Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kết quả dạy học ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD tại trường THPT Cờ Đỏ

Để tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã bàn về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Kết quả của Hội nghị là ngày 04 tháng 11 năm 2013 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về: “Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” nhằm đạt được mục tiêu chung: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta là đổi mới những vấn đề cốt yếu, khâu then chốt, khâu đột phá chi phối quá trình phát triển để kiến tạo mô hình giáo dục mới phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới quản lí giáo dục, đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá... Những thay đổi đó nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh (HS), góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước. Trong các giải pháp trên việc đổi mới phương thức thi và xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) theo hướng giảm áp lực, tốn kém cho xã hội, mà vẫn đảm bảo độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực, làm cơ sở cho việc xét tuyển đại học, cao đẳng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đầu ra, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức. Việc đổi mới phương thức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT đã thực hiện từ năm 2017 trở đi, số môn thi tăng lên và được chia thành 2 tổ hợp, trong đó có môn Giáo dục công dân (GDCD) là hoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào thành một môn thi trong tổ hợp khoa học xã hội của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Thi Tốt nghiệp THPT là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học là khâu cuối cùng để đánh giá chất lượng dạy và kết quả học của học sinh, các tiêu chí để đánh giá nhà trường về chất lượng giảng dạy thì tiêu chí về tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng xếp vị trí của nhà trường trong hệ thống các trường học phổ thông, là danh dự và uy tín của giáo viên đối với học sinh. Vì vậy, để đạt kết quả tốt, các nhà trường phải tiến hành công tác tổ chức ôn thi cho học sinh để các em có đủ kiến thức để thi tốt nghiệp và còn góp phần tuyển sinh vào các trường Đại học với tổ hợp môn phù hợp với các ngành đào tạo ở các trường Đại học trên cả nước. Tùy vào đối tượng học sinh mà có các giải pháp tổ chức ôn thi khác nhau, với thời lượng ôn khác nhau, cách thức tiếp cận khác nhau.

Trường THPT Cờ Đỏ đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, thuộc huyện miền núi, trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số đời sống khó khăn, chất lượng giáo dục thấp. So với địa bàn tuyển sinh thì chất lượng đầu vào của trường THPT Cờ Đỏ thấp nhất trên địa bàn. Trong những năm qua nhà trường đã rất quan tâm, xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học ôn thi tốt nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, những năm gần đây kết quả thi tốt nghiệp THPT nói chung và môn GDCD nói riêng của trường vẫn chưa cao, có một số em học sinh còn xem nhẹ vai trò của môn học. Điều đó đặt ra yêu cầu làm thế nào để nâng cao kết quả học tập và điểm thi của môn GDCD, góp phần nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Từ thực tế đó, bản thân tôi luôn quan tâm, trăn trở, tìm tòi và đổi mới để thực hiện ôn thi tốt nghiệp đạt kết quả cao, khẳng định được vị trí chuyên môn của mình, tránh bị coi thường là môn phụ. Từ năm học 2019 – 2020, kết quả thi tốt nghiệp đã được nâng cao, chất lượng bộ môn được khẳng định; số học sinh đạt điểm 9 ngày càng tăng, kỳ thi tốt nghiệp năm 2021 đã có nhiều học sinh đạt điểm 10, điều đó chứng tỏ những giải pháp mà bản thân đưa ra là phù hợp với đặc điểm và đối tượng là học sinh của trường.
Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng thành công đối với học sinh nhà trường và đạt kết quả khả quan với đề tài “Một số giải pháp nâng cao kết quả dạy học ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD tại trường THPT Cờ Đỏ”.

pdf 65 trang Thanh Ngân 02/01/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kết quả dạy học ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD tại trường THPT Cờ Đỏ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kết quả dạy học ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD tại trường THPT Cờ Đỏ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao kết quả dạy học ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD tại trường THPT Cờ Đỏ
 MỤC LỤC 
DANH MỤC VIẾT TẮT 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 
I. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1 
II. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 2 
IV. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2 
V. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 
VI. Tổng quan và điểm mới trong kết quả nghiên cứu ............................................. 3 
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................... 4 
1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4 
2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 6 
3. Giải pháp nâng cao kết quả dạy học ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD đối với 
học sinh Trường THPT Cờ Đỏ. ............................................................................... 10 
3.1. Các giải pháp chung ......................................................................................... 11 
3.2. Các giải pháp dạy học ôn thi tốt nghiệp môn GDCD ở trường trung học phổ 
thông Cờ Đỏ ............................................................................................................ 15 
3.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học và ôn thi phù hợp theo đơn vị lớp. .................. 15 
3.2.2. Biên soạn tài liệu ôn thi tốt nghiệp cho học sinh. ......................................... 17 
3.2.3. Tổ chức ôn thi, phân loại học sinh theo đối tượng. ....................................... 20 
3.2.4. Phương pháp dạy kiến thức sách giáo khoa. ................................................. 22 
3.2.5. Phương pháp luyện đề trắc nghiệm. ............................................................. 27 
3.2.6. Tổ chức dạy phụ đạo cho những học sinh yếu. ............................................. 37 
4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất trong đề 
tài. ............................................................................................................................ 38 
4.1. Mục đích khảo sát: ........................................................................................... 38 
4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................. 38 
4.2.1. Nội dung kháo sát:......................................................................................... 38 
4.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá. ..................................................... 39 
4.3. Đối tượng khảo sát. .......................................................................................... 40 
4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 40 DANH MỤC VIẾT TẮT 
TT Nội dung viết tắt Chữ viết tắt 
 1 Ban Giám hiệu BGH 
 2 Công nghệ thông tin CNTT 
 3 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 
 4 Giáo dục công dân GDCD 
 5 Giáo viên GV 
 6 Giáo viên bộ môn GVBM 
 7 Giáo viên chủ nhiệm GVCN 
 8 Học sinh HS 
 9 Pháp Luật PL 
10 Sách giáo khoa SGK 
11 Trung học phổ thông THPT 
12 Ủy ban nhân dân UBND 
 Trường THPT Cờ Đỏ đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, thuộc huyện 
miền núi, trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số đời sống khó khăn, chất lượng 
giáo dục thấp. So với địa bàn tuyển sinh thì chất lượng đầu vào của trường THPT 
Cờ Đỏ thấp nhất trên địa bàn. Trong những năm qua nhà trường đã rất quan tâm, 
xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học ôn thi tốt nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên, 
những năm gần đây kết quả thi tốt nghiệp THPT nói chung và môn GDCD nói 
riêng của trường vẫn chưa cao, có một số em học sinh còn xem nhẹ vai trò của 
môn học. Điều đó đặt ra yêu cầu làm thế nào để nâng cao kết quả học tập và điểm 
thi của môn GDCD, góp phần nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT. 
 Từ thực tế đó, bản thân tôi luôn quan tâm, trăn trở, tìm tòi và đổi mới để 
thực hiện ôn thi tốt nghiệp đạt kết quả cao, khẳng định được vị trí chuyên môn của 
mình, tránh bị coi thường là môn phụ. Từ năm học 2019 – 2020, kết quả thi tốt 
nghiệp đã được nâng cao, chất lượng bộ môn được khẳng định; số học sinh đạt 
điểm 9 ngày càng tăng, kỳ thi tốt nghiệp năm 2021 đã có nhiều học sinh đạt điểm 
10, điều đó chứng tỏ những giải pháp mà bản thân đưa ra là phù hợp với đặc điểm 
và đối tượng là học sinh của trường. 
 Vì vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mà bản thân tôi đã áp dụng 
thành công đối với học sinh nhà trường và đạt kết quả khả quan với đề tài 
“Một số giải pháp nâng cao kết quả dạy học ôn thi tốt nghiệp THPT môn 
GDCD tại trường THPT Cờ Đỏ”. 
II. Mục đích nghiên cứu 
 Giúp cho học sinh nắm được kiến thức và có kĩ năng học bài, kĩ năng làm 
bài thi đạt kết quả cao. 
 Tiếp tục nâng cao chất lượng bộ môn GDCD, tiếp tục đạt kết quả cao hơn 
trong kì thi tốt nghiệpTHPT những năm tiếp theo và góp phần vào thành công 
chung của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng và tỉ lệ thi đậu tốt nghiệp 
THPT. 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn công tác ôn thi tốt nghiệp 
THPT, những điểm mới về kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022, đề tài tập trung vào 
việc nghiên cứu, đề xuất cách thức, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy 
học ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD và góp phần xét tuyển sinh đại học cho 
HS ở trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 
IV. Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu 
 - Đối tượng nghiên cứu: Là một số giải pháp nâng cao chất lượng thi tốt 
nghiệp THPT môn GDCD tại trường THPT Cờ Đỏ. 
 - Thời gian nghiên cứu: Từ khi bộ môn GDCD được đưa vào thi tốt nghiệp, 
trọng tâm là từ năm học 2019 – 2020 và 2020 – 2021 đến nay. 
 - Phạm vi nghiên cứu: Chương trình môn GDCD lớp 11, 12; chương trình 
 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
1. Cơ sở lý luận 
1.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên trong đổi mới giáo dục đào tạo 
1.1.1. Vai trò của giáo viên trong đổi mới giáo dục đào tạo 
 Đã từ lâu, nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh, được nhân dân quý 
trọng. Thầy, cô như những người ươm mầm, chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho 
biết bao thế hệ học trò. Sự chuyên nghiệp về chuyên môn và đạo đức của người 
giáo viên là những tiêu chí quan trọng tác động tích cực đến quá trình đào tạo, là 
một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo trong trường học. Vì vậy, 
vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học, cụ thể là 
những vai trò sau: 
 + Người thực hiện các chương trình, kế hoạch do Bộ, Sở, Nhà trường, Tổ 
chuyên môn đề ra: Hàng năm Bộ, Sở, Nhà trường, Tổ chuyên môn sẽ có những kế 
hoạch, chương trình, nhiệm vụ cụ thể cho từng năm học. Vai trò của giáo viên thể 
hiện ở việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dạy học giáo dục, đôn đốc, 
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tu dưỡng rèn luyện của HS. 
 + Người tổ chức các hoạt động giáo dục giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức 
và hình thành kĩ năng, năng lực, phẩm chất: Trong xã hội phong kiến - khi mà tri 
thức là thầy, thầy là tri thức, thầy có quyền ban phát tri thức cho người học. Thì 
thời đại ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, tri thức không còn nằm độc quyền 
trong tay người thầy nữa mà bản thân người học có thể tìm kiếm tri thức ở nhiều 
nguồn khác nhau, người thầy lúc này đóng vai trò là người làm cầu nối, là một 
trong những kênh để cung cấp tri thức cho người học, là người chỉ đường, dẫn lối 
đưa người học đến gần hơn bến bờ của tri thức. Người thầy phải chuyển từ cách 
truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức, hình thành 
được kĩ năng, năng lực, phẩm chất. Để có được kết quả đặt ra, giáo viên phải phân 
công nhiệm vụ cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các 
hoạt động theo kế hoạch giáo dục đã xây dựng hàng năm. 
 + Cố vấn đắc lực cho học sinh: Giáo viên là người có ảnh hưởng trực tiếp 
đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của HS. Vì vậy, ngoài 
việc truyền thụ kiến thức cho HS, giáo viên còn phải là một chuyên gia tư vấn 
đóng vai trò tham mưu, cố vấn, định hướng về tư tưởng, phương pháp học và lựa 
chọn nghề nghiệp... cho HS. 
 + Phối hợp các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực 
lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan quản lí, hoạt động có mục tiêu, nội 
dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, do vậy, giáo 
viên là người chủ đạo trong điều phối các hoạt động giáo dục cùng các lực lượng 
giáo dục đó một cách hiệu quả nhất. 
1.1.2. Chức năng của giáo viên 
 Chức năng giáo dục, bao gồm: Phối hợp các hoạt động trên lớp; thực thi các 
 4 dựng đáp ứng yêu cầu của kỳ thi, bảo đảm độ phân hóa phù hợp và hạn chế học tủ, 
học lệch, khuyến khích sáng tạo của thí sinh. 
 - PGS.TS Nguyễn Xuân Thành vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo 
dục - Đào tạo) lưu ý: Theo hướng dẫn thực hiện chương trình ứng phó với dịch 
COVID-19 đề kiểm tra, đánh giá, thi không bao gồm những nội dung hướng dẫn 
học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu 
cầu học sinh thực hành, thí nghiệm. Căn cứ vào nội dung chương trình đã được Bộ 
GD-ĐT hướng dẫn, các trường cần hướng dẫn cho học sinh lớp 12 chủ động rà 
soát, hệ thống hóa kiến thức cơ bản ngay trong quá trình học; xây dựng kế hoạch 
và thực hiện việc ôn tập theo từng giai đoạn giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học 
kỳ II, cuối học kỳ II; để khi học hết chương trình môn học lớp 12, học sinh đã có 
một đề cương ôn tập hoàn chỉnh sắp xếp theo chủ đề, bám sát nội dung kiến thức 
cơ bản, cốt lõi theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. 
2. Cơ sở thực tiễn 
2.1. Thực trạng công tác dạy học ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở trường 
trung học phổ thông Cờ Đỏ 
 Thuận lợi 
 - Ban Giám hiệu nhà trường đã lên kế hoạch tổ chức dạy học, phân công 
giáo viên dạy, bố trí thời khóa biểu, kiểm tra, giám sát việc dạy ôn thi tốt nghiệp 
THPT cho HS. 
 - Trường THPT Cờ Đỏ có đội ngũ GV còn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với 
nghề, có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có 
tinh thần đoàn kết cao giữa cán bộ quản lí, GV và HS trong nhà trường, chính vì 
vậy trong những năm qua chất lượng giáo dục đã được nâng lên, nhà trường đã 
được UBND tỉnh Nghệ An công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia năm 2015. Đó 
là động lực, là niềm tin để đội ngũ GV không ngừng nâng cao chất lượng dạy 
học. 
 - Sở GD quan tâm và tư vấn tận tình cho giáo viên dạy ôn thi đồng thời tích 
cực hỗ trợ trong việc tạo đề, cung cấp nguồn đề lên hệ thống lms.vnedu để học 
sinh thuận lợi trong việc ôn luyện đề thi. 
 Khó khăn 
 - Trường THPT Cờ Đỏ đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn - một huyện 
miền núi mà đa số HS đều thuộc diện con em dân tộc ở vùng đặc biệt khó khăn. 
Bên cạnh đó trường đóng ở một vị trí không thuận lợi, cách xa huyện lị hơn 20km, 
nhiều học sinh nhà cũng ở xa trường hơn 10km, đường sá đi lại hết sức khó khăn, 
vào mùa mưa bão phải qua khe, qua suối nên nhiều em phải nghỉ học. Nhiều gia 
đình đời sống kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nên các bậc phụ huynh chưa thực 
sự quan tâm đến con em mình, còn trông cậy vào thầy cô giáo và nhà trường. Một 
số em nhà xa phải ở trọ nên thiếu sự quản lí, nhắc nhở của gia đình, ý thức tự giác 
trong học tập chưa cao, điều kiện học tập của các em gặp rất nhiều khó khăn. Vì 
 6 THỐNG KÊ TOÀN TRƯỜNG KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP 
 NĂM 2019 
 Môn Số HS dự thi Số HS đủ điểm % số HS đủ điểm 
 Toán 324 114 35,19% 
 Ngữ Văn 324 273 84,26% 
 Tiếng Anh 324 22 6,79% 
 Vật lí 84 57 67,86% 
 Hóa học 84 53 63,10% 
 Sinh học 84 25 29,76% 
 Lịch sử 241 56 23,24% 
 Đại lý 241 207 85,89% 
 GDCD 241 231 95,85% 
 Chung cả 
 1947 1016 52,18% 
 trường 
 THỐNG KÊ KẾT QUẢ MÔN GDCD TRONG KỲ THI TỐT NGHIỆP 
 NĂM 2019 và 2020 
 Nội dung Năm 2019 Năm 2020 
 Điểm thấp nhất 3.5 3.75 
 Điểm cao nhất 9.75 9.75 
 Điểm trung bình 7.37 7.79 
 Xếp thứ hạng trong tỉnh 34 35 
 Với kết quả đó một phần còn do từ phía học sinh và phụ huynh: HS một số 
lớp vẫn còn tình trạng bỏ học ôn, thiếu đam mê, thiếu lí tưởng, khát khao, không 
có ý thức tự giác trong học tập, chưa có phương pháp học tập hiệu quả, một số em 
chưa mạnh dạn hỏi thầy cô, chưa tiếp cận các thông tin trên mạng để bổ sung kiến 
thức. Tâm lí học sinh học chủ yếu là thi tốt nghiệp THPT chứ không đặt mục tiêu 
cho xét tuyển đại học. Về phía phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của 
con em mình, phó mặc cho nhà trường và thầy cô, chưa tạo điều kiện về thời gian 
cho con đi học, vẫn muốn con đi làm phụ giúp gia đình, chưa định hướng ngành 
 8 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_ket_qua_day.pdf