Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao ý thức tập luyện thể dục thể thao
Sinh thời Hồ Chí Minh đã từng phát động phong trào rèn luyện thể dục thể thao trong quần chúng rộng rãi với mục đích “Khỏe vì nước”. Kế tục sự nghiệp của Người, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vị trí của giáo dục thể chất và thể thao học đường như một mặt quan trọng trong giáo dục toàn diện của nhà trường, góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc gia. Có sức khỏe tốt thì chúng ta mới học tập tốt và lao động tốt. Do đó, giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục thể thao luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống. Chính vì vậy, BCHTW Đảng đã ra chỉ thị 36 CT/WT ngày 24/03/1994 về công tác thể dục thể thao. Việc tập luyện Thể dục thể thao thường xuyên trong nhà trường không chỉ có tác dụng lớn đối với sức khỏe học sinh, là cơ sở, nền tảng để phát triển thể lực mà còn giúp các em có tinh thần, ý chí vững chắc, tự tin; tác phong nhanh nhẹn. Từ đó, giúp học sinh hình thành lối sống lành mạnh giúp các em học tập và làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt. là có ý thức ngăn ngừa, phòng tránh các tệ nạn xã hội như: bạo lực học đường, nghiện game, ma túy….
Vì những lí do trên trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số phương pháp nâng cao ý thức tập luyện thể dục thể thao để góp phần nâng cao chất lượng môn giáo dục thể chất cho học sinh trường THCS Bồ Đề.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp nâng cao ý thức tập luyện thể dục thể thao

- Khách thể nghiên cứu:Học sinh khối 6,7, 8, 9 trường THCS Bồ Đề - Thời gian khảo sát học sinh trường THCS Bồ Đề: năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp tổng hợp - phân tích tài liệu: Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong các công trình nghiên cứu mang tính lý luận và sư phạm. Tôi tiến hành thu thập, chọn lọc các tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan của các nhà khoa học để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sáng kiến. 4.2. Phương pháp quan sát sư phạm: Sử dụng phương pháp quan sát sư phạm nhằm thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu. 4.3 Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu: Phương pháp này dùng thu thập thông tin cho mục đích nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến sáng kiến. 4.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Phương pháp này dùng để đánh giá mức độ tiếp thu và ý thức luyện tập của học sinh. 5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đây là phương pháp dựa vào chương trình giảng dạy, huấn luyện những nhân tố mới được nghiên cứu và phải làm sáng tỏ ảnh hưởng của chúng so với những nhân tố khác. II. Giải quyết vấn đề. 1. Một số vấn đề lí luận về GDTC, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên. Như chúng ta đã biết tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao mang lại là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay việc học thể dục trên lớp chỉ có 2 tiết/ tuần, chưa đảm bảo được tính thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cho các em. Vì thế, bên cạnh một số phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện thực 2/17 vớithể dục thể thao vẫn còn ở mức trung bình. 3. Các phương pháp nâng cao ý thức tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh: - Kích thích gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh thông qua tiết dạy. - Thành lập các câu lạc bộ Thể dục thể thao hoạt động ngoại khóa. - Tổ chức Hội khỏe Phù đổng và các giải phong trào cấp trường. - Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa đạt yêu cầu bộ môn - Xây dựng ý thức tự giác, tâm lý thoải mái khi tập luyện TDTT. - Hướng dẫn thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tập luyện Thể dục thể thao. 3.1. Kích thích gây hứng thú tập luyện Thể dục thể thao cho học sinh thông qua tiết dạy: * Sử dụng trò chơi trong tiết học: - Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi, giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lí, trạng thái vui tươi thì có thể đưa vàomột số trò chơi làm cho buổi học được sinh động hơn. Ví dụ: Trong chương trình GDTC lớp 8, tiết 13, lớp 8A1 luyện tập phát triển sức mạnh chân (nội dung nhảy cao) thì đã tổ chức cho các em chơi trò chơi “Chạy tiếp sức chuyển vật”.Cách chơi: chia HS thành bốn đội, xếp thành hàng dọc. Mỗi HS đứng đầu hàng cầm một cây gậy nhỏ. Khi có hiệu lệnh ‘‘sẵn sàngchạy’’, bốn HS cầm gậy ở hàng đầu tiên sẽ chạy nhanh lên trước và vòng qua cột sau đó trở về hàng đưa gậy cho bạn tiếp theo và chạy xuống dưới xếp cuối hàng của mình. Những HS nhận được gậy nhanh chóng chạy lên phía trước vòng qua cột và chạy về đưa gậy cho bạn tiếp theo. Cứ thế cho hết HS cuối cùng, đội nào về đích đầu tiên đội đó sẽ giành chiến thắng. Trong trò chơi “Chạy tiếp sức chuyển vật” này HS sẽ có hứng thú rất cao và trạng thái tốt hơn. * Tổ chức thi đấu trong tiết học: 4/17 bài nhanh hoặc những em có năng khiếu về Thể dục thể thao. + Nên chọn mỗi lớp ít nhất hai cán sự, đồng thời phải đảm bảo có cán sự nam và nữ (nam quản lí nhóm nam, nữ quản lí nhóm nữ). - Thường xuyên bồi dưỡng cán sự bộ môn theo định kì hoặc theo từng nội dung học trong chương trình. * Biện pháp sử dụng tranh ảnh trực quan: Video thực hiện động tác, kĩ thuật. - Ngoài việc làm mẫu động tác, phân tích chi tiết rõ ràng những yêu cầu kĩ thuật động tác thì cần phải sử dụng tối đa những hình ảnh trực quan (nếu có điều kiện cho các em xem phim) giúp học sinh hiểu và nắm bắt kĩ thuật động tác dễ dàng hơn. - Ví dụ: Trong chương trình GDTC lớp 6 chủ đề: Bài thể dục GV đã sử dụng tranh ảnh và video để giúp cho HS có thể học tập được tốt hơn 3.2. Thành lập các câu lạc bộ Thể dục thể thao hoạt động ngoại khóa: Đây là nhiệm vụ không thể thiếu trong các trường Trung học cơ sở hiện nay, là cơ sở để phong trào tập luyện Thể dục thể thao trong trường học phát triển mạnh mẽ và đạt được hiệu quả cao trong công tác Giáo dục thể chất, cũng như những thành tích thể thao. Ngay từ đầu năm học nhóm giáo viên GDTC đã xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng môn GDTC Bảng số liệu Câu lạc bộ Thể dục thể thao hoạt động ngoại khóa STT Câu lạc bộ Số học sinh tham gia Ghi chú 1 Bóng đá 40 2 Bóng rổ 20 3 Cầu lông 16 4 Võ thuật 14 Tổng cộng 110 Nhìn vào bảng, ta thấy số lượng các Câu lạc bộ và số lượng học sinh 6/17 tối đa điểm mạnh, đồng thời có biện pháp khắc phục điểm yếu kịp thời. Thi đấu giao hữu của Trường THCS Bồ Đề với Trường THCS Ngọc Lâm 3.3. Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng, các giải phong trào cấp trường: *Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường: Để tạo được thói quen tập luyện Thể dục thể thao cho các em, đồng thời phát hiện học sinh giỏi bộ môn và đặc biệt là tuyển chọn những em có tố chất thể thao luyện tập tham gia Hội khỏe Phù đổng cấp Quận, cấp Thành phố thì bộ môn phải có kế hoạch tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường kịp thời (vào đầu năm học). Khi tổ chức cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tổ chức đầy đủ các môn, nội dung trong chương trình học như: Điền kinh, bóng đá, bóng rổ, cờ vua, cầu lông, kéo co,. - Đảm bảo cơ sở vật chất để tiến hành thi đấu nhằm mang lại hiệu quả cao. - Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh khi tham gia thi đấu. - Đảm bảo thành tích chính xác, chống gian lận trong thi đấu. - Khuyến khích, khen thưởng kịp thời những em đạt thành tích cao. Ngoài ra, khi tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường xong, cần nhanh chóng lên kế hoạch huấn luyện kịp thời những em đạt thành tích cao nhằm tiến tới Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận, cấp Thành phố. 8/17 thao vì đòi hỏi học sinh phải tự giác, chịu khó, tích cực tập luyện thường xuyên để hình thành thói quen tập luyện Thể dục thể thao. - Trước tiên, phải xây dựng cho các em có được tâm lí thoải mái khi tập luyện Thể dục thể thao, đặc biệt là các em nữ thường hay rụt rè, e ngại Bên cạnh đó, cần phải thực hiện tốt công tác tư tưởng đối với một số trường hợp (học sinh, phụ huynh) xem nhẹ bộ môn. - Phân tích, đưa ra những dẫn chứng thuyết phục, cho các em thấy được tác dụng quan trọng của tập luyện Thể dục thể thao (tăng cường sức khỏe, giải trí, có khả năng phát huy tố chất trở thành vận động viên tiêu biểu cho trường,). Kêu gọi bạn bè, người thân gia đình thường xuyên động viên, tạo điều kiện cho các em luyện tập Thể dục thể thao. - Phải thường xuyên giáo dục, xây dựng ý thức tự giác, tinh thần đồng đội, đoàn kết, tích cực tập luyện, tập luyện có hệ thống, có khoa học, theo đúng nguyên tắc. Có như vậy, hiệu quả mang lại mới được như ý mong đợi. - Từ xây dựng ý thức tự giác, tâm lý thoải mái đó thì GV sẽ giao bài tập và hướng dẫn học sinh luyện tập thêm ở nhà là hết sức cần thiết . Nó sẽ giúp cho học sinh hoàn thiện động tác và rèn luyện thói quen thường xuyên tập luyện Thể dục thể thao thường xuyên cho các em. 3.6. Hướng dẫn HS thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tập luyện Thể dục thể thao: Để việc tập luyện Thể dục thể thao mang lại hiệu quả cao, cần hướng dẫn các em tập luyện một cáchkhoa học, đúng nguyên tắc. Sau đây là một số nguyên tắc chủ yếu trong tập luyện Thể dục thể thao: * Nguyên tắc hệ thống: Đây là nguyên tắc cần phải tuân thủ nghiêm ngặt nhất. Trước khi bắt đầu tập yêu cầu các em phải tiến hành thực hiện các động tác khởi động để làm nóng vì khi đó cơ thể đang ở trạng thái tĩnh nếu tập liền mà không khởi động, buộc cơ thể chuyển sang trạng thái động đột xuất thì dễ dẫn đến việc bị chuột rút, tê liệt, sai khớp, chấn thương, Sau khi tập luyện xong cần phải thực hiện 10/17 Tổng số học sinh (800) STT Câu hỏi khảo sát Đồng ý Không đồng ý SL % SL % Tôi luôn cố gắng hết sức trong tiết 1 205 25,6 12 1,5 học 2 Tôi tự giác luyện tập trong giờ học 246 30,8 28 3,5 Tôi luôn hỗ trợ các bạn trong tập 3 169 21,1 3 0,4 luyện 4 Tôi luôn thực hiện hết bài tập về nhà 69 8,6 6 0,7 Tôi ý thức luyện tập Thể dục thể thao 5 59 7,4 3 0,4 hàng ngày Qua kết quả trên ta thấy: Mức độ hứng thú của nhóm tăng cao hơn rất nhiều so với ban đầu. Điều này chứng tỏ một số biện pháp mà tôi triển khai trong quá trình thực hiện đã có tác dụng và mang lại hiệu quả cao. 4.2 Kết quả đánh giá xếp loại rèn luyện bộ môn GDTC: Bảng thống kê chất lượng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trước khi thực hiện: Tổng số Năm học Kết quả học sinh Tốt Đạt Chưa đạt 2022-2023 800 SL % SL % SL % 478 59,75 322 40,25 0 0 Bảng thống kê chất lượng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể sau khi thực hiện: Tổng số Năm học Kết quả học sinh Tốt Đạt Chưa đạt 2023-2024 821 SL % SL % SL % 12/17 Giải ba giải chạy báo Hà Nội mới Giải ba đồng đội nam III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận. Qua thời gian áp dụng các phương pháp, kết quả kiểm tra về chất lượng tiêu chuẩn rèn luyện thân thể sau khi thực hiện cho thấy có sự thay đổi đáng kể Năm học 2022 – 2023 khi chưa áp dụng giải pháp: loại tốt 478 HS đạt 59,75% Học kì 1 Năm học 2023 – 2024 sau khi áp dụng giải pháp: loại tốt 560 HS đạt 68,2% tăng 8.45% so với ban đầu. Đồng thời mức độ hứng thú học tập của học sinh sau khi thực nghiệm cũng tăng cao rõ rệt so với ban đầu. Thành tích tham gia các sân chơi thể thao như Hội khỏe Phù đổng cấp quận năm học 2023 - 2024 đạt 1 giải nhất môn điền kinh, 1 giải 3 môn đá cầu, giải chạy báo Hà Nội Mới đạt 1 giải ba đơn nam, 1 giải ba đồng đội nam. Trong khi đó Hội khỏe Phù Đổng cấp Quận năm học 2022 - 2023 chỉ đạt 1 giải 3 môn điền kinh. 2. Kiến nghị Để các câu lạc bộ Thể dục thể thao ngoại khóa hoạt động hiệu quả, nhóm giáo viên phụ trách GDTC và HĐTDTT đã tham mưu, đề xuất với BGH đầu tư đảm bảo các yêu cầu sau: * Xây dựng và nâng cấp sân bãi kịp thời, chuẩn bị thiết bị, dụng cụ tập 14/17 THCS Bồ Đề đã giúp tôi có những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy và nâng cao ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cho HS, đồng thời góp phần lớn nâng cao chất lượng bộ môn. Sáng kiến có tính khả thi cao, đã được áp dụng phổ biến trong phạm vi toàn trường.Với đôi điều kinh nghiệm trên đây, kính mong quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp thẳng thắn góp ý để đề tài của tôi được hoàn thiện. Bồ Đề, ngày 25tháng 03năm 2024 BGH duyệt Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép của người khác Người viết Lê Thị Đông 16/17
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_nang_cao_y_thuc_tap.doc