Chưa dạy. 
B. Đã dạy nhưng chưa có tính hệ thống. 
C. Đã dạy có hệ thống. 
Câu 3: Nếu giáo dục tài chính cho học sinh thì Thầy (Cô) lựa chọn hình thức nào? 
A. Dạy trên lớp. 
B. Hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
C. Hinh thức khác. 
Câu 4: Khi giáo dục tài chính cho học sinh thì Thầy (Cô) có gặp khó khăn không? 
A. Có. B. Không. 
Nếu khó khăn thì đâu là vấn đề Thầy (Cô) gặp phải? 
 4 
 Kết quả thu được: Có 15 giáo viên (chiếm tỉ lệ 22,4%) chọn hình thức dạy trên 
lớp; có 38 giáo viên (chiếm tỉ lệ 56,7%) chọn hình thức giáo dục qua hoạt động 
ngoài giờ lên lớp; có 14 giáo viên (chiếm tỉ lệ 20,9%) chọn các hình thức giáo dục 
khác. Như vậy, từ kết quả này ta thấy số nhiều giáo viên lựa chọn hình thức giáo 
dục tài chính cho học sinh bằng hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
 Kết quả thu được: Có 53 giáo viên (chiếm tỉ lệ 77,6%) gặp khó khăn khi giáo 
dục tài chính cho học sinh; có 14 giáo viên (chiếm tỉ lệ 22,4 %) không gặp khó khăn. 
Như vậy, từ kết quả này ta thấy rất nhiều giáo viên đang còn gặp khó khăn trong 
quá trình giáo dục tài chính cho học sinh. Một số khó khăn thường gặp mà giáo viên 
đưa ra ở đây là: Kiến thức về tài chính của học sinh còn kém, nhiều học sinh cho 
rằng tài chính của mình chưa dồi dào nên chưa cần chi tiêu có kế hoạch, học sinh 
lười nghiên cứu, tài liệu tham khảo ít,.... 
 Song song với việc này, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát thực trạng sự hiểu biết về 
tài chính của học sinh lớp 10 trường THPT Bắc Yên Thành với nội dung câu hỏi như sau: 
 6 
 sinh (chiếm tỉ lệ 8%) đã được giáo dục về tài chính ở trường học. Như vậy, từ kết 
quả này cho chúng ta thấy được tỉ lệ học sinh có kiến thức về tài chính, tài chính cá 
nhân còn rất thấp. 
 Kết quả thu được: Có 323 học sinh (chiếm tỉ lệ 64,9%) muốn tham gia; có 116 
học sinh (chiếm tỉ lệ 12,9%) đang phân vân giữa có tham gia hay không tham gia; 
có 59 học sinh (chiếm tỉ lệ 11,8%) không muốn tham gia các hoạt động giáo dục kĩ 
năng quản lý tài chính. Như vậy, từ kết quả này cho chúng ta thấy được tỉ lệ học 
sinh có nhu cầu muốn tìm hiểu về kiến thức tài chính, các kỹ năng quản lý tài chính 
là rất cao. 
 Kết quả thu được: Có 344 học sinh (chiếm tỉ lệ 69,1%) có suy nghĩ có tiền là 
sẽ tiêu, sẽ mua những gì mình thích; có 96 học sinh (chiếm tỉ lệ 19,3%) suy nghĩ 
nếu có nhiều tiền thì sẽ đi gửi tiết kiệm; có 58 học sinh (chiếm tỉ lệ 11,6%) suy nghĩ 
nếu có nhiều tiền thì sẽ tiếp tục nghĩ cách đầu tư sinh lời để tiền càng nhiều hơn nữa. 
Như vậy, từ kết quả này cho chúng ta thấy được suy nghĩ của học sinh là hướng tới 
 8 
 Chương II: Một số giải pháp giúp cho học sinh lớp 10 phát huy kỹ năng quản lý tài 
chính thông qua dạy học bài tìm hiểu một số kiến thức về tài chính. 
 Qua khảo sát trên ở trên chúng ta thấy đa số học sinh và giáo viên đều có nhu 
cầu được tìm hiểu kiến thức về tài chính, tài chính cá nhân và luôn mong muốn kỹ 
năng quản lý tài chính cá nhân của mình được tốt hơn. Tuy nhiên, trong thực tế thì 
việc học của học sinh cũng như việc dạy của giáo viên về lĩnh vực này còn gặp nhiều 
khó khăn. Vì vậy, để khắc phục được vấn đề này nhóm chúng tôi đã đưa ra bốn giải 
pháp nhằm mục đích phát huy kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cho các em. 
1. Giải pháp 1: Giáo dục qua diễn đàn. 
❖ Diễn đàn: 
 Là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia 
của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình 
với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác, 
giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết như kĩ 
năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiện sự 
tự tin, kĩ năng phát hiện vấn đề. 
❖ Nội dung và cách thức thực hiện: 
 Với giải pháp giáo dục kĩ năng tài chính cho học sinh bằng diễn đàn, nhóm 
chúng tôi triển khai ở hai hình thức: Diễn đàn trực tiếp và diễn đàn gián tiếp. 
 ✓ Hình thức 1- Diễn đàn loại gián tiếp: 
 Nhóm chúng tôi đã chia sẽ các video, bản tin tài chính, các đầu sách hay về 
kinh tế, tài chính, quản lý tài chính cá nhân,...cho học sinh các lớp thông qua các 
nhóm zalo, nhóm messenger của lớp. 
 Một số trang mạng, đường link về bản tin, sách báo mà chúng tôi đã cung cấp 
cho học sinh như: 
+) https://govalue.vn/quan-ly-tai-chinh-ca-nhan/ 
+) Tài chính cá nhân - VnExpress 
+) Phố tài chính vtv8 
+) https://www.youtube.com/watch?v=ywZ-iFJWCpw 
+) Sách : 
- Tài Chính Cá Nhân Dành Cho Người Việt Nam (tác giả Lâm Minh Chánh) 
- Tiền làm chủ cuộc sống (tác giả Tony Robbins) 
- Sách quản lý tài chính cá nhân (tác giả Rachel Richards-Trần Ngọc Mai dịch) 
 Ngoài ta chúng tôi còn giới thiệu phần mềm JA Build Your Future cho học sinh 
tìm hiểu (phần mềm xây dựng hơn 100 nghề nghiệp để giúp học sinh tìm hiểu về các 
nguồn thu nhập, từ đó tính toán chi phí cho bản thân). 
 10 
 hàng ngày, hàng tháng thậm chí được tính bằng năm. 
 Tiết kiệm tiền là cách chúng ta cất giữ một phần thu nhập của 
 mình không sử dụng đến để dùng trong tương lai. 
Từ 7h5’ Học sinh trao đổi sự hiểu biết và thực trạng của bản thân về 
đến 7h35’ quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền, đồng thời đưa ra một số phương 
 án để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền. 
 MC đặt câu hỏi: 
 Câu hỏi 1: Cho đến thời điểm hiện tại, bạn đã có một nguồn tài 
 chính cá nhân nào chưa? 
 Câu hỏi 2: Theo bạn, tại sao phải xây dựng kế hoạch tài chính cá 
 nhân? 
 Câu hỏi 3: Bạn đã xây dựng được kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm 
 cho bản thân chưa? 
 Câu hỏi 4: Bạn hãy nêu một số cách quản lý chi tiêu để tiết kiệm 
 tiền mà bạn biết hoặc đã sử dụng? 
 MC đặt câu hỏi và chỉ định một số học sinh trả lời. 
Từ 7h35’ TỔNG KẾT 
đến 7h45’ MC chốt lại kiến thức cơ bản: 
 - Muốn quản lí chi tiêu tốt, trước hết phải xác định được những 
 khoản chi tiêu cần thiết. Trong thực tế cuộc sống, sẽ có nhiều lúc 
 chúng ta bị mất kiểm soát chi tiêu, tuy nhiên cần nhận diện rõ 
 những tình huống mất kiểm soát chi tiêu đó để có phương án khắc 
 phục chúng một cách hiệu quả, khi đó chúng ta có thể lập kế 
 hoạch tài chính cá nhân theo các bước sau: 
 + Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn của kế hoạch tài chính 
 cá nhân. 
 Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân đặt ra phải cụ thể, phù 
 hợp với khả năng, có dự kiến thời gian để hoàn thành. 
 + Bước 2: Xác định tình hình tài chính hiện tại: Thu và chi thường 
 xuyên của cá nhân. 
 Xác định, tính toán các khoảng thu, chi thường xuyên của cá nhân 
 để từ đó rút kinh nghiệm, xem xét những khoản thu, chi chưa cần 
 thiết. 
 + Bước 3: Thiết lập quy tắc thu chi cá nhân. 
 12 
 ❖ Một số hình ảnh về diễn đàn 
 MC dẫn chương trình 
 MC mời học sinh trả lời các câu hỏi trong diễn đàn 
 Học sinh chia sẻ cảm xúc của bản thân sau diễn đàn 
 14 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_ky_nang_quan_ly_tai_chinh_cho.pdf