Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lĩnh vực Hóa học trong môn Khoa học tự nhiên, bộ sách Kết nối tri thức
Từ năm học 2021-2022, chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu được triển khai ở khối lớp 6 bậc THCS. Trong chương trình mới này, bộ môn Khoa học tự nhiên – một trong các môn học bắt buộc – được xây dựng dựa trên nền tảng của các bộ môn khoa học Vật lý, Sinh học, Hóa học và Khoa học Trái đất.
Mục tiêu của việc tích hợp các môn học này là để học sinh có thể hiểu và ứng dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau vào cuộc sống hàng ngày. Việc kết hợp các môn học này không chỉ giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về thế giới tự nhiên mà còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng như quan sát, suy luận và giải quyết vấn đề.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng nhấn mạnh vào việc áp dụng các phương pháp dạy học đổi mới nhằm tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập. Điều này bao gồm sử dụng các phương tiện công nghệ trong giảng dạy, khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động thực hành và nghiên cứu tự chủ. Bằng cách này, chương trình mong muốn tạo ra một môi trường học tập tích cực, kích thích sự tò mò và khám phá của học sinh.
Trong quá trình dạy học kiến thức Hóa học của bộ môn KHTN, tôi đã chủ động tìm tòi đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT trong giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá để phát huy các năng lực chung (tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) hay năng lực chuyên biệt (nhận thức kiến thức, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức vào thực tiễn) của bộ môn cho học sinh. Từ đó, góp phần tạo hứng thú, bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho các em. Qua quá trình tìm tòi, vận dụng đó, tôi xin được trình bày sáng kiến kinh nghiệm:“Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lĩnh vực Hóa học trong môn Khoa học tự nhiên”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lĩnh vực Hóa học trong môn Khoa học tự nhiên, bộ sách Kết nối tri thức

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Giáo viên GV Học sinh HS Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Phương pháp dạy học PPDH Năng lực NL Công nghệ thông tin CNTT Khoa học tự nhiên KHTN + HS lớp 6A1 và 6A5 năm học 2021-2022. + HS lớp 7A1 và 7A5 năm học 2022-2023. 2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung kiến thức: kiến thức phần Hóa học trong môn KHTN lớp 6 và 7. IV. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Khuyến khích tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề: Thúc đẩy sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề bằng cách đặt các tình huống thực tế hoặc các vấn đề phức tạp mà học sinh cần áp dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực STEM để giải quyết. - Hợp tác và giao tiếp: Khuyến khích học sinh làm việc nhóm, giao tiếp và hợp tác trong quá trình giải quyết các bài toán và dự án STEM. Điều này giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. - Sử dụng công nghệ trong giảng dạy: Tận dụng các công nghệ giáo dục như máy tính, phần mềm mô phỏng và truy cập vào tài nguyên trực tuyến để tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phong phú. - Liên kết với thực tế: Tạo liên kết giữa các bài học và thực tế bằng cách giới thiệu các ứng dụng thực tế của kiến thức STEM trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp. II. Thực trạng 1. Thuận lợi Nhà trường luôn tạo điều kiện mọi mặt cho các giáo viên trau dồi kiến thức, học hỏi phương pháp nhằm nâng cao tay nghề (như thảo luận theo nhóm, dự giờ thăm lớp, tổ chức các đợt thao giảng, dự chuyên đề các cấp...). Ngoài ra, tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học trong nhà trường cũng rất được quan tâm. GV tham gia tập huấn đầy đủ các modul; GV chủ động, tích cực trong khâu tự học nâng cao năng lực chuyên môn, đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học, áp dụng kĩ thuật dạy học vào trong giảng dạy. Giáo viên luôn có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp: soạn giáo án, chuẩn bị nội dung bảng phụ, phiếu học tập, các thí nghiệm (nếu có). Ngoài ra, giáo viên thường xuyên sử dụng các phần mềm dạy học để tạo hứng thú cho HS như: sử dụng các thí nghiệm ảo với các phản ứng có chất độc, cháy nổ nguy hiểm; các trang web kiểm tra dưới dạng trò chơi (Kahoot, Quizizz); nộp bài trực tuyến (google forms, padlet); các video thí nghiệm chất lượng có sẵn trên mạng Ở lớp 6,7 lượng kiến thức phần Hóa học trong môn KHTN còn chưa nhiều, nội dung còn tương đối dễ. Đa số học sinh nhận thức được môn KHTN rất quan trọng và có tính thực tế cao. Trong các tiết học, HS rất hứng thú học tập, có sự chuẩn bị bài rất tốt + Ghi lại các câu hỏi thắc mắc, chuẩn bị dự án nhóm, thảo luận nhóm trên nhóm chat/ Padlet Phiếu hướng dẫn tự học Kho học liệu HS thảo luận và thuyết trình trên lớp học 1.2. Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược áp dụng trong một số bài cụ thể Bài 11: Oxygen và không khí (KHTN 6) GV áp dụng mô hình lớp học đảo ngược để tìm hiểu tính chất và vai trò của oxygen. - GV giao nhiệm vụ học tập trên Google Classroom: + HS hoàn thành các nhiệm vụ theo cá nhân cụ thể sau: HS ghi nhận lại câu trả lời vào vở cá nhân để thực hiện báo cáo. + HS thực hiện nhiệm vụ học tập: mềm cần thiết cho sự thành công trong công việc sau này như kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện 2.1. Dạy học theo dự án STEM Trong quá trình dạy học theo dự án STEM, giáo viên có thể áp dụng một phần kiến thức của bài học hoặc một phần kiến thức của chủ đề. Nhà trường đã thành lập câu lạc bộ STEM để HS thuận lợi cho việc nghiên cứu và học tập. Hình ảnh về câu lạc bộ STEM nhà trường Ngày hội STEM cấp trường Sản phẩm STEM dự thi 2.2. Cách vận dụng dạy học STEM trong dạy học Ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học STEM tích hợp với các bài học cụ thể với bộ môn KHTN 6-7. LỚP 6 Tiết Tên bài học Ghi chú 18-20 Bài 10. Các thể của chất và sự Tích hợp dạy STEM: Mô hình vòng chuyển thể tuần hoàn nước 38-39 Bài 17. Tách chất khỏi hỗn hợp Tích hợp dạy STEM: Đèn Lava 62-63 Bài 28. TH: Làm sữa chua và Tích hợp dạy STEM: Làm sữa chua, quan sát vi khuẩn dưa muối 102-103 Bài 40: Lực là gì? Tích hợp dạy STEM: Chế tạo ô tô chạy bằng sức gió LỚP 7 Tiết Tên bài học Ghi chú 6-11 Bài 2: Nguyên tử Tích hợp dạy STEM: Mô hình nguyên tử 16-22 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn Tích hợp dạy STEM: Bảng tuần các nguyên tố hóa học hoàn các nguyên tố hóa học 50-52 Bài 13. Độ to và độ cao của âm Tích hợp dạy STEM: Chế tạo nhạc cụ đơn giản 112-113 Bài 32: Thực hành: Chứng minh Tích hợp dạy STEM: Màu hoa em thân vận chuyển nước và lá thoát yêu hơi nước (Tiết 1) Giáo viên có thể lựa chọn hình thức sau để áp dụng dạy học STEM liên quan đến nội dung bài học: * Hình thức 1. Làm nhiệm vụ tại nhà - Giáo viên: + Cung cấp tư liệu + Cách tiến hành Trong chủ đề này, HS được học các kiến thức về sự đa dạng của chất, quá trình chuyển hóa các chất; sự tồn tại của tài nguyên nước; các trạng thái của nước và các quá trình chuyển hóa của nước trong tự nhiên. Từ những kiến thức đó học sinh có thể chế tạo được Mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, thể hiện được đầy đủ các quá trình chuyển thể của nước một cách sáng tạo, sinh động. * Sản phẩm STEM: * Khoa học tự nhiên 6 Bài 17: Tách chất ra khỏi hỗn hợp Qua tìm hiểu kiến thức bài học này, học sinh sẽ ôn tập các phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp, đặc điểm của phương pháp chiết, đặc điểm của hỗn hợp lỏng không đồng nhất. Trên cơ sở lý thuyết của bài học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên thì học sinh có thể chế tạo được Đèn Lava có đầy đủ các bộ phận, hình thức đẹp, độc đáo. * Sản phẩm STEM: IV. Kết quả thực hiện Sau 2 năm học áp dụng các biện pháp trên tại lớp được phân công giảng dạy, tôi đã có được những kết quả khả quan nhất định. Kết quả khảo sát trước và sau khi sử dụng biện pháp vào giảng dạy ở trong 2 năm học là 2021-2022 và 2022-2023. * Mức độ yêu thích bộ môn: - Trước khi áp dụng giải pháp: Sĩ số Rất thích Thích Bình thường Không thích Năm học 2021- 79 Số lượng 52 15 12 0 2022 % 65,8% 19% 15,2% 0 - Sau khi áp dụng giải pháp: Sĩ số Rất thích Thích Bình Không Rất thích thường thích Năm học 79 Số lượng 65 13 1 0 2021-2022 % 82,2% 16,5% 1,3% 0 Năm học 76 Số lượng 67 9 0 0 2022-2023 % 88,2% 11,8% 0 0 * Kết quả học tập: Năm học 2021-2022 Lớp Sĩ Giỏi Khá Trung Yếu Kém Ghi số bình chú SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 6A1 38 26 68,4% 9 23,7% 3 7,9% 0 0 0 0 6A5 41 27 65,9% 10 24,4% 4 9,7% 0 0 0 0 Năm học 2022-2023 Lớp Sĩ Giỏi Khá Trung Yếu Kém Ghi số bình chú PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trên đây chỉ là kinh nghiệm của tôi trong thời gian giảng dạy thực tế tại trường và áp dụng đồng loạt tới từng học sinh được phân công giảng dạy nhưng tôi nhận thấy có hiệu quả khi áp dụng vào trong dạy học ở trường mình. Vì vậy tôi sẽ cố gắng tự học, tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu và qua đồng nghiệp, qua chuyên đề hội thảo để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để đảm bảo sự phát triển của HS và hoàn thành mục tiêu về kiến thức kỹ năng. Tôi hy vọng rằng với kinh nghiệm này, tôi cũng góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện và có hiệu quả cao hơn nữa.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.docx
Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học lĩnh vực Hóa học trong môn Khoa h.pdf