Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế - Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Trong đó, chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Trong các môn học ở trường THPT, Giáo dục kinh tế và pháp luật là một môn khoa học có kiến thức rộng, bao gồm phần Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật. Trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10, nội dung kiến thức mới, đặc biệt nhiều phần có nội dung khó, khô khan, khiến cho học sinh cảm thấy khó hiểu, khó học và ít có hứng thú đối với môn học. Trong khi đó, việc giảng dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật ở nhiều trường THPT hiện nay còn mang tính lí thuyết, giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức máy móc, thụ động, chỉ một bộ phận nhỏ giáo viên chú ý đến việc tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nên chất lượng bộ môn còn hạn chế, sức hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh chưa cao. Do vậy, yêu cầu đặt ra là để có giờ dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Trong 4 hoạt động của một tiết học, hoạt động mở đầu bài học được xem là rất quan trọng vì hoạt động này có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau:
Thứ nhất là tạo hứng thú học tập cho học sinh, khơi gợi hứng thú đối với bài học, khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền với môn học.
Thứ hai là huy động vốn tri thức, kĩ năng, nền tảng của học sinh, tạo cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới.
Thứ 3 là tạo ra mâu thuẫn về nhận thức, lôi kéo sự chú ý của người học. Để học tập thực sự là một quá trình khám phá thì đòi hỏi giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được những tồn tại và hạn chế của việc dạy và học Giáo dục kinh tế và pháp luật , đồng thời nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động mở đầu có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ của học sinh THPT nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế - môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10”,” để chia sẻ với đồng nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Trong đó, chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực của người lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
Trong các môn học ở trường THPT, Giáo dục kinh tế và pháp luật là một môn khoa học có kiến thức rộng, bao gồm phần Giáo dục kinh tế và Giáo dục pháp luật. Trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10, nội dung kiến thức mới, đặc biệt nhiều phần có nội dung khó, khô khan, khiến cho học sinh cảm thấy khó hiểu, khó học và ít có hứng thú đối với môn học. Trong khi đó, việc giảng dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật ở nhiều trường THPT hiện nay còn mang tính lí thuyết, giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức máy móc, thụ động, chỉ một bộ phận nhỏ giáo viên chú ý đến việc tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học nên chất lượng bộ môn còn hạn chế, sức hấp dẫn của bộ môn đối với học sinh chưa cao. Do vậy, yêu cầu đặt ra là để có giờ dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật đạt hiệu quả cao, người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Trong 4 hoạt động của một tiết học, hoạt động mở đầu bài học được xem là rất quan trọng vì hoạt động này có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau:
Thứ nhất là tạo hứng thú học tập cho học sinh, khơi gợi hứng thú đối với bài học, khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền với môn học.
Thứ hai là huy động vốn tri thức, kĩ năng, nền tảng của học sinh, tạo cơ hội cho các em tự làm sống lại những kiến thức nền đã có, cần thiết cho việc học bài mới.
Thứ 3 là tạo ra mâu thuẫn về nhận thức, lôi kéo sự chú ý của người học. Để học tập thực sự là một quá trình khám phá thì đòi hỏi giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được những tồn tại và hạn chế của việc dạy và học Giáo dục kinh tế và pháp luật , đồng thời nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động mở đầu có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ của học sinh THPT nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế - môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10”,” để chia sẻ với đồng nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế - Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế - Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10
của hoạt động mở đầu có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ của học sinh THPT nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số hình thức tổ chức hoạt động mở đầu bài học có hiệu quả nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh phần giáo dục kinh tế - môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10”,” để chia sẻ với đồng nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu. Sử dụng cách mở đầu bài học để tạo hứng thú và tạo tình huống có vấn đề cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. Qua các hình thức mở đầu, học sinh sẽ tiếp cận bài học bằng sự hứng thú và chủ động ngay từ đầu. Mặt khác còn kích thích trí tò mò và định hướng hoạt động cho học sinh vào bài học mới. Gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn, góp phần quan trọng làm cho tiết học đạt hiệu quả cao. Khai thác có hiệu quả hoạt động mở đầu trong tiến trình dạy học góp phần làm phong phú thêm lý luận và phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. Góp phần phát huy và phát triển các năng lực cho học sinh khối 10 nói riêng và học sinh THPT nói chung, đem đến cho các em niềm yêu thích học tập môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về một số hình thức mở đầu bài học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – phần Giáo dục kinh tế. - Nghiên cứu về thực trạng công tác giảng dạy để từ đó đưa ra những hình thức phù hợp giúp học sinh vào bài đầy hứng thú và hiệu quả. - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động mở đầu trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – Phần Giáo dục kinh tế. - Phân tích cấu trúc nội dung kiến thức Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 để làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động mở đầu. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thiết của đề tài và rút ra kết luận. 4. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hình thức mở đầu phù hợp với từng nội dung bài học trong chương trình môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – phần Giáo dục kinh tế. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 2 sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng và các tài liệu có liên quan. - Phương pháp điều tra: Tiến hành thực nghiệm kiểm tra và so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn để kiểm chứng các hình thức mở đầu có phù hợp hay không, mang lại kết quả tốt không. - Phương pháp đàm thoại: Thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp trong nhóm, trong cụm để tìm các hình thức mở đầu phù hợp cho các tiết dạy. -Trao đổi với các đồng nghiệp trong các buổi họp nhóm, sinh hoạt chuyên môn cụm để được đóng góp ý kiến, đăng ký dạy chuyên đề, dạy thao giảng, dự giờ thường xuyên để rút kinh nghiệm từ các hình thức mở đầu bài học đã dùng. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm:Trải nghiệm việc biên soạn và tiến hành tổ chức hoạt động mở đầu bài học một số bài trong chương trình Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 – phần Giáo dục kinh tế. 6. Lịch sử đề tài Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nên hiện nay chưa có tác giả nào viết đề tài này. 7. Dự kiến đóng góp của đề tài - Khai thác có hiệu quả phần mở đầu trong tiến trình dạy học, góp phần làm phong phú thêm lý luận và phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. - Góp phần phát huy năng lực tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng cho học sinh, đem đến cho các em niềm yêu thích môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. 4 mình để cố gắng ghi nhận và giải quyết theo cách riêng của mình, cảm thấy thiếu hụt kiến thức thông tin để giải quyết. Trước kia, người ta thuần túy quan niệm phần mở đầu (mở bài) chỉ để vào bài mới. Ngày nay, ngoài chức năng đó, hoạt động này có tác dụng chính là nêu được vấn đề chính của bài học. Khai thác triệt để hoạt động này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc cải tiến phương pháp soạn giảng, học sinh có điều kiện chủ động tích cực tham gia vào quá trình học và tự học một cách tốt nhất thông qua cái đã biết - chưa biết, giữa lý thuyết - thực tiễn đời sống hàng ngày. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Về học sinh Trong thực tế lớp học bao gồm đủ các học sinh từ khá, giỏi đến yếu, kém. Số học sinh khá, giỏi rất năng động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia nhiệt tình vào các hình thức khởi động bài học. Ngược lại học sinh yếu, kém lại rất lười học, tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động mở đầu bài học. Mức độ tiếp thu bài học của các em không đồng đều gây khó khăn cho việc chọn lựa các hoạt động phù hợp với trình độ của mỗi lớp. Có những hình thức mở đầu bài học tạo được nhiều hứng thú cho học sinh khá, giỏi, nhưng số học sinh yếu, kém lại không đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều hình thức được sự hưởng ứng nhiệt tình của những học sinh yếu, kém, nhưng lại gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi. 1.2.2. Về giáo viên Chương trình giáo dục phổ thông ở nước ta đã và đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Từ quan tâm việc học sinh học được cái gì đến quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó nhất thiết giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học. Trên thực tế tiến hành bằng biện pháp điều tra, khảo sát ở các trường: Trường THPT Diễn Châu 1, Trường THPT Diễn Châu 2, Trường THPT Diễn Châu 3, Trường THPT Diễn Châu 4, THPT Diễn Châu 5 cho thấy nhiều giáo viên đã xác định rõ việc cần thiết và mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học cũng như trong kiểm tra, dánh giá. Một số giáo viên đã vận dụng được các phương pháp – kỹ thuật dạy học tích cực nhưng nhìn chung hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở các môn trong nhà trường phổ thông nói chung và môn Giáo dục kinh tế và pháp luật nói riêng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Về mặt phương pháp trong dạy học nói chung và dạy học Giáo dục kinh tế và pháp luật nói riêng, việc sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống là cần thiết nhưng sẽ hấp dẫn hơn nếu giáo viên kết hợp với đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo của các môn khoa học khác. Việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy Giáo dục kinh tế và pháp luật nhằm phát triển năng lực cho học sinh ở trường trung học phổ thông bằng cách sử dụng nội dung và phương pháp các bộ môn khác như Văn học, Lịch sử, âm nhạc... 6 - Việc ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên còn hạn chế nên khó khăn trong đổi mới phương pháp thiết kế và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động mở đầu. - Mức độ nhận thức của học sinh không giống nhau trong một lớp học nên mức độ tiếp thu bài của các em không đồng đều, gây khó khăn cho việc chọn lựa các hoạt động phù hợp. Hoạt động dễ, sẽ gây nhàm chán cho số học sinh khá giỏi, còn các hoạt động khó, nâng cao lại làm cho học sinh yếu, kém không tiếp thu kịp. - Giáo viên chưa chú trọng hoặc chưa khai thác hiệu quả các hình thức mở đầu trong quá trình dạy học. Vì vậy không tạo được hứng thú cho học sinh, không nêu được vấn đề cho học sinh tư duy độc đáo và sáng tạo. Nội dung tiết dạy bị mờ nhạt ngay từ đầu, học sinh kém tập trung, hiệu quả tiết dạy không cao. 1.3.2. Nguyên nhân về phía học sinh - Nhiều học sinh có tâm lí học lệch, thiên về các môn khối nên các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật chưa có sự đầu tư, chưa chuẩn bị bài chu đáo, dẫn đến tiết học thụ động. - Áp lực học tập từ nhiều bộ môn khác nhau trong cùng 1 buổi học nên khả năng tập trung, tư duy bị phân tán. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU TRONG PHẦN GIÁO DỤC KINH TẾ - MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10. 2.1. Những yêu cầu chung Tự lĩnh hội kiến thức trên lớp là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình học tập của học sinh vì dưới sự hướng dẫn có phương pháp và kiểm tra chặt chẽ của giáo viên, học sinh có thể tiếp thu được những tri thức Giáo dục kinh tế và pháp luật cơ bản quan trọng nhất. Ngoài ra, với những nội dung phong phú và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực của giáo viên trên lớp thì khả năng tư duy, năng lực diễn đạt, kỹ năng thực hành của học sinh mới được bộc lộ và có điều kiện để phát triển. Tiếp thu kiến thức kết hợp phát biểu ý kiến để nhận thức bài học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. Đây là một trong những hoạt động quan trọng để tiến hành hoạt động mở đầu bài học Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát triển tư duy và phát huy tính tích cực của học sinh. Để đạt được những yêu cầu – mục tiêu của bài giảng, giáo viên cần tổ chức các hình thức mở đầu bài học và sử dụng sáng tạo hệ thống các câu hỏi trong sách giáo khoa, ngoài sách giáo khoa sao cho đúng nguyên tắc, phù hợp với yêu cầu từng bài, từng chương, phù hợp với đối tượng học sinh Song song với việc đó, giáo viên cần xây dựng tình huống có vấn đề để học sinh luôn tự suy nghĩ, tự rút ra những kết luận trước các vấn đề giáo viên đưa ra. 8 Sử dụng hình ảnh phù hợp còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Sử dụng hình ảnh trong mở đầu bài học Giáo dục kinh tế và pháp luật phần Giáo dục kinh tế không những làm cho quá trình học tập thêm sinh động mà còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, kích thích tính ham hiểu biết của các em. Ngoài video, đóng vai thì hình ảnh cũng chính là phương tiện trực quan được sử dụng như là nguồn chủ yếu dẫn đến kiến thức mới trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 phần Giáo dục kinh tế. Để kênh hình phát huy được hiệu quả, giáo viên nên sử dụng những hình ảnh rõ, trung thực, dễ quan sát, hình ảnh hài hòa, nhẹ nhàng, tạo cảm giác tâm lý an toàn, hứng khởi, tuyệt đối không dùng hình ảnh tạo cảm giác tâm lý xấu như: sợ sệt, ám ảnh, bạo lực. Ví dụ 1. Khi dạy Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội, tùy vào đặc điểm và đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau do đó chúng tôi tiến hành mở đầu bài học bằng hình thức: sử dụng hình ảnh Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh qua tivi như : hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động buôn bán hàng hóa ở chợ những hình ảnh trên liên quan đến hoạt động kinh tế cơ bản nào? Giáo viên nhận xét và dẫn dắt học sinh vào bài mới. Ví dụ 2. Khi dạy bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống, tùy vào đặc điểm và đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau do đó chúng tôi tiến hành mở đầu bài học bằng hình thức: sử dụng hình ảnh Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh qua tivi như: Người dân đang tham gia giao dịch ở ngân hàng, hoặc hình ảnh thẻ tín dụng ngân hàngnhững hình ảnh trên liên quan đến nội dung nào ? Giáo viên nhận xét và dẫn dắt học sinh vào bài mới. 2.3.2. Giải pháp mở đầu bài học từ việc khai thác bài tập tình huống Dạy học tình huống là một phương pháp dạy học được tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập. Mở đầu bài học bằng tình huống sẽ giúp người học có cách nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn về những vấn đề lí thuyết đã được học. Thông qua việc giải quyết tình huống, người học sẽ có điều kiện để vận dụng linh hoạt các kiến thức lí thuyết, hiểu rõ sâu hơn các khái niệm, mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, hấp dẫn mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của học sinh. Thông qua hình thức dạy học này sẽ góp phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo của người học, không những vậy 10 2.3.3. Giải pháp mở đầu bài học bằng phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành ( làm thử) một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Sử dụng phương pháp này trong dạy học sẽ giúp học sinh thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường trước khi thực hành trong thực tiễn. Thông qua phương pháp này sẽ phát huy được tính sáng tạo, khích lệ sự thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực, tạo ra hứng thú học tập cho học sinh Trong môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, việc sử dụng phương pháp đóng vai là cần thiết, phù hợp, bởi thông qua đó, học sinh sẽ được tái hiện những tình huống thực tiễn và giải quyết nó một cách đúng đắn, phù hợp với năng lực bản thân. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp này trong dạy học, giáo viên cần cho học sinh tự lựa chọn tình huống và phân vai theo năng lực của học sinh. Có như vậy, mới phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học trò. Ví dụ 1: Khi dạy bài 3: Thị trường, tùy vào đặc điểm và đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau do đó chúng tôi tiến hành mở đầu bài học bằng hình thức: đóng vai. - Giáo viên cho học sinh đóng vai để mô phỏng hoạt động trao đổi, mua bán ở một cửa hàng hoặc tại một phiên chợ. - Học sinh thực hiện đóng vai. - Học sinh cả lớp theo dõi và trả lời các câu hỏi mà các bạn đưa ra từ tình huống đóng vai. - Giáo viên nhận xét, kết luận và hướng dẫn học sinh vào bài mới. Ví dụ 2: Khi dạy bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh, tùy vào đặc điểm và đối tượng học sinh ở các lớp khác nhau do đó chúng tôi tiến hành mở đầu bài học bằng hình thức: đóng vai. - Giáo viên cho học sinh đóng vai để mô phỏng câu chuyện ở sách giáo khoa Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - trang 39 (Sách kết nối tri thức) - Học sinh thực hiện đóng vai. - Học sinh cả lớp theo dõi và trả lời các câu hỏi mà các bạn đưa ra từ tình huống đóng vai. - Giáo viên nhận xét, kết luận và hướng dẫn học sinh vào bài mới. 12
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_mo.pdf