Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 10 rèn luyện kỹ năng “Viết Báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” - Ngữ văn 10 Kết nối tri thức)
1. Ngày 01/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8, BCH TW khóa XI ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị quyết chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội […]. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Thông tư 32/2018/TT-BGDDT ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới cũng đã cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo định hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh (HS) và trọng tâm là hình thành, phát triển năng lực tự học. Từ những văn bản trên, chúng ta thấy, mục đích của đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình GDPT 2018 chính là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng qua đó hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Điều này cho thấy vai trò của người dạy vô cùng quan trọng. Giáo viên phải là người tích cực trong việc đổi mới hình thức, kỹ thuật dạy học theo hướng tích cực, chủ động nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Đặc biệt phải làm sao cho quá trình “Học” là quá trình kiến tạo; tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, biến kiến thức sách vở thành hiểu biết thực tế. Một trong những hoạt động trong trường học hiện nay góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh chính là hoạt động nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong những hoạt động mang lại ý nghĩa vô cùng lớn cho cộng đồng xã hội, đồng thời là sân chơi để học sinh nâng cao khả năng tư duy, thỏa đam mê sáng tạo phát triển bản thân học sinh. NCKH có vai trò quan trọng đối với học sinh THPT trong việc giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, đồng thời nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh; khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo, phát triển năng lực của HS. Có thể những nội dung nghiên cứu của HS không lớn như các nhà khoa học nhưng nó vẫn thể hiện được sự sáng tạo trong quá trình vận dụng kiến thức phổ thông vào đời sống thực tiễn. Do đó hiện nay, trong các trường THPT xuất hiện nhiều cuộc thi, nhiều sân chơi trí thức bổ ích, giúp học sinh bộc lộ khả năng nghiên cứu của mình như: cuộc thi khoa học kĩ thuật (KHKT), báo cáo dự án dạy học, báo cáo một chuyên đề trong hội thảo khoa học cấp trường, cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2. Viết báo cáo nghiên cứu vốn là một hoạt động của NCKH, là hoạt động thực hành giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi trường,...) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó. Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 - Chương trình GDPT 2018 rất đề cao việc học tập nghiêng về nghiên cứu của học sinh THPT. Vì thế trong cuốn sách Chuyên đề học tập môn Ngữ văn có hẳn một chuyên đề: “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian”. Còn trong Sách giáo khoa Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) ở bài 4 “Sức sống của Sử thi” có phần rèn luyện kĩ năng Viết “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề”. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu đối với học sinh lớp 10 THPT. Tuy nhiên việc nghiên cứu trong sách Chuyên đề đang dừng lại ở việc tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian chứ chưa hướng đến nghiên cứu một vấn đề trong đời sống. Hơn nữa, không phải tất cả các lớp đều chọn học Chuyên đề học tập môn Ngữ văn. Do đó trong quá trình dạy học, giáo viên cần mở rộng hướng dẫn học sinh nghiên cứu một vấn đề trong đời sống. Đây chính là cách nhận diện khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn của học sinh không chỉ ở lĩnh vực Văn học mà có thể ở những lĩnh vực khác như Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Vật lý… 3. Nhiều năm qua, thực tiễn nghiên cứu khoa học trong học sinh THPT, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn huyện Thanh Chương diễn ra còn đơn điệu, ít có hiệu quả. Nhiều em khi được hướng dẫn viết đề tài nghiên cứu KHKT hoặc nghiên cứu và trình bày các dự án dạy học, chuyên đề dạy học đều tỏ ra lúng túng hoặc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu trong quá trình học tập của mình. Nhằm đạt được những mục tiêu dạy học trong chương trình GDPT 2018, nhiều năm học qua, bản thân chúng tôi đã có những tìm tòi, đổi mới trong phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh… nhằm đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học vần còn nhiều hạn chế nhất định. Đó chính là lý do chúng tôi quyết định chọn đề tài: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 rèn luyện kỹ năng “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” - Ngữ văn 10).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp hướng dẫn học sinh Lớp 10 rèn luyện kỹ năng “Viết Báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” - Ngữ văn 10 Kết nối tri thức)
MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 II. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 2 III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................ 3 1. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI ........................................................................................ 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 5 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 5 1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 5 1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 5 1.2. Một số vấn đề về Viết báo cáo nghiên cứu được học trong SGK Ngữ văn 10- tập 1. .................................................................................................................... 10 1.3. Một số vấn đề về tập nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu trong “Chuyên đề học tập Ngữ văn 10”. ...................................................................................... 11 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 11 2.1. Khảo sát thực trạng việc viết báo cáo nghiên cứu trong học sinh trên địa bàn huyện Thanh Chương .......................................................................................... 11 2.2. Hoạt động viết báo cáo nghiên cứu của học sinh THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương phát triển chưa mạnh .................................................................. 13 2.3. Hoạt động viết báo cáo nghiên cứu của học sinh THPT Nguyễn Sỹ Sách còn nhiều hạn chế ....................................................................................................... 14 2.4. Bài thực hành viết: “Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề” (SGK Ngữ văn 10) chưa phát huy hết năng lực viết báo cáo nghiên cứu của HS ....................... 14 2.5. Giáo viên và HS gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận Chương trình Ngữ văn lớp 10 (2018) ............................................................................................................. 15 Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 10 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG “VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ” ............................................................................................................................. 17 2.1. Hướng dẫn học sinh cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian ...................................................................................................................... 17 2.2. Hướng dẫn học sinh cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề trong đời sống. .................................................................................................................... 21 2.3. Các bước hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu trong tiết học: “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” - Ngữ văn 10). .............................................................................................. 27 Chương 3: KHẢO SÁT TÍNH CẤP THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI 29 3.1. Mục đích của khảo sát. ................................................................................. 29 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/Ký hiệu Cụm từ đầy đủ THPT Trung học phổ thông HS Học sinh GV Giáo viên NCKH Nghiên cứu khoa học KHKT Khoa học kỹ thuật GDPT Giáo dục phổ thông GVBM Giáo viên bộ môn SGK Sách giáo khoa 2. Viết báo cáo nghiên cứu vốn là một hoạt động của NCKH, là hoạt động thực hành giúp học sinh phát triển kỹ năng tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi trường,...) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó. Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 - Chương trình GDPT 2018 rất đề cao việc học tập nghiêng về nghiên cứu của học sinh THPT. Vì thế trong cuốn sách Chuyên đề học tập môn Ngữ văn có hẳn một chuyên đề: “Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian”. Còn trong Sách giáo khoa Ngữ văn (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) ở bài 4 “Sức sống của Sử thi” có phần rèn luyện kĩ năng Viết “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề”. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của việc hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu và viết báo cáo nghiên cứu đối với học sinh lớp 10 THPT. Tuy nhiên việc nghiên cứu trong sách Chuyên đề đang dừng lại ở việc tập nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian chứ chưa hướng đến nghiên cứu một vấn đề trong đời sống. Hơn nữa, không phải tất cả các lớp đều chọn học Chuyên đề học tập môn Ngữ văn. Do đó trong quá trình dạy học, giáo viên cần mở rộng hướng dẫn học sinh nghiên cứu một vấn đề trong đời sống. Đây chính là cách nhận diện khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn của học sinh không chỉ ở lĩnh vực Văn học mà có thể ở những lĩnh vực khác như Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Vật lý 3. Nhiều năm qua, thực tiễn nghiên cứu khoa học trong học sinh THPT, đặc biệt là học sinh vùng nông thôn huyện Thanh Chương diễn ra còn đơn điệu, ít có hiệu quả. Nhiều em khi được hướng dẫn viết đề tài nghiên cứu KHKT hoặc nghiên cứu và trình bày các dự án dạy học, chuyên đề dạy học đều tỏ ra lúng túng hoặc nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu trong quá trình học tập của mình. Nhằm đạt được những mục tiêu dạy học trong chương trình GDPT 2018, nhiều năm học qua, bản thân chúng tôi đã có những tìm tòi, đổi mới trong phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học vần còn nhiều hạn chế nhất định. Đó chính là lý do chúng tôi quyết định chọn đề tài: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 rèn luyện kỹ năng “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề” (Bài 4 “Sức sống của Sử thi” - Ngữ văn 10). II. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài đã phân tích và hệ thống nội dung từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực tiễn, qua đó đề xuất được một số giải pháp mới giúp học sinh vừa tập nghiên cứu, viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian, vừa tập nghiên cứu, viết báo cáo một vấn đề trong đời sống để tạo ra được nhiều sản phẩm khoa học có giá trị. - Xác định được các nguyên tắc xây dựng giải pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng Viết báo cáo nghiên cứu. 2 - Từ việc Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian để hướng đến Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề trong đời sống. Đây là một cách hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, đối chiếu, thực nghiệm. - Phương pháp thu thập, khảo sát, so sánh số liệu. V. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài Mở đầu và Kết luận, Nội dung đề tài tập trung vào một số vấn đề chính như sau: 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 2. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 rèn luyện kỹ năng Viết trong “Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề”. 3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài 4. Thực nghiệm và kết quả đạt được 4 - Đối tượng nghiên cứu (research focus): là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu. - Mục tiêu nghiên cứu (research objective): những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng. - Mục đích nghiên cứu (research purpose): ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “Nghiên cứu để phục vụ cho cái gì?”. - Khách thể nghiên cứu (research population): là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là một không gian vật lý, một quá trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng. - Đối tượng khảo sát (research sample): là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu (research scope): sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài). 1.1.3. Một số yêu cầu khi viết báo cáo nghiên cứu + Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo + Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực. + Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong công việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có. + Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo. 1.1.4. Phân loại nghiên cứu khoa học 1.1.4.1. Phân loại theo chức năng nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. Ví dụ: Nghiên cứu sở thích của khách du lịch khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật. Ví dụ: Nghiên cứu những lý do khiến khách du lịch ít quay lại để tham quan, du lịch thêm nhiều lần nữa. 6 1.1.4.5. Trình tự tiêu biểu của hoạt động nghiên cứu khoa học Để xây dựng một đề tài nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả, thông thường có 7 bước tiêu biểu cho người làm công tác nghiên cứu khoa học - Lựa chọn vấn đề nghiên cứu - Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu - Thu thập dữ liệu - Phân tích dữ liệu - Tổng hợp kết quả và kết luận - Báo cáo kết quả Tuy nhiên, trên thực tế, trình tự này chỉ có tính tương đối, các bước thường chồng chéo, các nhà nghiên cứu có thể sắp xếp lại trình tự cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của mình. 1.1.5. Các bước nghiên cứu khoa học Bước 1: Lên ý tưởng Ý tưởng bao giờ cũng là bản phác thảo đầu tiên cho một dự định, một dự án. Đó là những viên gạch đầu tiên cho công trình nghiên cứu khoa học của chúng ta. Có thể tìm được ý tưởng từ đâu? Thật đơn giản vì nghiên cứu khoa học cũng chính là những vấn đề thường xảy ra xung quanh cuộc sống của con người. Ý tưởng được tìm thấy từ sách báo, mạng xã hội facebook, instagram, từ đài phát thanh, từ quan sát thực tế cuộc sống hàng ngày của chúng ta Khi chúng ta trăn trở một vấn đề nào đó, thấy điều đó cần phải làm rõ điểm này, điểm kia thì đó là lúc trong suy nghĩ của bạn đã “nảy mầm” của sự sáng tạo, tìm tòi, lúc đó hãy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp nhất. Bước 2: Xác định hướng đi phù hợp Khi nảy sinh ra sự kiện làm chúng ta trăn trở, hãy gọi tên được vấn đề đó tóm gọn lại và bắt đầu vạch ra hướng nghiên cứu bằng cách tìm hết tất cả tài liệu xung quanh vấn đề đó xem đã có ai nghiên cứu vấn đề đó chưa, điểm tồn đọng lại của vấn đề đó là gì, ý kiến của mọi người xung quanh về vấn đề đó như thế nào? Như vậy sẽ dần vẽ ra được định hướng cho đề tài của bạn tốt hơn Bước 3: Chọn tên đề tài Tên đề tài luôn là điều hấp dẫn người chấm, người đọc đầu tiên. Do vậy, chúng ta phải chọn được tên đề tài mang tiêu chí ngắn gọn, cô đọng được nội dung nghiên cứu của mình bao gồm từ đối tượng, phạm vi, chủ thể, khách thể, thời gian, không gian, địa điểm nghiên cứu, tránh lan man và lạc chủ đề nghiên cứu. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh.pdf