Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018

Năm học 2022 - 2023 là năm học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở cả ba cấp. Chương trình mới đã mở ra một bước ngoặt mới cho nền giáo dục Việt Nam. Một trong những mục tiêu trọng tâm của chương trình GDPT 2018 là phát triển toàn diện cả về năng lực và phẩm chất người học. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên phải không ngừng đổi mới và tiếp cận với mô hình dạy học hiện đại, trong đó có mô hình dạy học dự án - một mô hình dạy học đã được các nước có nền giáo dục phát triển áp dụng và thành công. Dạy học dự án (đối với các môn khoa học xã hội) và dạy học Stem (đối với các môn khoa học tự nhiên) không còn xa lạ đối với các nước có nền giáo dục phát triến trên thế giới và đang được tiếp cận ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là mô hình dạy học hướng đến xây dựng nền kinh tế tri thức và phát triển con người toàn diện. Với mô hình dạy học tích cực này, học sinh không chỉ được phát triển những kỹ năng cần thiết, vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề đặt ra mà còn phát triển tư duy sáng tạo gắn với phương châm “học mà chơi, chơi mà học", "học thông qua hành" hay “dạy học trải nghiệm”… Môn Ngữ văn là một môn học mang tính đặc thù, ngoài việc phát triển những năng lực chung, môn hoc này còn hướng học sinh đến năng lực cảm thụ thẩm mĩ và đặc biệt là phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên muốn phát triển được năng lực tư duy sáng tạo trong môn Ngữ văn thì người giáo viên phải linh hoạt và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống trước đây, trong đó có dạy học dự án. Dạy học dự án trong môn Ngữ văn giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về giá trị của một tác phẩm văn học; bồi dưỡng phẩm chất, giáo dục đạo đức về lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học. Mặt khác, học sinh được phát triển nhiều năng lực, rèn luyện nhiều kĩ năng như giao tiếp, kĩ năng lập kế hoạch, tổ chức, kĩ năng thuyết trình, phản biện, kĩ năng tự học, thu thập và xử lí tài liệu, kĩ năng sử dụng Công nghệ thông tin… đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời đại mới cũng như mục tiêu của chương trình giáo dục tổng thể 2028 đang hướng tới. Với những hiệu quả tích cực của phương pháp dạy học này, trong năm học 2022 - 2023, chúng tôi đã vận dụng và tổ chức một một số hình thức dạy học dự án. Từ những kết quả đã đạt được trong thực tiễn, được nhà trường ghi nhận, chúng tôi mạnh dạn chia sẻ đề tài “Một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trƣờng THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018”.
docx 60 trang Thanh Ngân 02/12/2024 1121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 4 nhằm đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018
 VĂN TẠI TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU 4 NHẰM ĐÁP ỨNG 
 YÊU CẦU CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 
 Lĩnh vực: Môn Ngữ văn 
 Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Hiền 
 Nguyễn Thị Hường 
 Nguyễn Thị Hà 
 Điện thoại: 0985437399 
 Năm học: 2022-2023
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
 ￿ 
 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 1.1 Lý do chọn đề tài 1
 1.2 Mục đích nghiên cứu 2
 1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
 1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
 1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
 PHẦN II NỘI DUNG 2
 I Cơ sở lí luận 2
 1 Dạy học dự án và dạy học dự án trong môn Ngữ văn 2
 II Cơ sở thực tiễn 8 2.2.5 Dự án “Triển lãm hội họa” khi dạy bài “Thương vợ”(Ngữ 31
 văn 11), Việt Bắc, Vợ nhặt ( Ngữ văn 12), Thơ Hai cư, 
 Dưới bóng hoàng lan , Sự sống và cái chết (Ngữ văn 10)
 3 Một số kinh nghiệm tổ chức và thực hiện các dự án trong 35
 môn Ngữ văn 
 4 Kết quả đạt được của các giải pháp 36
 5 Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải 39
 pháp tổ chức dạy học dự án 
 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
 PHỤ LỤC
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Năm học 2022 - 2023 là năm học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 
(GDPT) 2018 ở cả ba cấp. Chương trình mới đã mở ra một bước ngoặt mới cho nền 
giáo dục Việt Nam. Một trong những mục tiêu trọng tâm của chương trình GDPT 
2018 là phát triển toàn diện cả về năng lực và phẩm chất người học. Để đạt được 
mục tiêu đó, giáo viên phải không ngừng đổi mới và tiếp cận với mô hình dạy học 
hiện đại, trong đó có mô hình dạy học dự án - một mô hình dạy học đã được các 
nước có nền giáo dục phát triển áp dụng và thành công. 
 Dạy học dự án (đối với các môn khoa học xã hội) và dạy học Stem (đối với các môn 
khoa học tự nhiên) không còn xa lạ đối với các nước có nền giáo dục phát triến trên 
thế giới và đang được tiếp cận ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là mô hình 
dạy học hướng đến xây dựng nền kinh tế tri thức và phát triển con người toàn diện. 
Với mô hình dạy học tích cực này, học sinh không chỉ được phát triển những kỹ năng 
cần thiết, vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề đặt ra mà còn phát triển 
tư duy sáng tạo gắn với phương châm “học mà chơi, chơi mà học", "học thông qua 
hành" hay “dạy học trải nghiệm” 
 Môn Ngữ văn là một môn học mang tính đặc thù, ngoài việc phát triển những năng 
lực chung, môn hoc này còn hướng học sinh đến năng lực cảm thụ thẩm mĩ và đặc 
biệt là phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên muốn phát triển được 
năng lực tư duy sáng tạo trong môn Ngữ văn thì người giáo viên phải linh hoạt và 
áp dụng các phương pháp dạy học tích cực bên cạnh các phương pháp dạy học truyền 
thống trước đây, trong đó có dạy học dự án. 
 Dạy học dự án trong môn Ngữ văn giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và sâu sắc 
về giá trị của một tác phẩm văn học; bồi dưỡng phẩm chất, giáo dục đạo đức về lòng và hình thành kỹ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có 
thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực 
hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính 
tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, 
đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực 
hiện. Và theo các nhà sư phạm Mĩ, dạy học dự án là phương pháp quan trọng để thực 
hiện dạy học hướng vào người học nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp 
dạy học truyền thống.
 2 
 Bài học thiết kế theo dự án chứa đựng nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi 
cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em. 
Thông thường học sinh sẽ được hỗ trợ thêm của giáo viên hoặc chuyên gia để giải 
quyết vấn đề, hiểu sâu nội dung hơn. Các phương tiện kỹ thuật cũng được sử dụng 
để hỗ trợ việc học và tạo ra sản phẩm của học sinh. Trong quá trình thực hiện dự 
án có thể vận dụng nhiều cách đánh giá khác nhau để giúp học sinh tạo ra những 
sản phẩm có chất lượng. 
 Nói cách khác, học theo dự án là một hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho người 
học tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào 
thực tế cuộc sống. Quá trình học theo dự án giúp người học củng cố kiến thức, rèn 
luyện kỹ năng hợp tác, giao tiếp và học tập độc lập, chuẩn bị hành trang học tập suốt 
đời cho người học, đặc biệt là thế hệ trẻ và đối mặt với thử thách trong cuộc sống. 
1.1.2. Đặc điểm của dạy học dự án 
 Các nhà sư phạm Mĩ đầu thế kỉ XX đã chỉ ra các đặc điểm cốt lõi của dạy học dự 
án như sau: 
 Trước hết, dạy học theo dự án mang tính định hướng thực tiễn. Bởi vì, chủ đề dự án 
xuất phát từ tình huống thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn 
đời sống, phù hợp với năng lực của người học, nhiệm vụ dự án chứa đựng những 
vấn đề cần giải quyết. Gắn việc học trong nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội, 
kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, học sinh giải quyết vấn đề thực tiễn bằng cách 
tích hợp các kiến thức đã học, thông qua đó kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết và 
rèn luyện kĩ năng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học. 
 Dạy học theo dự án mang tính định hướng hứng thú người học. Nội dung học tập 
gắn với sở thích và nhu cầu của học sinh. Chúng ta biết rằng, nhiều khi ý tưởng của 
dự án được đề xuất từ phía người học. Trong trường hợp này, người học thường có 
nhu cầu bức thiết tham gia dự án. Do đó, dạy học dự án có vai trò quan trọng trong 
việc tạo hứng thú và giảm áp lực học tập cho người học. Trong dạy học dự án, người 
dạy là người tổ chức, điều khiển người học tiến hành dự án, người học trực tiếp tham 
gia dự án. Hiệu quả của dạy học dự án càng cao, khi người dạy càng khuyến khích 
được tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người học ở mọi khâu của dạy học dự án. 
Đặc biệt là, người học được nghiên cứu ở môi trườg thực tiễn, được sử dụng công 
nghệ, phương tiện hiện đại, được bổ sung kiến thức, được phát triển về kỹ năng học 
tập, kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như các kỹ năng sống khác. Cụ thể như khi 
tham gia dự án “Nhà làm phim ấn tượng”, học sinh được sáng tạo kịch bản, dàn 
dựng phim theo ý tưởng của mình, huy động được trí tuệ tập thể để hoàn thành nhiệm 
vụ học tập. 
 Một điều khác biệt cơ bản của dạy học dự án và các phương pháp dạy học khác là 2. Thực hiện dự án: - Theo dõi, hướng dẫn, - Phân công nhiệm vụ 
 Thu thập thông tin; Thực đánh giá HS trong quá các thành viên trong 
 hiện điều tra; Thảo luận trình thực hiện dự án. - nhóm thực hiện dự án 
 với các thành viên khác; Liên hệ các cơ sở, khách theo đúng kế hoạch. 
 Tham vấn giáo viên mời cần thiết cho HS. - 
 hướng dẫn Chuẩn bị cơ sở vật chất, - Tiến hành thu thập, xử 
 tạo điều kiện thuận lợi lý thông tin thu 
 cho các em thực hiện dự được.Xây dựng sản 
 án. phẩm hoặc bản báo cáo. 
 - Bước đầu thông qua sản - Liên hệ, tìm nguồn 
 phẩm cuối của các nhóm giúp đỡ khi cần. 
 HS.
 - Thường xuyên phản 
 hồi, thông báo thông tin 
 cho GV và các nhóm 
 khác.
 4 
 3. Kết thúc dự án - Chuẩn bị cơ sở vật chất - Chuẩn bị tiến hành giới 
 Tổng hợp các kết quả; cho buổi báo cáo dự án. - thiệu sản phẩm.Tiến 
 Xây dựng sản phẩm; Theo dõi, đánh giá sản hành giới thiệu sản 
 Trình bày kết quả; Phản phẩm dự án của các phẩm. 
 ánh lại quá trình học tập nhóm. Đưa ra những gợi - Tự đánh giá sản phẩm 
 ý, rút kinh nghiệm, định dự án của nhóm. 
 hướng cụ thể cho các - Đánh giá sản phẩm dự 
 nhóm dự án, nhằm nâng án của các nhóm khác 
 cao hiệu quả trong theo tiêu chí đã đưa ra.
 những dự án tiếp theo
 * Các bƣớc tiến hành dạy học dự án 
Bước 1: Chọn chủ đề và xác định mục đích của dự án 
 Giáo viên căn cứ bài học và thời lượng để lựa chọn chủ đề. Chủ đề có thể gồm nhiều 
bài hoặc có thể một bài. Giáo viên và học sinh cũng có thể cùng thảo luận, đề xuất, 
xác định đề tài và mục đích của dự án hoặc giáo viên có thể giới thiệu một số hướng 
đề tài nghiên cứu để học sinh lựa chọn. Dựa vào chủ đề để đặt tên dự án phù hợp với 
mục tiêu dạy học. Cần tạo ra tình huống xuất phát, chứa đựng một vấn đề hoặc đặt 
một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ hoàn cảnh thực tiễn xã 
hội của đề tài. 
Bước 2. Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện dự án 
 Trong bước này, học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên, xây dưng đề cương cũng 
như kế hoạch thực hiên dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch dự án, cần xác định 
những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến 
hành và phân công công việc trong nhóm. 
Bước 3. Thực hiên dự án 
 Giáo viên tổ chức người học thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm tế và công nghệ vào trong chương trình thông qua dạy học dự án, học sinh được 
khuyến khích để trở thành một người làm việc độc lập, có tư duy phản biện và là 
những con người học tập suốt đời. 
 Dạy học dự án trong môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung 
không chỉ là một cách học; nó là một cách để làm việc cùng nhau. Nếu học sinh tự 
chịu trách nhiệm cho việc học của mình, các em sẽ tạo ra cơ sở cho cách các em 
làm việc với người khác trong cuộc sống trưởng thành của mình. Thông qua dạy 
học dự án, giáo viên có nhiều cơ hội đánh giá năng lực học sinh, cho phép giáo 
viên giao tiếp với học sinh trong một phương pháp tiến bộ: “Chúng ta đang sống 
trong một nền kinh tế mới – được cung cấp bởi công nghệ, được thúc đẩy bằng 
thông tin và được điểu khiển bằng tri thức” – Bộ lao động Hòa 
 6 
Kỳ. Đây cũng chính là yêu cầu của đổi mới kiểm tra, đánh giá mà cả chương trình 
giáo dục 2006 và 2018 đang thực hiện. 
1.2.2. Lựa chọn các hình thức dạy học dự án trong dạy học môn Ngữ văn Hình 
thức dạy học dự án trong môn Ngữ văn rất đa dạng. Dự án có thể được tổ chức dưới 
dạng là sân khấu hóa tác phẩm văn học, một bài nghiên cứu, Vì vậy mà có rất 
nhiều loại sản phẩm khác nhau: 
- Bản báo cáo kết quả nghiên cứu về một tác phẩm văn học: bài viết của học sinh. - 
Sản phẩm dàn dựng công phu: một bộ phim, một tiết mục sân khấu hóa, video 
phỏng vấn. 
- Bản vẽ sơ đồ tư duy, bức tranh hay một bài hát 
 10 12A4 45 7 15.6% 20 44.4% 18 40%
11 12A5 47 0 0 28 59.6% 19 40.4%
12 12A11 39 0 0 17 43.6% 22 56.4%
 Tổng 526 21 4% 228 43.3% 277 52.7%
 Biểu đồ thể hiện hứng thú học tập môn Ngữ Văn của học sinh 
 g 
 n Không hứng thú
 ợ
 ư
 l 
 ốS
 300 250 200 150 
 228 
 277 
 100 50 
 0 
 Rất hứng thú Hứng 
 21 thú 
 Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 
 Hình ảnh: Thống kê khảo sát hứng thú học tập môn Ngữ văn ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 
 8 
 Bảng thống kê khảo sát sử dụng phƣơng pháp dạy học dự án của một số giáo 
 viên 
 TT Đơn vị Số Mức độ sử dụng
 lượng 
 tham Thường Ít sử Không 
 gia xuyên dụng sử 
 dụng
 1 THPT Nguyễn 11 2 9 0
 Đức Mậu
 2 THPT 1-5 8 2 6 0
 3 THPT Quỳnh Lưu 3 11 4 8 0
 4 THPT Quỳnh Lưu 2 10 5 5 0
 5 THPT Hoàng Mai 2 7 1 6 0

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_day_hoc_du_an.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy học dự án môn Ngữ văn tại trường THPT Quỳnh Lưu 4.pdf