Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp luyện cao độ và luyện tiết tấu cho học sinh Lớp 6

1. Lý do chọn đề tài

Trong phân môn Tập đọc nhạc thì việc luyện tiết tấu và cao độ là nội dung rất quan trọng trước khi đọc bài. Qua nhiều năm giảng dạy môn Âm nhạc bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh lớp 6 trường tôi còn lúng túng chưa luyện đọc được cao độ và luyện tiết tấu được tốt các bài tập đọc nhạc và mỗi bài tập đọc nhạc thì lại có cách luyện tiết tấu khác nhau. Chính vì điều đó mà các em đọc nhạc còn theo bản năng và chưa hiểu sâu về bài vì sao phải luyện tiết tấu và luyện cao độ, đọc nhạc thì lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc đọc còn sai. Vì thế mà học sinh rất e ngại khi đứng đọc nhạc trước lớp, do sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười làm giảm đi phần nào khả năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân.

Từ những điều đó bản thân tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tìm ra cách giảng dạy dễ hiểu để giúp học sinh nắm vững cách đọc cao độ và luyện tiết tấu các bài Tập đọc nhạc.

2. Mục đích nghiên cứu

Trong quá trình giảng dạy môn học âm nhạc ở trường THCS tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để dạy tốt môn âm nhạc nói chung, trong đó có phân môn Tập đọc nhạc nói riêng mình dạy làm sao, dạy như thế nào để các em có kỹ năng luyện tiết tấu và luyện cao độ thật tốt. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu và nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh có các kỹ năng luyện cao độ và luyện tiết tấu.

3. Thời gian nghiên cứu:

Tôi thực hiện từ năm 2020 đến tháng 3 năm 2021 nhằm tìm ra những giải pháp, hiệu quả. Đó cũng là những kinh nghiệm và những tìm tòi của bản thân tôi sau mỗi năm giảng dạy.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp phân tích tổng hợp

doc 12 trang Thanh Ngân 20/04/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp luyện cao độ và luyện tiết tấu cho học sinh Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp luyện cao độ và luyện tiết tấu cho học sinh Lớp 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp luyện cao độ và luyện tiết tấu cho học sinh Lớp 6
 - Phương pháp phân tích tổng hợp
 PHẦN II:NỘI DUNG
 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lý luận
 Để thực hiện được nhiệm vụ và nội dung chương trình giảng dạy môn âm 
nhạc phải đảm bảo những yêu cầu: Cung cấp kiến thức cơ bản âm nhạc cần thiết, 
những kỹ năng hoạt động âm nhạc cho học sinh, phương pháp dạy âm nhạc phải 
tuân theo những nguyên tắc chung của phương pháp dạy học trong các phân môn 
âm nhạc, dạy đại trà cho tất cả mọi học sinh để các em nắm được những kiến thức 
cơ bản từ đó các em biết vận dụng hát và tập đọc nhạc được tốt hơn. Chính vì vậy 
dạy học tập đọc nhạc phải luyện tiết tấu, luyện cao độ là cần thiết với học sinh lớp 
6 đầu cấp là cơ sở nền tảng khi các em lên lớp 7,8,9
 2. Cơ sở thực tiễn
 Đối với phân môn TĐN, mục tiêu dạy học Âm nhạc lớp 6 đưa ra yêu cầu cụ 
thể rất đơn giản học sinh biết về nhịp 2/4 và 3/4, nhớ tên nốt, đọc đúng tên nốt, cao 
độ, trường độ theo kí hiệu và gõ đệm theo phách các bài TĐN có trong sách giáo 
khoa. Trong thực tế giảng dạy, trước đây tôi đã đặt ra những yêu cầu quá cao đối 
với học sinh, dẫn đến việc biến nội dung Tập đọc nhạc thành bài tập “ xướng âm” 
một loại bài tập khó, chỉ dùng cho người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp. Bên 
cạnh đó, cũng có nhiều người lại cho rằng, dạy TĐN chỉ cần dạy truyền khẩu cho 
học sinh nội dung bài TĐN, không cần quan tâm nhiều đến việc luyện cao độ và 
luyện tiết tấu, hoặc có chăng chỉ là đọc nhạc dựa vào giai điệu lời ca, trái ngược với 
logic giảng dạy và luyện tập TĐN theo quan điểm của chương trình hiện nay. Một 
số học sinh có năng lực tiếp thu tốt chưa được quan tâm phát huy khả năng. Học 
sinh chưa được tạo điều kiện thường xuyên để nhớ, tái hiện, thực hành các kí hiệu 
âm nhạc đã được giới thiệu từ tiểu học nên mới lên lớp 6 không nhớ tên nốt nhạc, 
không phân biệt được hình nốt và thực tế cũng có một số học sinh gặp khó khăn 
trong phát âm vì bệnh hay do khuyết tật bẩm sinh ở cơ quan phát thanh. Ít em xem 
 2/12 6A5 41 11 26,9 30 73,1
 Tổng 208 72 34,6 136 65,4
 Theo bảng thống kê trên ta thấy số lượng học sinh chưa hứng thú còn nhiều, 
học sinh hứng thú với môn học còn ít. Để giúp các em hát đúng hát hay thì người 
giáo viên âm nhạc phải là người đầu tiên hướng dẫn dạy bảo các em, tìm ra giải 
pháp để khắc phục hiện tượng trên.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUYỆN CAO ĐỘ VÀ LUYỆN 
TIẾT TẤU CHO HỌC SINH LỚP 6
 1. Cung cấp các kiến thức nhạc lý cơ bản cho học sinh
 Trước hết muốn có kỹ năng đọc cao độ và luyện tiết tấu tốt thì học sinh phải 
nắm được kiến thức nhạc lý cơ bản
 - Luyện tập cao độ : Gồm các nốt nhạc có trong bài TĐN 
 - Luyện tập tiết tấu: Âm hình tiết tấu được rút ra từ tiết tấu của mỗi dòng 
nhạc trong bài TĐN.
 Cả hai yếu tố luyện tập trên được tổng hòa trong bài TĐN, các bài Tập đọc 
nhạc của lớp 6 thường là một đoạn nhạc đơn giản hoặc một trích đoạn từ bài hát 
quen thuộc, viết ở giọng Đô trưởng, không có dấu thăng, dấu giáng hoặc các dấu 
hóa bất thường khác. Trong quá trình học nhạc lý thì giáo viên cần ôn luyện kỹ cho 
học sinh các kiến thức ngay từ những tiết đầu trong sách giáo khoa lớp 6, yêu cầu 
học sinh nắm được quan hệ giá trị giữa các hình nốt.
 4/12 2. Có kỹ năng quan sát bản nhạc 
 Kỹ năng quan sát bản nhạc cũng hết sức quan trọng nó giúp các em định 
hình được tiết tấu của bài cũng như là các âm có trong bài
 - Quan sát bản nhạc viết ở nhịp bao nhiêu và những kí hiệu âm nhạc trong 
bài.
 - Căn cứ vào khóa son để xác định các tên nốt nhạc theo thứ tự dòng và khe 
của khuông nhạc.
 - Biết được tương quan độ dài thời gian (trường độ) giữa các hình nốt để 
bước đầu phân biệt được phách, nhịp, phách mạnh, phách nhẹ.
 - Chia câu nhạc
 - Ví dụ bài tập đọc nhạc số 7 Chơi đu lớp 6
 Các em cần xác định được số chỉ nhịp 3/4 ,
 Về cao độ gồm nốt: Đô, Rê, Mi, Son, La, Đô
 Về trường độ gồm nốt: Đen, trắng. trắng chấm dôi
 Bài gồm 4 câu nhạc mỗi khuông nhạc là 1 câu
 3. Luyện tiết tấu
 + Xác định số chỉ nhịp, phân phách, đếm phách, gõ phách 
 6/12 + Giới thiệu thang âm giúp học sinh nghe được thang âm ( mẫu ) : Dùng đàn 
oorgan để làm phương tiện chuẩn âm, nên chọn âm sắc của Piano hay Violin để học 
sinh dễ nghe được cao độ một cách chuẩn xác.
 + Luyện đọc cao độ: Trước hết, cần dùng âm thanh của nhạc cụ giúp học 
sinh có chỗ dựa để đọc đúng. HS nghe âm thanh, đọc tên nốt. Khi học sinh đã nghe 
quen cao độ, dần dần thoát ly nhạc cụ để học sinh có ý thức đọc đúng. Về phần này 
tôi đã sử dụng phương pháp đọc nhạc theo ký hiệu bàn tay của nhà sư phạm âm 
nhạc Zoltan Kodaly người Hungary nhằm đơn giản hóa việc học nhạc giúp các em 
nhớ và đọc đúng cao độ các nốt nhạc. 
 Với bài Tập đọc nhạc Chơi đu tôi sẽ cho học sinh đọc gam Đô trưởng và âm 
trụ của gam Đô trưởng trên đàn.
 Sau khi các em đã nghe chuẩn được cao độ tôi sẽ sử dụng phương pháp đọc 
nhạc theo ký hiệu bàn tay đọc gam và âm trụ rồi tiếp tục dùng ký hiệu bàn tay để 
đọc một vài tiết nhạc có trong bài Tập đọc nhạc số 7.
 8/12 PHẦN KẾT QUẢ
 Sau khi triển khai việc áp dụng và thử nghiệm các giải pháp của đề tài trong 
tổ chức dạy và học, nội dung TĐN đã cơ bản khắc phục được những tồn tại đã nêu 
trong mục II (Thực trạng). Giáo viên đã sử dụng rất có hiệu quả đồ dùng được cấp 
tạo điều kiện giúp học sinh cảm nhận được những âm thanh chuẩn làm chỗ dựa, 
dẫn dắt các em qua các nội dung luyện tập về cao độ, trường độ, tiết tấu để áp dụng 
trong bài tập đọc nhạc một cách có hệ thống. Học sinh nhớ tên nốt nhạc, nhớ các 
 10/12 môn này. Chính vì vậy mà giáo viên nhạc rất ít có cơ hội để dự giờ đồng nghiệp, 
 thiếu sự góp ý, xây dựng tiết dạy về chuyên môn. Nên vào những năm học tiếp theo 
 kính đề nghị Phòng giáo dục và các cấp lãnh đạo mở các lớp chuyên đề âm nhạc 
 các cấp để giáo viên chúng tôi được giao lưu, cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, trau 
 dồi chuyên môn nghiệp vụ để công tác giảng dạy bộ môn được tốt hơn.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về luyện cao độ và luyện tiết 
 tấu cho học sinh lớp 6 mà tôi đã thực hiện thành công ở đơn vị tôi. Giáo viên Âm 
 nhạc trong trường chỉ có mình tôi nên trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn 
 không thể không tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện. Tôi rất mong nhận được 
 sự góp ý, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của các bạn đồng nghiệp 
 để tôi được hoàn thiện hơn trong việc giáo dục nhận thức thẩm mĩ cho học sinh 
 THCS thông qua bộ môn âm nhạc
 Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Người viết
 ĐƠN VỊ
 Nguyễn Thu Hương
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
 mình viết, không sao chép nội dung 
 của người khác.
 12/12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_luyen_cao_do_va_luy.doc