Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nǎng lực viết đoạn vǎn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 với sách giáo khoa mới

Ở chương trình Tiểu học, viết là một trong bốn kĩ năng cơ bản cần đạt và là kĩ năng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt. Để có năng lực viết đoạn văn ngắn tốt học sinh cần sử dụng và tổng hợp các kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt từ việc đọc, kĩ thuật viết, nói và nghe. Viết giúp cho học sinh vận dụng các hiểu biết, các kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Do đó, Tiếng Việt không chỉ xem xét từng phần, từng mặt qua từng dạng bài, các kỹ năng Tiếng Việt quan hệ chặt chẽ với nhau trở thành một công cụ tổng hợp dể giao tiếp. Dạng bài viết lớp 2 thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của dạy học là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Việc viết đoạn văn ngắn tốt giúp cho học sinh phát triển tư duy logic, có sự hiểu biết, có tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, gắn bó với con người và vạn vật xung quanh. Từ đó, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển. Việc dạy cho học sinh cách viết và trình bày một đoạn văn ngắn rất quan trọng, nó góp phần giúp cho học sinh viết đoạn văn tốt hơn ở hoạt động sáng tạo và viết bài văn ở các lớp trên

Trên thực tế hiện nay tôi thấy việc dạy học sinh viết đoạn văn ngắn trong bài viết cho học sinh lớp Hai còn nhiều khó khăn vì các em vừa mới lớp Một lên, mới tập làm quen với các kiểu câu, cách diễn đạt ý và sắp xếp câu, các em còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học hợp lý. Tôi rất băn khoăn, trăn trở về vấn đề này và đã quyết định chọn biện pháp:“Nâng cao nǎng lực viết đoạn vǎn ngắn cho học sinh lớp 2 theo chương trình GDPT 2018”

docx 14 trang Thanh Ngân 08/11/2024 790
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nǎng lực viết đoạn vǎn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 với sách giáo khoa mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nǎng lực viết đoạn vǎn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 với sách giáo khoa mới

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao nǎng lực viết đoạn vǎn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 với sách giáo khoa mới
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
 “ Nâng cao nǎng lực viết đoạn vǎn ngắn cho học sinh lớp 2 theo chương 
trình GDPT 2018”
 I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn biện pháp
 Ở chương trình Tiểu học, viết là một trong bốn kĩ năng cơ bản cần đạt và là kĩ 
năng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt. Để có 
năng lực viết đoạn văn ngắn tốt học sinh cần sử dụng và tổng hợp các kiến thức, kỹ 
năng Tiếng Việt từ việc đọc, kĩ thuật viết, nói và nghe. Viết giúp cho học sinh vận 
dụng các hiểu biết, các kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện 
hoặc cung cấp. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức đó được 
hoàn thiện và nâng cao dần. Do đó, Tiếng Việt không chỉ xem xét từng phần, từng 
mặt qua từng dạng bài, các kỹ năng Tiếng Việt quan hệ chặt chẽ với nhau trở thành 
một công cụ tổng hợp dể giao tiếp. Dạng bài viết lớp 2 thực hiện mục tiêu quan 
trọng nhất của dạy học là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học 
tập. Việc viết đoạn văn ngắn tốt giúp cho học sinh phát triển tư duy logic, có sự 
hiểu biết, có tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, gắn bó với con người và 
vạn vật xung quanh. Từ đó, tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành 
và phát triển. Việc dạy cho học sinh cách viết và trình bày một đoạn văn ngắn rất 
quan trọng, nó góp phần giúp cho học sinh viết đoạn văn tốt hơn ở hoạt động sáng 
tạo và viết bài văn ở các lớp trên
 Trên thực tế hiện nay tôi thấy việc dạy học sinh viết đoạn văn ngắn trong bài 
viết cho học sinh lớp Hai còn nhiều khó khăn vì các em vừa mới lớp Một lên, mới 
tập làm quen với các kiểu câu, cách diễn đạt ý và sắp xếp câu, các em còn nhiều bỡ 
ngỡ, chưa có phương pháp học hợp lý. Tôi rất băn khoăn, trăn trở về vấn đề này và 
đã quyết định chọn biện pháp:“Nâng cao nǎng lực viết đoạn vǎn ngắn cho học 
sinh lớp 2 theo chương trình GDPT 2018”
 2. Đối tượng áp dụng:
 Học sinh lớp 2B nǎm học 2022 - 2023 trường Tiểu học An Tiến, huyện An Lão.
 II. NỘI DUNG
 1. Mục tiêu của biện pháp
 Nghiên cứu các biện pháp nâng cao năng lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh 
trong môn Tiếng Việt nói chung và dạng Bài viết lớp 2 nói riêng. Thông qua các 
biện pháp đó giúp học sinh hào hứng, tự mình chiếm lĩnh các tri thức một cách tự 
nhiên, thoải mái nhất.
 Từ những thực tế giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, việc đưa ra 
biện pháp nâng cao năng lực viết nhằm mục đích sau:
 - Nâng cao trình độ, kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ của bản thân giáo viên.
 - Giúp giáo viên chủ động hơn trong giờ dạy Bài viết lớp 2.
 2 * Về phía học sinh:
 Tôi được nhà trường phân công dạy lớp 2 nhiều năm. Năm học 2022 - 2023, tôi 
được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2B. Qua thời gian giảng dạy, bản tôi 
thấy các em còn vướng phải nhiều hạn chế, cụ thể như sau:
 - Học sinh chưa có động cơ, hứng thú học tập với viết đoạn văn.
 - Học sinh mới chỉ biết dựa vào các câu hỏi gợi ý đã cho trong sách giáo khoa 
nên bài làm còn đơn điệu và giống nhau. Vốn từ của các em còn hạn hẹp, vốn sống 
của các em chưa nhiều, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất hạn chế.
 - Học sinh hầu như chưa nắm được cấu trúc của một đoạn văn ngắn, chưa có 
nǎng lực tư duy, sáng tạo. Do tâm lý lứa tuổi và chưa được rèn luyện thường xuyên 
nên các em chưa có cách quan sát cụ thể chi tiết.
 Ví dụ: Trong tiết Luyện tập: Viết đoạn văn (Bài 26 - trang 115 - Sách Tiếng 
Việt 2 tập 1 - bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống: Viết 3 - 4 câu kể một việc 
người thân đã làm cho em. Học sinh lớp 2 thường không chú ý đến câu, cách dùng 
từ và sắp xếp các ý dẫn đến câu rời rạc thiếu sự liên kết. Cụ thể như sau: Bà em 
năm nay đã 70 tuổi. Hàng ngày sáng sớm bà gọi em thức dậy đi học. Bà em đã rất 
yếu rồi. Em rất yêu quý bà vì bà chăm sóc cho em. 
 BÀI VIẾT 2
 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
 Khi tôi còn bé tí, tôi ở nhà với ông ngoại cả ngày để bố mẹ đi làm. Ông kể 
 tôi nghe rất nhiều chuyện cổ tích. Ông dạy tôi vẽ rất nhiều con vật: voi, hổ, hươu, 
 nai, sóc,Ông còn dạy tôi vẽ cả ông mặt trời, dòng sông, con thuyền, Mỗi khi 
 ông có việc đi đâu, tôi rất nhớ ông và mong ông sớm về với tôi.
 a. Trong đoạn văn trên, bạn nhỏ kể về ai?
 b. Người đó đã làm gì cho bạn nhỏ?
 c. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ đối với người đó?
 2. Viết 3 - 4 câu kể một việc người thân đã làm cho em.
 Qua thực tế giảng dạy, khảo sát 2 tiết đầu tiên (kể về thầy cô, người thân) khi 
 học sinh thực hành làm bài tập viết đoạn văn ngắn kết quả như sau:
 Bảng 1: Kết quả khảo sát viết đoạn văn của học sinh lớp 2B
 đầu năm học 2022 - 2023
 Viết câu văn có ý 
 Chưa biết viết 
 Viết câu văn trọn ý, theo yêu cầu để bài, 
 văn, gạch đầu Không sử 
Tổng đảm bảo yêu cầu, diễn đạt câu chưa 
 dòng, xuống dòng dụng dấu câu 
 số đoạn viêt giàu hình gãy gọn, một số từ 
 tùy tiện, không rō khi viết văn.
 học ảnh, có cảm xúc. dùng chưa chính xác, 
 ý, rō câu.
 sinh ít xúc cảm.
 SL TL SL TL SL TL SL TL
 42
 8 19,1% 15 35,7% 14 33,3% 5 11,9%
 em
 4 cho việc giúp học sinh xác định nội dung đoạn văn bài viết yêu cầu; những hình 
ảnh động của con vật các em sẽ tả những bức tranh về chủ đề đoạn viết sẽ lôi 
cuốn học sinh quan sát, tò mò tìm hiểu, kết hợp câu hỏi gợi ý của giáo viên, của bài 
giúp cho học sinh định hình được nội dung đoạn viết một cách nhẹ nhàng tự nhiên 
và thích thú.
 3.2. Biện pháp 2: Trang bị cho học sinh một số từ ngữ, hình ảnh thuộc chủ 
đề qua việc học tốt tiết đọc và chú trọng dạy học tích hợp
 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức với cuộc sống, có cấu trúc bài 
học rất chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc. Các bài học được sắp xếp theo chủ đề, chủ 
điểm, các bài học hướng dẫn, rèn cho học sinh các kĩ năng mà trong đó kĩ năng 
viết được chú trọng thông qua việc cung cấp vốn hiểu biết, vốn từ thông qua các 
bài đọc.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tích hợp kiến thức của bài viết với 
phần đọc, luyện nói và nghe để liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến 
các chủ để học tập nhằm cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ cho học sinh. 
Bởi vậy, giáo viên chính là người cung cấp cho học sinh thông qua các bài đọc, bài 
luyện nói, bài luyện tập về từ, câu... Mỗi chủ đề của môn Tiếng Việt thì tiết đọc, 
luyện nói đều có những bài văn, bài thơ nói về chủ đề đó. Vì vậy, trong các tiết 
dạy, giáo viên nên tập cho học sinh trả lời thành câu đủ ý và chú ý đến những bài 
đọc có liên quan đến chủ đề bài viết. Từ đó học sinh có thể rút ra những câu văn 
hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ để sau này vận dụng vào viết văn.
 Ví dụ: Qua bài đọc “Chuyện bốn mùa”, học sinh đã nắm thêm về đặc điểm 
của các mùa xuân, hạ, thu, đông. Các em có thể ghi lại các từ ngữ chỉ đặc điểm về 
bốn mùa vào sổ tay, hoặc tự làm phiếu học tập cho mình, giúp học sinh viết đoạn 
văn về một trong các mùa được dễ dàng, hay hơn.
 Học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 2 vốn từ của các em còn hạn hẹp. Vì 
vậy, giáo viên nên bổ sung thêm vốn từ ngữ cho các em dựa vào từng chủ để qua 
phiếu học tâp.
 Ví dụ: Đối với dạng bài viết về đồ vật, tôi cung cấp cho học sinh phiếu học tập 
“Một số từ ngữ dùng để tả đồ vật”.
 1. Kích thước 4. Giá trị
 Dài, ngắn, cao, thấp, rộng, hẹp, bé tẹo, to Tốt, bền, đẹp, đắt, rẻ
 đùng, dài ngoẵng, ngắn ngủn 5. Khối lượng
 2. Màu sắc Nặng, nhẹ, nhẹ tênh, nặng 
 Xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, đo đỏ, vàng trĩu, nặng trình trịch
 rực, đỏ tươi, tím biếc,
 3. Hình dáng
 Thẳng, cong, vuông vức, méo mó, tròn vo, dài 
 ngoẵng, to đùng, bé tẹo ... 
 6 Bước 1: Câu mở đoạn (giới thiệu về một mùa yêu thích): Trong bốn mùa, mùa 
nào cũng đẹp nhưng với em mùa hạ là mùa đẹp nhất trong năm hoặc Sáng nay thức 
dậy, nhìn thấy đàn chim én chao lượn trên nền trời xanh, em nhận ra, mùa xuân đã 
thực sự về rồi.
 Bước 2: Các câu phát triển (kể về mùa yêu thích): Mặt trời mùa hạ chiếu 
những tia nắng rực rỡ xuống vạn vật làm vạn vật trở nên đầy sức sống. Bầu không 
khí ấm áp giúp cây trong vườn đua nhau khoe sắc....
 Bước 3: Câu kết thể hiện cảm xúc: Ôi, mùa ...thật tuyệt vời! hoặc Mùa...sao 
đáng yêu đến thế!...
 Để giúp các em có thể viết đoạn văn đủ ý, đúng ngữ pháp và có cảm xúc, tôi 
đã hướng dẫn học sinh làm văn nói bằng việc trả lời miệng từng câu hỏi. Gợi ý cho 
học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau. Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời 
chưa đúng, gợi ý cho các em thay thế các từ dùng chưa phù hợp.
 3.4. Biện pháp 4: Bổ sung hệ thống câu hỏi gợi ý
 * Bước 1: Nắm vững nội dung, yêu cầu của bài tập.
 - GV đưa yêu cầu bài tập lên màn hình ( hoặc HS nghiên cứu trong SGK).
 - HS xác định yêu cầu của bài tập, GV dùng hiệu ứng gạch chân cụm từ trọng 
tâm của bài tập mà HS cần nắm vững.
 Ví dụ: Viết đoạn văn kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường (Bài 16 trang 
67 - sách tiếng Việt 2 tập hai Kết nối tri thức với cuộc sống)
 1. Quan sát tranh và nói về việc làm của từng người trong tranh
 2. Viết 4 - 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường
 * Bước 2: Hướng dẫn các đối tượng HS viết đoạn văn bằng câu hỏi gợi ý.
 * Đối với HS hoàn thành:
+ Dùng hệ thống câu hỏi gợi mở (theo yêu cầu).
+ HS nói theo từ ngữ đã cho, đặt câu theo hướng dẫn.
+ HS viết câu liên kết logic giữa các ý trong đoạn.
+ HS viết đạt được số câu theo yêu cầu.
 * Đối với HS hoàn thành tốt (HS năng khiếu):
- HS đọc kĩ yêu cầu, xác định nội dung, yêu cầu của bài tập.
 8 sinh trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. Mỗi một để bài, tôi yêu cầu học 
sinh thực hiện 3 bước như sau:
 + Bước 1: Dựa vào hệ thống câu hỏi và gợi ý của giáo viên làm miệng, trao 
đổi trong nhóm.
 + Bước 2: Làm bài vào vở Tiếng Việt (giáo viên kiểm tra, chỉnh sửa).
 + Bước 3: Soi, chữa bài trước lớp.
 Khi sửa bài, tôi giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc những bài 
hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó học sinh nhận thấy sự 
khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề bài để các em hiểu rằng những bài 
làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng.
 Trong quá trình sử dụng các giải pháp, tôi thường xuyên kiểm tra việc đã sử 
dụng biện pháp nào để nâng cao nǎng lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh? Nếu có 
thì đạt hiệu quả đến đâu? Nếu không thì do những nguyên nhân nào? Qua đó giúp 
tôi áp dụng các biện pháp nâng cao nâng cao năng lực viết đoạn văn ngắn để đạt 
hiệu quả hơn.
 4. Cách thức thực hiện biện pháp 
 Tiến hành thường xuyên và xuyên suốt trong năm học, cụ thể:
 - Tháng 9/2022: Tìm hiểu thực tế dạy học ở trường Tiểu học An Tiến nhằm 
biết khi dạy học nội dung bài viết lớp 2, giáo viên đã sử dụng biện pháp nào để 
nâng cao nǎng lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh? Nếu có thì đạt hiệu quả đến 
đâu? Nếu không thì do những nguyên nhân nào?
 - Tháng 10/2022: Từ hiểu biết về thực trạng này giúp tôi đề xuất một số biện 
pháp nâng cao nâng cao năng lực viết đoạn văn ngắn để đạt hiệu quả hơn.
 - Tháng 04/2023: Tổng hợp kết quả, rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện biện 
pháp.
 Lưu ý: Giáo viên phải tích cực, năng động, sáng tạo và vận dụng linh hoạt với 
từng đối tượng học sinh của lớp mình.
 III. THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP TẠI ĐƠN VỊ
 1. Đối tượng, nội dung, phương pháp thực nghiệm
 1.1. Đối tượng
 Đối tượng mà để tài lựa chọn thực nghiệm là học sinh lớp 2B năm học
 2022 -2023, trường Tiểu học An Tiến huyện An Lão, Hải Phòng. Đây là lớp 
tôi chủ nhiệm và giảng dạy.
 1.2. Nội dung, phương pháp thực nghiệm
 Khảo sát tâm lí, sự hứng thú của học sinh trong giờ học và chất lượng giờ học 
Bài viết 2.
 Các bài kiểm tra đầu vào, đầu ra được thiết kế theo năng lực của học sinh.
 1.3. Phương pháp thực nghiệm
 10 Viết câu văn có ý 
 Viết câu văn Chưa biết viết 
 theo yêu cầu để 
 trọn ý, đảm bảo văn, gạch đầu 
 bài, diễn đạt câu Không sử 
 Tổng yêu cầu, đoạn dòng, xuống 
 chưa gãy gọn, một dụng dấu câu 
 số viết giàu hình dòng tùy tiện, 
 số từ dùng chưa khi viết văn.
 học ảnh, có cảm không rō ý, rō 
 chính xác, ít xúc 
 sinh xúc. câu.
 cảm.
 SL TL SL TL SL TL SL TL
Trước
 42
 thực 8 19,1% 15 35,7% 14 33,3% 5 11,9%
 em
nghiệm
 Sau
 42
 thực 24 57,1% 18 42.9% 0 0% 0 0%
 em
nghiệm
 Đây là kết quả rất đáng mừng với một lớp học mà lúc đầu các em chưa biết 
 cách diễn đạt ý khi viết đoạn văn. Kết quả này giúp tôi hiểu rằng biện pháp mà 
 mình đang thực hiện trong tiết Bài viết lớp 2 đi đúng hướng, giúp cho nhiều học 
 sinh học tích cực, chủ động nắm kiến thức và vận dụng kiến thức để tiết học hiệu 
 quả hơn.
 IV. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
 1. Kết luận
 Việc dạy cho học sinh biết cách viết đoạn văn ngắn là môi trường quan trọng 
 bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: tính cẩn thận, chịu khó, tự tin, óc tư 
 duy, sáng tạo, bồi dưỡng cho các em thế giới quan và nhân sinh quan. Bên cạnh đó, 
 tôi nhận thấy rằng, những em tiếp thu chậm, việc viết đoạn văn sạch sẽ, rõ ràng là 
 yêu cầu không quá cao nhưng muốn viết hay thì yêu cầu trẻ phải kiên nhẫn nhiều 
 hơn. Giáo viên có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, kiến thức văn học sâu sắc, vận 
 dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học tích cực giúp học sinh hứng 
 thú, chủ động tự giác học tập. Giáo viên hình thành cho các em thói quen học tập, 
 làm việc một cách khoa họ: Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, quan sát 
 thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh hình thành kĩ 
 năng và phát triển năng lực viết đoạn văn ngắn, khơi gợi niềm say mê ở các em, 
 học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức. Tạo cho các em sự tự tin khi các em tự do 
 trình bày ý kiến của mình, tôn trọng sự sáng tạo riêng của mỗi học sinh.
 Theo ý kiến của cá nhân tôi, các biện pháp trên không chỉ áp dụng với tiết Bài 
 viết ở khối lớp 2 mà có thể áp dụng với nhiều khối lớp khác (khi lên các lớp trên, 
 các em sẽ dựa vào những gì đã tiếp thu được về viết đoạn văn ngắn để phát triển, 
 12

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nng_luc_viet_doan_vn_ngan_cho.docx