Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ thuật dạy học trong hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức môn Toán Lớp 11
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trong GD – ĐT, Bộ GD – ĐT ban hành thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều, hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của người học.
Trước những định hướng đổi mới của Đảng, Nhà nước và của ngành về dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của các em. Tuy nhiên, phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kĩ năng và những năng lực cần hình thành sau mỗi tiết học. Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy. Giáo viên xây dựng tốt các hoạt động khởi động vừa tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học vừa tăng cường tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức bài học cho các em. Tuy nhiên trên thực tế, cá nhân tôi và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch bài dạy thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án,… do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giải mà thiếu đi sự tích cực, chủ động khám phá, tìm tòi ban đầu của học sinh. Ngay từ đầu tiết học, học sinh đã có tâm lý lo lắng thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.
Về phía học sinh, các em chủ yếu chỉ tập trung vào việc học thuộc các công thức, phương pháp giải, rất ngại việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, dần dần hình thành thói quen thụ động, thiếu sáng tạo. Từ những thực trạng và lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu (SKKN) là: ‘‘Một số kĩ thuật dạy học trong hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức môn Toán lớp 11”.
Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trong GD – ĐT, Bộ GD – ĐT ban hành thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều, hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của người học.
Trước những định hướng đổi mới của Đảng, Nhà nước và của ngành về dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên đã có tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của các em. Tuy nhiên, phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kĩ năng và những năng lực cần hình thành sau mỗi tiết học. Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy. Giáo viên xây dựng tốt các hoạt động khởi động vừa tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học vừa tăng cường tính chủ động trong việc tiếp thu kiến thức bài học cho các em. Tuy nhiên trên thực tế, cá nhân tôi và hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch bài dạy thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án,… do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giải mà thiếu đi sự tích cực, chủ động khám phá, tìm tòi ban đầu của học sinh. Ngay từ đầu tiết học, học sinh đã có tâm lý lo lắng thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.
Về phía học sinh, các em chủ yếu chỉ tập trung vào việc học thuộc các công thức, phương pháp giải, rất ngại việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, dần dần hình thành thói quen thụ động, thiếu sáng tạo. Từ những thực trạng và lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu (SKKN) là: ‘‘Một số kĩ thuật dạy học trong hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức môn Toán lớp 11”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ thuật dạy học trong hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức môn Toán Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kĩ thuật dạy học trong hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức môn Toán Lớp 11
4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất ......................................................... 49 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 50 1. KẾT LUẬN: .................................................................................................... 50 2. KIẾN NGHỊ: ................................................................................................... 50 động khám phá, tìm tòi ban đầu của học sinh. Ngay từ đầu tiết học, học sinh đã có tâm lý lo lắng thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học. Về phía học sinh, các em chủ yếu chỉ tập trung vào việc học thuộc các công thức, phương pháp giải, rất ngại việc tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, dần dần hình thành thói quen thụ động, thiếu sáng tạo. Từ những thực trạng và lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu (SKKN) là: ‘‘Một số kĩ thuật dạy học trong hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức môn Toán lớp 11”. 1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài Trong thời gian và phạm vi giới hạn, tôi mong muốn đề tài thể hiện rõ một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ dạy môn Toán lớp 11 có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy bộ môn môn Toán lớp 11 trong nhà trường THPT. Cũng qua đề tài này, tôi muốn cụ thể hoá một số hình thức tổ chức khởi động cho từng bài học cụ thể. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp lý luận như: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp...; cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra... kết hợp với việc trải nghiệm thực tế giảng dạy. 1.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT, cụ thể là học sinh khối 11. 1.5. Giả thuyết khoa học Hoạt động Khởi động trong giờ dạy có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp giúp HS định hướng nội dung bài học, bước đầu giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học nhưng nếu dạy theo phương pháp truyền thống thì HS sẽ tiếp cận kiến thức một cách máy móc, khô khan, thụ động. Vì thế nếu tổ chức tốt hoạt động Khởi động một cách đa dạng, linh hoạt thì sẽ tạo hứng thú học tập, giúp các em chủ động khám phá kiến thức, nội dung của mỗi bài học, phát triển tốt các năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Toán. 1.6. Đóng góp mới của đề tài 2 thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây là định hướng cơ bản, thiết thực đối với mỗi giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy môn Toán trong nhà trường trung học phổ thông. Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực nghĩa là thông qua bộ môn, học sinh có khả năng kết hợp một cách linh hoạt, có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ tình cảm, động cơ cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một số yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một số hoàn cảnh nhất định. Đây được xem là cơ sở pháp lí để thực hiện đổi mới trong giáo dục nói chung và việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán nói riêng. 2. Cơ sở thực tiễn Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học. Hoạt động khởiđộng thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ. Chuẩn bị phần khởi động như thế nào cho hiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáo viên. Trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo tiền đề, tâm thế. Tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệu quả. Và ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng gặp nhiều khó khăn. Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, đôi khi không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học. Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến bài dạy. Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kỹ năng là rất lớn. Hơn nữa nhiều em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ không thích bị áp đặt. Các em không thích một giờ học gò bó, căng thẳng. Thậm chí có nhiều em rất rụt rè, có nhiều ý tưởng nhưng không dám thể hiện những ý tưởng của bản thân, Cho nên cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh bước đầu vào bài học. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN TRONG NHÀ TRƯỜNG 4 học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Trên thực tế điều này chưa được quan tâm đúng mức; Để tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học môn Toán ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát với mục đích và nội dung khảo sát như sau: 2.2.2.1. Mục đích khảo sát - Khảo sát giáo viên về thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học môn Toán ở trường THPT hiện nay thông qua việc đánh giá các nội dung sau: + Nhận thức của giáo viên về mục đích của hoạt động khởi động. + Cách thức tiến hành hoạt động khởi động thường dùng của giáo viên. + Người tiến hành hoạt động khởi động là ai? Giáo viên hay học sinh? Mức độ thu hút và hiệu quả của hoạt động khởi động? - Khảo sát học sinh về thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học môn Toán ở trường THPT hiện nay qua việc đánh giá các nội dung sau: + Sự chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp. + Sự quan tâm của học sinh đối với hoạt động khởi động trong một tiết học. + Hoạt động khởi động có giúp học sinh định hướng tốt kiến thức mới cần tìm hiểu hay không? + Nếu hoạt động khởi động tạo cho các em sự hứng thú, tò mò, thì các em có muốn tìm hiểu bài học để giải đáp các vấn đề không? 2.2.2.2. Nội dung khảo sát a. Khảo sát giáo viên về thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán Để tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học môn Toán, tác giả đã sử dụng phiếu khảo sát (phụ lục số 1) bằng link khảo sát (phụ lục 5) để tiến hành thăm dò ý kiến của 45 giáo viên dạy môn Toán của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu và một số trường khác; kết quả thu được như sau: Phương Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 án chọn A 88,89% 53,33% 55,56% 40% 62,22% 44,44% 37,78% B 11,11% 40% 33,33% 57,78% 11,11% 51,11% 55,56% C 6,67% 11,11% 2,22% 26,67% 4,45% 6,67% D 0% Kết quả bảng trên cho thấy: 6 mới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các em lại ít có sự chuẩn bị bài trước ở nhà, vào đầu tiết học giáo viên thực hiện truyền thụ một chiều nên dễ gây cho các em sự nhàm chán và chưa đáp ứng được nhu cầu tìm tòi, khám phá của học sinh. Từ đó chưa phát huy hết tính tích cực cũng như sự sáng tạo của các em trong học tập môn Toán. Như vậy qua kết quả khảo sát có thể thấy các giáo viên Toán trong trường có thực hiện dẫn dắt trước khi vào tiết học một cách thường xuyên hoặc không thường xuyên, khởi động trước khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài mới; hình thức thường là giáo viên dẫn dắt trực tiếp vào bài, học sinh lắng nghe, ít tham gia trực tiếp vào hoạt động khởi động. Hoặc có tiến hành hoạt động khởi động song chưa thực sự đạt hiệu quả như mục tiêu đặt ra là tạo hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá kiến thức mới. Việc khởi động mà giáo viên Toán áp dụng mới chủ yếu dừng lại ở việc dẫn dắt của giáo viên, học sinh chưa được tham gia vào hoạt động cụ thể. Qua khảo sát cho thấy đa số học sinh đều có nhu cầu có được tiết học sinh động, hấp dẫn, muốn có được tình huống gợi sự tò mò kích thích được nhu cầu học tập của các em để có được kết quả học tập tốt hơn. Tuy nhiên, vào đầu tiết học giáo viên thường thực hiện truyền thụ một chiều dễ gây nhàm chán và chưa đáp ứng được nhu cầu tìm tòi, khám phá của học sinh. Từ đó chưa phát huy hết tính tích cực cũng như sự sáng tạo của các em trong học tập bộ môn. Hoạt động khởi động còn mang tính hình thức, chưa tạo được liên kết thực sự với bài học, chưa xuất phát từ bài học. Do đó, khi giáo viên dẫn dắt, thực chất là truyền thụ một chiều, các em thụ động lắng nghe mà không được trực tiếp khởi động. Thực chất việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là chuyển từ việc lấy thầy làm trung tâm, truyền thụ kiến thức một chiều sang lấy hoạt động học của trò làm trung tâm, thầy cần định hướng để trò thực hiện được hoạt động học một cách tích cực. Từ những hạn chế trên dẫn đến hiệu quả hoạt động khởi động của tiết học không cao, không tạo được hứng thú và tư duy tích cực cho học sinh, qua đó không chỉ hoạt động khởi động không đạt được như mong muốn là khởi động để tạo hứng thú, tạo đà cho việc học tích cực ở các hoạt động tiếp theo trong bài học. 2.3. QUAN ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động khởi động bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học. Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực 8 đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt HS vào phần hình thành kiến thức mới. - Kĩ thuật cơ bản xây dựng hoạt động khởi động Với phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập nên không mất nhiều thời gian. Với hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, do đó khởi động cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Vì vậy, khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính chất minh họa mà cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp GV biết được học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối tượng học sinh ở các lớp). Hoạt động khởi động là bước “thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham gia vào các tình huống khởi động. Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất thiết phải có câu dễ học sinh nào cũng có thể trả lời được. khi các em trả lời được sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học. Ở mỗi hoạt động khởi động đều xuất phát từ nội dung bài học, nhưng nếu tình huống nào đưa ra học sinh cũng giải quyết được thì các em sẽ không có hứng thú tìm hiểu kiến thức mới, không kích thích được trí tò mò và nhu cầu học tập một cách chủ động và tích cực của các em. Khi áp dụng tổ chức hoạt động khởi động cho tất cả các tiết học ở các lớp thì giáo viên nên lưu ý: Kế hoạch hoạt động đã xây dựng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng lớp, hoàn cảnh, trình độ học sinh của lớp để điều chỉnh hoạt động khởi động cho phù hợp với lớp đó; tránh việc xây dựng một tình huống cố định dùng chung cho tất cả các lớp trong cùng một khối. Phương án xây dựng tình huống khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự đổi mới về hình thức, phương pháp; tránh sự nhàm chán cho học sinh khi tiết học nào 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ki_thuat_day_hoc_trong_hoat_don.pdf