Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 - Bộ sách Kết nối tri thức

- Giáo viên đã lựa chọn và sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học, có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tao của học sinh.

- Nghiên cứu và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong từng tiết dạy. Xây dựng không khí lớp học thoải mái để tạo sự ham thích học tập ở học sinh thông qua một số trò chơi, trải nghiệm phục vụ bài học.

- Hình thành được cho các em thói quen học tập, làm việc một cách khoa học: Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh hình thành kĩ năng và phát triển năng lực viết đoạn văn ngắn.

- Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy, khơi gợi niềm say mê ở các em, học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến thức. Tạo cho các em sự tự tin khi các em tự do trình bày ý kiến của mình, tôn trọng sự sáng tạo riêng của mỗi học sinh.

docx 15 trang Thanh Ngân 08/11/2024 731
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 - Bộ sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 - Bộ sách Kết nối tri thức

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh Lớp 2 theo chương trình GDPT 2018 - Bộ sách Kết nối tri thức
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Năm: 2023
 Kính gửi: Hội đồng khoa học huyện An Lão.
 Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học An Tiến.
 Tên sáng kiến: Nâng cao năng lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 
2 theo chương trình GDPT 2018.
 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học.
1. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường Tiểu học An Tiến
 Địa chỉ: Xã An Tiến - Huyện An Lão - Thành phố Hải Phòng
I. Tóm tắt trình trạng giải pháp đã biết:(Ưu, hạn chế của các giải pháp đã, 
đang áp dụng, những bất cập, hạn chế cần có giải pháp khắc phục...)
 1.1. Ưu điểm, hạn chế của các giải pháp đã, đang áp dụng: 
 *Ưu điểm:
 - Giáo viên đã lựa chọn và sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học, có hiệu 
quả nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tao của học sinh.
 - Nghiên cứu và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong từng tiết dạy. 
Xây dựng không khí lớp học thoải mái để tạo sự ham thích học tập ở học sinh 
thông qua một số trò chơi, trải nghiệm phục vụ bài học.
 - Hình thành được cho các em thói quen học tập, làm việc một cách khoa 
học: Đọc kỹ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài, quan sát thực tế, sử dụng đồ 
dùng dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt học sinh hình thành kĩ năng và phát triển 
năng lực viết đoạn văn ngắn. 
 - Đặt các tình huống có vấn đề giúp học sinh luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát 
triển tư duy, khơi gợi niềm say mê ở các em, học cách ghi nhớ để nhớ lâu kiến 
thức. Tạo cho các em sự tự tin khi các em tự do trình bày ý kiến của mình, tôn 
trọng sự sáng tạo riêng của mỗi học sinh.
 *Hạn chế:
 a) Về phía giáo viên: Để hướng dẫn học sinh viết tốt đoạn văn, bản thân 
giáo viên cũng phải là người có năng lực văn học tốt. Trong quá trình giảng dạy, 
giáo viên chưa thực sự coi trọng việc tự rèn kỹ năng viết đoạn văn của bản thân. 
Sự sáng tạo cũng như linh hoạt của giáo viên chưa thường xuyên. Việc hướng 
dẫn, sửa lỗi khi viết đoạn văn cho học sinh chưa được chú trọng do thời lượng 
của một tiết học không nhiều, phần chữa lỗi ở cuối giờ.
 b) Về phía học sinh: Học sinh chưa có động cơ, hứng thú học tập với viết 
đoạn văn. Học sinh mới chỉ biết dựa vào các câu hỏi gợi ý đã cho trong sách 
giáo khoa nên bài làm còn đơn điệu và giống nhau. Vốn từ của các em còn hạn 
hẹp, vốn sống của các em chưa nhiều, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất hạn 
chế. Học sinh hầu như chưa nắm được cấu trúc của một đoạn văn ngắn, chưa có CƠ QUAN ĐƠN VỊ Người viết đơn
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 Nguyễn Thị Diệu
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Nâng cao năng lực viết đoạn văn ngắn 
 cho học sinh lớp 2 theo chương trình GDPT 2018
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt
 3. Tác giả: 
 Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu
 Sinh ngày: 10/06/1989
 Chức vụ/ Đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học An Tiến
 Điện thoại di động: 0936574081
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Tên đơn vị: Trường Tiểu học An Tiến
 Địa chỉ: Xã An Tiến - Huyện An Lão - Thành phố Hải Phòng
 I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT:
 Ở chương trình Tiểu học, viết là một trong bốn kĩ năng cơ bản cần đạt và 
là năng lực có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt. 
Để có năng lực viết đoạn văn ngắn tốt học sinh cần sử dụng và tổng hợp các 
kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt từ việc đọc, kĩ thuật viết, nói và nghe. Viết giúp 
cho học sinh vận dụng các hiểu biết, các kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn 
khác rèn luyện hoặc cung cấp. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và 
kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Do đó, Tiếng Việt không chỉ xem 
xét từng phần, từng mặt qua từng dạng bài, các kỹ năng Tiếng Việt quan hệ chặt 
chẽ với nhau trở thành một công cụ tổng hợp dể giao tiếp. Dạng bài viết lớp 2 
thực hiện mục tiêu quan trọng nhất của dạy học là dạy học sinh sử dụng Tiếng 
Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Việc viết đoạn văn ngắn tốt giúp cho học sinh 
phát triển tư duy logic, có sự hiểu biết, có tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên 
nhiên, gắn bó với con người và vạn vật xung quanh. Từ đó, tâm hồn và nhân 
cách của các em sẽ được hình thành và phát triển. Việc dạy cho học sinh cách 
viết và trình bày một đoạn văn ngắn rất quan trọng, nó góp phần giúp cho học 
sinh viết đoạn văn tốt hơn ở hoạt động sáng tạo và viết bài văn ở các lớp trên. Trong học tập không những cần có động cơ đúng đắn mà còn cần tạo cho 
 học sinh có hứng thú bền vững thì mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất. 
 Đây là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động 
 sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để 
 nâng cao hiệu quả học tập. Để có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của học 
 sinh trong tôi đã xây dựng động cơ, tạo hứng thú học tập cho các em như sau:
 - Tạo ra môi trường thân thiện giữa thầy và trò, học sinh được giao lưu với 
 thầy cô và bạn bè, duy trì không khí lớp học thoải mái, giải phóng sự lo sợ, áp 
 lực của học sinh.
 Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về hoạt động của con vật, tôi đã cho học sinh 
 sưu tầm, chuẩn bị tranh, ảnh chụp vẽ về các tư thế, hoạt động của con vật đến 
 lớp để quan sát trước khi kể. Từ đó giúp các em có thêm hứng thú học tập đồng 
 thời nhanh chóng hơn trong việc lựa chọn đối tượng phù hợp để kể. Hoặc khi 
 viết đoạn văn kể về giờ ra chơi, tôi định hướng cho học sinh quan sát, dùng điện 
 thoại quay trực tiếp cảnh ra chơi của trường trong đó có hoạt động của các em, 
 của bạn bè, đưa lên màn hình cho học sinh quan sát trước khi vào nội dung của 
 bài học.
 - Tổ chức hoạt động học theo nhóm: Học theo nhóm là hình thức học tập có 
 sự hợp tác của hai hay nhiều thành viên nhằm gịải quyết những nhiệm vụ học 
 tập chung, qua đó giúp những học sinh yếu mạnh dạn, hòa đồng hơn đồng thời 
 xóa bỏ tâm lý ngại học ở các em. Học sinh thích thú được nói, được viết cùng 
 nhau, được học hỏi các bạn cách viết, cách dùng từ đặt câu hay cách trình bày 
 đoạn văn.
 - Tổ chức dạy học trải nghiệm thực tế: Dạy học trải nghiệm thực tế tạo điều 
 kiện để HS quan sát thiên nhiên nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các 
 em. Các em có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo 
 vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. 
 Ví dụ: Khi viết đoạn văn tả một đồ chơi, tôi đã cho các em lựa chọn đối 
tượng sẽ viết, quan sát theo yêu cầu cần đạt của bài tập:
 + Đồ chơi em quan sát là đồ chơi nào?.
 + Quan sát chi tiết về hình dáng, kích thước, màu sắc, tác dụng ...
 + Viết đoạn văn (dùng từ ngữ miêu tả chi tiết) 
 Các em rất hào hứng học tập, hoàn thành đoạn văn một cách dễ dàng hơn. 
Hiểu về đồ chơi mà mình đang viết. Giúp học sinh thấu hiểu, yêu quý hơn và có 
thái độ trân trọng đối với những đồ vật gần gũi, quen thuộc.
 Giải pháp 2: Trang bị cho học sinh một số từ ngữ, hình ảnh thuộc chủ 
đề qua việc học tốt tiết đọc và chú trọng dạy học tích hợp Mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua dạy học tích hợp các môn học. Ở các 
tiết học khác, khi có các bài học liên quan đến chủ đề, tôi đều cho các em liên hệ 
thực tế để mở rộng vốn từ ngữ. Học sinh sẽ củng cố và khắc sâu vốn từ, mở rộng 
vốn sống của mình.
 Giải pháp 3: Giúp học sinh nắm được cách viết câu đúng ngữ pháp, các 
bước viết một đoạn văn ngắn đủ ý, thể hiện được cảm xúc
 Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết ngữ pháp, các khái niệm từ và 
câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập sau tiết đọc. Chính vì vậy, 
việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ là rất cần thiết khi 
hướng dẫn học sinh trong tiết luyện tập 2 “Viết đoạn văn”. Sử dụng phương 
pháp này giáo viên giúp học sinh nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu 
đúng, đủ bộ phận.
 - Dựa vào đặc điểm các câu được học: Câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, 
câu nêu đặc điểm, câu nêu hoạt động bản thân tôi đã hướng dẫn học sinh nhận 
biết những vấn đề sau:
 - Câu văn của em viết đã đủ nghĩa chưa? - Câu văn nói đến Ai?(hoặc cái gì? 
con gì)?, Sự vật đó Là gì?(hoặc làm gì? thế nào?) - Đó chính là hình thức cấu 
tạo câu.
 - Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? - Là đảm bảo về ý nghĩa.
 Mặc dù ở lớp hai mới yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 
câu) nhưng vẫn phải có câu mở đoạn, kết đoạn thì đoạn văn mới đủ ý, mới để lại 
ấn tượng với người đọc đồng thời đó cũng chính là nền tảng để giúp các em làm 
được bài văn (ở lóp 4, 5) một cách dễ dàng hơn. Cụ thể tôi hướng dẫn học sinh 
theo các 3 bước sau:
 * Bước 1: Viết câu mở đoạn: Giới thiệu về đối tượng cần viết (Có thể diễn 
đạt bằng một câu).
 * Bước 2: Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng (về hình dáng, hoạt 
đông...tuỳ theo đối tượng đã giới thiệu để lựa chọn ý phù hợp). Lưu ý chọn 
những điểm nổi bật. Đặc biệt là khi kể về đồ vật, hoạt động hay tình cảm nên kể 
thêm những chi tiết đáng nhớ. Ở phần này, mỗi gợi ý có thể diễn đạt từ 2 đến 3 
câu tùy theo năng lực học sinh.
 * Bước 3: Câu kết đoạn: Nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về 
đối tượng đã kể hoặc nêu ý nghĩa, lợi ích của đối tượng đó đối với mọi người 
(có thể viết một câu). Khuyến khích học sinh viết các câu văn thể hiện cảm xúc 
của mình.
 Ví dụ: Bài 12/tr.53 sách Tiếng Việt tập 2. Hãy viết 4 - 5 câu nói về một mùa 
em yêu thích. Trong chương trình, hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng và 
tương đối đầy đủ. Nhưng nếu cứ dựa vào những câu hỏi gợi ý như vậy thì sẽ có 
nhiều bài làm giống nhau và như vậy sẽ gây nhàm chán trong bài viết. Do vậy, 
để khắc phục được tình trạng này, giáo viên nên hướng dẫn mỗi học sinh bằng 
hệ thống câu hỏi gợi ý khác nhau (việc này rất mất thời gian nhưng nó lại rất 
hiệu quả với các em). Ở mỗi dạng bài tập, giáo viên hệ thống cho các em các ý 
cần có để các em hình dung ra cấu trúc của đoạn văn và không bị thiếu ý.
 * Đối với những bài có câu hỏi gợi ý sơ sài, giáo viên có thể bổ sung thêm 
câu hòi.
 * Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, giáo viên soạn câu hỏi giúp các 
em có một điểm tựa để làm bài.
 Ví dụ: Kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường phải đảm bảo giới thiệu 
em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường? Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? 
Em làm như thế nào? Ích lợi của việc làm đó là gì? Em cảm thấy thế nào khi làm 
việc đó?.
 Với biện pháp bổ sung câu hỏi gợi ý này, học sinh vừa được rèn các kĩ năng 
đọc, nghe - nói đã có, biết cách sắp xếp ý khi viết, có một điểm tựa để thoả sức 
sáng tạo khi viết, giúp các em ghi nhớ lâu, đồng thời khắc sâu cho học sinh các 
bước để viết đoạn văn ngắn.
 Giải pháp 5: Tăng cường kiểm tra và chữa bài:
 Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều 
chỉnh, sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập 
nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ có nhiều lỗi 
sai. Trong quá trình sửa bài, giáo viên phát hiện, giúp học sinh khắc phục, biết 
lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Đối với những bài làm có ý hay, giáo 
viên giúp học sinh trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn. Mỗi một để bài, 
tôi yêu cầu học sinh thực hiện 3 bước như sau:
+ Bước 1: Dựa vào hệ thống câu hỏi và gợi ý của giáo viên làm miệng, trao đổi 
trong nhóm.
+ Bước 2: Làm bài vào vở Tiếng Việt (giáo viên kiểm tra, chỉnh sửa).
+ Bước 3: Soi, chữa bài trước lớp.
 Khi sửa bài, tôi giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc những 
bài hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó học sinh nhận thấy 
sự khác nhau về cách diễn đạt trong cùng một đề bài để các em hiểu rằng những 
bài làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng.
 Trong quá trình sử dụng các giải pháp, tôi thường xuyên kiểm tra việc đã sử 
dụng biện pháp nào để nâng cao nǎng lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh? Nếu 
có thì đạt hiệu quả đến đâu? Nếu không thì do những nguyên nhân nào? Qua đó dạy cho học sinh biết cách sử dụng lời nói, tạo ra động cơ, nhu cầu nói, kích 
thích học sinh tham gia vào quá trình giao tiếp (nói, viết).
 Để tạo lập một văn bản (đoạn văn) phải tạo nên tính thống nhất thể hiện cả 
hai mặt: Sự liên kết về nội dung và sự liên kết về hình thức. Sự liên kết này có 
được là nhờ tính định hướng mục đích của văn bản. Vì vậy để rèn luyện năng 
lực viết đoạn văn ngắn cho học sinh chúng ta phải giúp học sinh xác định được 
mục đích của đoạn viết thông qua việc tìm hiểu để. Phải xác định được đề bài 
yêu cầu ta làm gì? Nói, viết về cái gì? Xác định được chủ đề của bài viết và duy 
trì chủ đề này trong suốt bài viết để đoạn văn không lan man bằng cách tìm ý, 
sắp xếp ý theo một trình tự nhất định, đồng thời phải chọn từ ngữ để dùng từ đặt 
câu cho chính xác, rõ ý, có hình ảnh, có cảm xúc.
 II.3. Khả năng áp dụng nhân rộng:
 Với những biện pháp trên, trong thời gian thực hiện trên các lớp, tôi nhận 
thấy:
 - Giờ học Bài viết đoạn văn ngắn trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Học sinh 
tích cực, chủ động hơn trong giờ học.
 - Chất lượng giờ học được nâng lên: tỉ lệ học sinh viết đoạn văn tốt, phát 
biểu bài nhiều hơn, chính xác hơn.
 - Học sinh được bộc lộ năng lực văn học của mình trước lớp qua cách viết 
đoạn văn.
 - Vốn từ ngữ của học sinh phong phú hơn.
 - Trong giao tiếp học sinh nhạy bén, tự tin, nói năng dùng từ chuẩn hơn.
 - Đặc biệt các em nhạy bén trong việc tìm từ mới, diễn đạt ý qua các câu hỏi 
gợi ý cho sẵn.
 Thực tế cho thấy hiệu quả giờ dạy được nâng lên rất nhiều, cụ thể qua khào 
sát về chất lượng làm bài kiểm tra, học sinh lớp tôi đã thu được kết quả như sau:
 Tổng Viết câu văn Viết câu văn Chưa biết viết Không sử
 số trọn ý, đảm có ý theo yêu vǎn, gạch đầu dụng dấu
 HS bảo cầu đề bài, dòng, xuống câu khi viết
 yêu cầu, đoạn diễn đạt câu dòng tùy tiện, vǎn.
 viết giàu hình chưa gãy gọn, không rõ ý, rõ
 ảnh, có cảm một số từ câu.
 xúc. dùng chưa 
 chính xác, ít
 cảm xúc.
 SL TL SL TL SL TL SL TL

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_viet_doan_van_ngan_c.docx