Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân tại trường THPT Đô Lương 1

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế. Đảng và Nhà nước ta xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đầu năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Với quan điểm đó của Đảng, người giáo viên cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học ở tất cả các môn học, đặc biệt môn Giáo dục công dân được coi là bộ môn khoa học dạy làm người.
Môn Giáo dục công dân ở trường THPT là môn khoa học xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, góp phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, tích cực của người công dân tương lai; có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng. Đặc biệt những kiến thức của môn Giáo dục công dân giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững bước vào đời, có ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật, có ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và với bản thân mình.
Ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phương án thi, xét tuyển và tuyển sinh năm 2017, đưa môn Giáo dục công dân vào kỳ thi THPT Quốc gia (Từ năm 2020 đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT) dưới dạng bài thi tổ hợp Khoa học xã hội cùng hai môn Lịch sử và Địa lí. Đây là một đổi mới tạo ra bước chuyển không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn có tác động chung với xã hội, khẳng định vị trí, vai trò của bộ môn Giáo dục công dân trong trường học. Tuy nhiên việc đưa bộ môn này vào kỳ thi THPT Quốc gia cũng đã làm cho nhiều giáo viên, học sinh lo lắng. Dạy và học như thế nào để đạt chất lượng, hiệu quả?
Môn Giáo dục công dân là môn học mới được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2017 nên ngân hàng câu hỏi còn ít, kinh nghiệm ôn thi của giáo viên chưa nhiều. Hiệu quả ôn thi giữa các trường trong tỉnh cũng như cả nước còn có sự chênh lệch lớn. Trường THPT Đô Lương 1 nằm trên địa bàn xã thuần nông. Do đó việc dạy ôn thi tốt môn Giáo dục công dân sẽ giúp các em đạt tổng số điểm cao để xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, tâm lí của một số học sinh vẫn coi đây là môn phụ, có xét đại học nhưng đa số là những khối thi và ngành thi mà học sinh ít lựa chọn nên các em chưa có ý thức học, chưa tập trung nhiều thời gian cho việc ôn luyện. Điều đó cũng gây khó khăn cho giáo viên trong việc nâng cao chất lượng học tập và ôn thi bộ môn.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân tại trường THPT Đô Lương 1” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục công dân và góp phần nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT hiện nay. Từ đó tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng, điểm số của bài thi sẽ ngày càng được nâng cao.
pdf 57 trang Thanh Ngân 26/12/2024 200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân tại trường THPT Đô Lương 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân tại trường THPT Đô Lương 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân tại trường THPT Đô Lương 1
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 TÊN ĐỀ TÀI: 
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 
 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TẠI TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1” 
 Môn: Giáo dục công dân 
 Tác giả: 1. Trần Thị Hà SĐT: 0395702194 
 2. Nguyễn Thị Lan Anh SĐT: 0948460565 
 Năm học 2022-2023 
 MỤC LỤC 
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................. 1 
 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 
 1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 2 
 1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 
 1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 2 
 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3 
 1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3 
 1.7. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài...3 
 PHẦN II : NỘI DUNG .................................................................................... 5 
 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................ 5 
 2.1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 5 
 2.1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................... 5 
 2.1.2.1. Thực trạng vấn đề ............................................................................ 6 
 2.1.2.2. Phân tích thực trạng ....................................................................... 12 
 2.2. Một số yêu cầu trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD ..... 13 
 2.2.1. Về phía giáo viên .............................................................................. 13 
 2.2.2. Về phía học sinh ................................................................................ 14 
 2.2.3. Cách thức giáo viên thường sử dụng để ôn thi tốt nghiệp THPT môn 
GDCD trước khi thực hiện đề tài tại trường THPT Đô Lương 1. .......................... 14 
 2.2.4. Luyện đề trắc nghiệm ........................................................................ 15 
 2.3. Vận dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp 
THPT môn GDCD cho học sinh ............................................................................ 16 
 2.3.1. Tư vấn, định hướng học sinh lựa chọn tổ hợp môn thi để xét công 
nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ ................................................................... 16 
 2.3.2. Định hướng cách thức ôn thi tốt nghiệp môn GDCD phù hợp với 
điều kiện mỗi học sinh, mỗi lớp trong những giai đoạn nhất định ....................... 177 
 2.3.3.Hệ thống kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa bằng sơ đồ tư duy và 
kiến thức mở rộng, nâng cao (nếu có) ..................................................................... 18 
 2.3.4. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng theo chủ đề ............................. 24 
 2.3.5. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập 
theo chủ đề............................................................................................................... 33 
 2.3.6. Thường xuyên vấn đáp từng học sinh ............................................... 37 
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1.1. Lý do chọn đề tài 
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành 
Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng 
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế. Đảng và Nhà nước ta xác định mục 
tiêu tổng quát của đổi mới: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, 
hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ 
Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển 
toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu 
gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền 
giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; gắn với xây dựng 
xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại 
hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ 
vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đầu năm 2030, 
nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Với quan điểm đó của 
Đảng, người giáo viên cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học ở tất cả 
các môn học, đặc biệt môn Giáo dục công dân được coi là bộ môn khoa học dạy 
làm người. 
 Môn Giáo dục công dân ở trường THPT là môn khoa học xã hội có vai trò hết 
sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, góp 
phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, hình thành những phẩm 
chất tốt đẹp, tích cực của người công dân tương lai; có thế giới quan khoa học, 
nhân sinh quan tiên tiến, có đạo đức trong sáng. Đặc biệt những kiến thức của môn 
Giáo dục công dân giúp học sinh hình thành những kỹ năng sống cơ bản để vững 
bước vào đời, có ý thức tổ chức kỷ luật, có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức 
và chấp hành pháp luật, có ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc, với nhân dân, với 
gia đình và với bản thân mình. 
 Ngày 28/9/2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố phương án thi, 
xét tuyển và tuyển sinh năm 2017, đưa môn Giáo dục công dân vào kỳ thi THPT 
Quốc gia (Từ năm 2020 đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT) dưới dạng bài thi tổ 
hợp Khoa học xã hội cùng hai môn Lịch sử và Địa lí. Đây là một đổi mới tạo ra 
bước chuyển không chỉ trong nhận thức dạy và học mà còn có tác động chung với 
xã hội, khẳng định vị trí, vai trò của bộ môn Giáo dục công dân trong trường học. 
Tuy nhiên việc đưa bộ môn này vào kỳ thi THPT Quốc gia cũng đã làm cho nhiều 
giáo viên, học sinh lo lắng. Dạy và học như thế nào để đạt chất lượng, hiệu quả? 
 Môn Giáo dục công dân là môn học mới được đưa vào kỳ thi tốt nghiệp 
THPT từ năm 2017 nên ngân hàng câu hỏi còn ít, kinh nghiệm ôn thi của giáo viên 
chưa nhiều. Hiệu quả ôn thi giữa các trường trong tỉnh cũng như cả nước còn có sự 
chênh lệch lớn. Trường THPT Đô Lương 1 nằm trên địa bàn xã thuần nông. Do đó 
 1 
 thành từ tháng 9/2021 đến tháng 4/2023. 
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài. 
- Thực trạng ôn thi tốt nghiệp THPT tại trường THPT Đô Lương I. 
- Đưa ra một số ví dụ thiết thực để đổi mới phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT 
môn Giáo dục công dân. 
- Đề xuất và vận dụng một số giải pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT 
môn Giáo dục công dân cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Đô Lương I. 
1.6. Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua sách,tạp chí, các trang mạng 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
- Phương pháp khảo sát: Khảo sát học sinh khối 12 thông qua một số tiết dạy ôn thi 
tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân. 
- Phương pháp thực nghiệm 
- Phương pháp quan sát, trò chuyện 
- Phương pháp điều tra viết 
- Phương pháp thống kê số liệu, phân tích thực trạng 
- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, điều tra bằng phiếu hỏi 
1.7. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu của đề tài 
- Về lí luận: 
 + Làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc vận dụng một số PPDH tích cực nhằm 
nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp môn GDCD ở trường THPT, góp phần phát 
triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh. 
 + Tạo được nguồn tư liệu giúp các đồng nghiệp có thể nghiên cứu và áp dụng 
trong dạy ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân nói chung và các môn 
khoa học xã hội khác nói riêng 
- Về thực tiễn: 
 + Đề tài nêu được thực trạng việc ôn thi tốt nghiệp môn GDCD ở trường 
THPT Đô Lương 1 từ năm học 2016-2017 đến nay và đề ra những giải pháp nhằm 
nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân. Qua đó phát 
huy được tính chủ động trong lĩnh hội kiến thức của học sinh, tạo hứng thú cho các 
em đối với môn học. 
 + Xây dựng được một số giáo án ôn thi dựa trên sử dụng một số giải pháp để 
bản thân và giáo viên trong tổ có thể tham khảo và sử dụng. 
 3 
 PHẦN II : NỘI DUNG 
2.1 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 
2.1.1. Cơ sở lý luận 
 Sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi được dựa trên cơ sở các quan điểm, 
Nghị quyết của Đảng, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo hiện nay. 
 Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (Nghị quyết số 29-
NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ở mục nhiệm vụ và 
giải pháp ghi rõ “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng 
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng 
của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập 
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập 
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên 
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại 
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền 
thông trong dạy và học”. “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT 
theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung 
thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho tuyển sinh giáo dục nghề 
nghiệp và giáo dục đại học.” 
 Quyết định số: 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo 
dục và Đào tạo đã nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích 
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc 
điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh 
phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào 
thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học 
tập cho học sinh”. 
 Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở 
Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng đã có công văn hướng dẫn các trường THPT 
trong toàn tỉnh về công tác ôn thi tốt nghiệp THPT, tổ chức các buổi tập huấn 
chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT. 
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 
 Dựa vào tình hình thực tiễn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân 
hiện nay. 
 Dựa vào kiến thức nội dung chương trình ôn thi: Nội dung chương trình ôn thi 
tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân bao gồm hai phần sau: 
 - Phần I: Công dân với kinh tế (GDCD 11) bao gồm các chủ đề từ bài 1 đến 
bài 5. 
 - Phần II: Công dân với pháp luật (GDCD 12) bao gồm tất cả các chủ đề từ 
 5 
 Bảng 1.1. Kết quả khảo sát về phương pháp phát triển ôn thi tốt nghiệp THPT 
 hiệu quả 
 STT Phương pháp Số Tỉ lệ % 
 lượng 
 1 Học trên lớp 207 69,0 
 2 Học trực tuyến thực hiện theo nhiệm vụ được giao của 240 80,0 
 GV 
 3 Có hiệu quả khi tự nghiên cứu SGK 234 78,5 
 4 Phải nghiên cứu và tìm thêm các tài liệu ngoài SGK 248 82,5 
 5 Phải nghiên cứu SGK và tìm thêm tài liệu tham khảo, 255 85,0 
 có GV hướng dẫn 
 Qua bảng 1.1. cho thấy học sinh đã ý thức được tầm quan trọng của việc nâng 
cao hiệu quả tự học trong việc phát triển năng lực ôn thi tốt nghiệp THPT môn 
Giáo dục công dân. Tuy nhiên, để phát triển năng lực ôn thi tốt nghiệp THPT môn 
Giáo dục công dân bằng cách học như thế nào để đem lại hiệu quả cao thì các em 
chưa biết. Vì vậy giáo viên cần có định hướng biện pháp cụ thể để phát triển hiệu 
quả của việc ôn thi tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân cho học sinh. 
 Sau đó chúng tôi lại tiếp tục khảo sát về thực trạng của việc ôn thi tốt nghiệp 
THPT hiện trạng như thế nào để từ đó có những giải pháp cụ thể: 
 Sau khi điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau: 
 Kết quả điều tra 
 Tổng số Câu hỏi 1 Câu hỏi 2 
 học sinh 
 điều tra Rất Không Rất Ít Không 
 Cấp Ít cấp Hứng 
 cấp cấp hứng hứng hứng 
 thiết thiết thú 
 thiết thiết. thú thú thú 
 190 63 117 5 5 64 116 6 4 
 Tỉ lệ 32 % 62% 3% 3% 34% 61% 3% 2% 
Bảng 1.2: Khảo sát thực trạng và mức độ hứng thú học tập của HS đối với việc 
đổi mới PPDH ôn thi tốt nghiệp THPT môn GDCD hiện nay tại trường THPT 
Đô Lương I 
 7 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_on.pdf