Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực dạy học Chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc một tiểu thuyết” trong chương trình Ngữ văn 10 KNTT - THPT 2018 bằng phương pháp dạy học dự án

Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh được xác định là một trong những yếu tố cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về việc tập trung phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong chương trình giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản như Nghị quyết 88, Quyết định 404, Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Đây là cơ sở, tiền đề pháp lý, đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất của việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học nói riêng.
Chương trình Ngữ văn 2018, ngoài mục đích hướng tới cho học sinh cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, biết đồng cảm, chia sẻ, có đời sống tâm hồn phong phú còn phát triển các năng lực cần thiết như giao tiếp, hợp tác, tự học, giải quyết vấn đề… Hình thức dạy học chuyên đề trong Chương trình Ngữ văn 2018 có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh các phẩm chất và năng lực cần thiết khi học môn Ngữ văn và giải quyết mọi tình huống, vấn đề trong cuộc sống sau này. Hệ thống chuyên đề sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự lực, khuyến khích các em tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi, tranh luận cũng như bộc lộ suy nghĩ của mình; rèn luyện các năng lực cho học sinh ngay trong nhà trường phổ thông.
Tổ chức xây dựng và dạy học chuyên đề học tập là một hoạt động dạy học mang tính tích cực. Việc tổ chức các hoạt động dạy học khoa học, hợp lý, phù hợp sẽ giúp học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực sáng tạo cá nhân, năng lực khám phá, vận dụng và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó giúp hình thành và phát triển tư duy văn học. Là một giáo viên, từ vốn am hiểu về thực tế dạy học, cùng sự “đón đầu” tiếp nhận chương trình Ngữ văn 2018, mong muốn đem đến cho các em học sinh tình yêu môn Ngữ văn, cũng như góp phần trao đổi với đồng nghiệp về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, hướng đến mục tiêu đào tạo những công dân năng động, sáng tạo, tự tin, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Nâng cao năng lực dạy học chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc một tiểu thuyết” trong chương trình Ngữ văn 10 - THPT 2018 bằng phương pháp dạy học dự án” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
pdf 79 trang Thanh Ngân 02/12/2024 430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực dạy học Chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc một tiểu thuyết” trong chương trình Ngữ văn 10 KNTT - THPT 2018 bằng phương pháp dạy học dự án", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực dạy học Chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc một tiểu thuyết” trong chương trình Ngữ văn 10 KNTT - THPT 2018 bằng phương pháp dạy học dự án

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao năng lực dạy học Chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc một tiểu thuyết” trong chương trình Ngữ văn 10 KNTT - THPT 2018 bằng phương pháp dạy học dự án
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT ANH SƠN 1 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 ĐỀ TÀI: 
NÂNG CAO NĂNG LỰC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP 
 “ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU MỘT TẬP THƠ, MỘT TẬP 
TRUYỆN HOẶC MỘT TIỂU THUYẾT” TRONG CHƯƠNG 
 TRÌNH NGỮ VĂN 10 - THPT 2018 BẰNG PHƯƠNG PHÁP 
 DẠY HỌC DỰ ÁN 
 LĨNH VỰC: NGỮ VĂN 
 Người thực hiện: TRẦN THỊ HOÀI THƯƠNG 
 Tổ bộ môn: Ngữ văn 
 Đơn vị công tác: Trường THPT Anh Sơn I 
 Thời gian thực hiện: Năm học 2022- 2023 
 Số điện thoại: 0838765805 
 NĂM HỌC : 2022-2023 
 ii 
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Lí do chọn đề tài 
 Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh được xác định là 
một trong những yếu tố cơ bản nhất của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ 
thông hiện nay. Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước về việc tập 
trung phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong chương trình giáo dục nói 
chung, giáo dục phổ thông nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản như Nghị 
quyết 88, Quyết định 404, Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Đây là 
cơ sở, tiền đề pháp lý, đồng thời xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản nhất của việc 
đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, 
kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực người học nói riêng. 
 Chương trình Ngữ văn 2018, ngoài mục đích hướng tới cho học sinh cơ hội 
khám phá bản thân và thế giới xung quanh, biết đồng cảm, chia sẻ, có đời sống tâm 
hồn phong phú còn phát triển các năng lực cần thiết như giao tiếp, hợp tác, tự học, 
giải quyết vấn đề Hình thức dạy học chuyên đề trong Chương trình Ngữ văn 
2018 có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh các phẩm chất và 
năng lực cần thiết khi học môn Ngữ văn và giải quyết mọi tình huống, vấn đề trong 
cuộc sống sau này. Hệ thống chuyên đề sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự 
lực, khuyến khích các em tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi, tranh luận cũng như bộc 
lộ suy nghĩ của mình; rèn luyện các năng lực cho học sinh ngay trong nhà trường 
phổ thông. 
 Tổ chức xây dựng và dạy học chuyên đề học tập là một hoạt động dạy học 
mang tính tích cực. Việc tổ chức các hoạt động dạy học khoa học, hợp lý, phù hợp 
sẽ giúp học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực sáng tạo cá nhân, năng lực khám phá, 
vận dụng và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, từ đó giúp hình thành và phát 
triển tư duy văn học. Là một giáo viên, từ vốn am hiểu về thực tế dạy học, cùng sự 
“đón đầu” tiếp nhận chương trình Ngữ văn 2018, mong muốn đem đến cho các em 
học sinh tình yêu môn Ngữ văn, cũng như góp phần trao đổi với đồng nghiệp về 
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học 
sinh, hướng đến mục tiêu đào tạo những công dân năng động, sáng tạo, tự tin, đáp 
ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập, tôi mạnh dạn chọn vấn đề: “Nâng 
cao năng lực dạy học chuyên đề học tập “Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một 
tập truyện hoặc một tiểu thuyết” trong chương trình Ngữ văn 10 - THPT 2018 
bằng phương pháp dạy học dự án” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Xây dựng chuyên đề học tập nhằm giúp học sinh tăng cường kiến thức về văn 
học và ngôn ngữ; phát triển năng lực sáng tạo cá nhân, kĩ năng khám phá, vận 
dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, đáp ứng nhu 
cầu, sở thích và định hướng nghề nghiệp. 
 1 
Thiết kế kế hoạch bài dạy, tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng 
ứng dụng của đề tài trong việc nâng cao hiệu quả dạy học chuyên đề học tập 3 
 Ngữ văn 10 theo Chương trình 2018 
 * Về thời gian: Tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 
 5.2. Phạm vi nghiên cứu 
 Chuyên đề học tập 3 “Đọc, viết, giới thiệu một tập thơ, một tập truyện hoặc 
một tiểu thuyết” 
 6. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, 
tổng hợp, khái quát hóa, thu thập dữ liệu thông tin qua các bài nghiên cứu được 
đăng tải trên báo, tạp chí hoặc một số trang Internet uy tín cũng như các công trình 
nghiên cứu khác được công bố có liên quan đến vấn đề. Từ đó, đưa ra các nhóm 
giải pháp để nâng cao hứng thú trong giờ dạy học chuyên đề học tập môn Ngữ văn 
và yêu thích học môn Văn. 
 - Phương pháp khảo sát, điều tra, nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phiếu khảo 
sát để tìm hiểu thực trạng và nhu cầu mong muốn đối với việc dạy học chuyên đề 
học tập môn Ngữ văn... cho gần 20 giáo viên và gần 400 học sinh đại diện cho 3 
trường THPT Anh Sơn 1, THPT Anh Sơn 2, THPT Anh Sơn 3 và các vùng lân 
cận. 
 - Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm các giải pháp đề xuất qua việc tổ 
chức dạy học chuyên đề 3 bằng phương pháp dạy học dự án. 
 - Phương pháp thống kê toán học: Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu 
khảo sát. 
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Với kết quả khảo sát và các dữ liệu thu 
được từ, người nghiên cứu xem xét và phân tích, tổng hợp từng chủ đề căn cứ theo 
nội dung nghiên cứu nhằm đưa ra kết luận chính xác thực trạng hành vi ứng xử của 
học sinh đối với chuyên đề học tập nói riêng và môn Ngữ văn nói chung. Từ đó, 
làm căn cứ đưa ra giải pháp để cuối cùng tiến hành kiểm nghiệm sau khi thực hiện 
một số giải pháp tạo hứng thú cho giờ học chuyên đề học tập môn Ngữ văn. 
 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 
 - Kinh nghiệm tổ chức dạy học chuyên đề 3 sách Kết nối tri thức Ngữ văn 10 
theo hướng phát huy khả năng tự chủ việc học, từ đó hình thành các kỹ năng cần 
thiết để học sinh có khả năng độc lập tiếp cận văn bản ngoài sách giáo khoa 
 - Tổ chức hoạt động dạy học tạo sự hứng thú cho học sinh, đưa văn về gần với 
cuộc sống 
 8. Đóng góp mới của đề tài 
 Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng học chuyên đề học tập, đề tài đưa ra những 
 3 
 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
 Chương 1. Cơ sở lý luận 
 1.1. Sự đổi mới của Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 
 Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ – nhân văn, giúp học 
sinh có phương tiện giao tiếp, giáo dục những giá trị cao đẹp về văn hóa cũng như 
phát triển những cảm xúc lành mạnh, nhân văn. Môn Ngữ văn có rất quan trọng 
trong việc hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp, những năng lực cốt lõi để 
sống, làm việc hiệu quả, để học tập suốt đời; giúp học sinh biết quan tâm hơn đời 
sống thường nhật, biết liên hệ, có kĩ năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 
Chương trình GDPT Ngữ văn 2018 được xây dựng nhằm đáp ứng những yêu cầu 
đổi mới căn bản, toàn diện và phát triển phẩm chất, năng lực...có những điểm mới: 
 - Thứ nhất, “Chương trình Ngữ văn 2018 tuân thủ các quy định cơ bản được 
nêu trong chương trình giáo dục tổng thể (GDTT)”[49,5] được xây dựng có sự 
thống nhất với chương trình tổng thể và chương trình các môn học khác trong việc 
định hướng nội dung và cách thức diễn giải, trình bày. Đó là sự đổi mới định 
hướng về quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch, nội dung, phương pháp 
giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục. 
 - Thứ hai, Chương trình Ngữ văn 2018 dựa trên kết quả nghiên cứu về giáo 
dục học, tâm lý học, phương pháp, kĩ thuật dạy học Ngữ văn hiện đại; thành tựu 
nghiên cứu văn học Việt Nam qua các thời kỳ và thành tựu nghiên cứu về văn học, 
ngôn ngữ học; đặc biệt là kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Ngữ văn của 
Việt Nam qua các thời kỳ cũng như xu thế quốc tế; điều kiện kinh tế, truyền thống 
văn hóa của người Việt cũng như sự đa dạng của đối tượng học sinh theo những 
vùng miền có điều kiện, khả năng học tập khác nhau. 
 - Điểm mới thứ ba là xây dựng chương trình môn học dựa trên các trục phát 
triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe xuyên suốt cả ba cấp học vừa đảm bảo tính chất 
thống nhất, phát triển, tăng tiến trong toàn chương trình,vừa giúp cho việc tích hợp 
nội dung, mục tiêu giáo dục đặc trưng của môn Ngữ văn, thể hiện rõ đặc điểm của 
chương trình phát triển năng lực, không lấy việc trang bị kiến thức làm mục tiêu 
giáo dục. 
 - Thứ tư là: “Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở”. 
Đây là nét đổi mới thực sự trong việc xây dựng chương trình môn Ngữ văn. Tính 
chất mở của chương trình thể hiện trước hết là: không quy định chi tiết về nội dung 
dạy học mà chỉ quy định yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói nghe cho mỗi lớp và một 
số kiến thức cơ bản cốt lõi về tiếng Việt, văn bản – tác phẩm có vị trí, ý nghĩa quan 
trọng của văn học dân tộc. Còn những văn bản – tác phẩm được nêu ở phần cuối 
chương trình Ngữ văn 2018 chỉ mang tính chất gợi ý về ngữ liệu minh họa. 
 - Thứ năm là Chương trình môn Ngữ văn chú trọng sự kế thừa và phát huy 
những ưu điểm của chương trình Ngữ văn trước đó. Đây là một trong những quan 
 5 
 1.2.2. Vị trí, đặc điểm của hệ thống chuyên đề học tập trong chương trình 
môn Ngữ văn 2018 
 Chương trình môn Ngữ văn 2018 được xây dựng trên cơ sở định hướng chung 
là dạy học tích hợp và phân hóa; với các hình thức tổ chức, phương pháp và 
phương tiện dạy học phong phú, đa dạng hóa; hướng đến phát huy tính tích cực, 
chủ động sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh. Mục 
tiêu của chương trình Ngữ văn mới THPT 2018 là sự tiếp nối, phát triển và nâng 
cao nhằm định hướng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Dạy học theo chuyên đề là 
biểu hiện cụ thể của việc dạy học phân hóa và góp phần định hướng nghề nghiệp 
cho học sinh ở cấp trung học phổ thông, với sự bố trí hệ thống chuyên đề học tập ở 
cả ba lớp 10,11,12 trong thời lượng 105 tiết. Mỗi năm học, những học sinh có thiên 
hướng khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là có thiên hướng văn chương, nghệ 
thuật được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng 
cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực 
tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu nhằm phát triển năng lực và định hướng nghề 
nghiệp cho học sinh. Sự có mặt của các chuyên đề học tập trong Chương trình Ngữ 
văn 2018 đã cho thấy được vị trí quan trọng của nó. 
 1.3. Một số phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học chuyên 
đề học tập 
 Trong quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực việc không thể không 
sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực như: dạy học nhóm, nêu 
giải quyết vấn đề, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật khăn trải bàn, tổ chức trò chơi 
Một trong những phương pháp dạy học quan trọng nhất không thể thiếu là dạy học 
dự án, dạy học nhóm. 
 1.3.1. Dạy học nhóm 
 Đặc điểm của phương pháp này là “giáo viên là người tổ chức cho học sinh 
học tập trong từng nhóm nhỏ, học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định 
trong một thời gian nhất định. Dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh sẽ kết 
hợp giữa làm việc cá nhân, theo nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau 
để giải quyết nhiệm vụ được giao”. Khi tổ chức hình thành kiến thức, phân tích 
mẫu giáo viên chia nhóm nhỏ học sinh, trong khoảng thời gian giới hạn hoặc 
không giới hạn, mỗi nhóm phải tự lực hoàn thành nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân 
công và hợp tác làm việc. Nếu tổ chức tốt sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, cũng 
như năng lực cộng tác làm việc và giao tiếp của học sinh, khơi dậy được hứng thú 
với môn học, tránh sự nhàm chán thường có ở học sinh. Để có một hoạt động dạy 
học theo hình thức thảo luận nhóm, giáo viên tiến hành theo ba giai đoạn: 
 Giai đoạn 1: Nhận đề và giao nhiệm vụ. GV giới thiệu chủ đề, giao nhiệm vụ 
cụ thể cho từng nhóm và những chỉ dẫn cần thiết về nội dung, phương tiện hỗ trợ 
 Giai đoạn 2: Làm việc nhóm. Chia nhóm theo yêu cầu, cử nhóm trưởng, thư 
 7 
định, các thành viên khác đánh giá, bổ sung, GV đưa ra kết luận. 
 Chương 2. Cơ sở thực tiễn 
 2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và học sinh về việc xây dựng và 
dạy học chuyên đề học tập 
 * Từ phía giáo viên: Chúng tôi tiến hành khảo sát 12 thầy cô giáo giảng dạy 
môn Ngữ văn những lớp có học chuyên đề học tập tại ba trường THPT Anh Sơn 1, 
THPT Anh Sơn 2 và THPT Anh Sơn3 qua link và kết quả thu được như sau: 
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfqeOaer8WZyQwYrm-ywLQMJJk-
aTOFyD0Q2S4hjMRqHRrkNA/viewform?usp=sf_link 
- Khi hỏi về mức độ quan tâm đến việc xây dựng và dạy học chuyên đề học tập 
 Nhận xét: Từ hình ảnh trên, ta thấy mức độ quan tâm và rất quan tâm đến việc 
dạy học chuyên đề có 11/12 giáo viên quan tâm và rất quan tâm chiếm tỉ lệ 91,7%, 
vẫn còn 8,3% giáo viên ít quan tâm. 
 Nguyên nhân giáo viên vì sao chưa hoặc ít tổ chức dạy học chuyên đề học tập 
theo phương pháp dạy học tích cực như dạy học dự án...thì biết nguyên nhân xuất 
phát từ: hạn chế thời gian chiếm 45,5%, chưa đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật 
chiếm 36,4%, nguyên nhân khác chiếm 9,1%. 
 Như vậy, giáo viên đã thực sự quan tâm đến việc xây dựng và tổ chức hoạt 
động dạy học chuyên đề học tập cho học sinh trong dạy học môn Ngữ văn, song vì 
 9 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc_day_hoc_chuyen_de_ho.pdf