Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 12 nâng cao năng lực giải bài toán liên quan đến đọc hiểu đồ thị của hàm số
Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Đầu thế kỉ XXI nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ chương trình giáo dục coi trọng nội dung giáo dục sang chương trình giáo dục coi trọng phát triển năng lực người học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực...." Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm tạo môi trường học tập tốt, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần. Từ đó giúp người học tích cực, tự tin, năng động và sáng tạo. Học sinh biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để phù hợp với thực tiễn học đi đôi với hành, biết chủ động trau dồi các tri thức và kỹ năng cần thiết, biết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường của bản thân. Ngoài ra chương trình mới còn giúp học sinh rèn luyện, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có lối sống lành mạnh, trách nhiệm, cần cù sáng tạo để đáp ứng với xu thế đất nước trong thời đại mới, toàn cầu hoá… Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là điều tất yếu. Với một trong những đặc trưng là dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn... Trong chương trình Toán 12, chương “Ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đề thị của hàm số” chiếm vị trí quan trọng bậc nhất vì nó được chiếm tỉ lệ điểm số cao nhất trong đề thi THPTQG môn Toán, với nhiều chủ đề như tính đơn điệu, cực trị, min- max, tiệm cận, sự tương giao giữa các đồ thị…và có đủ cả bốn mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao nên phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Trong số những đến bài toán đọc hiểu đồ thị hàm số. Thế nhưng trong sách giáo khoa lại có rất ít những câu hỏi, bài tập dạng này. Vậy nên giáo viên cần phải có phương pháp dạy phù hợp giúp học sinh phát hiện và vận dụng được nội dung đó. Với những lí do như trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực giải bài toán liên quan đến đọc hiểu đồ thị của hàm số” nhằm tìm ra một cách dạy học phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 12 nâng cao năng lực giải bài toán liên quan đến đọc hiểu đồ thị của hàm số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 12 nâng cao năng lực giải bài toán liên quan đến đọc hiểu đồ thị của hàm số
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ ---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 12 NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢI BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỌC HIỂU ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ LĨNH VỰC: CHUYÊN MÔN TOÁN Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Lệ Hằng Trần Thị Anh Thơ MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu. ......................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................... 2 4. Giả thiết khoa học ............................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài................................................................3 8. Đóng góp mới của đề tài.......................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG ............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 4 1. Cơ sở lí luận của đề tài ........................................................................................ 4 1.1.Một số vấn đề về năng lực ................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm năng lực ....................................................................................... 4 1.1.2. Các dạng năng lực ......................................................................................... 4 1.1.3. Đặc điểm năng lực ......................................................................................... 5 1.1.4. Cách để phát triển năng lực ........................................................................... 5 1.2. Năng lực học tập .............................................................................................. 5 1.2.1. Khái niệm năng lực học tập .......................................................................... 5 1.2.2. Các nội dung phản ánh năng lực học tập ...................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 7 2.1.Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 7 2.2. Đặc điểm tình hình học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Vinh ........... 7 2.3. Khảo sát thực trạng dạy học chủ đề đọc hiểu đồ thị hàm số ............................ 7 2.31. Mục đích khảo sát ............................................................................................7 2.3.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá........................................................7 2.3.3. Đối tượng khảo sát...........................................................................................7 2.3.4. Nội dung khảo sát............................................................................................7 2.3.5. Kết quả khảo sát..............................................................................................8 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢI BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỌC HIỂU ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ ... 9 3.1. Các căn cứ và nguyên tắc để đề xuất giải pháp. ............................................. 9 3.2. Một số biện pháp sư phạm góp phần nâng cao năng lực giải bài toán liên quan đến đọc hiểu đồ thị hàm số ...................................................................................... 10 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư nối tiếp nhau ra đời, kinh tế tri thức phát triển mạnh đem lại cơ hội phát triển vượt bậc, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Đầu thế kỉ XXI nhiều nước có nền giáo dục phát triển đã chuyển hướng từ chương trình giáo dục coi trọng nội dung giáo dục sang chương trình giáo dục coi trọng phát triển năng lực người học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực...." Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm tạo môi trường học tập tốt, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần. Từ đó giúp người học tích cực, tự tin, năng động và sáng tạo. Học sinh biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để phù hợp với thực tiễn học đi đôi với hành, biết chủ động trau dồi các tri thức và kỹ năng cần thiết, biết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực sở trường của bản thân. Ngoài ra chương trình mới còn giúp học sinh rèn luyện, hình thành những phẩm chất tốt đẹp, có lối sống lành mạnh, trách nhiệm, cần cù sáng tạo để đáp ứng với xu thế đất nước trong thời đại mới, toàn cầu hoá Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực là điều tất yếu. Với một trong những đặc trưng là dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn... Trong chương trình Toán 12, chương “Ứng dụng của đạo hàm để khảo sát và vẽ đề thị của hàm số” chiếm vị trí quan trọng bậc nhất vì nó được chiếm tỉ lệ điểm số cao nhất trong đề thi THPTQG môn Toán, với nhiều chủ đề như tính đơn điệu, cực trị, min- max, tiệm cận, sự tương giao giữa các đồ thịvà có đủ cả bốn mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao nên phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Trong số những đến bài toán đọc hiểu đồ thị hàm số. Thế nhưng trong sách giáo khoa lại có rất ít những câu hỏi, bài tập dạng này. Vậy nên 1 quan đến đọc hiểu đồ thị hàm số. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực giải các bài toán liên quan đến đọc hiểu đồ thị hàm số. - Về thời gian: Tháng 9, tháng 10 năm 2022 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, phân tích. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp thực nghiệm. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Luận điểm 1: Năng lực có thể được hình thành do tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy nhiên, năng lực của mỗi học sinh phần lớn được hình thành‚ bồi đắp và có được qua quá trình học tập‚ rèn luyện tại cơ sở giáo dục, qua những trải nghiệm thực tế, nỗ lực học hỏi, luyện tập, trau dồi kiến thức trong cuộc sống thường ngày. Luận điểm 2: Đề tài đã phát hiện được các nét chính về thực trạng của chương trình sách giáo khoa và nội dung kiểm tra đánh giá chủ đề hàm số của lớp 12, cũng như thực trạng học tập của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Vinh. Luận điểm 3: Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giải các bài toán liên quan đến đọc hiểu đồ thị hàm số. 8. Đóng góp mới của đề tài Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp triển khai đề tài, qua khảo sát thực tế việc tiếp thu của học sinh, tôi thấy đề tài đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: - Luyện tập cho HS thói quen suy nghĩ, quan sát, lập luận để HS phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy nhạy bén khi nhìn nhận một vấn đề. - Tạo được động lực, tạo niềm tin cho học sinh để từ đó thúc đẩy các tích cực học tập, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy cho bản thân nói riêng và kết quả giáo dục của nhà trường nói chung. 3 Năng lực chuyên môn và năng lực chung có mối quan hệ lẫn nhau, năng lực chung là cơ sở hỗ trợ để đạt năng lực chuyên môn. Năng lực chuyên môn ở một điều kiện thuận lợi nhất định lại tác động tới sự phát triển của năng lực chung. 1.1.3. Đặc điểm năng lực Năng lực có thể được hình thành do tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy nhiên, năng lực phần lớn được hình thành‚ bồi đắp và có được qua quá trình học tập‚ rèn luyện tại cơ sở giáo dục, công sở; qua những trải nghiệm thực tế, nỗ lực học hỏi, luyện tập, trau dồi kiến thức trong cuộc sống thường ngày. Mức độ năng lực là hoàn toàn khác nhau giữa mỗi người và phụ thuộc vào vốn sống‚ sự tiếp thu kiến thức, sự hiểu biết trong từng lĩnh vực của từng cá nhân. Năng lực gắn liền với từng hoạt động cụ thể, được biểu hiện qua cách giải quyết công việc‚ học tập, thực hiện nhiệm vụ của mỗi người. Năng lực của một người khi trong các hoạt động là khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở mỗi cá nhân, và nó được hình thành trong quá trình sống cũng như giáo dục của mỗi người. Ngoài ra, năng lực cũng chịu sự chi phối‚ sự ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như: con người‚ gia đình, môi trường làm việc‚ môi trường giáo dục 1.1.4. Cách để phát triển năng lực Để phát triển năng lực bản thân thì có nhiều cách, sau đây là một số phương pháp để có thể cải thiện năng lực của bản thân hiệu quả nhất: – Khi làm một việc nào đó, cần chuẩn bị trước các phương án có thể phát sinh xảy ra. Từ đó, đưa ra các cách giải quyết sao cho phù hợp nhất, dần dần việc đưa ra phương án đó sẽ tạo thành thói quen dù có phát sinh những việc gì khó thì chúng ta cũng sẵn sàng xử lý. – Luôn tập trung vào công việc đang phải xử lý, không để những tác động xung quanh làm cho gián đoạn, ảnh hưởng tới công việc nhằm tạo ra hiệu quả công việc tốt nhất. – Tiếp xúc, học hỏi đa dạng trong nhiều môi trường khác nhau, không chỉ học hỏi trên nhà trường mà còn trong thực tế, từ đó tạo nền móng vững chắc về những kiến thức hỗ trợ phát triển năng lực. 1.2. Năng lực học tập 1.2.1. Khái niệm năng lực học tập Theo Từ Điển tâm Lý học, năng lực học tập là loại năng lực đặc trưng được hình thành trong cuộc sống của cá nhân học sinh thể hiện ở những năng lực lĩnh hội thông tin khoa học, thực hiện hoạt động học tập, ghi nhớ tài liệu học tập, giải quyết nhiệm vụ, thực hiện những dạng kiểm tra học tập khác nhau và tự kiểm tra. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở thực tiễn Từ năm 2017 đến nay, các bài kiểm tra đánh giá, đề thi môn Toán được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Khi làm bài dưới hình thức thi này, học sinh phải được học đầy đủ, toàn diện và không được bỏ qua bất cứ kiến thức cơ bản nào có trong chương trình. Các em cần chú ý đến cả những vấn đề mà trước đây không được đề cập trong đề tự luận, các dạng bài tập không có trong sách giáo khoa. Trong đề thi tốt nghiệp THPT có nhiều câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kĩ năng đọc hiểu đồ thị hàm số, các câu hỏi dạng này có đầy đủ ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao nên nó phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Thế nhưng, sách giáo khoa, sách bài tập hiện hành cho lớp 12 vẫn đang là sách giáo khoa như trước đây, các bài tập ở dạng đọc hiểu đồ thị gần như là không có. 2.2. Đặc điểm tình hình học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ-Vinh Đối với đại đa số học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ- Vinh , trình độ của các em là yếu, trung bình thì việc tự học và tự tìm tài liệu để học là rất yếu. Các em còn phụ thuộc vào việc giáo viên dạy như thế nào, dạy những gì, nguồn bài tập mà giáo viên đưa ra như thế nào. 2.3. Khảo sát thực trạng dạy học củ đề đọc hiểu đồ thị hàm số 2.3.1. Mục đích khảo sát Để có cái nhìn đầy đủ, chính xác về thực trạng dạy học chủ đề khảo sát hàm số trong trường THPT, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát. Chúng tôi đã phát phiếu khảo sát với đối tượng là 234 học sinh khối 12 của trường THPT Nguyễn Trường Tộ - Vinh và 74 giáo viên dạy Toán trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.3.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá Phương pháp được sử dụng để khảo sát là Trao đổi bằng bảng hỏi; với thang đánh giá 04 mức. 2.3.3. Đối tượng khảo sát: GV, HS các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An 2.3.4. Nội dung khảo sát Với GV chúng tôi đưa ra 4 câu hỏi như sau: Câu 1: Thầy/Cô thấy tầm quan trọng của chủ đề đọc hiểu đồ thị hàm số như thế nào? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Ít quan trọng D. Không quan trọng Câu 2: Thầy/Cô thấy bài toán liên quan đến đọc hiểu đồ thị hàm số có thường xuyên xuất hiện trong các đề kiểm tra, đề thi không? 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_12.pdf