Sáng kiến kinh nghiệm Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội

Internet bắt đầu ra đời năm 1974, lúc đó gọi là arpanet. Năm 1983, giao thức TCP / IP chính thức được Quân đội Hoa Kỳ áp dụng làm tiêu chuẩn và tất cả các máy tính kết nối với arpanet phải sử dụng tiêu chuẩn mới này. Vào năm 1984, arpanet được chia thành hai phần: phần đầu tiên, vẫn được gọi là arpanet, được dành riêng cho nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là quân đội, được sử dụng cho mục đích quân sự. Giao thức TCP / IP ngày càng thể hiện nhiều điểm mạnh của nó, đặc biệt là khả năng liên kết các mạng khác một cách dễ dàng. Chính điều này, cùng với các chính sách mở cửa, đã cho phép các mạng thương mại và nghiên cứu kết nối với ARPAnet, điều này đã thúc đẩy sự ra đời của một siêu mạng. Năm 1980, arpanet được coi là trụ cột của Internet. Một cột mốc lịch sử quan trọng của Internet được thành lập vào giữa những năm 1980 khi Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ thành lập một mạng lưới các trung tâm máy tính lớn gọi là nsfnet nhiều công ty chuyển từ arpanet sang nsfnet và do đó sau gần 20 năm hoạt động, arpanet kém hiệu quả đã bị ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Sự hình thành của đường trục nsfnet và các mạng khu vực khác đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của internet. đến năm 1995, nsfnet được rút gọn thành mạng nghiên cứu và internet vẫn đang phát triển. Với khả năng kết nối rộng mở như vậy, internet đã trở thành mạng lớn nhất thế giới, một mạng lưới xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục. kể từ đó, các dịch vụ trên internet không ngừng phát triển tạo ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. Sự phát triển như vũ bão này đã tạo ra một thời kỳ bùng nổ của các dịch vụ Internet, Internet kết nối vạn vật, điều này giúp ích cho con người rất nhiều trong cả cuộc sống nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, câu hỏi đặt ra là nếu chúng ta phát triển internet theo hướng nào để cuộc sống của con người thuận tiện hơn và an toàn hơn. Bên cạnh những lợi ích to lớn của mạng xã hội thì cũng không thể tránh khỏi những tác hại nguy hiểm. Vì vậy, đây là lý do tôi viết đề tài về “Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội”.
docx 23 trang Thanh Ngân 20/12/2024 271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội

Sáng kiến kinh nghiệm Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên mạng xã hội
 Đề tài này giúp tất cả mọi người khi sử dụng mạng xã hội cần tránh những tác hại 
nguy hiểm. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Sáng kiến kinh nghiệm có đối tượng nghiên cứu là những hậu quả khi sử dụng mạng 
xã hội. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Để trình bày sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã phối hợp nhiều phương pháp như: 
nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, quan sát, điều tra cơ bản, thực nghiệm so sánh, phân 
tích kết quả thực nghiệm,  phù hợp với môn học thuộc lĩnh vực Tin học. Đăng tải những status mơ hồ nhầm câu like và view không còn là chuyện lạ, song nó 
thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng 
góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và 
notification sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn. 
2.3.1.3. Xao nhãng mục tiêu cá nhân như học tập 
Nếu một ai đó quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu 
thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách 
học hỏi những kĩ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng 
bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. 
2.3.1.4. Nguy cơ trầm cảm 
Các chuyên gia nghiên cứu tâm lý cho thấy: nếu một người sử dụng mạng xã hội càng 
nhiều thì càng dễ trầm cảm. 
2.3.1.5. Giết chết sự sáng tạo 
Việc sử dụng mạng xã hội nhiều dễ làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá 
trình lướt các trang mạng xã hội, đặc biệt là Tumblr, có tác động suy giảm hoạt động 
não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. 
2.3.1.6. Bạo lực trên mạng 
Thế hệ học sinh là dễ trở thành “Anh hùng bàn phím”. Các em cảm thấy thoải mái trên 
mạng nên các em thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu.
Vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên 
bất lịch sự hơn hẳn. 
2.3.1.7. Tình yêu dễ đổ vỡ 
Mạng xã hội tưởng chừng là công cụ hiệu quả để “hâm nóng tình cảm”. Nhưng thực tế 
là lợi thì ít mà hại thì nhiều. Theo nghiên cứu, những ai sử dụng mạng xã hội càng 
nhiều thì họ càng có “tật” theo dõi mọi hành động của người ấy, dễ dẫn đến cãi vã và 
chia tay. 
2.3.1.8. Thường xuyên so sánh bản thân với người khác 
Việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh 
hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn. Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai cũng 
có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Những gì người ta khoe khoang trên mạng 
không hẳn là con người thật của họ. 2.3.2.5 Kiểm tra lại phần hiển thị của các thông tin cá nhân: Click vào Dòng thời 
gian và gắn thẻ, chọn "Xem với tư cách là" để thấy được những thông tin cá nhân của 
mình hiển thị với bạn bè, người lạ trên Facebook như thế nào. Truy cập Bảo mật rồi 
chọn "Địa điểm bạn đã đăng nhập" để xem xét các truy cập đối với tài khoản 
Facebook của mình. Khi xuất hiện các truy cập bất thường, click vào "kết thúc hoạt 
động" để ngăn chặn. 
2.3.2.6 Sử dụng mật khẩu mạnh khi tham gia mạng xã hội: Tuyệt đối không đặt 
mật khẩu đơn giản, dễ đoán hay dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản mạng xã 
hội. Thực hiện đổi mật khẩu định kỳ cũng là biện pháp để đảm bảo an toàn. Mật khẩu 
mạnh có chứa kí tự hoa, thường, đặc biệt, các số và các dấu chấm câu và sử dụng một 
mật khẩu cho mỗi trang web. 
2.3.3 Ví dụ: 
2.3.3.1. Bảo mật thông tin cá nhân: 
Bạn luôn nhận được những cuộc gọi tiếp thị bán hàng, đăng kí các dịch vụ dù bạn 
không hề quan tâm và đăng kí để được tư vấn. Điều này chứng tỏ thông tin cá nhân 
của bạn đang bị lộ cho bên thứ ba mà bạn không hề biết. Không những bị làm phiền từ 
các cuộc gọi mà những dữ liệu cá nhân bị rò rỉ như: mật khẩu, địa chỉ, số điện thoại, 
căn cước công dân,... luôn là món mồi béo bở đối với tin tặc đồng thời gây nên những 
rủi ro cực kỳ nguy hiểm đối với người dùng internet bị rò rỉ thông tin. Phổ biến nhất 
chính là dùng chính những thông tin mà bạn lưu lại trên inernet để bán cho bên tội 
phạm thứ 3 để ăn cắp danh tính vay tiền, lừa đảo, rút tiền,... Khi đó cần thực hiện một 
số giải pháp sau: 
- Trình báo cơ quan có thẩm quyền hoặc Bộ Y tế để được trợ giúp cụ thể. 
- Thông báo cho gia đình, người thân, bạn bè để cùng nhau cảnh giác.
- Theo dõi tài khoản ngân hàng, đặt biệt là các giao dịch lạ xem có thay đổi gì không 
để kịp thời thông báo cho ngân hàng xử lý. 
- Thay đổi các mật khẩu trên mạng xã hội cũng như các ứng dụng khác thành mật 
khẩu mạnh, sử dụng bảo mật hai lớp,... 
- Cảnh giác đối với các số điện thoại lạ đường link lạ, phòng ngừa tin tặc giả mạo. 
2.3.3.1.1. Không nhấp vào các đường link lạ trên các trang mạng xã hội và quyền truy cập vào các dữ liệu quan trọng của bạn như tài khoản mạng xã hội. Vì 
vậy, bạn có thể kiểm tra lại bằng google tìm kiếm để biết được đây có phải là website 
chính thống hay không. 2.3.3.1.7 Nên đăng xuất sau khi sử dụng các trang mạng xã 
hội. Khi thực hiện đăng nhập sử dụng các dịch vụ trên mạng hay liên kết với các tài 
khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch với thiết bị công cộng bạn nên đăng xuất sau 
khi sử dụng xong. Việc duy trì kết nối có thể biến bạn trở thành nạn nhân của tội 
phạm công nghệ thông qua các lỗ hổng bảo mật. 2.3.3.1.8 Tuyệt đối không cài đặt các 
phần mềm lạ, không rõ nguồn gốc. Bạn tuyệt đối không nên cài đặt các phần mềm lạ 
trên mạng xã hội, vì có thể sau khi bạn cài đặt các phần mềm này nó sẽ điều khiển 
thiết bị của bạn hoặc nó định vị vị trí của bạn. Bạn nên cài đặt các phần mềm chính 
thống. 2.3.3.1.9 Đọc kỹ các điều khoản trước khi sử dụng. Khi sử dụng bất kỳ ứng 
dụng nào trên mạng xã hội thì bạn nên đọc kỹ vì những ứng dụng này đang thu thập 
mọi thông tin từ bạn, vì vậy bạn nên từ chối sử dụng các điều khoản này để bảo mật 
thông tin của bạn. 2.3.3.1.10 Nên cài đặt các phần mềm diệt virus uy tín Bạn nên cài 
đặt trên thiết bị điện thoại/máy tính phần mềm diệt virus uy tín để nó phát hiện nhanh 
các mã độc (malware) đang hoạt động trong thiết bị của bạn, đồng thời sẽ có phương 
hướng giải quyết tiếp theo nhanh chóng. 2.3.3.2 Xác minh bạn bè: 2.3.3.2.1 Không 
nên kết bạn với người lạ trên mạng Việc xác minh bạn bè trên mạng xã hội là rất quan 
trọng. Vì nếu bạn kết bạn tràn lan trên mạng xã hội thì dễ bị kẻ xấu lừa đảo.
Nếu bạn kết bạn trên facebook với một người nước ngoài khác giới thì có thể bạn dễ 
bị gài bẫy là chúng sẽ lừa tình sau đó lừa tiền. Nó sẽ giả vờ nhắn tin yêu đương, khi 
biết bạn có tình cảm với nó thì nó sẽ lừa chuyển quà khủng, bạn muốn lấy được món 
quà này thì phải mất phí và không chỉ mất phí một lần mà rất nhiều lần. Có người đã 
bị nó lừa cả chục tỷ đồng. Nếu gặp trường hợp này bạn phải báo và làm việc với công 
an để nhờ công an giải quyết. Có người kết bạn với người lạ, nó thường xuyên hỏi 
thăm bạn đang làm gì, ở đâu, giả vờ kết thân bạn để thăm dò mọi thông tin của bạn 
như anh em, bạn bè người thân của bạn, sau một thời gian nó bán bạn cho một môi 
giới nào đó, bạn đến đó không biết ở đâu, không quen biết ai, và rồi bạn bị mất tích 
một cách bí ẩn. 2.3.3.2.2 Không nên chấp nhận lới mời kết bạn khi chưa xác minh họ 
là ai Hiện nay, kẻ xấu thường lên mạng xã hội đăng ảnh đại diện rất đẹp, sang chảnh, 
tỏ vẻ họ là người thành đạt để được nhiều người kết bạn, là cái bẫy dễ lừa đảo, vì vậy Bạn không nên đặt mật khẩu dễ đoán như họ tên, ngày sinh, số điện thoại của mình 
mà bạn cần đặt mật khẩu facebook bao gồm: ký tự hoa, ký tự thường, số, ký tự đặc 
biệt. 
Ví dụ: Bk@1698 
Cách thực hiện: 
Vào Facebook/Cài đặt/Bảo mật và đăng nhập/Gõ mật khẩu mạnh. 
2.3.3.3.5 Bật bảo mật xác thực 2 yếu tố 
Sau khi kích hoạt tính năng, mỗi lần đăng nhập vào một thiết bị lạ, ngay lập tức thông 
báo sẽ được gửi về thiết bị tin cậy, theo đó thiết bị này đã được thiết lập trước. 
Cách thực hiện: 
Vào Facebook/Cài đặt/Bảo mật và đăng nhập/Sử dụng xác thực 2 yếu tố. 
2.3.3.3.6 Chọn từ 3 đến 5 người bạn tin cậy 
Bạn bè tin cậy sẽ giúp bạn lấy lại tài khoản facebook bị mất. Do đó sẽ giảm đi khả 
năng hack tài khoản của các hacker. 
Cách thực hiện: 
Vào Facebook/Cài đặt/Bảo mật và đăng nhập/Chọn 3 đến 5 người bạn để liên hệ nếu 
tài khoản facebook của bạn bị khóa thì kích hoạt chức năng này là được.
2.3.3.3.7 Tránh sử dụng các ứng dụng không có nguồn gốc rõ ràng 
Khi bạn cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc thì buộc bạn phải trải qua các bước 
xác nhận cung cấp các thông tin cho ứng dụng. Điều này có thể khiến tài khoản bị lộ 
token, các hacker dễ dàng ăn cắp tài khoản facebook của bạn. 
Cách thực hiện: 
Vào Facebook/Cài đặt/Ứng dụng và trang web. 
2.3.3.4 Thiết lập quyền riêng tư 
Khi bạn đăng lên facebook một sự kiện hoặc một tấm ảnh nào đó mà để chế độ công 
khai thì dễ bị kẻ xấu truy tìm thông tin của bạn để lừa đảo. Vì vậy, bạn phải cài chế độ 
quyền riêng tư là ai có thể vào xem thông tin mà bạn đăng, đó có thể là bạn bè chứ 
không phải tất cả mọi người. 
Có nhiều link trên facebook khi ai đó truy cập vào thì nó sẽ đánh cắp tài khoản 
facebook. Hoặc có những bạn trẻ bị kẻ xấu gắn link game ăn tiền. Một vài lần chơi 
đầu nó cho người chơi thắng vài trăm nghìn để khi người chơi nạp tiền mấy chục triệu Sau khi nhập thông tin cá nhân mà bạn muốn chỉnh sửa hoặc thêm mới, bạn có thể tùy 
chỉnh quyền riêng tư để chọn ai có thể xem được thông tin của bạn. 
Phần thông tin cá nhân bạn nên để quyền riêng tư là chỉ mình tôi thì không ai có thể 
biết mọi thông tin trên trang facebook của bạn. Điều đó sẽ tránh được những kẻ xấu 
muốn truy cập vào facebook của bạn để lấy thông tin. 
2.3.3.6 Sử dụng mật khẩu mạnh khi tham gia mạng xã hội: 
Nếu bạn cài mật khẩu facebook đơn giản như họ tên, ngày sinh thì dễ bị lộ và kẻ xấu 
vào hack facebook của mình để nhắn cho bạn bè, người thân vay tiền 
Vì vậy, mật khẩu facebook phải đặt gồm: chữ in hoa, chữ in thường, chữ số và ký tự 
đặc biệt. 
2.3.3.7 Cách cài đặt bảo mật cho zalo đúng cách, giúp bạn nhắn tin an toàn nhất: 
2.3.3.7.1 Nâng cấp mã hóa đầu cuối: 
Mã hóa đầu cuối giúp các cuộc trò chuyện của bạn bảo mật tuyệt đối. Tin nhắn được 
mã hóa khi gửi và nhận. Điều này giúp cuộc trò chuyện của bạn an toàn hơn rất nhiều. 
Người ngoài cuộc trò chuyện, kể cả zalo không đọc được tin nhắn. 
Cách mã hóa tin nhắn zalo: 
- Bạn hãy cập nhật phiên bản zalo mới nhất trên điện thoại và máy tính bạn đã đăng 
nhập zalo trong vòng 7 ngày gấn nhất. 
- Mở cuộc trò chuyện bạn muốn, chọn mục tùy chọn/Mã hóa đầu cuối. 
- Bạn sẽ được zalo giới thiệu về tính năng này, nhấn Nâng cấp mã hóa đầu cuối là 
xong. Quá trình nâng cấp sẽ không thành công nếu người kia chưa cập nhật zalo phiên 
bản mới. 
2.3.3.7.2 Kiếm soát quyền xem nhật ký 
Nhật ký zalo là nơi lưu giữ lại những khoảnh khắc, những kỷ niệm đáng nhớ hay 
những tâm sự riêng của bản thân mỗi người dùng. Tuy nhiên, bạn có thể thiết lập cho 
phép ai được quyền xem nhật ký của bạn hoặc thiết lập nhật ký của mình hiển thị 
trong một khoảng thời gian cụ thể ví dụ như 1 tuần, 1 tháng hay một khoảng thời gian 
nào đó.
Cách thiết lập quyền xem nhật ký zalo: 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 
2.4.1 Ý nghĩa thực tiễn của sáng kiến: 
Tôi đã thực hiện 2 phiếu khảo sát trên google form: Một phiếu khảo sát dành cho giáo 
viên Trường THPT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An theo đường link 
https://forms.gle/wN9FByrmCxkhQiBD9. 
Một phiếu khảo sát dành cho học sinh Trường THPT Anh Sơn 3 ở một số lớp theo 
đường lnk: https://forms.gle/fASbcdiguBPYnj7W9 
Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên 
một số Trường THPT trên địa bàn Tỉnh Nghệ An: 
Có 36 giáo viên được khảo sát gồm các trường: THPT Anh Sơn 3, THPT Anh Sơn 1, 
THPT Con Cuông, THPT Hà Huy Tập, THPT Thanh Chương 1, THPT Đô Lương 1, 
THPT Nguyễn Sỹ Sách. 
Trong phần khảo sát dành cho giáo viên THPT tôi đã đưa ra 2 câu hỏi: 
Câu 1: Theo thầy (cô) chúng ta có cần các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin trên 
mạng xã hội hay không? 
Ở câu 1 có 36 giáo viên đưa ra câu trả lời/36 giáo viên được khảo sát trong đó có 
30/36 giáo viên chọn phương án rất cần thiết chiếm tỷ lệ 83.3% và 6/36 giáo viên 
chọn phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 16.7%, không có giáo viên nào chọn mục không 
cần thiết chiếm tỷ lệ 0%, không có giáo viên nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. 
Câu 2: Tuyên truyền các biện pháp để bảo mật thông tin trên mạng xã hội cho mọi 
người có khả thi không? 
Ở câu 2 có 36/36 giáo viên đưa ra câu trả lời trong đó có 29 /36 giáo viên chọn 
phương án rất cần thiết chiếm tỷ lệ 80.6%, còn lại có 7/36 giáo viên chọn phương án 
cần thiết chiếm tỷ lệ 19.4%, không có giáo viên nào chọn mục không cần thiết chiếm 
tỷ lệ 0%, không có giáo viên nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. Câu 4: Sau khi cô dạy cho chúng ta đề tài " Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và 
các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin trên mạng xã hội" bản thân em thấy đề tài này 
có khả thi hay không khi em lên mạng xã hội? 
Ở câu 4 có 62/88 em chọn phương án rất cần thiết chiểm tỷ lệ 70.5%, có 26/88 em 
chọn phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 29.5%, không có em nào chọn phương án không 
cần thiết chiếm tỷ lệ 0% và không có em nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%. 
Câu 5: Theo em, trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, chúng ta có cần 
thiết biết đến những tác hại khi sử dụng mạng xã hội hay không? 
Ở câu 5 có 73/88 em chọn phương án rất cần thiết chiểm tỷ lệ 83%, có 15/88 em chọn 
phương án cần thiết chiếm tỷ lệ 17%, không có em nào chọn phương án không cần 
thiết chiếm tỷ lệ 0% và không có em nào chọn mục khác chiếm tỷ lệ 0%.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_tac_hai_khi_su_dung_mang_xa_hoi.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Những tác hại khi sử dụng mạng xã hội và các biện pháp bảo vệ an toàn thông ti.pdf