Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn Lớp 6 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Và sự thật, nhân loại đã chứng minh về sức mạnh của giáo dục đối với sự sống còn và phát triển kinh tế xã hội, sự vững bền của một đất nước. Điều đó cho thấy vai trò và tầm quan trọng của nền giáo dục đối với mỗi con người nói riêng và cả sự phồn thịnh của một đất nước nói chung. Có một sự thật không thể phủ nhận đó là, trên thế giới, những nước nào có nền kinh tế phát triển vượt bậc thì đó là những đất nước có nền giáo dục phát triển vững vàng. Giáo dục giống như chiếc chìa khóa vạn năng để có thể mở ra mọi cơ hội, giúp cho đất nước phát triển toàn diện về văn hóa, khoa học, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng…
Lịch sử đã có những bước chuyển mình vì sự thay đổi và phát triển của thời đại. Việt Nam cũng đã tiến hành đổi mới đất nước trên nhiều phương diện để phù hợp với sự phát triển của thế giới. Trong dòng chảy đó, việc đổi mới toàn diện nền giáo dục là một nhiệm vụ và yêu cầu bức thiết. Đó là lý do mà Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông nhằm tạo ra một nguồn lực con người mới với những năng lực và phẩm chất thiết yếu, đáp ứng được nhu cầu lao động trí tuệ theo kịp sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản toàn diện, nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 đã nhấn mạnh: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiểu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Đồng thời áp dụng hình thức dạy học mới như công văn số 5555/ BGDĐT ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú của học sinh”.
Ngữ văn là môn học đang đáp ứng đầy đủ, kịp thời về đổi mới toàn diện nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tạo ra những thế hệ người học có trí thức có năng lực đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng phát triển. Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Trong quy định về về nhiệm vụ dạy học đối với môn Ngữ văn theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh, bên cạnh những năng lực chung như giao tiếp trách nhiệm, sáng tạo, tự chủ, hợp tác thì còn có những năng lực chuyên biệt đặc biệt có năng lực sử dụng ngôn ngữ. Môn Ngữ văn là một trong những môn học chiếm vị trí rất quan trọng trong việc trang bị đầy đủ cho học sinh những năng lực đọc - viết – nói - nghe. Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp
cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Đối với hoạt động đọc trong chương trình Ngữ văn 6 được thiết kế gồm những văn bản theo từng chủ đề và những thể loại khá phong phú. Đây là năm đầu tiên thay sách giáo khoa, học sinh được tiếp cận với chương trình mới khoa học, đa dạng, được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Thông qua hoạt động đọc các em sẽ được rèn luyện về khả năng cảm thụ, diễn đạt và dùng từ ngữ chính xác để thực hiện giao tiếp. Các em được bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn, nhìn cuộc sống muôn màu với ánh mắt thân thương, trân trọng những điều mà bản thân mình đang có, bồi đắp tình cảm gia đình, quê hương, đất nước; giáo dục ý chí kiên cường, lòng tự hào dân tộc... Tất cả những điều đó môn Ngữ văn 6 nói chung và nội dung đọc văn bản nói riêng sẽ bổ trợ cho các em thật đầy đủ.
Nhưng làm thế nào để đạt được điều đó và làm thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới vừa chạm đến tận cùng trái tim và trí tuệ của học trò để các em tự giác phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong dạy học trong học tập môn Ngữ văn nói riêng và những môn học khác nói chung. Với những trăn trở đó tôi đã mạnh dạn viết nên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn lớp 6.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn Lớp 6 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

2 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú của học sinh”. Ngữ văn là môn học đang đáp ứng đầy đủ, kịp thời về đổi mới toàn diện nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, tạo ra những thế hệ người học có trí thức có năng lực đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội ngày càng phát triển. Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,... Trong quy định về về nhiệm vụ dạy học đối với môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, bên cạnh những năng lực chung như giao tiếp trách nhiệm, sáng tạo, tự chủ, hợp tác thì còn có những năng lực chuyên biệt đặc biệt có năng lực sử dụng ngôn ngữ. Môn Ngữ văn là một trong những môn học chiếm vị trí rất quan trọng trong việc trang bị đầy đủ cho học sinh những năng lực đọc - viết – nói - nghe. Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời. Đối với hoạt động đọc trong chương trình Ngữ văn 6 được thiết kế gồm những văn bản theo từng chủ đề và những thể loại khá phong phú. Đây là năm đầu tiên thay sách giáo khoa, học sinh được tiếp cận với chương trình mới khoa học, đa dạng, được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. 4 b. Những mặt còn hạn chế: - Giáo viên đang còn lúng túng khi chuyển đổi từ sách giáo khoa cũ sang chương trình sách giáo khoa mới. - Học sinh vừa mới bước sang cấp học nên khả năng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ còn chậm. - Dịch Covid 19 diễn biến phức tạp, học kì 1 năm học 2021-2022 nhà trường phải thực hiện việc dạy học trực tuyến do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng của việc dạy và học ở thời gian tiếp theo. - Thực tế cũng cho thấy tỉ lệ học sinh không thích học và ít thích học môn Ngữ văn chiếm tỉ lệ cao. Chính vì học sinh không hứng thú cho nên trong quá trình học tập, các em còn chủ quan, xem nhẹ kiến thức dẫn đến chất lượng các giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao. - Khả năng đọc hiểu văn bản khai thác chi tiết, rút ra ý nghĩa, nội dung chính của văn bản ở nhiều học sinh chưa thành thạo, chưa nhanh nhạy. Tháng 01 năm 2022, tôi đã tìm hiểu học sinh khối 6 của trường và tiến hành khảo sát chất lượng học tập môn Ngữ văn của toàn khối lớp 6 vào cuối học kì 1 năm học 2021 – 2022 và thu được kết quả như sau: Khối Tổng Tốt Khá Đạt Chưa đạt lớp số Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ học lượng % lượng % lượng % Số Tỉ lệ sinh lượng % 6 81 05 6.2 29 35,8 33 40.7 14 17.3 Nhìn vào bảng khảo sát, ta thấy kết quả học tập của học sinh ở môn Ngữ văn 6 chưa cao. Vì vậy, giáo viên môn Ngữ văn cần phải thay đổi rất nhiều để học sinh yêu thích và có hứng thú với bộ môn nhiều hơn. Từ đó để các em học tập tích cực và nâng cao kết quả. c. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: *Nguyên nhân đạt được: 6 vật, mà không chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh cách đọc trải nghiệm, cách kiến tạo nghĩa cho văn bản, trình bày ý kiến cá nhân về văn bản hay là thưởng thức tài năng của tác giả. - Những tài liệu để hướng dẫn giáo viên một quy trình giúp học sinh có những kỹ năng cơ bản để đọc các thể loại văn bản (văn bản văn chương và văn bản thông tin) vẫn chưa nhiều khiến giáo viên gặp lúng túng khi áp dụng vào dạy học. - Bản thân các em học sinh cũng vậy. Đây là đối tượng tiếp nhận chương trình đổi mới và lứa tuổi đầu cấp chưa thật sự sẵn sàng để có những trải nghiệm có chiều sâu đối với những văn bản giàu tính văn chương, nhiều tầng ý nghĩa, khai thác thông điệp của văn bản thông qua hình tượng nghệ thuật. - Chưa kể đến phong trào đọc sách của con người Việt Nam, giới trẻ Việt Nam và học sinh đang còn rất hạn chế. Việc lười đọc, ngại đọc, không thích đọc chính là một rào cản trong quá trình học sinh được trải nghiệm cùng văn bản, được kiến tạo ý nghĩa mà nhà văn gửi gắm trong mỗi tác phẩm. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Căn cứ thực hiện: a. Cơ sở lí luận -Trong Luật giáo dục số 43/2019/QH14 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” - Căn cứ Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục Phổ thông mới. 8 sự chủ động thì mọi hoạt động học tập ở nhà và trên lớp các em sẽ tham gia một cách nhiệt tình có trách nhiệm. Điều đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của cả thầy và trò. Bản chất của dạy học tích cực chính là hướng đến đối tượng trung tâm là các em học sinh. Điều đó xuất phát từ nhu cầu đổi mới giáo dục cũng như như để đáp ứng được nguồn lực về con người cho xã hội trong thời đại mới. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực chính là một nhiệm vụ trọng tâm trên hành trình đổi mới giáo dục toàn diện. Như chúng ta đều biết và thừa nhận rằng mỗi học sinh là một cá thể độc lập, có sự khác biệt về trình độ, năng lực, nhu cầu, sở thích và nền tảng xuất thân. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất với mỗi học sinh thay vì giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức như ở mô hình dạy học truyền thống. Theo đó, dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. Trong mô hình này, người học có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình. Điều đó có nghĩa là người học phải chứng minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí,) trong một môn học hay bối cảnh nhất định, theo tốc độ của riêng mình. Đọc là sự tương tác giữa văn bản và người đọc, người đọc với người đọc. Mối quan hệ giữa văn bản và người đọc là mối quan hệ hai chiều. Văn bản cần đến người đọc để có thể tiếp tục kéo dài cuộc sống của nó và hình tượng nghệ thuật của văn bản làm giàu thêm những cảm xúc liên tưởng, tưởng tượng, trải nghiệm của người đọc. 10 tạo của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức ngữ văn thì giáo viên phải biết cách tổ chức, thiết kế, hướng dẫn gợi mở một cách phù hợp, khoa học để thu hút được học sinh tham gia vào mọi hoạt động học tập ngay cả khâu chuẩn bị bài ở nhà đến những những thao tác trên lớp học. Có như thế mới đạt được mục tiêu của dạy học đổi mới. b. Giải pháp và cách thức thực hiện *Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động dạy và học trên lớp Đối với hoạt động dạy và học trên lớp, giáo viên cần thường xuyên vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh. Chúng ta cũng biết phương pháp dạy học truyền thống đã hạn chế sự chủ động sáng tạo của các em vì vai trò của người thầy là chủ đạo trong tiến trình trên lớp học. Dạy học đổi mới đã đảo lại tình thế: người học là chủ thể trung tâm, thầy dạy đóng vai trò hướng dẫn, gợi mở, gợi dẫn giúp các em chủ động chiếm lĩnh tri thức. Để làm được điều đó giáo viên sẽ nhường sân khấu cho học sinh ở tất cả mọi hoạt động, biết vận dụng linh hoạt những phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với từng nhiệm vụ, từng nội dung. Có như thế học sinh khi đã được làm chủ, được kích hoạt các em sẽ phát huy được những tiềm năng của bản thân rất mãnh liệt. Không có một phương pháp và kĩ thuật dạy học nào là tuyệt đối hoàn hảo; sự mới mẻ luôn gây được cảm xúc hào hứng. Thường thì tôi vẫn lồng ghép một số phương pháp và kĩ thuật dạy học để dễ dàng tiến hành hoạt động dạy học và chủ đạo trong mỗi giải pháp vẫn là ưu tiên học sinh làm việc nhóm. Thậm chí giáo viên còn phải biến hóa ra thành nhiều hình thức tiếp cận kiến thức khác nhau để học sinh luôn được thấy mới. Làm được như thế sẽ khiến cho học sinh cảm thấy thoải mái, hào hứng, muốn tự mình khám phá tri thức thay vì chờ giáo viên giảng giải. Một số phương pháp tôi sử dụng: phương pháp dạy học giải quyết vấn đề kết hợp với dạy học dự án; Phương pháp dạy học nhóm kết hợp kĩ thuật 12 Dù hình thức tổ chức nhóm cặp hay nhóm bàn, nhóm lớn, giáo viên cũng phải tuân thủ cách thức tổ chức hoạt động nhóm theo qui trình 5 bước cơ bản sau: + Bước 1: GV nêu nhiệm vụ, có thể chiếu câu hỏi lên ti vi (nếu không có ti vi có thể dùng bảng phụ) + Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận. + Bước 3: Bao quát, kiểm tra quá trình hoạt động của học sinh + Bước 4: Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. + Bước 5: Giáo viên nhận xét, đánh giá – kết luận Sau thời gian quy định, giáo viên yêu cầu các đội dán đáp án lên bảng phụ, cho các đội nhận xét từng nhiệm vụ, giáo viên bổ sung chốt luôn các ý nhỏ. Sau mỗi ý chốt thì khen đội ấy đã hoàn thành nhiệm vụ, đội nào tốt thì nói thêm xuất sắc, đội nào chưa tốt lắm thì nói đội đã rất nỗ lực và ghi nhận điều đó Hình 1: Học sinh thảo luận nhóm 14 Ví dụ: giáo viên có thể cho học sinh xem video về “Sự hình thành sự sống trên Trái Đất” khi thực hiện khởi động văn bản “Trái Đất-cái nôi của sự sống”. Hãy sinh trình bày cảm nhận về video, giáo viên dẫn vào bài. + Khởi động bằng việc tạo tình huống: Tạo tình huống nghĩa là dẫn học sinh vào một tình huống cụ thể nào đó gần gũi với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng, từ đó đặt ra những vấn đề buộc các em phải huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết. Các bài tập hay câu hỏi tình huống được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc, đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Ví dụ: Bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go). Tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi tình huống: Một lần, em được mẹ cho phép đi chơi cùng với bạn. Đã đến giờ quay trở về nhà như lời mẹ dặn nhưng các bạn vẫn muốn tiếp tục đi chơi. Khi ấy, em sẽ làm gì? Học sinh có thể có những lựa chọn khác nhau, từ đó, tôi liên hệ đến nhân vật em bé trong bài thơ “Mây và sóng”. + Khởi động thông qua âm nhạc: Lắng nghe một bản nhạc hay một bài hát là hình thức khởi động nhẹ nhàng, thường phù hợp với những giờ dạy tác phẩm văn học. Việc để các em lắng nghe những giai điệu âm nhạc dù trữ tình hay sôi động sẽ là cách thú vị để các em giảm căng thẳng, có được những rung động thẩm mỹ để vào bài mới thật thích hợp. Ví dụ: Khi thực hiện hoạt động khởi động văn bản” Nếu cậu muốn có một người bạn”, giáo viên cho học sinh thưởng thức bài hát “Tình bạn”, sau đó cho học sinh nêu cảm nhận về tình bạn và giáo viên dẫn dắt vào bài. + Khởi động thông qua kể chuyện chia sẻ: Mở đầu bài học bằng những câu chuyện của chính bản thân giáo viên hoặc của các bạn trong lớp là cách dễ đi vào lòng người nhất. Ví dụ: khi tổ chức hoạt động khởi động cho văn bản “Xem người ta kìa!” của Lạc Thanh, tôi sẽ cho một vài học sinh chia sẻ cảm xúc của mình về những lần bị so sánh với một ai khác. Từ đó, tôi dẫn dắt vào bài. 16 Sau đây là một số gợi ý vì một văn bản có thể chọn được nhiều bài hát, không nhất thiết chỉ có một bài. Tên văn bản Bài hát có thể dùng Lưu ý Nếu cậu muốn có một người bạn. Tình bạn Mây và sóng Lòng mẹ Cô bé bán diêm Đứa bé Gió lạnh đầu mùa Để gió cuốn đi Cô Tô Biển hát chiều nay Học sinh: Cần có khả năng thẩm thấu âm nhạc hiểu về nội dung Hiệu quả: Chính vì âm nhạc có sức lay động trái tim nên mỗi bài hát được cất lên thì học sinh vô cùng thích thú. Đặc biệt là bài hát có liên quan đến nội dung bài học thì tôi thường yêu cầu các em lắng nghe và trình bày cảm nhận của mình để từ đó dẫn vào bài. Nhờ hoạt động đó đã kích thích được sự tò mò và gắn kết được học sinh với văn bản. Ví dụ: Khi dạy văn bản “Cô bé bán diêm”, học sinh có thể nghe bài hát “Đứa bé” kèm theo video đã gây được xúc động mạnh cho các em khi nhìn thấy hình ảnh một đứa trẻ mồ côi bơ vơ, lạc lõng trong đêm giá rét. Từ việc gợi được sự đồng cảm của các em, tôi cho các em bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận về video sau đó sẽ dẫn vào nội dung bài học “Cô bé bán diêm”. Có những bài học học sử dụng được nhiều hình thức khởi động khác nhau thì tôi cho phép học sinh được lựa chọn chọn hình thức nào mà thuận lợi nhất cho sự chuẩn bị nhiệm vụ học tập của các em khi em vận dụng. Tôi chỉ đưa ra yêu cầu là khởi động phải đảm bảo được mục tiêu cần đạt hướng đến nội dung bài học và tạo được sự vui vẻ hứng khởi cho các bạn trong lớp. Ví dụ:
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_doc.docx